Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật
lượt xem 6
download
Đề tài đã đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trước và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát. Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy được vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế kỉ XIX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TÍNH THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TÍNH THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÃ NHÂM THÌN Hà Nội, 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những kết quả và số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Thị Tính
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của luận án 5 6. Cấu trúc của luận án 5 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN 6 1.1. Lịch sử vấn đề 6 1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm văn học của Cao Bá Quát 7 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán 10 Cao Bá Quát 1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung 10 1.1.3.2. Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật 14 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 17 1.2.1. Lí thuyết liên văn bản 17 1.2.2. Lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả 18 Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN ĐIỂM MỚI TRONG THƠ 22 CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT 2.1.Tiền đề lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX 22 2.1.1.Những yếu tố truyền thống đã tỏ ra lỗi thời 22 2.1.2. Tầng lớp thị dân và tư tưởng phi Nho giáo 24 2.1.3. Ảnh hưởng bước đầu của tư tưởng, văn hoá phương Tây 25 2.2. Tiền đề văn hóa, văn học 29 2.2.1. Tiền đề văn hoá 29 2.2.1.1. Văn hóa dân gian và trào lƣu tƣ tƣởng nhân văn chủ nghĩa 29 2.2.1.2. Hoạt động chấn hƣng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành 31 đầu thế kỉ XIX
- 2.2.2. Tiền đề văn học 32 2.2.2.1. Đổi mới về lực lƣợng sáng tác 32 2.2.2.2. Đổi mới trong quan niệm sáng tác 33 2.2.2.3. Sự ƣu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tƣợng 34 2.3. Cuộc đời, con người Cao Bá Quát 36 2.3.1. Con người tài năng, phóng túng, ưa đổi mới 36 2.3.2. Con người ưu phẫn 37 2.3.3. Con người được giao lưu, tiếp xúc với phương Tây qua chuyến 38 đi “Dương trình hiệu lực” ở Hạ Châu Chương 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG 41 3.1. Từ quan niệm văn học của Cao Bá Quát đến những điểm mới 41 trong thơ chữ Hán của tác giả 3.2. Điểm mới trong quan niệm về xã hội 47 3.2.1. Điểm mới trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội 47 trong nước 3.2.1.1. Sự hoài nghi về lí tƣởng, con đƣờng khoa cử 47 3.2.1.2. Sự quan tâm tới rủi may của cuộc đời và tƣ tƣởng, 52 nhân tính con ngƣời trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt 3.2.2. Ảnh hưởng của nước ngoài trong cách nhìn về xã hội, 58 về thế giới được phản ánh trong sáng tác 3.2.2.1. Thể hiện nhận thức mới ở sự khác lạ về con ngƣời 59 3.2.2.2. Thể hiện nhận thức mới về sự giàu sang và sức mạnh 61 của văn minh phƣơng Tây 3.2.2.3. Thể hiện nhận thức mới về khả năng xâm lƣợc của 64 phƣơng Tây 3.3. Điểm mới về chữ “tình” 69 3.3.1. Quan niệm về chữ “tình” 70 3.3.2 Thế giới tình cảm của Cao Bá Quát trong các mối quan hệ của 72 cuộc sống đời thường 3.3.2.1. Tình cảm gia đình 72 3.3.2.2. Tình cảm bạn bè 79 3.3.2.3. Tình cảm trong các mối quan hệ xã hội khác 85
- 3.4. Điểm mới trong chủ đề người phụ nữ 88 3.4.1. Điểm mới về đối tượng phản ánh 88 3.4.2. Điểm mới trong cảm nhận về ngoại hình,hành động, cử chỉ và 89 tâm lí nhân vật 3.5. Điểm mới trong chủ đề thiên nhiên 96 3.5.1. Cảnh sinh động, đa sắc, giàu trạng thái 98 3.5.2. Cảnh khắc nghiệt, dữ dội, thất thường, hủy diệt 102 Chương 4: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT 106 4.1. Không gian, thời gian đời tư 106 4.1.1. Không gian đời tư 106 4.1.1.1. Không gian đời tƣ - nơi quê nhà thân thiết 106 4.1.1.2. Không gian đời tƣ - nơi chất chứa nỗi sầu hận, bế tắc 109 4.1.2. Thời gian đời tư 116 4.1.2.1. Thời gian sinh hoạt hàng ngày 116 4.1.2.2. Thời gian cụ thể, trực cảm 119 4.2. Sự phát triển hình thức thể loại kí sự thơ 121 4.2.1. Sự nhiệt thành thể hiện cái tôi của tác giả 122 4.2.1.1. Sử dụng đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất 122 4.2.1.2. Nghệ thuật tự dẫn, chú giải 126 4.2.1.3. Biểu hiện lí sự, nghị luận, phân tích của lí tính 132 4.2.2. Sự gia tăng tính trần thuật, miêu tả tường tận, chi tiết 135 4.2.2.1. Cách đặt nhan đề tƣờng minh 135 4.2.2.2. Cách chú trọng các chi tiết cụ thể 137 4.2.2.3. Cách liên tƣởng, so sánh 142 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 151 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về khoa học cơ bản 1.1.1. Cùng với mảng văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán nửa đầu thế kỉ XIX phát triển rực rỡ. Trong đó, Cao Bá Quát (1808 - 1855) không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là một tác gia văn học lớn. Ông đƣợc mệnh danh là Thánh Quát và đƣợc đánh giá là một hiện tƣợng có lẽ “chỉ xuất hiện một lần trong văn học Việt Nam” [74,11]. Nổi tiếng với tài “tịch thƣợng tác”, Cao Bá Quát thành công ở nhiều thể loại: truyện, phú, hát nói, thơ… Trong đó, chủ yếu là bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán. Với 1212 bài thơ chữ Hán đã đƣợc sƣu tập, công bố (căn cứ vào Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012), ông trở thành một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc. 1.1.2. Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới nghiên cứu ngay từ sau cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, dù đã có nhiều công trình về Cao Bá Quát - cả về sƣu tầm, dịch thuật và nghiên cứu nhƣng những đổi mới của nhà thơ lớn này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống. Một phần nguyên nhân là do sáng tác của ông chƣa đƣợc sƣu tầm, dịch thuật, công bố đầy đủ. Bộ sách Cao Bá Quát toàn tập (hai tập) do Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản tạo điều kiện to lớn cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán toàn diện, hệ thống. Trên cơ sở tác phẩm thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã đƣợc xử lí cơ bản về văn bản học, cùng với những tƣ liệu hữu quan, ngƣời nghiên cứu có thể tiếp cận Cao Bá Quát từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó việc so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả trƣớc và cùng thời với ông có vai trò rất quan trọng. Cách tiếp cận này vừa cho phép tìm hiểu con ngƣời và thời đại Cao Bá Quát vừa đánh giá đƣợc đóng góp của ông đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc, từ đó, góp phần xác định địa vị văn học sử của tác giả. 1.1.3. Trong thời trung đại, sự tự ý thức về tác giả chƣa cao, làm văn thơ có khi vay mƣợn, sao chép theo những khuôn mẫu. Cao Bá Quát kịch liệt phản đối lối sáng tác truyền thống ấy. Ông theo quan niệm “Văn tất kỉ xuất” (Văn phải tự mình làm ra). Văn chƣơng của ông thể hiện “một tâm hồn nhạy cảm, một năng lực sáng tạo to lớn, trƣớc chiều sâu suy tƣởng và dự cảm xã hội có ý nghĩa thời đại, trƣớc diện đề tài phong phú và
- 2 những hình ảnh, tứ thơ thực sự sinh động, tân kì” [148,15]. Từ tƣ tƣởng quan điểm đề cao mạnh mẽ vai trò sáng tạo của cá nhân, với tài năng của mình, Cao Bá Quát trở thành một trong số rất ít cây bút trong văn học Việt Nam trung đại có phong cách sáng tác. Văn chƣơng của ông có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại với những đóng góp mang ý nghĩa đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật. Đề tài làm sáng tỏ vị trí của Cao Bá Quát - “nhân vật có tính chất tƣợng trƣng thực sự đứng giữa ngƣỡng cửa một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam”, “là ngƣời khởi xƣớng phong trào cải lƣơng vào nửa sau thế kỉ XIX” (N.I.Nikulin). Mặt khác, đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam thời trung đại. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - những điểm mới về nội dung và nghệ thuật. 1.2. Về ý nghĩa thực tiễn Tác phẩm của Cao Bá Quát đƣợc chú trọng giảng dạy rộng rãi từ hệ phổ thông, cao đẳng đến đại học trong cả nƣớc. Nhiều tác phẩm đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng thể hiện những đổi mới của Cao Bá Quát. Đề tài này góp phần phục vụ việc giảng dạy văn chƣơng Cao Bá Quát nói riêng, văn học Việt Nam trung đại nói chung ở các cấp học hiệu quả hơn. Ngoài ra, luận án còn góp phần khẳng định tài năng của Cao Bá Quát một cách có cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trƣớc và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát. - Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy đƣợc vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế kỉ XIX.
- 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (gồm 1212 bài đƣợc dịch ra tiếng Việt, in trong Cao Bá Quát toàn tập). - Thơ chữ Hán của một số tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam trung đại (Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm…) 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát so với các tác giả trƣớc và cùng thời với ông trong văn học Việt Nam trung đại. - Phạm vi tƣ liệu: + Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án là Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ Khiêu (Chủ trì), Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2010 và các văn bản dịch thơ Cao Bá Quát từ nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu, tham khảo. + Để phục vụ cho việc so sánh, chúng tôi sử dụng thêm các tài liệu thơ chữ Hán của các tác giả văn học Việt Nam trung đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Miên Thẩm… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp so sánh đối chiếu Đây là phƣơng pháp quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Chúng tôi chủ yếu so sánh nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả tiêu biểu trƣớc Cao Bá Quát (đặc biệt là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du) để thấy sự kế thừa và đổi mới của Cao Bá Quát so với thi ca thời trƣớc ông. Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát các tác giả cùng thời với ông (nửa đầu thế kỉ XIX, trọng tâm là các tác giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm) để tìm ra sự khác biệt, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đƣơng thời.
- 4 Chúng tôi cũng đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong mối tƣơng quan với đặc điểm thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam để thấy đƣợc những đóng góp của tác giả đối với văn học dân tộc, nhất là ở việc bƣớc đầu đặt nền móng cho sự hiện đại hoá văn học dân tộc. 4.2. Phương pháp hệ thống Phƣơng pháp hệ thống cung cấp cho ngƣời viết cái nhìn bao quát khi nghiên cứu những điểm mới về nội dung, nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát, thấy đƣợc sự kế thừa và sáng tạo của Cao Bá Quát. Với phƣơng pháp hệ thống, chúng tôi sử dụng các thao tác khảo sát, thống kê, phân loại… 4.3. Phương pháp lịch sử - cụ thể Phƣơng pháp lịch sử nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để làm cơ sở cho những phân tích, nhận định, đánh giá về tác giả. 4.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành Bằng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, chúng tôi vận dụng các thành tựu nghiên cứu của các bộ môn khoa học xã hội nhƣ: văn bản học, sử học, văn hoá học, triết học, lịch sử tƣ tƣởng, tâm lí học, xã hội học… nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan hệ với văn hoá, hoàn cảnh lịch sử cụ thể… để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá mang ý nghĩa lí luận. 4.5. Phương pháp loại hình học tác giả Với phƣơng pháp loại hình học tác giả, chúng tôi đặt Cao Bá Quát trong hệ thống các nhà nho tài tử, các tác giả “chủ tình”, “quý chân”… trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX để tìm những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong xu hƣớng của giai đoạn văn học nói chung, của Cao Bá Quát nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp đọc sâu, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp… để thực hiện đề tài.
- 5 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê toàn bộ thơ chữ Hán Cao Bá Quát - 1212 bài thơ - trên nhiều phƣơng diện khác nhau để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện cả về nội dung, nghệ thuật. - Luận án bổ sung những lí giải mới, chỉ ra đƣợc sự độc đáo của thơ chữ Hán Cao Bá Quát về nội dung và nghệ thuật. - Luận án góp thêm một tiếng nói và sự nhìn nhận đánh giá thơ chữ Hán Cao Bá Quát - một nhân vật lịch sử đặc biệt và một hiện tƣợng thơ văn mới mẻ. Kết quả nghiên cứu của luận án nêu bật những đóng góp của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc, góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc. Qua đó, luận án góp phần tìm hiểu thời đại Cao Bá Quát và các tác gia văn học trung đại khác đồng thời góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc. - Luận án góp phần khẳng định tài năng Cao Bá Quát một cách có cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn. - Luận án góp phần giảng dạy tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát ở các cấp đào tạo đƣợc tốt hơn. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài những phần quy định chung (Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo), luận án đƣợc trình bày thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan Chƣơng 2: Những tiền đề tạo nên điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát Chƣơng 3: Những điểm mới về nội dung Chƣơng 4: Những điểm mới về nghệ thuật Ngoài ra, luận án còn có phần Phụ lục - bao gồm các bảng thống kê tƣ liệu sử dụng trong luận án.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu, tìm hiểu về Cao Bá Quát đã đƣợc bắt đầu ngay từ trƣớc cách mạng tháng Tám 1945. Khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy những vấn đề liên quan đến đề tài đã đƣợc đề cập trên các phƣơng diện sau: 1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã đƣợc nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận tìm tòi, xác định công phu, chi tiết trong các bài: Vài nhận xét về tập Thơ văn Cao Bá Quát [128], Văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [129], Vấn đề văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [131]. Trên cơ sở các công bố khoa học của nhà nghiên cứu, chúng tôi xin tóm lƣợc nhƣ sau: - Năm 1970, Công trình tập thể Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm Vũ Khiêu tuyển dịch và biên soạn có 161 bài tính theo lần in thứ nhất (1970). Bấy giờ, số bài thơ chữ Hán đƣợc xác định của Cao Bá Quát là 1353 bài. - Năm 1984, nhân lần in thứ 3, tập sách đổi tên thành Thơ văn Cao Bá Quát. Cuốn sách này đăng 156 bài, rút bỏ 5 bài do nhóm biên soạn phát hiện các bài thơ ấy là của tác giả khác. Tuy nhiên, cuốn sách “vẫn còn khoảng 5 bài nữa không phải của Cao Bá Quát” [128,15]. - Theo kết luận của nhà nghiên cứu, số lƣợng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là 1335 bài. Tuy nhiên, tác giả cũng nói rõ, trong 1335 bài ấy, “có 8 bài không thấy chép trong toàn bộ tƣ liệu thơ chữ Hán” mà tác giả thu thập đƣợc, “46 bài chỉ tìm thấy trong bản D (Cao Bá Quát thi tập, ký hiệu A.210) là bản có nhiều ghi chép rối rắm”, “không thấy chép trong các sách nào khác nên cũng cần đƣợc chú ý khảo sát thêm về mặt văn bản học” [131]. Trên cơ sở sƣu tầm và khảo cứu văn bản tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận, Trung tâm Nghiên cứu quốc học đã kế thừa công trình của nhóm Vũ Khiêu, đồng thời tổ chức dịch thuật toàn bộ thơ văn Cao Bá Quát. Năm 2004 và năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, nhà xuất bản Văn học đã xuất bản Cao Bá Quát toàn tập, trong đó công bố 1212 bài thơ chữ Hán. Nhƣ vậy, so với kết luận của nhà nghiên
- 7 cứu, còn 123 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát vẫn chƣa đƣợc công bố trong bộ toàn tập này. Do đó, vấn đề văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát tuy đã có kết quả to lớn, song vẫn cần đƣợc khảo sát, nghiên cứu thêm để hoàn thiện. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát đã đƣợc bàn đến qua những bài viết của các tác giả: Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phƣơng Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu…, trong đó, có cả những công trình nghiên cứu chuyên biệt của Nguyễn Tài Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung… Viết về vấn đề này, trƣớc khi có sự đính chính của Nguyễn Ngọc Quận năm 2004, nhiều tác giả đã trích dẫn bài bạt Thư Tiêu Lâm thi tập hậu để khẳng định quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Trong khi đó, "…bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chép trong Cao Chu Thần thi tập - ký hiệu A. 299, là một bài hậu tự viết cho tập thơ Tiêu Lâm của tác giả Phạm Kế Chi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu coi là của Cao Bá Quát…", “Bài tự Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chƣa đủ cơ sở để xác định tác giả của nó là Cao Bá Quát hay một tác giả cụ thể nào khác cho đến thời điểm này” [129,1135-1136]. Rất may, tƣ tƣởng trong bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu trùng với quan niệm của Cao Bá Quát thể hiện trong nhiều tác phẩm, vậy nên sai lầm trên không làm thay đổi kết quả đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Trong các công trình nghiên cứu, các ý kiến sau có vai trò góp phần định hƣớng cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài: Thứ nhất là các ý kiến về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Trƣớc hết là ý thức về vai trò của nghệ sĩ. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vƣơng khẳng định: Trong lịch sử văn học Việt Nam, “chỉ đến thế kỉ XVIII mới có hiện tƣợng có những nhà nho coi văn chƣơng (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình” và nhà nghiên cứu đã xếp Cao Bá Quát vào số 11 nhà thơ tài tử tiêu biểu “đã lấy văn chƣơng, coi tài năng văn học là thƣớc đo quan trọng” [199,124]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Trong ý thức về ngƣời làm thơ, Cao Bá Quát thuộc số rất hiếm tác gia văn học Việt Nam trung đại tự nhận mình là nhà thơ, tự xác định tƣ cách nhà thơ của mình [130,131]. Điều này có ý nghĩa đặc biệt. Vì lẽ, “Khẳng
- 8 định và tự hào về tƣ cách của ngƣời làm thơ, của chính mình là biểu hiện của ý thức cá tính, về vai trò của văn chƣơng” [130,132]. Về sự coi trọng “chân” và “tình” của thơ, các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Ngọc Quận,… từ bài thơ Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ toạ (Bài tiểu kệ “Uống chè” làm trong khi ngồi khuya với Phan Sinh) đã nhận ra sự liên hệ của Cao Bá Quát giữa việc uống trà với làm thơ: Uống chè cốt nhất là giữ đƣợc chân vị chè, nghệ thuật làm thơ cũng vậy, cái hay không phải ở sự diêm dúa, hào nhoáng. Các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Tài Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung… cùng chú ý tới phát biểu của Cao Bá Quát: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, song làm thơ thì phải gốc ở tính tình”. Nguyễn Tài Thƣ viết: “Xem “tính tình” là gốc của thơ, Cao Bá Quát đã đề cập một vấn đề cơ bản của sáng tác nghệ thuật, đó là sự rung cảm của nghệ sĩ; nghệ sĩ có rung cảm thật sự thì tác phẩm mới có hồn, mới có khả năng truyền tải và có tính độc đáo” [181,324]. Nguyễn Ngọc Quận khẳng định: “Ông đã hƣớng đến vấn đề nội dung và hình thức của thơ ca”. “Xác định phải chú trọng về quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu. Và xác định: “làm thơ phải gốc ở tính tình” tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ” [96,32], “Chú trọng đến cảm xúc riêng của chủ thể sáng tạo, rõ ràng Cao Bá Quát đã nhấn mạnh đến cá tính, đến sắc thái riêng của chủ thể trữ tình” [130,133]… Về quan niệm văn chƣơng phải có sự sáng tạo của Cao Bá Quát, Nguyễn Tài Thƣ viết: “Cao Bá Quát luôn quan niệm thơ ca phải có hình thức đẹp (…). Nhƣng ông phản đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kì, kiểu cách, chỉ biết chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thƣờng” [181,324]; “Là một nhà thơ lớn, Cao Bá Quát thấy cần thiết phải học tập vốn nghệ thuật cũ của dân tộc (…) . Song học tập của Cao Bá Quát không đồng nhất với lối giáo điều, rập khuôn, mô phỏng, bắt chƣớc. (…). “Ông chủ trƣơng học tập song phải tiêu hoá đƣợc, phải biết biến những cái học đƣợc ở ngƣời thành cái của mình, phải biết biến hoá trong quá trình sáng tác” [181,325- 326]. Đây cũng là ý kiến thống nhất với các tác giả khác khi tìm hiểu quan niệm văn chƣơng của Cao Bá Quát. Các tác giả Trần Nho Thìn, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Thanh Tùng còn chú ý đến sự ảnh hƣởng thuyết “tính linh” của Cao Bá Quát. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, Cao Bá Quát là ngƣời đi tiên phong trong việc ảnh hƣởng và đƣa tƣ tƣởng thuyết “tính linh” thời Minh Thanh, quan niệm “tính linh” của Viên Mai vào sáng
- 9 tác. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “chỉ thấy Cao Bá Quát trong thế kỉ XIX đề cập đến khái niệm “tính linh”, còn trƣớc đó, Lê Quý Đôn và các nhà thơ thế kỉ XVIII chỉ nói đến tình” [174,139]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát còn nhấn mạnh đến tính linh. Có thể ông đã kế thừa nhà lí luận Trung Quốc nổi tiếng Viên Mai (1715 - 1797) về thuyết “tính linh” - tức tình cảm chủ quan của ngƣời làm thơ” [130,134]. Tác giả Nguyễn Thanh Tùng khẳng định: quan niệm nghệ thuật cơ bản của Cao Bá Quát là theo thuyết “tính linh” thời Minh Thanh. Với tƣ tƣởng chủ đạo này, Cao Bá Quát “ngầm ý tranh luận với Miên Thẩm và các thành viên trong thi xã Tùng Vân”, “phê phán lối thơ bắt chƣớc, mô phỏng, không chân thực về tình cảm; cũng là sự phê phán khuynh hƣớng tƣ tƣởng “phục cổ”, “cách điệu” thịnh hành đƣơng thời” [194,54-55]. Tác giả Phạm Ngọc Hiền đánh giá: “Sang giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đề cao thuyết tính linh trong sáng tác văn học và đƣợc nhiều nhà nho có tƣ tƣởng cởi mở thời đó ủng hộ. Điều này cho thấy văn chƣơng lúc bấy giờ đang có sự bứt phá khỏi thi pháp cổ điển để chuẩn bị chuyển sang thi pháp hiện đại” [40]. Về ngƣời sáng tác, tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát quan niệm ngƣời làm thơ phải từng trải”, “ngƣời làm thơ phải có kiến văn phong phú mà sự thực học cần phải trải qua công tôi luyện, hiểu biết không thể lờ mờ, nửa vời” [130,137-138]. Tác giả Phạm Quang Trung nhận xét: Cao Bá Quát nói tới các điều kiện: “Một là, đi nhiều, vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm. Cũng có nghĩa là trải đời nhiều để kim cổ sự đa tu thức định (việc kim cổ có nhiều, cần phải nhận định vững chắc). Hai là, đọc nhiều, trong bụng chứa đầy sách vở. Cũng có nghĩa là biết thâu thái, chắt lọc để giúp cho sức nghĩ của bản thân: khán thư song nhãn vạn niên đăng (xem sách, đôi mắt nhƣ ngọn đèn muôn năm - Bài Bệnh trung). Ba là, biết sáng tạo theo đặc trƣng của nghệ thuật, lời nói bi tráng, văn viết thì trầm hùng, những cái đó khác nào như bụi bặm, cám bã mà đã đem hun đúc thành gạch ngói. Và bốn là (điểm này thật là sáng suốt) rất cần sự cảm thông, chia sẻ của ngƣời sáng tạo” [188,54-55]. Nhiều tác giả nữa cũng có chung sự đánh giá trên. Không chỉ quan tâm đến nội dung quan niệm sáng tác, các tác giả còn có ý kiến đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến trình văn hoá dân tộc. Nguyễn Tài Thƣ khẳng định: “Nhờ có tinh thần nhƣ thế, nên thơ ca ông từ trƣớc đến sau, từ đầu đến cuối đều tỏ ra nhất quán, và hình thành một phong cách riêng biệt, gây chấn động trong làng thơ đƣơng thời” [181;326]. Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Đặt vấn đề
- 10 nhƣ vậy trong bối cảnh Cao Bá Quát đang sống, thời kì mà văn chƣơng hƣớng vào việc ca ngợi thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vƣơng, ca ngợi sự linh thiêng, thần thánh, đất trời… thì mới thấy hết quan niệm của Cao Bá Quát” [119,32]… Ngoài các nội dung chính trên, nhiều tác giả còn đề cập đến những ý kiến của Cao Bá Quát về truyền thống và kế thừa, vai trò của văn chƣơng và việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác… Nhƣ vậy, việc bàn tới quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát đã khá toàn diện. Các tác giả cho thấy Cao Bá Quát có quan niệm khá hệ thống về văn học từ bản chất, đặc trƣng, chức năng của văn chƣơng cho đến vai trò của ngƣời sáng tác. Nói chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát là mới mẻ và ảnh hƣởng rõ rệt đến sáng tác của ông. 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát 1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung Ở phƣơng diện nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: “Đối với nhà Nho, dù là nhà Nho có phần chính thống nhƣ Cao Bá Quát, tƣ tƣởng trung quân vẫn không dễ gì thay đổi”, “niềm hi vọng về một vị vua hiền và tƣ tƣởng trung quân của Cao Bá Quát vẫn rất sâu đậm” [130,121]. Đây là một nhận định đúng. Tuy nhiên, có lẽ do tâm lí ngƣỡng mộ về một ngƣời anh hùng chống lại chế độ phong kiến, cho nên phần nhiều các nhà nghiên cứu hƣớng đến dòng ý thức thứ hai trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát: sự li tâm tƣ tƣởng Nho giáo, phản kháng chế độ, khát vọng đổi thay xã hội. Quan tâm tới dòng ý thức thứ hai này, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Việc phản ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát đƣợc các nhà nghiên cứu chỉ ra ở các mặt sau: phê phán tình hình suy thoái, lạc hậu của chế độ phong kiến; phản ánh nỗi thống khổ của dân; thể hiện tầm nhìn xa trông rộng trƣớc hiểm hoạ đất nƣớc rơi vào tay thực dân. Từ phƣơng diện này, các tác giả khẳng định con ngƣời khẳng khái, khí phách của Cao Bá Quát. Vũ Khiêu viết: “Những cảnh túng thiếu, đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính đã khiến ông rất đau xót” [57,26]. Nguyễn Đổng Chi cho rằng: “Mặc dầu văn chƣơng Cao Bá Quát còn lại không mấy nhƣng số còn lại đã nêu lên đƣợc cái đẹp rất hiếm có trong văn học phong kiến. Đó là lòng khinh ghét cuộc sống chật hẹp, ti tiện. Đó là sự trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận chính quyền đƣơng thời, đó cũng chính là phủ
- 11 nhận hiện thực. Nói chung, đó là cái hiên ngang của một tâm hồn chỉ biết thờ có tự do và chân lí” [10,251]. Nguyễn Lộc chứng minh thơ Cao Bá Quát phê phán quan lại phong kiến, cảm thƣơng nỗi thống khổ của dân, mong muốn đổi thay xã hội. Ông khẳng định: “Cao Bá Quát là một ngƣời rất có ý thức về thời cuộc, và có cái nhìn khá nhạy bén đối với thời cuộc lúc bấy giờ” [77,363]. Nguyễn Huệ Chi từ việc “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát”,…đã kết luận: “chỉ một việc dám nói toạc lên tình trạng lạc hậu của học thuật nƣớc nhà cũng chứng tỏ Cao Bá Quát có cái nhìn sáng suốt và có thái độ dũng cảm nhƣ thế nào” [11,70]. Nói chung, đây cũng là ý kiến đánh giá khá thống nhất của nhiều tác giả khác (Lê Trí Viễn, Bùi Đức Tịnh, Vĩnh Sính, Trần Nho Thìn…). Theo quan niệm của chúng tôi, nội dung trên trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát quả là có mới so với văn chƣơng giai đoạn trƣớc, nhƣng với các tác giả cùng thời, sự phản ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát nằm trong quan niệm sáng tác chung của văn chƣơng thời kì này. Điểm khác lạ, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đƣơng thời chính là sự nhìn nhận thế giới phƣơng Tây để rồi nhận thấy tình trạng lạc hậu của đất nƣớc mình. Các tác giả Nguyễn Tài Thƣ, Vĩnh Sính, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp, N.I.Nikulin, Trần Nho Thìn… bàn khá sâu sắc về thơ và tƣ tƣởng của Cao Bá Quát khi ông đi “dƣơng trình hiệu lực”. Vĩnh Sính có bài “Thử tìm hiểu về chuyến đi công vụ ở Hạ Châu của Cao Bá Quát”. Bài viết phân tích mục đích của chuyến đi và ấn tƣợng về văn minh Tây phƣơng của Cao Bá Quát qua “Hồng mao thuyền hoả ca”, “Hình ảnh ngƣời phụ nữ Tây phƣơng”, “Ý thức đồng văn đồng chủng đối với ngƣời Trung Quốc”. Từ đó, tác giả kết luận: “qua những bài thơ Cao Bá Quát sáng tác trong thời kì xuất dƣơng và sau khi về nƣớc, ta thấy tác giả không chỉ là một nhà thơ đa tài mà còn là một trí thức mẫn cảm trƣớc thời cuộc” [144,198]. “Trên thực tế, Cao Bá Quát là một trong số ít ngƣời Việt Nam đã cảm nhận rất sớm - ngay giữa thập niên 1840 - về mối hiểm hoạ Tây xâm và chế độ khoa cử lỗi thời chỉ dựa trên từ chƣơng và hƣ văn. Những vấn đề này sẽ đƣợc tiếp tục là đề tài nóng bỏng đối với đất nƣớc trong suốt hơn một thế kỉ sau đó”, “Trong mảng thơ văn đi sứ hay đi công cán ở nƣớc ngoài của các sứ thần Việt Nam vào thế kỉ XIX, bài thơ của Cao Bá Quát về ngƣời phụ nữ Tây phƣơng là một trƣờng hợp rất hiếm hoi và có ý nghĩa bởi lẽ điều này nói lên cá tính phóng khoáng của Cao Bá Quát- không chịu bó mình trong khuôn phép Nho giáo”, “Trong chữ Hán, danh từ “tiên giác” dùng để chỉ
- 12 ngƣời thấy sớm hơn những ngƣời cùng thời các sự kiện chƣa xảy ra. Tiên đoán về tiền đồ u ám của đất nƣớc ngay vào giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đáng đƣợc xếp vào trong số những nhà tiên tri tiên giác rất hiếm hoi ở Việt Nam vào thời điểm đó” [144,198]. Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp có bài “Sứ thần Việt Nam Cao Bá Quát và nhận thức của ông qua chuyến đi công cán “vùng Hạ Châu”. Bài viết khá tƣờng tận và đƣợc minh hoạ bằng nhiều dẫn chứng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát sáng tác trong và sau thời gian này để chỉ ra sự kết tinh nhận thức mới của Cao Bá Quát về sự lỗi thời của thực tế đất nƣớc, văn minh phƣơng Tây và nguy cơ bị phƣơng Tây thôn tính. Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp đánh giá: “Chuyến đi của ông đã khiến cho ông nhận thức đƣợc tính tƣơng đối của sự hiểu biết và coi sự hiểu biết của bản thân mình là hết sức hạn hẹp trƣớc sự bao la của thế giới”, “ông còn đi xa hơn nữa, bởi vì ông muốn công khai xem xét lại ngay cả những nền tảng của sự hiểu biết của các nhà nho. Chắc chắn ở đây có phần quá cƣờng điệu, song ở đây cần phải hiểu rằng đối với Cao Bá Quát thì sự quan sát thế giới đƣơng đại cũng không kém gì việc học tập sách xƣa. Nó giúp cho mọi ngƣời ý thức đƣợc những giới hạn của thế giới bị Hán hoá và sự tồn tại song song của một thế giới bên ngoài mà sự đe doạ đang đến gần từng ngày. Tất cả đều cho thấy Cao Bá Quát hoàn toàn ý thức đƣợc về những nguy hiểm mà đất nƣớc ông đang bị đe doạ và cuối cùng sẽ sụp đổ.” [141,846]. N.I.Nikulin - cũng đánh giá Cao Bá Quát từ chuyến đi sứ: “Có thể gọi Cao Bá Quát là ngƣời tiền khu của phong trào cải cách nửa sau thế kỉ XIX” [101,217]. Xuân Diệu cũng viết: “Ông là ngƣời đầu tiên đƣa vào văn học nƣớc nhà hình ảnh ngƣời đàn bà Tây Dƣơng”, “và ông cũng là nhà thơ đầu tiên đƣa vấn đề da đen da trắng vào thơ” [23,643]. Trần Nho Thìn đánh giá: “Thực tế, tiếp xúc với con ngƣời và văn hoá phƣơng Tây, cho dù trên mảnh đất thuộc địa của họ, xác định thành ngữ “trăm nghe không bằng một thấy” [175,8]. Mặt khác, những gì Cao Bá Quát thể hiện trong thơ viết khi đi dƣơng trình hiệu lực lại cho thấy tầm tƣ tƣởng của riêng ông mà nhiều sứ thần không có đƣợc”, “Đó là sự sòng phẳng trong tƣ duy của một con ngƣời dám nghĩ một cách mới về cái mới, dám thừa nhận sự ƣu việt của kĩ thuật Tây phƣơng” [175;10]. Về phần phản ánh những nỗi thống khổ của con ngƣời, điểm mới của Cao Bá Quát đƣợc Trần Thị Băng Thanh phát hiện. Nhà nghiên cứu từ sự phân tích bài Đạo phùng ngạ phu đã kết luận: “Đạo phùng ngạ phu một mặt phản ánh một khía cạnh hiện thực xã hội đƣơng thời - sự bế tắc của tầng lớp nho sĩ - trí thức, nạn đói nghèo, thất nghiệp và cuộc sống đầy may rủi, bất trắc - một mặt thể hiện đặc sắc của ngòi bút Cao Bá Quát. Cách
- 13 nhìn cuộc sống của thi sĩ họ Cao là cái nhìn xác thực, có dáng vẻ “khách quan”, lệnh sắc, tinh tế của lí trí, có suy tƣ, phân tích”. “Và nếu nhƣ trong các tác gia thời trung đại có một ai mà cách nhìn, cách quan sát thể hiện con ngƣời, cuộc sống đã có những nét gần gũi với hiện đại thì phải kể đến Cao Bá Quát. Điều đó cũng góp phần làm nên sức sống lâu bền của thơ ông.” [163;87]. Bên cạnh những nội dung trên, nhiều nhà nghiên cứu còn đề cập đến nội dung tình cảm với thiên nhiên, với bạn bè, gia đình… của Cao Bá Quát. Các tác giả đều nhằm hƣớng tới khẳng định: khác với các giai thoại đều có khuynh hƣớng chứng tỏ Cao Bá Quát là ngƣời ngông nghênh, tự phụ, thực tế ông là ngƣời rất mềm yếu, ngập tràn tình cảm. Cao Bá Quát kết giao nhiều, ông yêu thƣơng chân thành mẹ già, con nhỏ, vợ hiền. Ông yêu thiên nhiên, “thƣờng thích cảnh rộng lớn”... Tuy nhiên, đề cập đến phƣơng diện tình cảm của Cao Bá Quát, các tác giả mới chỉ dựng lên chân dung con ngƣời cá nhân Cao Bá Quát đằm thắm, chân thành, mà chƣa có kết luận về sự mới lạ của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc. Nói chung, qua thơ chữ Hán, Cao Bá Quát đƣợc tất cả các học giả đánh giá là một trí thức mẫn cảm với thời cuộc. Điều này đã đƣợc tác giả Nguyễn Hữu Sơn khẳng định: “Ông sống với lí tƣởng chung của Nho giáo nhƣng cá tính con ngƣời cá nhân trong ông lại luôn luôn li tâm, luôn tỏ thái độ hoài nghi, luôn vƣợt lên bộc lộ xúc cảm riêng tƣ, luôn phá cách để tự khẳng định mình. Cũng có thể coi ông là đứa con ngỗ nghịch của chế độ phong kiến đƣơng thời” [145,484], “Cao Bá Quát đã trở thành một hiện tƣợng lịch sử, hiện thân cho sự dự cảm yêu cầu một cuộc canh tân và là mầm triệu báo hiệu cho sự ra đời những tiếng nói canh tân quyết liệt của một thế hệ nối tiếp ngay sau đó” [145,494]. 1.1.3.2. Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật Vấn đề nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Các tác giả đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của phong cách thơ chữ Hán Cao Bá Quát: hào sảng, lãng mạn, vƣợt ra ngoài quy tắc luật lệ nghiêm ngặt của lối văn thơ trƣờng ốc. Tác giả Nguyễn Tài Thƣ nhận định: “Thơ ca Cao Bá Quát đã hình thành một phong cách mới mẻ ít thấy trong lịch sử cũng nhƣ đƣơng thời” [181,331]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết: Cao Bá Quát “chịu ảnh hƣởng sâu sắc phong cách Lí Bạch” [77,387]… Ông Ngô Văn Phú đánh giá: “thơ Cao Bá Quát thoát ra hùng khí”, “thơ Cao là của Cao mà trong Cao có cả chất Lí Bạch, chất Đỗ Phủ, chất Lí Thƣơng Ẩn, Đỗ Mục của thơ Đƣờng”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 419 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 366 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 277 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 189 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 124 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 83 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 135 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 108 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 133 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 74 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 108 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn