intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:260

92
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, qua đó đề xuất một số kiến nghị giúp vợ và chồng chung sống hạnh phúc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THU TRANG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THU TRANG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Mai Hương HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận án tiến sĩ “Cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu nghiên cứu định lượng và định tính được thu thập, xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính bảo mật và quyền được thông tin của người tham gia nghiên cứu. Các dẫn chứng và kết quả từ những nghiên cứu khác để so sánh, phân tích đều được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả trong phần nghiên cứu chính thức chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Hà Nội, ngày… tháng … năm 2021 Tác giả luận án Đặng Thị Thu Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Từ những ngày bắt đầu đặt tên đề tài cho đến khi cuốn luận án được thành hình hài, tôi luôn có Cô cùng đồng hành – Người Thầy của tôi PGS.TS. Phan Thị Mai Hương. Với tất cả lòng biết ơn, sự tôn trọng và lòng kính mến dành cho Cô, tôi muốn gửi tới Cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc. Cô – một người làm khoa học nhiệt tâm đã giúp cho tôi có được tư duy khoa học và minh bạch trong việc làm nghiên cứu nói chung cũng như trong việc thực hiện luận án này. Cô không chỉ là người truyền tri thức, mà hơn hết còn là người truyền cảm hứng và động lực để tôi mong muốn, tìm kiếm những ý tưởng thú vị cho đề tài và nỗ lực hoàn thành chúng. Và vô cùng cảm ơn Cô, bởi không chỉ là một người Thầy, Cô còn là người đồng hành như một người bạn lớn, đã giúp tôi thêm lạc quan để vượt qua những thách thức, khó khăn và hoàn thành kế hoạch. Lời cảm ơn sâu sắc của tôi cũng xin được gửi tới các nhà khoa học: GS.TS. Vũ Dũng, GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ, PGS.TS. Lã Thị Thu Thuỷ, PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà, PGS.TS. Lê Văn Hảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, PGS.TS. Trần Thu Hương. Nhờ có sự góp ý của các Thầy Cô trong quá trình từ việc xây dựng và bảo vệ đề cương cho đến vòng bảo vệ cơ sở mà nghiên cứu của tôi được thể hiện một cách khoa học, chặt chẽ và thuyết phục hơn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn vô cùng đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Thầy đã cho tôi những buổi học thú vị về xử lý số liệu trên phần mềm SPSS. Và hơn cả, Thầy và Cô Phan Thị Mai Hương đã tạo điều kiện để tôi có được bộ số liệu định lượng vô cùng giá trị. Tôi xin cảm ơn Khoa Tâm lý – Giáo dục, đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan và TS. Vũ Thu Trang. Cô và Chị đã luôn nhắc nhở,
  5. động viên tôi trong quá trình học tập và sẵn sàng hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục hành chính phục vụ cho bảo vệ luận án này. Tôi xin cảm ơn những người bạn, người đồng nghiệp: TS. Đỗ Thị Lệ Hằng, Phạm Phương Thảo và những người bạn, đồng nghiệp khác. Họ không chỉ lắng nghe những chia sẻ của tôi về nghiên cứu của đề tài, mà còn cho tôi những cổ vũ tinh thần. Cuối cùng, lòng biết ơn lớn nhất tôi dành cho gia đình mình: Bố, Mẹ, Em Gái, người Chồng của tôi và Cây – chàng trai của mẹ. Dù không trực tiếp giúp tôi hình thành lên những luận điểm lý luận hay nghiên cứu thực tiễn của đề tài nhưng họ là những người đồng hành vĩ đại, luôn sát cạnh, luôn hiện diện trong mọi khoảnh khắc dù là lúc vui hay lúc khó khăn, thất bại. Nhờ có họ, tôi thêm mạnh mẽ, thêm vững vàng. Xin vô cùng biết ơn! Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm 2021 Tác giả luận án Đặng Thị Thu Trang
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN ........................ 8 1.1. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân .......................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân đa chiều cạnh ......................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu hạnh phúc hôn nhân một chiều cạnh ......................... 10 1.1.3. Cảm nhận về mức độ hạnh phúc hôn nhân .......................................... 12 1.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ... 13 1.2.1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của cá nhân và đặc điểm cuộc hôn nhân đối với cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ................................................. 14 1.2.2. Hoạt động chung giữa vợ và chồng trong gia đình và cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ....................................................................................... 19 1.2.3. Mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý trong đời sống vợ chồng và cảm nhận hạnh phúc hôn nhân .............................................................................. 21 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN .................................................. 28 2.1. Các luận điểm về cảm nhận hạnh phúc .................................................... 28 2.1.1. Các quan điểm về hạnh phúc ............................................................... 28 2.1.2. Một số bàn luận về hai trường phái tiếp cận chủ quan và tiếp cận khách quan trong nghiên cứu hạnh phúc ....................................................... 31 2.2. Các luận điểm lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân .............................................................................................. 35 2.2.1. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân.. 35 2.2.2. Cấu trúc của hạnh phúc hôn nhân ........................................................ 40 2.3. Luận điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân .... 51 2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân .... 52
  7. 2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ........................................................ 59 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 66 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 67 3.1. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu .................................................................. 67 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 67 3.1.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................. 67 3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 71 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................... 71 3.2.2. Phương pháp chuyên gia ...................................................................... 72 3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................ 72 3.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................... 72 3.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 78 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 82 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN ........ 83 4.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân ..83 4.1.1. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân .... 83 4.1.2. Trải nghiệm các sự kiện hạnh phúc và không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân ................................................................................................ 86 4.1.3. Trải nghiệm cảm xúc của người vợ/chồng trong đời sống hôn nhân và mối quan hệ của nó với cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ........................... 91 4.2. Sự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ....96 4.2.1. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội cá nhân và đặc điểm cuộc hôn nhân đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân .......... 96 4.2.2. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ...................................... 103 4.2.3. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố tâm lý đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ....................................................................................................... 108
  8. 4.2.4. Khả năng dự báo của kết hợp các nhóm yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân .............................................................................................. 115 4.3. Vai trò trung gian của các yếu tố tâm lý trong mối quan hệ cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ............................................................................... 123 4.3.1. Vai trò trung gian của yếu tố tình cảm trong tác động của tình dục đến hạnh phúc hôn nhân .............................................................................. 124 4.3.2. Vai trò trung gian của yếu tố tình dục trong tác động của tình cảm đến hạnh phúc hôn nhân .............................................................................. 125 4.3.3. Vai trò trung gian của yếu tố tình cảm trong tác động của tương tác đến hạnh phúc hôn nhân .............................................................................. 127 4.3.4. Vai trò trung gian của yếu tố tương tác trong tác động của tình cảm đến hạnh phúc hôn nhân .............................................................................. 128 4.3.5. Vai trò trung gian của yếu tố tình dục trong tác động của tương tác đến hạnh phúc hôn nhân .............................................................................. 129 4.3.6. Vai trò trung gian của yếu tố tương tác trong tác động của tình dục đến hạnh phúc hôn nhân .............................................................................. 130 4.4. Mô hình hạnh phúc hôn nhân ở các đối tượng khác nhau.................... 132 4.4.1. Mô hình hạnh phúc trong hôn nhân của nam và nữ .......................... 133 4.4.2. Mô hình hạnh phúc hôn nhân của các nhóm tuổi .............................. 134 4.4.3. Mô hình hạnh phúc hôn nhân của các nhóm mức sống gia đình khác nhau ..................................................................................................... 136 4.4.4. Mô hình hạnh phúc hôn nhân của các nhóm có độ dài hôn nhân khác nhau ..................................................................................................... 138 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 141 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng khách thể theo địa bàn nghiên cứu............................................ 68 Bảng 3.2: Đặc điểm tôn giáo theo địa bàn nghiên cứu ............................................. 68 Bảng 3.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng ..................................................... 68 Bảng 3.4: Độ hiệu lực cấu trúc và độ tin cậy của các thang đo ................................ 75 Bảng 3.5: Thông số thống kê của các thang đo ........................................................ 77 Bảng 3.6: Các chỉ số của thang đo và ý nghĩa của điểm số ...................................... 79 Bảng 4.1: Các thông số thống kê của thang đo hạnh phúc hôn nhân theo thang đo một mục .............................................................................................. 83 Bảng 4.2: Các thông số thống kê của thang đo hạnh phúc hôn nhân theo thang đo đa mục ................................................................................................. 85 Bảng 4.3. Các sự kiện khiến người vợ/chồng trải nghiệm hạnh phúc trong đời sống hôn nhân .......................................................................................... 89 Bảng 4.4: Những lĩnh vực hay khiến phiền lòng nhất trong cuộc sống vợ chồng ........................................................................................................ 90 Bảng 4.5: Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo trải nghiệm cảm xúc âm tính ....................................................................................... 93 Bảng 4.6: Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo trải nghiệm cảm xúc dương tính ................................................................................. 93 Bảng 4.7: Sự khác biệt giữa nhóm hạnh phúc và không hạnh phúc về số lượng và mức độ xuất hiện cảm xúc .................................................................. 95 Bảng 4.8. Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội .......................................................................... 97 Bảng 4.9. Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo các đặc điểm của mối quan hệ và gia đình .................................................................... 98 Bảng 4.10. Mô hình hồi quy tuyến tính các biến số đặc điểm nhân khẩu – xã hội và đặc điểm cuộc hôn nhân dự báo cho cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ................................................................................................. 100
  10. Bảng 4.11. Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo sự tương đồng/khác biệt giữa vợ chồng trong thực hiện chức năng gia đình ....... 104 Bảng 4.12. Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo biến số hoạt động giải trí giữa vợ và chồng ............................................................... 105 Bảng 4.13. Mô hình hồi quy tuyến tính các biến số thuộc về hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình dự báo cho cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ........................................................................................................ 106 Bảng 4.14: Sự khác biệt giữa nhóm hạnh phúc và nhóm không hạnh phúc về sự thể hiện các yếu tố trong đời sống tâm lý vợ chồng ......................... 110 Bảng 4.15: Mô hình hồi quy tuyến tính của nhóm yếu tố tâm lý dự báo cho cảm nhận hạnh phúc hôn nhân .............................................................. 111 Bảng 4.16. Mô hình hồi quy tuyến tính của ba nhóm yếu tố dự báo cho cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ...................................................................... 115 Bảng 4.17: Mô hình có khả năng dự báo tốt nhất cho hạnh phúc hôn nhân ........... 118 Bảng 4.18: Các yếu tố để có đời sống hôn nhân hạnh phúc ................................... 120 Bảng 4.19: Các hệ số tác động của mô hình biến trung gian là tình cảm ............... 124 Bảng 4.20: Các hệ số tác động của mô hình biến trung gian là tình dục ................ 125 Bảng 4.21: Các hệ số tác động của mô hình biến trung gian là tình cảm ............... 127 Bảng 4.22: Các hệ số tác động của mô hình biến trung gian là tương tác .............. 128 Bảng 4.23: Các hệ số tác động của mô hình biến trung gian là tình dục ................ 130 Bảng 4.24: Các hệ số tác động của mô hình biến trung gian là tương tác .............. 131 Bảng 4.25: Mô hình hạnh phúc hôn nhân theo biến số giới tính ............................ 133 Bảng 4.26: Mô hình hạnh phúc hôn nhân theo biến số độ tuổi .............................. 135 Bảng 4.27: Mô hình hạnh phúc hôn nhân theo biến số điều kiện sống gia đình .... 137 Bảng 4.28: Mô hình hạnh phúc hôn nhân theo độ dài hôn nhân ............................ 138
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.1: Phân bố điểm cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo thang đo một mục ...... 83 Biểu đồ 4.2: Phân bố điểm cảm nhận hạnh phúc hôn nhân theo thang đo đa mục ... 85 Biểu đồ 4.3: Những trải nghiệm khiến vợ/ chồng cảm thấy hạnh phúc ................... 87
  12. DANH MỤC HÌNH, HỘP Hình 4.1: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng về các lĩnh vực trong đời sống hôn nhân............................................................................... 88 Hình 4.2: Mối tương quan giữa mức độ cảm nhận hạnh phúc hôn nhân và những khía cạnh tâm lý trong đời sống vợ chồng ...................................... 109 Hình 4.3: Tương quan giữa 3 yếu tố trong đời sống tâm lý giữa vợ và chồng ....... 123 Hình 4.4: Tác động của yếu tố tình dục đến hạnh phúc hôn nhân qua trung gian tình cảm .............................................................................................. 126 Hình 4.5: Tác động của tình cảm đến hạnh phúc hôn nhân qua trung gian tình dục .... 126 Hình 4.6: Tác động của yếu tố tương tác đến hạnh phúc hôn nhân qua trung gian tình cảm .............................................................................................. 129 Hình 4.7: Tác động của yếu tố tình cảm đến hạnh phúc hôn nhân qua trung gian tương tác ............................................................................................. 129 Hình 4.8: Tác động của yếu tố tương tác đến hạnh phúc hôn nhân qua trung gian tình dục ............................................................................................... 132 Hình 4.9: Tác động của yếu tố tình dục đến hạnh phúc hôn nhân qua trung gian tương tác ............................................................................................. 132 Hộp 1: Nội dung các câu chuyện hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân ............... 121
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở mọi nền văn hoá, kết hôn là một trong những việc quan trọng mà phần lớn người trưởng thành cần làm. Và việc có được đời sống hôn nhân hạnh phúc trở thành một trong những lựa chọn mục tiêu đầu tiên của mỗi người. Giá trị tích cực mà cuộc hôn nhân tốt đẹp mang lại được xác định thống nhất qua hàng thế kỉ bởi nhiều tác giả. Nó không chỉ mang lại những phúc lợi về sức khoẻ thể chất (Rosen-Grandon, Myers, và Hattie, 2004) [168] mà còn là nguồn lực hỗ trợ quan trọng để có đời sống tinh thần lành mạnh (Woods, Priest, Signs, và Maier, 2018; Lawrence, Rogers, Zajacova và Wadsworth, 2018) [127], [212]. Không những thế, hôn nhân hạnh phúc còn làm nên giá trị mỗi cá nhân, giúp họ nhận thức về ý nghĩa và bản sắc của chính mình trong cuộc sống (Rosen-Grandon và cộng sự, 2004). Hôn nhân hạnh phúc không chỉ có ý nghĩa với cá nhân trải nghiệm trực tiếp nó (người vợ và người chồng) mà còn chi phối tới bầu không khí của gia đình. Crosbie-Burnett (1984) [46] cho biết, mối quan hệ hôn nhân là mối quan hệ trung tâm và căn bản của các mối quan hệ gia đình và hạnh phúc hôn nhân như là chìa khoá cho một gia đình hạnh phúc. Đồng thời cũng là nguồn lực tình cảm và phương tiện hỗ trợ quan trọng trong suốt thời kì trưởng thành của đứa trẻ (Sweeney và Replogle, 2002) [191]. Hơn nữa, lối sống của gia đình gốc sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo (Kerr và Bowen, 1988) [119], do đó quan hệ hôn nhân của đứa trẻ trong tương lai rất có thể bị chi phối bởi chất lượng mối quan hệ hiện tại của cha mẹ chúng. Quan hệ hôn nhân thể hiện sự biến đổi năng động, bởi chúng bị chi phối bởi đa dạng các yếu tố từ chính người trong cuộc như cách ứng xử, tương tác giữa vợ chồng đến các yếu tố ngoài cuộc hôn nhân như nghề nghiệp, kinh tế, sự xuất hiện của những đứa con… và điều đó khiến chất lượng của mối quan hệ càng khó kiểm soát hơn cả. Bên cạnh đó, những biến đổi trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay mang đến những biến đổi mạnh mẽ trong gia đình mà thể hiện rõ thông qua vai trò của người vợ, người chồng trong việc thực hiện chức năng gia đình. Và liệu những biến đổi này có ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ hôn nhân. Vấn đề này được tìm hiểu nhiều từ góc độ xã hội học, kinh tế học, văn hoá học. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tài, chưa được nhiều sự quan tâm dưới góc độ tâm lý học. 1
  14. Về mặt thực tế, tình trạng ly hôn ở Việt Nam đáng báo động. Theo số liệu thống kê sơ bộ gần đây nhất của Tổng cục Thống kê [15] cho thấy số vụ ly hôn đã được xét xử trên cả nước năm 2018 là 28.076 vụ. Như vậy trong năm 2018, trung bình một ngày có 77 vụ ly hôn, chưa kể những cặp vợ chồng đang trong giai đoạn đệ trình ly hôn hay những cặp đôi hằng ngày phải đối diện nhau trong sự bất hoà, xung đột… Sự tan rã của vợ chồng không chỉ để lại hệ quả tiêu cực cho chính họ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và những hệ luỵ kéo theo cho xã hội. Do đó, giảm thiểu ly hôn thông qua việc thúc đẩy các cặp vợ chồng chung sống hạnh phúc là một biện pháp trực tiếp, hữu ích. Vì vậy, việc hiểu về những yếu tố tác động tới hạnh phúc hôn nhân là gợi ý hữu ích giúp tăng cường hạnh phúc trong đời sống vợ chồng. Xuất phát từ tầm quan trọng của cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cùng với tình hình thực tế về vấn đề hôn nhân ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hạnh phúc hôn nhân là lĩnh vực có ý nghĩa và đáng được quan tâm. Chủ đề này tuy đã được nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng vẫn tồn tại những khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn. Với mong muốn hệ thống hoá cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân. Đồng thời tìm hiểu tình hình thực tiễn về chủ đề này, mà trọng tâm hơn cả là khám phá những yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng. Qua đó, góp phần đưa ra những gợi ý hữu ích nhằm giúp cặp đôi chung sống hạnh phúc. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, qua đó đề xuất một số kiến nghị giúp vợ và chồng chung sống hạnh phúc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận: Tổng quan các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng Xây dựng khung lý luận về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận hạnh phúc hôn nhân. Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng cảm nhận hạnh phúc hôn nhân. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân 2
  15. Đề xuất một số kiến nghị hướng đến xây dựng đời sống hôn nhân của vợ chồng được hạnh phúc hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong một số phạm vi được giới hạn như sau: - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: + Hạnh phúc là khái niệm đa chiều và không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu hạnh phúc hôn nhân từ tiếp cận chủ quan, tức là từ cảm nhận, đánh giá của chủ thể về hôn nhân của mình. + Hạnh phúc hôn nhân có thể chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn ở 3 nhóm yếu tố là: đặc điểm nhân khẩu – xã hội cá nhân và cuộc hôn nhân (Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo, số lượng con, độ dài hôn nhân, mức sống gia đình và tương đồng thu nhập vợ chồng); nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình (Phân công lao động trong và ngoài gia đình, quyền ra quyết định trong gia đình, hoạt động giải trí vợ chồng cùng nhau tham gia và thời gian dành riêng cho nhau); nhóm yếu tố tâm lý (đời sống tình cảm, sự hài lòng tình dục và sự thể hiện tương tác). Bởi đây là các yếu tố được xác định có liên quan mật thiết với cảm nhận hạnh phúc hôn nhân trong các nghiên cứu nước ngoài nhưng còn ít được tìm hiểu trên các mẫu khách thể khác nhau ở Việt Nam. - Phạm vi khách thể và địa bàn nghiên cứu: + Nghiên cứu trên khách thể là những người vợ hoặc người chồng đang trong hôn nhân mà không thực hiện nghiên cứu trên cặp đôi. + Nghiên cứu được thực hiện ở các địa bàn thuộc Đà Nẵng, Nam Định và Đăk Lăk, nơi có thể đáp ứng được những yêu cầu về đặc điểm nhân khẩu xã hội đa dạng của khách thể nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một số nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tâm lý học như sau: 3
  16. Nguyên tắc hoạt động: Hiện tượng tâm lý của con người nảy sinh trong quá trình tham gia các hoạt động. Như vậy, cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống hôn nhân của người vợ/chồng được nảy sinh trong quá trình họ hoạt động chung, cùng thực hiện các chức năng gia đình. Nguyên tắc hệ thống: Hệ thống là một tổng thể phức hợp gồm nhiều bộ phận và các bộ phần này có mối liên quan, gắn kết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, sự biến động của một bộ phận không chỉ là sự thay đổi ở chính nó mà còn tác động và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Nguyên tắc hệ thống nhìn nhận hiện tượng tâm lý của con người được đặt trong một hệ thống và nó chịu sự chi phối và tác động qua lại của đa dạng các yếu tố trong hệ thống đó. Do đó, nghiên cứu xem xét cảm nhận hạnh phúc hôn nhân của vợ/chồng dưới tác động của hệ thống các yếu tố bên trong và bên ngoài cuộc hôn nhân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Hướng tiếp cận trong khái niệm và đo lường: Hạnh phúc hôn nhân có thể được xác định dưới tiếp cận chủ quan hoặc khách quan, theo cấu trúc đơn hoặc đa chiều kích. Trong nghiên cứu này, hạnh phúc hôn nhân được nhìn nhận dưới tiếp cận chủ quan, với cấu trúc đơn – có hai chiều hướng dương tính và âm tính tương ứng với hai xu hướng là cảm thấy không hạnh phúc và cảm thấy rất hạnh phúc trong hôn nhân. Với hướng tiếp cận này, cảm nhận hạnh phúc hôn nhân được đo lường bởi thang đo một mục (single-item) với 11 bậc từ 0 đến 10, trong đó mức 0 là không hạnh phúc và 10 là rất hạnh phúc. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng nhằm hệ thống cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài. Phương pháp chuyên gia: Giúp đưa ra những gợi ý để hình thành ý tưởng nghiên cứu; hệ thống hoá khung nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng để thu thập các thông tin minh chứng cho kết quả nghiên cứu định lượng. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Được tiến hành nhằm tìm hiểu thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Đề tài sử dụng kết hợp điều tra bằng bảng hỏi đóng – phục vụ thu thập dữ liệu định lượng và bảng hỏi với câu hỏi mở - phục vụ thu thập dữ liệu định tính. Trong đó dữ liệu định lượng được ưu tiên sử dụng. 4
  17. Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu định lượng được xử lý bằng các phép phân tích thống kê toán học, thực hiện trên phần mềm SPSS 23.0. Xử lý dữ liệu định tính với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. 4.3. Giả thuyết nghiên cứu  Về thực trạng cảm nhận hạnh phúc hôn nhân: - H1: Nhìn chung, mọi người có xu hướng cảm thấy khá hạnh phúc trong đời sống hôn nhân. - H2: Trải nghiệm hạnh phúc hay bất hạnh trong hôn nhân đều liên quan đến các sự kiện tinh thần. - H3: Các cảm xúc trải nghiệm trong đời sống hôn nhân là đa dạng, trong đó trải nghiệm cảm xúc dương tính nhiều hơn âm tính. Các cuộc hôn nhân hạnh phúc liên quan đến trải nghiệm cảm xúc dương tính, và những cuộc hôn nhân bất hạnh liên quan đến trải nghiệm cảm xúc âm tính.  Về yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân: - H4: Cảm nhận hạnh phúc hôn nhân bị ảnh hưởng bởi cả 3 nhóm yếu tố, trong đó nhóm yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng hơn đối với hạnh phúc hôn nhân. - H5: Từng yếu tố tâm lý (tình cảm, hài lòng tình dục, tương tác) có thể tác động đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân thông qua hai yếu tố còn lại. Cụ thể:  H5.1: Tình cảm là biến số trung gian trong tác động của hài lòng tình dục đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân.  H5.2: Tình cảm là biến số trung gian trong tác động của tương tác đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân.  H5.3: Tương tác là biến số trung gian trong tác động của hài lòng tình dục đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân.  H5.4: Tương tác là biến số trung gian trong tác động của tình cảm đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân.  H5.5: Hài lòng tình dục là biến số trung gian trong tác động của tương tác đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân.  H5.6: Hài lòng tình dục là biến số trung gian trong tác động của tình cảm đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân - H6: Mô hình cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ở mỗi đối tượng khách thể (về giới tính, nhóm tuổi, điều kiện sống và độ dài hôn nhân) là đa dạng về khả năng tác động của các yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố tâm lý luôn đóng vai trò nổi bật ở mỗi mô hình. 5
  18. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án hệ thống hoá các luận điểm trong nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân dựa trên việc tổng hợp cơ sở lý luận và các nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, việc hệ thống hoá và làm sáng tỏ hai trường phái tiếp cận chủ quan và khách quan trong nghiên cứu hạnh phúc và hạnh phúc hôn nhân là một đóng góp có giá trị về mặt lý luận của nghiên cứu này. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân là chủ đề chưa được nhiều nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Do đó, hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực tiễn có thể trở thành nguồn tham khảo cho những nghiên cứu cùng chủ đề sau này. Quá trình nghiên cứu thực tiễn của đề tài đòi hỏi sử dụng và thích ứng thang đo tự xây dựng dựa trên việc tham khảo và kế thừa những thang đo nước ngoài. Do đó, công cụ được sử dụng trong đề tài có thể giá trị đối với những nghiên cứu quan tâm tới mối quan hệ cặp đôi nói chung và hạnh phúc hôn nhân nói riêng. Bên cạnh đó, một bộ công cụ có đặc tính đo lường phù hợp với khách thể là người vợ/chồng Việt Nam đã được bước đầu minh chứng qua nhóm khách thể của luận án. Dữ liệu nghiên cứu định lượng đã chứng minh ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân. Đây là cơ sở để so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trước đó, đồng thời bổ sung thêm bằng chứng để đối chiếu cho các nghiên cứu sẽ được thực hiện trong tương lai về lĩnh vực này. Đồng thời các phát hiện thực tiễn trong nghiên cứu là cơ sở để đưa ra các kiến nghị giúp tăng cường hạnh phúc hôn nhân. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án đã hệ thống các nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Qua đó xác định được xu hướng nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực này. Từ đó, đưa ra ý tưởng áp dụng trong nghiên cứu hiện tại. Đồng thời các luận điểm trong nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân cũng được phân tích, tổng hợp. Trong đó, các cách tiếp cận ở việc khái niệm và đánh giá, đo lường đã được bàn đến. Lý luận về yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân cũng được trình bày. Qua đó, khung lý luận của đề tài được xây dựng. Đồng thời, góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận trong nghiên 6
  19. cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Nghiên cứu thực tiễn của đề tài đã chứng minh khả năng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân gồm: yếu tố tâm lý, yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình và nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội cá nhân và đặc điểm cuộc hôn nhân. Bên cạnh đó, mô hình dự báo tốt nhất cho hạnh phúc hôn nhân được xác định. Cùng với đó, mô hình hạnh phúc hôn nhân theo các nhóm đối tượng khác nhau cũng được xây dựng. Các phát hiện trong nghiên cứu thực tiễn của đề tài không chỉ là cơ sở để so sánh đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đó và nghiên cứu tương lai mà còn có thể giúp đưa ra một số gợi ý hữu ích nhằm tăng cường đời sống hôn nhân hạnh phúc. Giá trị thực tiễn của chúng trong hoạt động tham vấn, tư vấn cặp đôi có thể được áp dụng. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án bao gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân Chương 2: Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân 7
  20. Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN 1.1. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân Hạnh phúc hôn nhân là chủ đề rất được quan tâm trong hệ thống các nghiên cứu về hôn nhân – gia đình. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy sự đa dạng trong nhìn nhận về hạnh phúc hôn nhân của các tác giả khác nhau. Nhìn chung, đứng từ góc độ tâm lý học, hạnh phúc hôn nhân được gộp thành hai nhóm chính: hạnh phúc hôn nhân đa chiều cạnh và hạnh phúc hôn nhân một chiều cạnh. Bên cạnh đó, các kết quả về thực trạng hạnh phúc hôn nhân qua các nghiên cứu cũng được tổng hợp. 1.1.1. Các nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân đa chiều cạnh Hạnh phúc hôn nhân đa chiều cạnh coi các thành phần được cấu thành từ những khía cạnh gắn liền với cuộc sống hôn nhân và gia đình. Với sự đa dạng của các khía cạnh trong mối quan hệ vợ chồng dẫn đến các thành phần cấu thành nên hạnh phúc hôn nhân cũng khá đa dạng qua các nghiên cứu. Một cuộc hôn nhân chất lượng và hạnh phúc được Spanier (1976) [186] xác định bởi cấu trúc 4 thành phần (1) Sự đồng thuận (Dyadic Consensus): mức độ đồng thuận giữa các cặp đôi về các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân như tài chính, tình dục, ra quyết định, hoạt động giải trí, tôn giáo, sự thể hiện tình cảm, thực hiện công việc nhà, mục tiêu/ mục đích và những điều được tin rằng là quan trọng… (2) Sự hài lòng (Dyadic Satisfaction): Mức độ phản ánh sự hài lòng về đối tác. (3) Sự gắn kết (Dyadic Cohesion): Mức độ mà cặp đôi cùng tham gia vào các hoạt động. (4) Sự thể hiện tình cảm (Affectional Expression): mức độ mà người tham gia đồng ý về cách thể hiện tình cảm của người bạn đời. Ayub (2010) [28] xác định mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp gồm các chiều cạnh như: mối quan hệ vợ chồng (in-laws relationship); tình trạng tài chính của chồng (financial status of husband); sự thỏa hiệp (compromise); nhận thức về bản thân (self- perception); sự hỗ trợ của người bạn đời (spouse support); tình trạng thu nhập kép (dual-earning); sự hiểu biết lẫn nhau (mutual understanding); giao tiếp (communication); sự thỏa mãn tình dục (sexual satisfaction); sự khác biệt về giới tính 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2