Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo
lượt xem 11
download
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện hành vi tôn giáo của tín đồ Công giáo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THIỆN HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phùng Đình Mẫn 2. GS.TS. Vũ Dũng HÀ NỘI - 2018 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Minh Thiện ii
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án tiến sĩ là khát vọng và sự phấn đấu miệt mài của bản thân tôi trên con đường học tập, trao dồi kiến thức và nghiên cứu khoa học. Trải qua bốn năm học tập và nghiên cứu, dưới sự chỉ dạy tận tình, giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và những người thân thiết, đến hôm nay tôi đã hoàn thành ước mơ của mình. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy Cô, những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Với sự kính trọng và lòng biết ơn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Vũ Dũng; PGS.TS. Phùng Đình Mẫn, hai Thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận án. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Phòng Đào tạo; Lãnh đạo Khoa và Thầy Cô trong Khoa Tâm lý Giáo dục - Học viện Khoa học xã hội cũng như các nhà khoa học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và tạo điều kiện để em hoàn thành luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Lãnh đạo, cán bộ, anh chị em đồng nghiệp qua các thời kỳ tại Viện Tâm lý học nơi tôi công tác. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Linh mục, tu sĩ, Ban Chấp hành giáo xứ, Ban Tôn giáo các cấp và bà con tín đồ Công giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chia sẻ thông tin, tạo điều kiện giúp tôi tiến hành nghiên cứu, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu hoàn thành luận án. Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin được dành cho gia đình của tôi đó là Mẹ, anh chị em, gia đình nhỏ của tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, những khó khăn trong quá trình học tập. Gia đình đã luôn sát cánh cùng tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt những năm dài học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn. Hà Nội, tháng năm 2018 Tác giả luận án Lê Minh Thiện iii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .....................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .....................................................3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.................................3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...............................................................4 7. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO ................................. 6 1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc tôn giáo, cảm xúc tôn giáo ............................6 1.2. Những nghiên cứu về niềm tin tôn giáo ...........................................................12 1.3. Những nghiên cứu về hành vi tôn giáo ............................................................20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO .............................................................. 29 2.1. Tôn giáo và tín đồ tôn giáo ..............................................................................29 2.2. Hành vi cầu nguyện của tín đồ .........................................................................37 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 58 3.1. Tổ chức nghiên cứu ..........................................................................................58 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................64 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO ................................................... 71 4.1. Thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo .....................................71 4.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo ..............................................................................................................122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................152 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu của các tín đồ .............................61 Bảng 4.1. Thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo ............................71 Bảng 4.2: Nhận thức Đức Chúa Trời là ai (số liệu tổng quát) ................................75 Bảng 4.3: Nhận thức Chúa Trời là ai (so sánh theo giới tính) ................................76 Bảng 4.4: Nhận thức Đức Chúa Trời là ai (so sánh theo nhóm tuổi) .....................77 Bảng 4.5: Nhận thức về Thiên đàng khi cầu nguyện ..............................................78 Bảng 4.6: Nhận thức về Thiên đàng khi cầu nguyện (so sánh theo nhóm tuổi) .....79 Bảng 4.7: Nhận thức về Kinh thánh của tín đồ .......................................................80 Bảng 4.8: Nhận thức về Kinh thánh của tín đồ (theo nhóm tuổi) ...........................83 Bảng 4.9: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với Thiên Chúa ..........................86 Bảng 4.10: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với tổ chức tôn giáo .................87 Bảng 4.11: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với gia đình ..............................89 Bảng 4.12: Nhận thức về bổn phận đối với xã hội của tín đồ .................................90 Bảng 4.13: Nhận thức về nghĩa vụ của tín đồ (so sánh theo giới tính) ...................91 Bảng 4.14: Cảm xúc, tình cảm của tín đồ khi cầu nguyện ......................................92 Bảng 4.15: Cảm xúc, tình cảm của tín đồ khi cầu nguyện (so sánh theo giới) .......93 Bảng 4.16: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ khi cầu nguyện ........................96 Bảng 4.17: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ (so sánh theo giới tính)............97 Bảng 4.18: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ (so sánh theo tuổi) ...................98 Bảng 4.19: Niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa ........................................101 Bảng 4.20: Niềm tin vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời (so sánh theo mức sống) ......................................................................................................................102 Bảng 4.21: Niềm tin vào sức mạnh của Đức Chúa Trời .......................................104 Bảng 4.22: Niềm tin vào sức mạnh của Đức Chúa Trời (so sánh theo mức sống) ......................................................................................................................106 Bảng 4.23: Niềm tin của tín đồ vào Thiên đàng ...................................................107 Bảng 4.24: Niềm tin của tín đồ vào Thiên đàng (so sánh theo giới tính) .............108 Bảng 4.25: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý....................................................109 Bảng 4.26: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý (so sánh theo tuổi) .....................110 Bảng 4.27: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý (so sánh theo trình độ học vấn) ........................................................................................................................111 Bảng 4.28: Nhận thức của tín đồ về hành động cầu nguyện .................................112 Bảng 4.29: Chuẩn bị cho hành động cầu nguyện của tín đồ .................................113 v
- Bảng 4.30: Chuẩn bị cho hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo giới tính) .......................................................................................................................114 Bảng 4.31: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ .......................................117 Bảng 4.32: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo giới tính) .......................................................................................................................118 Bảng 4.33: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo mức sống) ......................................................................................................................120 Bảng 4.34: Tâm trạng của tín đồ khi kết thúc cầu nguyện....................................121 Bảng 4.35: Ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo .............................................................................................123 Bảng 4.36: Ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình đến hành động cầu nguyện (so sánh theo giới tính) ..........................................................................................124 Bảng 4.37: Ảnh hưởng của các yếu tố từ Công giáo ............................................125 Bảng 4.38: Ảnh hưởng của các yếu tố từ Công giáo đến hành động cầu nguyện (so sánh theo giới tính) .............................................................................126 Bảng 4.39: Ảnh hưởng của yếu tố thuộc về ý thức tín đồ đến hành vi cầu nguyện ...................................................................................................................128 Bảng 4.40: Mức độ thực hiện ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện.......................129 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Nhận thức của tín đồ về các điều răn của Chúa .................................84 Biểu đồ 4.2: Cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện ...................................................94 Biểu đồ 4.3: Hình thức tồn tại của Đức Chúa Trời .................................................99 Biểu đồ 4.4: Mức độ niềm tin của tín đồ vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời ........100 Biểu đồ 4.5: Mức độ thực hiện hành động cầu nguyện tại nhà thờ ......................115 Biểu đồ 4.6: Mức độ thực hiện hành động cầu nguyện tại gia đình .....................116 DANH MỤC ẢNH Ảnh 4.1: Trang nhật ký ghi lời cầu xin của tín đồ xứ Thạch Bích..........................73 Ảnh 4.2: Nội dung cầu xin của tín đồ .....................................................................74 Ảnh 4.3: Bàn thờ của gia đình Công giáo (Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội)........................................................................................................................102 Ảnh 4.4: Lời cầu xin của tín đồ trong cuốn sổ tại đền Đức Mẹ giáo xứ Thạch Bích .......................................................................................................................119 vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1. Xuất phát từ vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại. Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của các tín đồ và những người theo tôn giáo - một nhu cầu mang tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và nhân loại. Nó không chỉ liên quan tới một thế giới tưởng tượng của con người về cuộc sống sau khi chết (như Thiên đàng, Địa ngục, Niết bàn…) mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, cuộc sống hàng ngày của con người. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang đậm màu sắc tâm lý. Nó phản ánh rõ nét đời sống tâm lý của con người và yếu tố tâm lý mang màu sắc tôn giáo này lại có ảnh hưởng đến hoạt động thực tiễn của con người. Việc nghiên cứu tôn giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội quan trọng thì không thể không tìm hiểu dưới góc độ tâm lý. Bên cạnh đó, vai trò của hành vi cầu nguyện đối với đời sống của tín đồ được thể hiện rõ qua các mặt đó là: nhận thức của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện; tình cảm của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện và niềm tin của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện. 2. Xuất phát từ vai trò của các đặc điểm tâm lý đối với các tín đồ Công giáo Đối với tín đồ tôn giáo, các đặc điểm tâm lý như: nhận thức, cảm xúc, niềm tin tôn giáo định hướng, quy định và điều chỉnh các hành vi tôn giáo, cũng như hoạt động sống hàng ngày của họ. Các đặc điểm tâm lý tôn giáo này cũng ảnh hưởng to lớn đến thái độ của các tín đồ, ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ xã hội. nước ta, theo số liệu thống kê 2016 của Văn phòng Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Công giáo có 6.756.303 tín đồ gồm đủ các dân tộc chiếm khoảng 7% dân số Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2015 có 3.057 giáo xứ thuộc 26 giáo phận và tổng giáo phận, có 46 giám mục và tổng giáo mục, 3.907 linh mục triều và 1.290 linh mục dòng, 4.334 nam tu và 18.862 nữ tu, 4.786 chủng sinh và dự tu, 66.624 giáo lý viên. Công giáo trở thành tôn giáo có số lượng tín đồ lớn thứ hai trong số các tôn giáo ở Việt Nam, có quy mô hoạt động chặt chẽ so với các tôn giáo đang có mặt tại Việt Nam. Công giáo đã có những thích nghi để phù hợp, phát triển và thu hút đông đảo tín đồ. Cùng với sự phát triển của đạo, tín đồ Công giáo cũng dần hình thành những đặc điểm văn hóa, ứng xử, sinh hoạt tôn giáo, những đặc điểm tâm lý gắn liền với đời sống văn hóa dân tộc trong việc thực hành các hành vi tôn giáo. 1
- Cầu nguyện là một hành vi quan trọng trong đời sống tâm linh và thực hành tôn giáo của tín đồ. Hành vi cầu nguyện mang đậm màu sắc tâm lý. Nó phản ánh rõ nét đời sống tâm lý của con người và ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thực tiễn của con người. Những khía cạnh tâm lý trong cầu nguyện phản ánh đặc điểm và bản chất ở tầng bậc sâu của thế giới nội tâm con người. Cầu nguyện có ý nghĩa tích cực trong đời sống hàng ngày của tín đồ. Cầu nguyện không chỉ là cách giao tiếp với Chúa mà cầu nguyện còn làm cho đời sống xã hội cũng như đời sống tôn giáo của tín đồ trở nên tốt hơn, yêu thương hơn, đoàn kết hơn; cầu nguyện cũng giúp tín đồ có thêm nghị lực để hành động theo đạo lý và trong cuộc sống thường ngày. Nghiên cứu hành vi cầu nguyện giúp chúng ta hiểu biết hơn về mặt nhận thức, tình cảm, niềm tin của tín đồ đối với đạo của mình. Khi chúng ta hiểu tốt các khía cạnh tâm lý của tín đồ chúng ta sẽ có giao tiếp, tập hợp tín đồ một cách phù hợp và hiệu quả hơn để các tín đồ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện hành vi tôn giáo của tín đồ Công giáo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: 1) Tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. 2) Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. 3) Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. 4) Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. 2
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận án khảo sát 392 tín đồ Công giáo; Phỏng vấn sâu 10 linh mục, tu sĩ, các vị chức sắc trong Ban chấp hành giáo xứ; 20 tín đồ Công giáo; Phỏng vấn và phân tích 4 tín đồ Công giáo điển hình tại 4 giáo xứ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1) Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung khảo sát biểu hiện của hành vi cầu nguyện, mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện tại gia đình và tại nhà thờ của tín đồ, thể hiện ở các mặt: Nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. 2) Phạm vi về không gian: Khảo sát tín đồ Công giáo tại 4 giáo xứ trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: Giáo xứ Hà Đông (Quận Hà Đông); Giáo xứ Phùng Khoang (Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm); Giáo xứ Thạch Bích (xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai); Giáo xứ Đại Ơn (xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận sau: - Nguyên tắc hoạt động Nghiên cứu hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo dựa trên hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tín đồ thực hiện hàng ngày cũng như trong tuần. Chính qua hoạt động tôn giáo trong phạm vi gia đình và phạm vi cộng đồng, hành vi cầu nguyện của tín đồ được thực hiện và phản ánh các đặc điểm tâm lý rõ nét. - Nguyên tắc liên ngành Tôn giáo là hiện tượng xã hội phức tạp, phản ánh tâm lý con người ở mức độ sâu sắc. Do vậy, khi nghiên cứu hành vi cầu nguyện của tín đồ nói riêng và đặc điểm tâm lý của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện phải kết hợp một số lĩnh vực khoa học khác nhau như: Tâm lý học, Tôn giáo học, Xã hội học, Văn hóa học... - Nguyên tắc hệ thống Hành vi cầu nguyện là kết quả của quá trình tâm lý phức tạp ở con người. Nó là kết quả tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan, khách quan của chủ thể. Do vậy, nghiên cứu hành vi cầu nguyện của tín đồ phải kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố này luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau. 3
- - Nghiên cứu dựa trên lý luận của Tâm lý học tôn giáo Hành vi cầu nguyện là một trong những khía cạnh của Tâm lý học tôn giáo. Do vậy, nghiên cứu vấn đề này phải dựa trên những lý luận cơ bản của Tâm lý học tôn giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu. + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi + Phương pháp phỏng vấn sâu + Phương pháp quan sát + Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình + Phương pháp thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp về lý luận: Luận án đã xây dựng được một cách tương đối hệ thống về lý luận hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, từ khái niệm đến biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng. Đây là vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài về tâm lý của tín đồ Công giáo ở nước ta. Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo cho thấy: hành vi cầu nguyện của tín đồ thể hiện ở tất cả các khía cạnh: nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động. Hành vi cầu nguyện của tín đồ được thực hiện ở mức độ thường xuyên, nghiêm túc và tự giác cao. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có ý nghĩa lớn đối với việc quản lý tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng ở nước ta. Việc hiểu đúng về hành vi cầu nguyện của tín đồ giúp những người quản lý ở địa phương có cách ứng xử phù hợp với Công giáo. Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu về tôn giáo và giảng dạy môn Tâm lý học tôn giáo ở các trường cao đẳng, đại học, học viện ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Từ việc tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Luận án đã xây dựng một cách tương đối hệ thống về lý luận hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, từ khái niệm đến biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng. Đây là vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Do 4
- vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận đối với một phân ngành tâm lý học còn khá mới mẻ ở nước ta là tâm lý học tôn giáo và là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài về tâm lý của tín đồ Công giáo ở nước ta sau này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo cho thấy: Tín đồ thực hiện cầu nguyện ở mức độ thường xuyên, nghiêm túc và tự giác rất cao, nó thể hiện ở tất cả các khía cạnh: nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học thực tiễn có ý nghĩa lớn đối với việc quản lý tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Khi chúng ta hiểu sâu về hành vi cầu nguyện của tín đồ thì những người quản lý nhà nước ở địa phương có điều kiện giao tiếp với tín đồ một cách phù hợp. Điều này giúp những nhà quản lý địa phương tập hợp, thu hút được các tín đồ trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, bên cạnh đó giúp các tín đồ thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của mình. Mặt khác, việc hiểu đúng về hành vi cầu nguyện của tín đồ giúp những người quản lý ở địa phương có cách ứng xử phù hợp với Công giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tín đồ thực hiện hành vi cầu nguyện của mình. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu về tôn giáo và giảng dạy môn Tâm lý học tôn giáo ở các trường cao đẳng, đại học, học viện ở nước ta hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo 5
- Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO 1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc tôn giáo, cảm xúc tôn giáo 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại rất sớm trong lịch sử loài người. Song những nghiên cứu về hiện tượng này dưới góc độ khoa học tâm lý (Tâm lý học tôn giáo) còn rất ít. Có thể nói, Tâm lý học tôn giáo là ngành khoa học còn rất trẻ, chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tâm lý học tôn giáo là một phân ngành trong tâm lý học, được nghiên cứu trong mối quan hệ với các ngành khoa học khác, nhất là khoa học tôn giáo, thần học và xã hội học tôn giáo. Tuy nhiên, những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề Tâm lý học tôn giáo nói chung, nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành vi tôn giáo nói riêng cũng đã được đề cập ở những mức độ khác nhau và xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người. Trước khi Tâm lý học tôn giáo ra đời, trong các nghiên cứu về tôn giáo, một số nhà nghiên cứu đã đề cập tới những vấn đề liên quan đến tâm lý như sau: Khi nghiên cứu về tôn giáo dưới góc độ tâm lý học chúng ta cần lý giải về nguồn gốc của tôn giáo. Các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận tôn giáo khác nhau. Theo đó: + Cách tiếp cận theo thuyết xung đột Theo hướng này, các nhà nghiên cứu giải thích nguồn gốc hình thành tôn giáo bắt nguồn từ xung đột. Đó là các nghiên cứu của Sigmund Freud (1856 - 1939) và Anton Boisen (1876). Theo Freud, tôn giáo được sản sinh bởi cảm giác tội lỗi và tâm lý hối hận. Khi nói về nguồn gốc của tôn giáo, Freud viết: “Sự phân tích tâm lý cho chúng ta thấy có sự liên hệ mật thiết giữa mặc cảm người cha và niềm tin vào Chúa Trời. Cá nhân Chúa Trời không phải là cái gì khác mà chính là tâm lý sùng bái người cha” [15, tr. 26 - 30]. Như vậy, Freud dựa vào mặc cảm Ơ đíp để giải thích nguồn gốc tôn giáo cũng như coi xung đột là cơ sở để hình thành tôn giáo. Nhưng Anton Boisen lại cho rằng do những rối loạn tâm thần nảy sinh tôn giáo [15, tr. 31]. + Cách tiếp cận theo thuyết tập thể Theo thuyết này, Carl Gustav Jung (1875 - 1961) nghiên cứu tôn giáo theo phương pháp hướng ra ngoài và cho rằng tôn giáo được hình thành từ những năng 6
- lượng vô thức vượt xa hơn ý thức cá nhân [15, tr. 32 - 33]. Cách tiếp cận này tập trung nghiên cứu nguồn gốc tôn giáo từ những quyền lực thiêng liêng ở bên ngoài cá nhân - những quyền lực được tạo nên từ cộng đồng và tồn tại trong cộng đồng. + Cách tiếp cận theo thuyết nhân cách Theo thuyết này, Gordon W. Allport (1950) cho rằng, tôn giáo phát triển một cách hết sức nhạy cảm qua sự tác động tương hỗ của xã hội, thậm chí qua mỗi cá nhân và từ đó cá nhân có thể phát hiện ra chính mình qua tôn giáo. Theo Allport, hệ thống sở thích, sự quan tâm trong cấu trúc nhân cách của cá nhân là tiền đề quyết định tạo nên tình cảm tôn giáo [15, tr. 34 - 35]. Cách tiếp cận này đã nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo theo hướng cá nhân. Ngay từ trước Công nguyên, Socrates (469 - 399 TCN), khi phê phán thần thánh ở Hy Lạp, đã đưa ra quan niệm của mình về thế giới hư ảo, về những vị thần. Ông cho rằng, không tồn tại một thế giới hư ảo (Thiên đàng) như tôn giáo vẫn đưa ra. Ông bác bỏ những vị thần truyền thống của dân tộc mình và tìm cho mình một Thượng đế riêng, thể hiện ở trong lương tâm, còn thần linh theo ông được bắt nguồn từ chính tâm hồn và sự chấp nhận của con người trong cuộc sống và cái chết [15, tr. 14]. Với quan niệm trên, tác giả đã đề cập tới nhận thức của mình về tôn giáo ở khía cạnh nhận thức về Thiên đàng, Thượng đế, thần linh. A.H. Maclean (1930) đã nghiên cứu nhận thức về Chúa của trẻ em (từ 8 - 14 tuổi) trong các gia đình theo đạo Tin lành. Bằng phương pháp phỏng vấn, trắc nghiệm Maclean cho thấy, đối với các em, Chúa là hình ảnh vừa thực, vừa hư, là con người đầy quyền uy và rất nhân từ, độ lượng [15, tr. 62 - 65]. Với cách tiếp cận nghiên cứu này, tác giả mới chỉ đề cập đến nhận thức tôn giáo ở trẻ em của các gia đình theo Tin lành, chứ chưa đề cập tới nhận thức tôn giáo của các tín đồ, mà nếu có, cũng chỉ mới đề cập tới khía cạnh nhận thức về Chúa. Ikhnaton đã từ chối những truyền thống tôn giáo của những thầy tu, thánh đường để tìm đến những giá trị tinh thần (tâm lý) của tôn giáo mới. Trên cơ sở những bài thánh ca và những ghi chép còn lại chứng tỏ tôn giáo đã được biết đến và được hiểu như kinh nghiệm mang tính xúc cảm. Jonathan Edwards (1703 - 1758) và Friedrich Schleirmacher (1768 - 1834) đã sử dụng Tâm lý học vào tìm hiểu Thần học. Các tác giả này đã đề cập tới cảm xúc và tình cảm tôn giáo. 7
- Những quan điểm của đạo Cơ đốc giúp chúng ta hiểu một cách đáng kể về tâm lý tín đồ. Tình cảm của tín đồ là biểu hiện của đời sống nội tâm, nó thể hiện từ những biểu hiện bên ngoài đến những mong muốn, động cơ, tình yêu thương và suy nghĩ bên trong của mỗi người. Gordon W. Allport (1897 - 1967) đã mô tả tình cảm tôn giáo dưới góc độ Tâm lý học. Theo ông, hệ thống sở thích, sự quan tâm trong cấu trúc nhân cách của cá nhân là tiền đề quyết định nên tình cảm tôn giáo. Sự hình thành tình cảm tôn giáo ở các cá nhân rất khác nhau. Tình cảm là động lực để con người thực hiện lợi ích cá nhân. Tình cảm tôn giáo ở một cách nhìn khác, nó khác với dạng tình cảm khác của con người, đặc biệt là tình cảm thể hiện ở mức độ sâu sắc. James H. Leuba (1868 - 1946), một nhà khoa học dành suốt cuộc đời mình để nghiên cứu tôn giáo, qua những nghiên cứu dựa vào những quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên của mình, ông đã giải thích và làm sáng tỏ sự khác biệt về tư tưởng, tình cảm và ý thức của những người theo và không theo tôn giáo. Theo ông, chân lý của tôn giáo là sự rút ra từ kinh nghiệm và sự nhầm lẫn chủ quan của mọi người. Ông nghiên cứu niềm tin vào Chúa trời và sự bất tử. Ông đã chỉ rõ nguồn gốc tâm lý, sự phát hiện ra niềm tin tôn giáo phát sinh từ 2 nguồn gốc đó là: nhu cầu giải thích và nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ trong cuộc sống. P. Johnson (1957) lại cho rằng, cảm xúc sợ hãi là một yếu tố quan trọng hình thành nên niềm tin tôn giáo [15, tr. 46 - 47]. Hai nhà tâm lý học E. Ôđôgerti, G. Gephund nghiên cứu nguồn gốc niềm tin tôn giáo từ nhận thức và tình cảm cá nhân. E. Ôđôgerti cho rằng, niềm tin tôn giáo được bắt nguồn từ hoạt động nhận thức về các khách thể siêu nhiên, tồn tại ngoài không gian, thời gian và không thể đạt được bằng kinh nghiệm con người. G. Gephund lại cho rằng, tình cảm là cơ sở của niềm tin tôn giáo [15, tr. 55 - 56]. Christian Michel, Felix Novak (1997) cho rằng: “Tâm lý học tôn giáo chủ yếu nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân của tôn giáo cũng như niềm tin cá nhân, chức năng, ý nghĩa của tôn giáo đối với hành vi của con người, của toàn xã hội và những dạng thức trải nghiệm tôn giáo”. + Về nhận thức tôn giáo Theo Từ điển Tâm lý học: “Nhận thức là thuật ngữ chung cho tất cả những hình thức sự hiểu biết và ý thức như là tri giác, xử lý, suy luận, đánh giá, lập kế hoạch, ghi nhớ và tưởng tượng” [150, tr. 179]. Như vậy, theo quan niệm này, nhận 8
- thức bao gồm các hình thức tri giác, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng. Sự hiểu biết và ý thức được hiểu là hình thức của nhận thức. Nhận thức được coi là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan, bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy. Kết quả của quá trình đó là hình ảnh, biểu tượng, khái niệm. Nhà tâm lý học Xô - viết B. Ph. Lomov, khi bàn đến phạm trù phản ánh trong Tâm lý học cho rằng, phản ánh tâm lý là một quá trình. Quá trình đó được chia thành các cấp độ và hình thức. Các cấp độ phản ánh tâm lý đó là: quá trình cảm giác, tri giác; các biểu tượng; các quá trình tư duy ngôn ngữ, tư duy khái niệm và trí tuệ. các cấp độ khác nhau, phản ánh tâm lý được thực hiện dưới các hình thức khác nhau [74, tr. 244 - 258]. Trong Từ điển Thuật ngữ Tâm lý học (2012), khái niệm nhận thức được xác định một cách đơn giản là “Hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức nào đó, hiểu biết những quy luật về hiện tượng, quá trình nào đó” [23, tr. 366 - 387]. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về tôn giáo của các tác giả Việt Nam đã tăng lên về số lượng. Việt Nam đã có những cơ quan làm công tác tôn giáo, nghiên cứu về những vấn đề tôn giáo. Có cả những nhà nghiên cứu tôn giáo thuộc các lĩnh vực, những người có niềm tin tôn giáo và những người không có niềm tin tôn giáo cùng nghiên cứu về lĩnh vực này. Các công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Nghiêm Vạn về tín ngưỡng, tôn giáo; về niềm tin và việc thực hành các lễ nghi tôn giáo của tín đồ Công giáo nhưng mới chỉ dừng lại ở mức khái quát từ góc độ Xã hội học. Tác giả Đỗ Quang Hưng (1990, 2003, 2005, 2012) đã đi vào nghiên cứu lịch sử của quá trình truyền giáo và sự phát triển của Công giáo ở nước ta, những đóng góp của các chức sắc tôn giáo và giáo dân trong các cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Bên cạnh đó, ông đi sâu vào nghiên cứu hình ảnh của người Công giáo dưới lăng kính của nhà khoa học, đó là những đóng góp của tín đồ, đời sống tôn giáo và xã hội của các tín đồ và chức sắc tôn giáo. Những tín đồ, chức sắc Công giáo đã đóng góp công sức của mình cho công cuộc phát triển đất nước. Tác giả Vũ Dũng cũng đã tập trung nghiên cứu một khía cạnh tâm lý của tín đồ một số tôn giáo như đạo Tin lành, Công giáo, Phật giáo ở nước ta. Cụ thể nghiên cứu về khía cạnh tâm lý của cộng đồng tín đồ đạo Tin lành ở Tây Nguyên (2013), tác giả tập trung vào những khía cạnh: nhận thức, niềm tin, hành vi tôn giáo của tín đồ khi 9
- tham dự các lễ nghi tôn. Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cơ bản của tín đồ Công giáo nước ta (2014), tác giả tập trung và nghiên cứu về khía cạnh nhận thức về bổn phận của tín đồ, niềm tin tôn giáo, hành vi tôn giáo và tình cảm tôn giáo của tín đồ đối với Chúa, với tổ chức tôn giáo, biểu hiện cảm xúc của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện... và những ảnh hưởng của những khía cạnh này đến đời sống tâm lý xã hội của tín đồ. Nguyễn Hồng Dương (2004; 2010), đã đi sâu vào nghiên cứu đời sống tôn giáo của các tín đồ qua những ghi chép văn bia Công giáo, đời sống tôn giáo được thể hiện qua hương ước Công giáo. Ông đề cập đến nhiều nội dung sống đạo của tín đồ, đặc biệt là những nghi lễ Công giáo, việc tín đồ tham dự vào các nghi lễ, tham gia vào các ngày lễ, lễ hội tôn giáo [30]; [34]. Như vậy, nhận thức tôn giáo của tín đồ Công giáo được xác định là sự hiểu biết của cộng đồng các tín đồ về giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức của Công giáo. Nhận thức tôn giáo của tín đồ Công giáo thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sự hiểu biết của các tín đồ Công giáo về Đức Chúa Trời và sức mạnh của Người, về thế giới linh hồn sau khi chết, đó là Thiên đàng và Địa ngục. - Sự hiểu biết của các tín đồ công giáo về các lực lượng thần thánh - những lực lượng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. - Sự hiểu biết về các giáo lý, luật lệ được ghi trong Kinh thánh mà các tín đồ Công giáo có nghĩa vụ phải thực hiện. - Sự hiểu biết của các tín đồ Công giáo về hệ thống tổ chức của Công giáo, về tổ chức Công giáo ở địa phương mà mình là một thành viên của cộng đồng đó. Nhận thức tôn giáo của cộng đồng tín đồ Công giáo không chỉ quy định bởi đặc thù của Công giáo, mà còn bị ảnh hưởng lớn của văn hóa truyền thống của dân tộc, bởi môi trường sống hiện tại của họ, trong đó có trình độ học vấn, trình độ sản xuất của dân tộc. Về cảm xúc của tín đồ Cảm xúc là một dạng tình cảm đặc biệt thể hiện quan hệ chủ quan của chủ thể đến một đối tượng nào đó (đối tượng có thể là một cá nhân, một nhóm người hay sự vật nào đó). Trong cuộc sống của cá nhân hay nhóm, cảm xúc có vai trò hết sức to lớn. Nó tác động đến toàn bộ hoạt động sống của con người từ nhận thức đến hành động. Những cảm xúc tích cực giúp cho hoạt động của con người đạt năng suất, hiệu quả hơn trong lao động, quan hệ người người trở nên nhân ái hơn. Những cảm 10
- xúc tiêu cực làm cho con người mệt mỏi, lao động kém năng suất, ít quan tâm, ít giúp đỡ nhau trong lao động cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu trong đời sống con người, cảm xúc lan tỏa đến hết mọi lĩnh vực và khía cạnh của đời sống thì trong tôn giáo, cảm xúc cũng chi phối từ nhận thức đến hành vi của tín đồ. Sẽ không hiểu đúng và đầy đủ về tín đồ và tôn giáo nếu không hiểu về tình cảm tôn giáo của tín đồ. Cảm xúc tôn giáo là một khía cạnh tâm lý quan trọng nhất của bất kỳ tôn giáo nào. Trong Công giáo, cảm xúc của tín đồ đối với Chúa qua hành vi cầu nguyện là một khía cạnh tâm lý thể hiện ở tầng bậc sâu của mỗi cá nhân, đó là tình yêu Thiên Chúa, sự sùng kính, tôn thờ Thiên Chúa và chỉ có cá nhân mới nhận thức được cảm xúc đó một cách rõ nét nhất. Cảm xúc này không chỉ thể hiện qua hành động cầu nguyện ở gia đình, ở nhà thờ mà còn thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu thiếu lòng yêu mến và sự sùng kính thì tín đồ không thể đến với Chúa. tín đồ Công giáo tồn tại hai dạng tình yêu: tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Trong hai dạng tình yêu này thì tình yêu Thiên Chúa giữ vị trí thứ nhất sau mới đến tình yêu con người. Tuy nhiên, hai tình yêu này không mâu thuẫn với nhau. Cảm xúc của tín đồ đối với Chúa bao gồm những cảm xúc tích cực và tiêu cực. Những cảm xúc tích cực gồm tình yêu, sự kính phục, tôn kính, yêu mến… đối với lực lượng thần thánh hay đối với cộng đồng tôn giáo. Cảm xúc này góp phần tạo nên đặc trưng xu hướng tôn giáo. Còn cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc lo lắng, hồi họp, sợ hãi, cảm giác nhỏ bé trước lực lượng siêu nhiên... Những cảm xúc của tín đồ Công giáo được hình thành và phát triển thông qua việc cầu nguyện, từ việc tham dự vào các lễ nghi và sinh hoạt tôn giáo thường ngày của tín đồ. Cảm xúc của tín đồ Công giáo là cảm xúc đặc biệt, được thể hiện qua mối quan hệ giữa tín đồ đối với Thiên Chúa, với thế giới linh hồn, với các chức sắc và với các tín đồ khác trong cùng cộng đoàn, cộng đồng tôn giáo (đó là các tổ chức tôn giáo, như: các giáo xứ, giáo họ hoặc cao hơn nữa là cộng đồng tôn giáo thế giới, cộng đồng những người có chung niềm tin, cùng thờ phượng Thiên Chúa). Cảm xúc tôn giáo của tín đồ Công giáo có những đặc điểm sau: Đó là một loại cảm xúc tích cực: Tín đồ nói riêng và cộng đồng tín đồ nói chung thể hiện sự tôn kính, sùng bái Thiên Chúa, Đức Mẹ, sự kính trọng và tình cảm của tín đồ dành cho các chức sắc tôn giáo (cao nhất là Giáo hoàng, các giám 11
- mục, linh mục và tu sĩ), cũng như sự đồng cảm, tin yêu đối với các thành viên trong cộng đồng tôn giáo. Cảm xúc của tín đồ là một loại tình cảm phụ thuộc. Đó là sự sợ hãi của con người, cảm thấy mình nhỏ bé trước Thiên Chúa, Đức Mẹ và các vị thánh của Công giáo. Cảm xúc tôn giáo thực hiện một chức năng quan trọng là an ủi con người. Đó là chức năng nhằm thỏa mãn tinh thần của con người một cách hư ảo. Khi con người gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, họ tìm đến tôn giáo để tìm sự che chở, giúp đỡ. Tôn giáo đã giúp họ thỏa mãn - thỏa mãn một cách hư ảo, trong đó có sự an ủi về với thế giới linh hồn (Thiên đàng). Khi con người tham dự và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, nhất là hành vi cầu nguyện thì cảm xúc lúc mới bắt đầu mang tính tiêu cực (lo âu, sợ hãi, mong muốn, khẩn cầu), nhưng khi thực hiện xong nghi lễ tôn giáo thì chuyển sang cảm xúc tích cực (vui mừng, tin tưởng, yên tâm…). 1.2. Những nghiên cứu về niềm tin tôn giáo 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà triết học khi nghiên cứu nguồn gốc nảy sinh niềm tin tôn giáo đã cho rằng, niềm tin tôn giáo là do các trạng thái tâm lý của con người gây ra, mà trạng thái tâm lý này lại do tác động của hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo nên. Theo các nhà triết học Demokrit (460 - 370 TCN), Baruch Spinoza (1632 - 1677), Ludwig Feuerbach (1804 - 1872), khi con người lâm vào hoàn cảnh sống khó khăn, bế tắc, không tìm được cách giải quyết, họ đã có trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi. Do vậy, họ đã tin và các lực lượng thần thánh để tìm kiếm sự che chở và giúp đỡ [15, tr. 44 - 46]. Trong nghiên cứu của mình về tôn giáo, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đều cho rằng, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào những đối tượng hư ảo, không tồn tại trong thực tế. Niềm tin đó là do những bất lực của con người trước cuộc đấu tranh chống thiên nhiên và trong cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột. C. Mác (1818 - 1883) cho rằng, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào “những bông hoa tưởng tượng”. Theo Ăng-ghen (1820 -1895), niềm tin tôn giáo chỉ là niềm tin vào lực lượng không tồn tại trên trần thế. Theo V.I. Lê-nin, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu… [15, tr. 53 - 54]. Niềm tin tôn giáo được một số tác giả tiếp cận theo hướng xã hội học trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế nói riêng, sự phát triển xã hội nói chung. Max 12
- Weber (1864 - 1920) cho rằng, niềm tin của những người theo đạo Tin lành là niềm tin vào Chúa Trời - người có quyền uy tối thượng... Để đạt được niềm tin đó con người phải làm việc không mệt mỏi [15, tr. 54]. Theo E. Durkheim (1858 - 1917), niềm tin tôn giáo không thể tách rời các tổ chức xã hội. Ông đã gắn niềm tin tôn giáo vào niềm tin và tình cảm của các cá nhân trong một tập thể [15, tr. 55]. S. Freud (1856 - 1939) với hai tác phẩm Totem et Tabou (Vật tổ và Cấm kỵ) xuất bản năm 1913 và The Future of an Illusion (Tương lai của một ảo tưởng), xuất bản năm 1927 là những tác phẩm lớn đề cập tới tôn giáo và niềm tin tôn giáo. Trong Chương 4 cuốn Vật tổ và Cấm kỵ (Sự hồi quy ấu trĩ của Totem giáo), ông đi sâu phân tích nguyên nhân hình thành Tôtem giáo với tư cách là hình thức tôn giáo đầu tiên của loài người, bao gồm ba nhóm: nguyên nhân danh xưng học, nguyên nhân xã hội học và nguyên nhân tâm lý học [70, tr. 403]. cuốn Tương lai của một ảo tưởng, quan điểm của S. Freud về tôn giáo là mâu thuẫn và không nhất quán. Một mặt, ông quy các biểu tượng tôn giáo về lĩnh vực bệnh hoạn, xem chúng như bệnh “loạn thần kinh chức năng”, bệnh tâm thần; mặt khác, ông lại nhấn mạnh giá trị văn hóa của chúng. Không chỉ thế, giữa tri thức khoa học và niềm tin tôn giáo, theo ông, luôn có sự xung đột không thể khắc phục được, tác động của tôn giáo đến con người ngày càng giảm và không thể luận chứng được bằng các sự kiện lẫn bằng những luận cứ của lý tính và nguyên nhân của tình trạng đó là “sự kiện toàn tinh thần khoa học ở các tầng lớp tinh hoa của xã hội loài người” [41, tr. 218]. Với quan niệm này, S. Freud cho rằng, niềm tin tôn giáo là ảo tưởng vì việc hoàn thành mong muốn được trộn lẫn với động cơ của nó; xét về bản chất tâm lý thì các học thuyết tôn giáo cũng là ảo tưởng. Do ảnh hưởng của thuyết bản nguyên duy lý, con người dần dần chia tay với tôn giáo để có được “tình cảm thực tại”. Nguồn gốc của niềm tin tôn giáo, theo các nhà tâm lý học, niềm tin tôn giáo được bắt nguồn từ chính những hiện tượng tâm lý của con người. Erix From (1900 - 1980) cho rằng, nguồn gốc của niềm tin tôn giáo xuất phát từ những xung đột xuất hiện trong quá trình tồn tại của con người. Chính xung đột giữa trí tuệ con người và thực tại tự nhiên, giữa mong muốn của con người và khả năng thực tế để thỏa mãn là cơ sở tồn tại của niềm tin tôn giáo. Theo Jame H. Leuba (1868 - 1946), nguồn gốc của niềm tin tôn giáo phát sinh từ nhu cầu giải thích (về các hiện tượng bí ẩn của cuộc sống) và nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ trong cuộc sống [15, tr. 20 - 21]. P. 13
- Johnson (1957) lại cho rằng, cảm xúc sợ hãi là một yếu tố quan trọng hình thành niềm tin tôn giáo [15, tr. 46 - 47], [142, tr. 30]. Hai nhà tâm lý học E. Ôđôgerti, G. Gephund nghiên cứu nguồn gốc niềm tin tôn giáo từ nhận thức và tình cảm cá nhân. E. Ôđôgerti cho rằng, niềm tin tôn giáo được bắt nguồn từ hoạt động nhận thức về các khách thể siêu nhiên, tồn tại ngoài không gian, thời gian và không thể đạt được bằng kinh nghiệm con người. G. Gephund lại cho rằng, tình cảm là cơ sở của niềm tin tôn giáo [15, tr. 55 - 56]. Theo Karl Barth (1886 - 1968), niềm tin tôn giáo phản ánh sự đối xử từ bi của Thượng đế với con người. Niềm tin của tín đồ Kitô giáo bắt đầu từ Thượng đế. Đó là niềm tin vào sự hùng hậu và sức mạnh vô biên của Thượng đế, đồng thời các tín đồ lại ý thức về sự nhỏ bé, yếu ớt của mình. Theo ông, niềm tin tôn giáo được cấu thành từ hai mặt tương phản: sức mạnh của lực lượng siêu nhiên và sự yếu ớt của con người trước lực lượng đó. Về đặc điểm của niềm tin tôn giáo, trên cơ sở so sánh sự khác nhau giữa niềm tin tôn giáo và niềm tin phi tôn giáo, nhà tâm lý học Nga D.M. Ugrinovich (1986) đã chỉ ra các đặc điểm của niềm tin tôn giáo. Theo ông, niềm tin tôn giáo là niềm tin hư ảo, niềm tin không có tính lôgíc và niềm tin bền vững ở các tín đồ. B. Russell (1872 - 1970) quan tâm về các vấn đề tôn giáo như: Mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, niềm tin tôn giáo; những đóng góp của tôn giáo trong nền văn minh nhân loại. Những vấn đề này được thể hiện ở nhiều tác phẩm: Bản chất của tôn giáo (1912), Tôn giáo và Giáo hội (1916), Những điều tôi tin (1925), Tại sao tôi lại không phải là tín đồ Kitô giáo? (1927), Tôn giáo có đóng góp hữu ích gì cho nền văn minh hay không? (1930), Tôn giáo và khoa học (1935). B. Russell, khi bàn về niềm tin tôn giáo, cho rằng, mọi đức tin mù quáng đều tai hại và đức tin tôn giáo là một đức tin vô căn cứ. Vì thứ nhất, không thể đánh giá được đức tin nào là tốt và đức tin nào là xấu; thứ hai, chúng ta chỉ có thể định nghĩa “đức tin” là niềm tin vững chắc vào một cái gì đó không thể chứng thực được. Ông viết: “Chúng ta không bao giờ nói đến đức tin khi hai cộng hai bằng bốn hay trái đất hình tròn. Chúng ta chỉ nói đến đức tin khi chúng ta muốn thay thế cảm xúc cho chứng cớ” [152, tr. 215]. Ông cũng thừa nhận rằng rất khó tìm thấy cái gì có thể thay thế niềm tin tôn giáo. Theo ông, “Mặc dù chúng ta đã được truyền thụ về thiên văn học của Côpécnic nhưng học thuyết này không thể thâm nhập được vào niềm tin tôn giáo, đạo đức hay tinh thần của chúng ta, thậm chí nó cũng không thể phá 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 874 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 340 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 239 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 159 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 149 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 48 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 169 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 61 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 25 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 39 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 16 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 48 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 18 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 42 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn