Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
lượt xem 15
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)" nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách tại 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam) nhằm xác định các nhân tố có liên quan đến hành vi du khách để đóng góp mới vào cơ sở lý thuyết; và trong thực tiễn, có thể đề xuất hàm ý quản trị để thu hút du khách đến thăm quan, du lịch ở các địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 ĐOÀN TUẤN PHONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA DU KHÁCH: TRƯỜNG HỢP 3 TỈNH VEN BIỂN TÂY NAM SÔNG HẬU LÀ CÀ MAU, BẠC LIÊU VÀ SÓC TRĂNG (VIỆT NAM) LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÀ VINH, NĂM 2022
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ĐOÀN TUẤN PHONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA DU KHÁCH: TRƯỜNG HỢP 3 TỈNH VEN BIỂN TÂY NAM SÔNG HẬU LÀ CÀ MAU, BẠC LIÊU VÀ SÓC TRĂNG (VIỆT NAM) Ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. BÙI VĂN TRỊNH TRÀ VINH, NĂM 2022
- LỜI CAM ĐOAN Luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: trường hợp 3 tỉnh ven biển tây nam sông hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.,TS. Bùi Văn Trịnh. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này hoàn toàn trung thực và chưa được người khác công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Trà Vinh, ngày…. tháng…. năm 2022 Tác giả luận án NCS. Đoàn Tuấn Phong i
- LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Đại học Trà Vinh đã luôn quan tâm và giúp đỡ người học trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn đến Quý Thầy, Cô tại Phòng đào tạo sau đại học; Khoa Kinh tế, luật của Trường đại học Trà Vinh; Quý Thầy Cô trong hội đồng đánh giá chuyên đề, luận án, đã giảng dạy, hướng dẫn chuyên môn trong quá trình học tập và làm luận án tiến sĩ của bản thân. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi là Thầy Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Trịnh, từ lúc luận án của tôi mới chỉ là ý tưởng đến khi hoàn thành. Có thể nói, ngoài sự cố gắng của cá nhân tôi, luận án này sẽ không thể hoàn thành nếu như không được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều người, trong đó có quý lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp của tôi tại Trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau, các cơ quan chức năng, Ban tổ chức hội thảo, Ban biên tập tạp chí, các doanh nghiệp du lịch và du khách… Trà Vinh, ngày…. tháng…. năm 2022 Tác giả luận án NCS. Đoàn Tuấn Phong ii
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii MỤC LỤC .........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ix DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... xi TÓM TẮT LUẬN ÁN ..................................................................................... xii ABSTRACT ....................................................................................................xiii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 1.1.1 Về mặt thực tiễn ........................................................................................ 1 1.1.2 Về mặt lý thuyết ........................................................................................ 2 1.1.3 Nhận xét và xác định khoảng trống các nghiên cứu trước đây ................. 3 1.1.4 Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu ................................................................ 4 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 7 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 7 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 7 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 8 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................ 8 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 8 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 9 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 10 1.6 CẤU TRÚC LUẬN ÁN ............................................................................. 11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............. 13 iii
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................. 13 2.1.1 Du lịch, phân loại du lịch và các thành phần liên quan du lịch .............. 13 2.1.2 Điểm đến và hình ảnh điểm đến ............................................................... 14 2.1.3 Điểm đến có thể xem là một sản phẩm du lịch ....................................... 15 2.1.4 Sự hài lòng .............................................................................................. 16 2.1.5 Phân biệt hành vi dự định và thực hiện hành vi ...................................... 16 2.1.6 Ý định quay lại điểm đến du lịch ............................................................ 16 2.1.7 Thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi được nhận thức ............. 16 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................ 17 2.2.1 Lý thuyết về Hình ảnh điểm đến ............................................................. 17 2.2.2 Lý thuyết về Sự hài lòng ......................................................................... 18 2.2.3 Lý thuyết về hành vi dự định quay lại điểm đến du lịch ......................... 19 2.3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH QUAY LẠI ....... 21 2.3.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế.................................................................. 21 2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam......................................................... 26 2.4 XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................. 28 2.4.1 Cơ sở để xây dựng và đề xuất giả thuyết nghiên cứu ............................. 28 2.4.2 Xây dựng và đề xuất giả thuyết nghiên cứu............................................ 31 2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ...................................................... 38 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 40 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................... 40 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .................................................. 42 3.2.1 Thang đo và xây dựng thang đo .............................................................. 42 3.2.2 Hình thành thang đo các nhân tố ............................................................. 44 3.2.3 Tóm tắt lại bộ thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại ...... 50 3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.............................................. 50 iv
- 3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 50 3.3.2 Phương pháp phân tích ............................................................................ 54 3.3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................. 59 3.3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................... 69 3.3.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ..................................................... 70 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 72 4.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................... 72 4.1.1 Một số nét về vị trí địa lý tỉnh Cà Mau ................................................... 72 4.1.2 Một số nét về vị trí địa lý tỉnh Bạc Liêu ................................................. 72 4.1.3 Một số nét về vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng ............................................... 73 4.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ....................................... 73 4.2.1 Phân tích đặc điểm du khách qua khảo sát nghiên cứu chính thức ......... 74 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo qua nghiên cứu chính thức ....................... 76 4.2.3 Phân tích giá trị thang đo qua nghiên cứu chính thức ............................. 80 4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ......................................................... 83 4.2.5 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ........................................... 89 4.2.6 Phân tích bootstrap .................................................................................. 93 4.2.7 Phân tích đa nhóm ................................................................................... 93 4.3 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 94 4.3.1 Kết quả xây dựng và đánh giá bộ thang đo nghiên cứu .......................... 94 4.3.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................... 95 4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 98 4.4.1 Thảo luận nhân tố Thái độ ...................................................................... 98 4.4.2 Thảo luận nhân tố Chuẩn chủ quan ......................................................... 99 4.4.3 Thảo luận nhân tố Kiểm soát hành vi nhận thức..................................... 99 4.4.4 Thảo luận nhân tố Sự hài lòng .............................................................. 100 v
- 4.4.5 Thảo luận nhân tố Hình ảnh điểm đến về khả năng tiếp cận ................ 101 4.4.6 Thảo luận nhân tố Hình ảnh điểm đến về chất lượng ........................... 101 4.4.7 Thảo luận nhân tố Hình ảnh điểm đến về tổng thể điểm đến ............... 102 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................... 104 5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. 104 5.1.1 Nhận xét kết quả nghiên cứu ................................................................. 104 5.1.2 Tính mới và đóng góp của luận án ........................................................ 106 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................................................. 108 5.2.1 Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị ................................................................ 108 5.2.2 Hệ thống các hàm ý quản trị ................................................................. 108 5.3 HẠN CHẾ LUẬN ÁN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 114 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ........ 138 PHỤ LỤC 01 ...................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 02 .................................................................................................... 14 PHỤ LỤC 03 .................................................................................................... 25 PHỤ LỤC 04 .................................................................................................... 27 PHỤ LỤC 05 .................................................................................................... 28 PHỤ LỤC 06 .................................................................................................... 30 PHỤ LỤC 07 .................................................................................................... 31 PHỤ LỤC 08 .................................................................................................... 34 PHỤ LỤC 09 .................................................................................................... 35 PHỤ LỤC 10 .................................................................................................... 38 PHỤ LỤC 11 .................................................................................................... 42 PHỤ LỤC 12 .................................................................................................... 46 PHỤ LỤC 13 .................................................................................................... 50 vi
- PHỤ LỤC 14 .................................................................................................... 55 PHỤ LỤC 15 .................................................................................................... 57 vii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ Từ Đầy Đủ Viết Tắt Tiếng Việt Tiếng Anh AMOS Phần mềm Phân tích cấu trúc Analysis of Moment Structures tuyến tính AT Thái độ Attitude CFA Phân tích nhân tố khẳng định Confirmatory Factor Analysis CLDT Chất lượng và danh tiếng - COVID-19 Bệnh viêm phổi cấp do virus Coronavirus disease 2019 DESIM Hình ảnh điểm đến Destination Image ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long - EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HATT Hình ảnh điểm đến tổng thể - INT Ý định quay lại Intent to return MHBB Mô hình bất biến Constrained MHKB Mô hình khả biến Unconstrained PBC Kiểm soát hành vi nhận thức Perceived Behavioral Control SAT Sự hài lòng Satisfaction SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural Equation Modeling SN Tiêu chuẩn chủ quan Subjective Norm SPSS Phần mềm phân tích thống kê Statistical Package for the Social Sciences TCTN Tiếp cận tài nguyên và nguồn lực - TRA Lý thuyết hành động hợp lý Theory of Reasoned Action TPB Lý thuyết hành vi dự định Theory of planning behaviour UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới United Nations’ World Tourism Organization WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization viii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Tóm tắt các thuộc tính xác định hình ảnh điểm đến ........................ 18 Bảng 2.2. Tổng hợp các lý thuyết nền và mô hình nghiên cứu kế thừa ........... 30 Bảng 3.1. Tổng hợp thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại ...... 50 Bảng 3.2. Xác định cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................... 53 Bảng 3.3. Kế hoạch phỏng vấn du khách tại 3 tỉnh ......................................... 54 Bảng 3.4. Một số hệ số cơ bản đánh giá độ phù hợp mô hình Model Fit ........ 57 Bảng 3.5. Hệ số đánh giá độ tin cậy và độ chuẩn xác trong CFA ................... 57 Bảng 3.6. Đặc điểm du khách khi đến 3 tỉnh ................................................... 60 Bảng 3.7. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo thái độ.................................... 62 Bảng 3.8. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tiêu chuẩn chủ quan .............. 63 Bảng 3.9. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kiểm soát hành vi nhận thức . 63 Bảng 3.10. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo hình ảnh điểm đến ............... 64 Bảng 3.11. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo sự hài lòng ........................... 65 Bảng 3.12. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo ý định quay trở lại INT ....... 66 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần ..... 66 Bảng 3.14. Ma trận Pattern Matrixa nhân tố đã xoay theo Promax with ......... 68 Bảng 4.1. Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2018 phân theo địa phương .... 73 Bảng 4.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa phương .............. 73 Bảng 4.3. Đặc điểm du khách khi đến 3 tỉnh ................................................... 74 Bảng 4.4. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo thái độ.................................... 76 Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tiêu chuẩn chủ quan .............. 77 Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kiểm soát hành vi nhận thức . 77 Bảng 4.7. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo hình ảnh điểm đến ................. 78 ix
- Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo sự hài lòng ............................. 79 Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo ý định quay trở lại ................. 79 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần ..... 80 Bảng 4.11. Ma trận Pattern Matrixa nhân tố đã xoay theo Promax with ......... 81 Bảng 4.12. Giá trị CR, AVE, MSV và MaxR(H) ............................................ 85 Bảng 4.13. Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình....... 86 Bảng 4.14. Giá trị CR, AVE, MSV, căn bậc hai AVE và MaxR(H) ............... 88 Bảng 4.15. Bảng ma trận tương quan giữa các thành phần/ biến .................... 88 Bảng 4.16. Kết quả ước lượng hồi quy (Regression Weights) ........................ 91 Bảng 4.17. Kết quả ước lượng hồi quy đã chuẩn hóa (S.R.Weights) .............. 92 Bảng 4.18. Bảng Thông tin giá trị R-square .................................................... 92 Bảng 4.19. Kết quả ước lượng bootstrap với AMOS (N= 1.500) .................... 93 Bảng 4.20. Bảng kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính du khách ....... 94 Bảng 4.21. Tóm tắt bộ thang đo sử dụng nghiên cứu định lượng chính thức.. 95 x
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) ..................................................... 21 Hình 2.2. Sơ đồ tổng kết các hướng nghiên cứu trước đây.............................. 29 Hình 2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng ý định quay lại điểm đến .............. 39 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 41 Hình 3.2. Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo ........................................ 43 Hình 4.1. Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) (mô hình với dữ liệu ban đầu)........... 84 Hình 4.2. Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) (dữ liệu sau khi loại bỏ biến .............. 87 Hình 4.3. Mô hình tuyến tính SEM về Ý định quay lại điểm đến ................... 90 xi
- TÓM TẮT LUẬN ÁN Hiểu biết tâm lý người tiêu dùng nói chung và du khách trong hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng có thể giúp ích cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thể đạt được sự thành công qua việc phục vụ tốt nhu cầu du lịch của họ. Nghiên cứu của luận án nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: trường hợp 3 tỉnh ven biển tây nam sông hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam), luận án sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu, gồm nghiên cứu định tính (định tính hoàn thiện mô hình nghiên cứu và định tính xây dựng thang đo nghiên cứu); và, nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu với bộ dữ liệu được thu thập từ 443 mẫu khảo sát du khách Việt Nam tại các địa bàn nghiên cứu. Với mô hình nghiên cứu được đề xuất, tác giả kiểm định được các giả thuyết đặt ra ban đầu, cụ thể: với 7 giả thuyết ban đầu, thì có 5 giả thuyết được chấp nhận và 2 giả thuyết không được chấp nhận. Đây cũng là cơ sở để tác giả kiến nghị đến các đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch tại 3 tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ khóa: Lý thuyết hành vi dự định có kế hoạch TPB; Hình ảnh điểm đến; Sự hài lòng; Ý định quay lại; Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. xii
- ABSTRACT Understanding the psychology of consumers in general and tourists in the tourism business in particular can help individuals and organizations achieve success by serving their tourism needs well. The study aims to explore the factors affecting the intention to return to the tourist destination of tourists: the case of 3 southwestern coastal provinces of Ca Mau, Bac Lieu and Soc Trang (Vietnam), the thesis using both research methods, including qualitative research (qualitative completion of the research model and qualitative construction of research scales); and, quantitative research to test the research model with data sets collected from 443 survey samples of Vietnamese tourists. The research results show that, with the proposed research model: with 7 initial hypotheses, there are 5 accepted hypotheses and 2 unacceptable hypotheses. This is also the basis for the author to recommend to subjects related to tourism activities in the research areas in particular and Vietnam in general. Keywords: Theory of intended behavior TPB; Destination image; Satisfaction; Intent to return; SEM linear structure model. xiii
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1 trình bày các nội dung cơ bản về: lý do chọn chủ đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu; và, kết cấu nội dung nghiên cứu của luận án. 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Về mặt thực tiễn Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp với nhiều thành phần bao gồm: dịch vụ phân phối du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông- vận tải, lữ hành, nhà hàng khách sạn và các dịch vụ hỗ trợ khác… Các hoạt động của khu vực tư nhân và chính phủ đều tham gia vào ngành công nghiệp “không khói” này. Ở nước ta, từ sau “đổi mới” năm 1986 đã xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà Nước, các hoạt động kinh doanh có nhiều tiến triển tốt, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tương đối tích cực… đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN và sau đó là khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào những năm 90 của thế kỷ 20. Nước ta cũng đã tham gia nhiều diễn đàn lớn như: diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC)… và đến năm 2006 đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang mở ra nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế cần phải đảm bảo mang tính bền vững, thiết thực và hiệu quả đối với tất cả các ngành kinh tế nói chung, trong đó có ngành kinh tế du lịch. Đa số các quốc gia đều dựa vào ngành công nghiệp du lịch là nguồn chính để tạo nguồn thu, kích thích tăng trưởng kinh tế khu vực tư nhân và khu vực công. Phát triển du lịch được khuyến khích đồng bộ với các hình thức phát triển kinh tế khác như sản xuất, thương mại- dịch vụ hoặc xuất khẩu. Chen & Tsai (2007) cho rằng, du lịch được coi là một động lực để kích thích phát triển khu vực, lý do là nếu ngành này thành công, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ có thể tăng được doanh thu từ 1
- khách du lịch tại các điểm đến; hoặc vấn đề giải quyết việc làm… Ngành kinh tế du lịch có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: chuyển giao khoa học công nghệ, mời gọi đầu tư, giải quyết vấn đề việc làm, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, khai thác hiệu quả nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương. Kinh tế du lịch cùng với các ngành kinh tế khác tạo thành mối liên kết, cùng hợp tác, cạnh tranh và phát triển. Theo Tổng cục Du lịch, ước tính sơ bộ năm 2017 Việt Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ khoảng hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Năm 2018 Việt Nam đón được khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế và 80 triệu lượt khách nội địa. Năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 18 triệu lượt người, cụ thể hơn, khách đến bằng đường hàng không đạt 14,3 triệu lượt người; bằng đường bộ đạt 3,36 triệu lượt người; bằng đường biển đạt 264 nghìn lượt người (Duyên Duyên, 2019). Trong các phương thức du lịch đến Việt Nam của du khách quốc tế, ta thấy được lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là đường hàng không, chiếm tỷ trọng 79,8% so với các phương thức khác. Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt người; khách du lịch nội địa đạt 56 triệu lượt người, kéo thu doanh thu ngành du lịch cũng sụt giảm; điển hình là các công ty vận tải, lữ hành, khách sạn, nhà hàng… (Trang Linh, 2021). Như vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ta thấy được lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm 79,5%; khách du lịch nội địa giảm 34,1% (so với năm 2019). Mặc dù Việt Nam chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, tuy nhiên đây là vấn đề chung toàn cầu, đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt (chẳng hạn: nghiên cứu thành công vaccin) thì nhìn chung du lịch vẫn là một trong những ngành kinh tế có vai trò chiến lược đối với sự phát triển của quốc gia. 1.1.2 Về mặt lý thuyết Gitelson và Crompton (1984) nhận ra tầm quan trọng của phân khúc về những người du lịch quay lại nhiều lần điểm đến du lịch. Các ông thấy rằng nhiều khu vực điểm đến phụ thuộc rất nhiều vào các chuyến thăm lặp lại. Những nỗ lực tiếp thị dành cho việc phát triển và duy trì một lượng khách viếng thăm lặp lại của một nhóm khách hàng nên được quan tâm hàng đầu, bởi vì thị trường du lịch lặp lại rất quan trọng đối 2
- với điểm đến. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, có 5 lý do mà du khách quay trở lại một điểm đến: (1) để giảm rủi ro bằng cách ở một điểm đến quen thuộc, (2) để giảm rủi ro bằng cách hiểu rõ cư dân địa phương, (3) để khám phá thêm nhiều nơi của điểm đến, (4) để gắn bó tình cảm với điểm đến, và (5) để chứng tỏ đã đến du lịch nơi này. Cũng theo các tác giả, qua so sánh giữa những người đi nghỉ (du lịch) nhiều lần và không lặp lại cho thấy rằng những khách du lịch lặp lại thì có nhiều khả năng đang tìm kiếm sự trải nghiệm văn hóa mới, trong khi những người đang tìm kiếm thư giãn sẽ có xu hướng chọn các địa điểm quen thuộc hơn đối với mình. Ghé thăm lặp lại là một hiện tượng quan trọng trong du lịch, kể cả ở cấp độ nền kinh tế. Du khách quay lại chiếm hơn một nửa tổng số khách du lịch cho bất kỳ điểm đến nhất định nào (Wang, 2004), mang lại nguồn thu nhập ổn định (Cetinsoz và Ege, 2013) và có nhiều khả năng truyền miệng tích cực miễn phí (Kim và cộng sự, 2013). Hơn nữa, chi phí tiếp thị để thu hút du khách mới sẽ cao hơn so với làm hài lòng khách cũ (Alegre và Juaneda, 2006; Kim và cộng sự, 2013). Do đó, việc giảm chi phí tiếp thị thông qua việc tạo ra một thái độ tích cực của du khách cũ có thể là chìa khóa để tiếp thị điểm đến thành công. Ý nghĩa của thị trường du lịch lặp lại quốc tế và nội địa đã được công nhận về mặt đóng góp kinh tế quan trọng về quy mô, về thị phần so với khách du lịch lần đầu. Đây cũng là mục tiêu của bất kỳ điểm đến nào để thu hút càng nhiều khách viếng thăm lặp lại càng tốt để giảm chi phí tiếp thị, thường ở mức hàng triệu đô la đối với nhiều tổ chức du lịch quốc gia (Tổ chức Lữ hành Châu Á Thái Bình Dương, 1997). Theo Darnell & Johnson (2001), một chuyến thăm hiện tại ảnh hưởng đến khả năng sẽ được họ viếng thăm lặp lại ở một số thời kỳ tiếp theo; cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng những người khác sau đó cũng sẽ ghé thăm do truyền miệng; hoặc, ý kiến của du khách về chuyến thăm của chính họ trước đây cũng góp phần định hình nhận thức cho những người khác để có thể thực hiện chuyến viếng thăm lần đầu tiên. 1.1.3 Nhận xét và xác định khoảng trống các nghiên cứu trước đây (Quốc tế và Việt Nam) Kết quả tổng quan (ở Chương 2) đã giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về chủ đề và xu hướng nghiên cứu ý định quay lại điểm đến du lịch, cả ở Quốc tế và Việt Nam. Có thể nói, các nghiên cứu trước đây tuy vận dụng các cách tiếp cận lý thuyết khác 3
- nhau nhưng đều cố gắng giải thích tâm lý, hành vi của du khách đối với điểm đến du lịch (thể hiện qua các thuật ngữ lựa chọn điểm đến; sự hài lòng; lòng trung thành điểm đến; hay, ý định quay lại điểm đến). Mặc dù chủ đề nghiên cứu vẫn có một số ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, tuy nhiên, đa phần các đóng góp của nghiên cứu tạo ra sự đồng thuận về một số nhóm yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyến thăm lặp lại điểm đến của du khách (xem Phụ lục 01 và 02). Nhìn chung, chủ đề nghiên cứu về ý định quay lại điểm đến được vận dụng lý thuyết với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có thể giải thích được ý định hành vi quay lại điểm đến của du khách. Qua tổng quan lý thuyết về chủ đề này, tác giả xác định được một số cách tiếp cận nghiên cứu như sau: (1) Hướng tiếp cận về Sự hài lòng (kỳ vọng- xác nhận); (2) Hướng tiếp cận về Chất lượng dịch vụ; (3) Hướng tiếp cận về lòng trung thành; (4) Hướng tiếp cận về Hình ảnh điểm đến; (5) Hướng tiếp cận về ý định hành vi (lý thuyết hành vi dự định có kế hoạch); (6) Hướng tiếp cận kết hợp nhiều lý thuyết để cùng giải thích ý định quay lại; (7) Hướng tiếp cận đặc thù khác (một số nhân tố mới). 1.1.4 Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km² chiếm 12,2% diện tích tự nhiên của V i ệ t N a m , p hía Bắc giáp Campuchia, phía Tây và Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông. Đây là vùng đồng bằng châu thổ với hệ thống sông ngòi chằng chịt; tiếp giáp với biển cùng với địa hình đa dạng (đồng bằng, núi, các đảo ven bờ…) và các điều kiện tự nhiên sẵn có, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Với vị trí địa lý gần kề với TP. HCM- là cầu nối giao thương giữa đồng bằng sông Cửu Long với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi trong việc liên kết phát triển kinh tế- xã hội với các vùng khác của Việt Nam. Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long còn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản (đặc biệt là lúa gạo) nên cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Mặt khác, với ưu thế từ thiên nhiên, các tỉnh trong vùng cũng có nhiều lợi thế đa dạng hóa các loại hình du lịch, từ tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi đến nghiên cứu khoa học… Nếu phát triển đúng cách, du lịch của vùng sẽ có 4
- nhiều khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận được nói ở trên, việc tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm tâm lý du lịch của du khách nói riêng, nghiên cứu phát triển du lịch nói chung tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam) có thể xem là rất cần thiết thể hiện ở các nội dung cụ thể sau đây: Đầu tiên, thể hiện ở chỗ chính sách và điều hành của Chính phủ trong việc ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về du lịch (Luật Du lịch; các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình hành động phát triển về du lịch…). Đây là cơ sở để các cá nhân, tổ chức kinh doanh có khả năng dự đoán được định hướng phát triển của ngành du lịch. Thứ hai, thực tế cho thấy, về tổng thể cơ sở vật chất về ẩm thực, nghỉ dưỡng, giải trí du lịch chưa được đầu tư đầy đủ, dẫn đến công tác tiếp thị du lịch địa phương sẽ rất khó khăn để quảng bá cho thương hiệu của điểm đến. Có thể nói, mặc dù công tác tiếp thị du lịch đã được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, kết quả đạt được về yếu tố kinh tế thì chưa được nhiều. Thứ ba, thêm vào đó, công tác quy hoạch điểm du lịch kém hoặc sai cách sẽ dần dần ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên (ô nhiễm môi trường hoặc mức độ xuống cấp của điểm đến…). Vấn đề về việc xung đột lợi ích giữa các đối tượng liên quan cũng là điều đáng bàn. Chẳng hạn, xung đột lối sống giữa người địa phương và du khách, chiếm dụng bãi biển trở thành tài sản riêng (lối đi, buôn bán…), tiếng ồn, an ninh trật tự điểm du lịch, hoặc những vấn đề mang tính toàn cầu như: dịch bệnh, khủng bố, chiến tranh… Do đó, vấn đề phát triển bền vững cần phải được tính đến ngay từ đầu trong phát triển kinh tế nói chung. Thứ tư, như đã trình bày trên, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm có: 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng có hơn 700 km bờ biển, vị trí địa lý có nhiều bãi biển đẹp, có vườn trái cây đa dạng, có đến 3 khu “dự trữ sinh quyển” của thế giới… Trong lĩnh vực du lịch, đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái có nhiều tiềm năng khai thác trong tương lai. Mặc dù phạm vi nghiên cứu luận án này chỉ được thực hiện tại 3 tỉnh, nhưng 3 tỉnh này có đặc điểm vị trí địa lý gần kề nhau, mang nét tương đồng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề nghiên cứu cũng mang tính tổng quát 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 163 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 49 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 160 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 28 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 24 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 53 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 16 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn