Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Ứng dụng mô hình học máy trong phát hiện nguy cơ mã độc trên nền tảng Android
lượt xem 9
download
Luận văn đã trình bày một hướng tiếp cận có hiệu quả về ứng dụng học máy trong phát hiện nguy cơ mã độc trên nền tảng Android. Qua đây, ta có thể đánh giá việc sử dụng học máy trong phân tích, phát hiện nguy cơ mã độc là một giải pháp thành công, cần phát triển trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Ứng dụng mô hình học máy trong phát hiện nguy cơ mã độc trên nền tảng Android
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là sản phẩm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS. Phạm Thanh Giang. Các số liệu, kết quả được công bố là hoàn toàn trung thực. Những nội dung trình bày trong luận văn này là do tôi nghiên cứu, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Các tài liệu tham khảo có xuất xứ rõ ràng, và được trích dẫn đầy đủ, hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2020 Người cam đoan Trần Đức Kiên
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Phạm Thanh Giang, Trưởng phòng Tin học viễn thông, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam người thầy đã luôn khuyến khích, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo của Viện Công nghệ thông tin đã tận tình đào tạo, cung cấp cho tôi những kiến thức vô giá, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình tôi cùng toàn thể bạn bè, đặc biệt là bạn Nguyễn Việt Đức, cán bộ Phòng Tin học viễn thông, Viện Công nghệ thông tin đã luôn giúp đỡ, động viên tôi những khi khó khăn, trở ngại. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp của tôi tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu chương trình thạc sĩ Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................... vi MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................... 4 1.1. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .......................................................... 4 1.2. GIỚI THIỆU VỀ NỀN TẢNG ANDROID ...................................... 5 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................... 5 1.2.2. Một số phương pháp lây nhiễn mã độc trên nền tảng Android . 8 1.3. PHÂN TÍCH MÃ ĐỘC ................................................................... 9 1.3.1. Các phương pháp phân tích mã độc trên Android ................... 10 1.3.2. Ưu và Nhược điểm của phân tích tĩnh và phân tích động ....... 16 1.4. GIỚI THIỆU VỀ HỌC MÁY ........................................................ 17 1.4.1. Phân loại các thuật toán học máy............................................ 19 1.4.2. Giới thiệu một số thuật toán học máy hiệu quả với bài toán ... 20 CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỌC MÁY TRONG PHÁT HIỆN NGUY CƠ MÃ ĐỘC TRÊN NỀN TẢNG ANDROID ............................ 25 2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THÔ ............................. 25 2.1.1. Thu thập dữ liệu ..................................................................... 25 2.1.2. Giải thích cấu tạo file APK ..................................................... 25 2.1.3. Thực hiện dịch ngược file APK để lấy thuộc tính với apktool 28 2.1.4. Trích xuất feature từ dữ liệu thô được dịch ngược từ apktool . 30 2.2. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HÓA TẬP THUỘC TÍNH .................. 31 2.2.1. Tập thuộc tính......................................................................... 31 2.2.2. Chuyển dữ liệu sang không gian vector .................................. 34 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH, ĐÁNH GIÁ ................................... 37 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ........................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 46
- iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT KÝ HIỆU Ý NGHĨA OS Operating system – Hệ điều hành APK Android Package Kit FN False Negative FP False Positive TN True Negative TP True Positive FNR False Negative Rate FPR False Positive Rate TNR True Negative Rate TPR True Positive Rate LR Logistic Regression – Hồi quy Logistic SVM Support Vector Machine
- v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Ưu và nhược điểm của phân tích tĩnh, phân tích động ............. 16 Bảng 3.1. Precision và Recall của S1 đến S8 ........................................... 40 Bảng 3.2. Precision và Recall các nhóm thuộc tính ................................. 42
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Sơ đồ quy trình học máy cơ bản ............................................... 18 Hình 2.2. Mô hình phân lớp nhị phân của SVM ....................................... 21 Hình 3.1. Cách đóng gói file APK ........................................................... 28 Hình 3.2. Thư mục chứa dữ liệu giải nén từ file APK .............................. 29 Hình 3.3. Biểu đồ F1 – Score của các thuộc tính S1 đến S8 .................... 39 Hình 3.4. Biểu đồ Accuracy của các thuộc tính S1 đến S8 ...................... 39 Hình 3.5. F1-score của các nhóm thuộc tính ............................................ 44
- 1 MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự phát triển của Internet toàn cầu là các nguy cơ mất an toàn thông tin đang trở nên nguy hiểm và khó lường hơn, trong đó mã độc hại (malware) là một trong những mối hiểm họa nghiêm trọng trên Internet. Mã độc ngày càng tiến hóa với những biến thể đa dạng từ virus máy tính, worm, botnet…với các hình thức xâm nhập, che dấu ngày càng tinh vi. Số lượng và hình thái đa dạng của mã độc ngày càng tăng, trong khi các phần mềm phòng chống mã độc không thể phát hiện, ngăn chặn được hết dẫn đến hàng triệu máy tính bị nhiễm mã độc. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của BKAV thì năm 2017 có đến 15 triệu máy tính ở Việt Nam bị nhiễm mã độc tương ứng thiệt hại khoảng 12.300 tỷ đồng. Ngoài ra, ngày nay để phát triển một mã độc mới không yêu cầu nhiều kỹ năng cao do tính sẵn có các công cụ tấn công trên internet. Tính sẵn sàng cao của các kỹ thuật chống phát hiện cũng như khả năng mua phần mềm độc hại trên thị trường chợ đen dẫn đến cơ hội trở thành một kẻ tấn công cho bất kỳ ai, không phụ thuộc vào cấp độ kỹ năng và trình độ chuyên môn. Do đó, bảo vệ hệ thống máy tính khỏi các phần mềm độc hại trên Intenet là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất về an ninh mạng cho người dùng, doanh nghiệp. Một cuộc tấn công đơn lẻ có thể dẫn đến dữ liệu bị xâm phạm và gây ra những hậu quả to lớn. Sự mất mát lớn và các cuộc tấn công thường xuyên đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các phương pháp phát hiện chính xác và kịp thời. Android là một nền tảng hệ điều hành phổ biến nhất trên thiết bị di động ngày nay. Cùng với hàng trăm nghìn ứng dụng trên các kênh lưu trữ trực tuyến, nền tảng Android đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Do sự phổ biến, tính mở, tính tùy biến linh hoạt
- 2 nên vấn đề an toàn, bảo mật nói chung và mã độc nói riêng trong hệ thống Android luôn là chủ đề nóng. Phát hiện mã độc là một bước quan trọng để có thể ngăn chặn và tiêu diệt hoàn toàn mã độc ra khỏi thiết bị hoặc hệ thống mạng; khôi phục lại hiện trạng của thiết bị, hệ thống mạng; truy tìm nguồn gốc tấn công. Hầu hết mã độc ở dạng các chương trình, dịch vụ không thể đọc thông thường. Các cách phát hiện mã độc chính là: sử dụng các công cụ và các kĩ thuật phân tích. Có hai kĩ thuật phân tích chính là Phân tích tĩnh (không cần chạy mã độc trong hệ thống) và Phân tích động (thực hiện khi mã độc chạy trong hệ thống). Học máy là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kĩ thuật cho phép các hệ thống "học" tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể. Ứng dụng học máy trong phát hiện mã độc là chủ đề đang thu hút nhiều sự quan tâm trong thời gian qua; khắc phục những nhược điểm của các phương pháp so sánh mẫu dựa trên cơ sở dữ liệu mã độc được xây dựng và định nghĩa từ trước là không có khả năng phát hiện ra các mẫu mã độc mới, số lượng dữ liệu mã độc ngày càng gia tăng làm cho cơ sở dữ liệu mẫu trở nên ngày càng lớn. Hơn nữa, ngày nay số lượng mã độc ngày càng tăng cao dẫn đến số lương mẫu ngày càng nhiểu đòi hỏi phải có một phương pháp phù hợp để phát hiện mã độc. Do đó hướng nghiên cứu dựa vào các mô hình học máy để phát hiện và phân loại mã độc tỏ ra là phương pháp tìm năng và hiệu quả khi số lượng mẫu mã độc lớn và các biến thể của mã độc ngày càng đa dạng. Tuy nhiên một trong những vấn đề chính được quan tâm là làm thế nào để xây dựng được mô hình học máy hiệu quả và mang lại kết quả chính xác cao. Trong đó có một yếu tố quan trọng ảnh hưởng chính đến mô hình và hiệu qủa của các thuật toán học máy là lựa chọn đặc trưng và
- 3 các phương pháp trích chọn đặc trưng phù hợp. Trong luận văn, tác giả đề xuất một phương pháp thu thập bộ tiêu chí mở rộng gồm các thông tin đa dạng thu thập từ ứng dụng Android sau đó phân tích đánh giá mức độ an toàn của ứng dụng. Dữ liệu đánh giá dựa trên tập mẫu bao gồm 82.682 mẫu với 545.167 feature. Với tập mẫu như vậy, phương pháp hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả trong việc dự đoán và phát hiện các loại mã độc khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu vẫn sẽ đảm bảo được hiệu năng cao.
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Hiện nay, nhằm thay thế phương pháp đối chiếu chữ ký số cũ với những hạn chế trong việc xử lý các mẫu mã độc mới, các nghiên cứu thường tập trung phân tích sâu hơn vào mỗi tập tin apk để tìm ra đặc điểm riêng. Hai cơ chế chính là cơ chế phân tích tĩnh và cơ chế phân tích động. Trong đó, cơ chế thứ nhất là phương pháp trích xuất đặc trưng từ mã nguồn của tập tin cài đặt. Cơ chế còn lại là thu thập các luồng thông tin nhập xuất trong thời gian thực thi của ứng dụng. Các đặc trưng được rút ra từ hai phương pháp này chính là thuộc tính đầu vào của phương pháp học máy[1]. Crowdroid, AMDA và MADAM nằm trong số các công trình nghiên cứu thực hiện phát hiện phần mềm độc hại android thông qua cơ chế phân tích động. Trình theo dõi Crowdroid ghi lại tất cả cuộc gọi hệ thống và sử dụng các kỹ thuật phân cụm để xây dựng mô hình phân loại. AMDA chỉ tập trung theo dõi các hành vi lành tính qua15 lệnh gọi hệ thống để nhận biết mã độc. MADAM đã đề xuất một khung phát hiện kết hợp các tính năng ở cấp lõi và cấp ứng dụng MADAM nhận thấy rằng có 11 lệnh gọi hệ thống ở cấp độ kernel có thể mô tả tốt nhất hành vi của thiết bị. Tuy nhiên, các đặc trưng được rút ra từ phân tích động thường rất tốn kém và thiếu tính khái quát. Đối với thuộc tính tĩnh, Ignacio Martín và cộng sự khai thác các thông tin trên cửa hàng ứng dụng như ngày đưa lên, số lượt tải, số lượt bình chọn hay tên nhà phát triển để thuộc tính. Sau đó, họ thử các thuộc tính này với 3 thuật toán cây quyết định, máy vec-tơ hỗ trợ và hồi quy logistic.Chen và công sự[2] kết hợp thuật toán PCA với 3 bộ thuộc tính bao gồm: quyền ứng dụng, thành phần ứng dụng và hàm chức năng. Tuy nhiên, vì số lượng mẫu có hạn với 387 mẫu nên số lượng thuộc tính chỉ
- 5 đạt số lượng nhỏ là 29. Cũng với sử dụng 3 bộ thuộc tính như bài báo nhưng Drebin đã mở rộng chúng thành 8 bộ thuộc tính chi tiết hơn (quyền, thành phần ứng dụng, bộ lọc intent, kết nối phần cứng, hàm API bị hạn chế, quyền thực dụng, API đáng ngờ, địa chỉ mạng). Có thể thấy 8 bộ thuộc tính này là rất phong phú và đầy đủ để chúng tối sử dụng và tiến hành so sánh và đánh giá. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ NỀN TẢNG ANDROID 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Hệ điều hành Android cách đây 13 năm bởi Andy Rubin, người sáng lập công ty Android .Inc năm 2003. Hiện nay, nó đã trở thành hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới, đánh bại nhiều đối thủ như Symbian, BlackBerry, Palm OS, webOS và Windows Phone[3]. Ban đầu, Android là hệ điều hành cho các thiết bị cầm tay dựa trên lõi Linux do công ty Android Inc. Năm 2005, Android Inc. được google mua lại và phát triển. Tháng 11 năm 2007, hàng điện thoại và khai thác mạng không dây TMobile của Mỹ công bố chiếc điện thoại Android đầu tiên mang tên TMobile G1. Cùng thời điểm, Google công bố ra mắt phiên bản Android SDK release Candidate 1.0. Cuối năm 2008, Google cho ra mắt một thiết bị cầm tay tên là Android Dev Phone 1 có khả năng chạy các ứng dụng Android độc lập mà không bị ràng buộc với các nhà cung cấp mạng điện thoại di động như T-Mobie. Đồng thời, Google phát hành bản vá lỗi Android 1.1. Tháng 4/2009, Android phiên bản 1.5 Cupcake được ra mắt. Trong phiên bản này, Google đã bổ sung nhiều tính năng và cải tiến so với 2 phiên bản công khai đầu tiên như tải video lên Youtube, xoay màn hình
- 6 và cho phép bên thứ ba phát triển bàn phím. Đây cũng là phiên bản đầu tiên Google đặt tên riêng cho phiên bản của Android theo tên các loại bánh kẹo. Tháng 9/2009, Google nhanh chóng tung ra Android 1.6 Donut. Cập nhật quan trọng nhất trong phiên bản này là việc hỗ trợ cho các nhà mạng sử dụng mạng CDMA. Điều này đã thúc đẩy việc các điện thoại Android có thể vươn ra trên toàn cầu. Tháng 10/2009, Android 2.0 Eclair được cập nhật. Đây là phiên bản đầu tiên tính năng chuyển văn bản thành giọng nói (Text – to – speech) được đưa vào cùng nhiều tính năng, cải tiến khác. Tháng 5/2010, Android 2.2 Froyo được ra mắt. Các cập nhật đáng chú ý của phiên bản này là tính năng phát sóng di động Wi-Fi, hỗ trợ flash, Android Cloud. Tháng 9/2010, Android 2.3 Gingerbread được google tung ra. Cho đến nay, đây là phiên bản thấp nhất Google còn liệt kê trong các phiên bản cập nhật. NFC lần đầu tiên được đưa vào Android. Đây cũng là phiên bản đặt nền móng cho việc chụp ảnh selfie, hỗ trợ nhiều camera, hỗ trợ Google Talk. Tháng 02/2011, Android 3.0 Honeycomb được giới thiệu. Đây là phiên bản Google tập trung phát triển dành cho máy tính bảng hoặc các thiết bị di động có màn hình lớn. Tháng 10/2011, Android 4.0 Ice-cream Sandwich là sự kết hợp của Honeycomb và Gingerbread dành cho các thiết bị smartphone. Đây là phiên bản đầu tiên Android hỗ trợ mở khóa điện thoại bằng cách chụp ảnh khuôn mặt, đánh dấu sự phát triển của sinh trắc học trên smartphone. Tháng 6/2012, Android 4.1 Jelly Bean được tung ra và nhận được sự đón nhận tích cực từ cả người dùng và các nhà phát triển. Khả năng
- 7 phản hồi cảm ứng được cải thiện rất nhiều. Tính năng chụp hình HDR và kết nối Miracast cũng được hỗ trợ. Tháng 9/2013, Android 4.4 Kitkat xuất hiện. Kitkat không thật sự có nhiều tính năng nổi trội mới nhưng đây là phiên bản được tối ưu hóa để chạy trên các smartphone với chỉ 512MB Ram. Điều này cho phép các nhà sản xuất cài đặt Kitkat trên các điện thoại chi phí thấp hơn, góp phần tích cực vào việc phổ biến Android trên toàn thế giới. Tháng 9/2014, Android 5.0 Lollipop ra mắt đánh dấu một bước thay đổi lớn về giao diện Hệ điều hành. Trong phiên bản này, ngôn ngữ Material Design của Google được sử dụng, nổi bật với các hiệu ứng ánh sáng và bóng tối tự do. Tháng 10/2015, Android 6.0 Marshmallow được phát hành. Nó bao gồm nhiều tính năng mới như: Google Now trên Tap, ngăn kéo ứng dụng di chuyển dọc, mở khóa bằng phương pháp sinh trắc học, hỗ trợ USB Type-C, tích hợp Android Pay, và nhiều tính năng hơn nữa. Tháng 8/2016, Android 7.0 Nougat được tung ra. Một số tính năng mới trong phiên bản này gồm các chức năng đa tác vụ tốt hơn đối với điện thoại thông minh có màn hình lớn như chia màn hình và việc chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng. Tháng 3/2017, Android 8.0 Oreo được công bố. Hệ điều hành được bổ sung, nâng cấp nhiều thay đổi trực quan trong menu Cài đặt. Ngoài ra, Oreo còn hỗ trợ chế độ ảnh-trong-ảnh, các kênh thông báo, API tự động điền mới để quản lý mật khẩu và điền dữ liệu tốt hơn. Tháng 3/2018, Android 9.0 Pie được phát hành. Trong phiên bản này, một số tính năng, cập nhật đáng chú ý như cử chỉ điều hướng, thời gian sử dụng ứng dụng, kết nối bluetooth với 5 thiết bị khác nhau song song, tính năng xoay nhanh màn hình.
- 8 Tháng 9/2019, Android 10.0 chính thức phát hành. Không giống các phiên bản trước đây, phiên bản 10.0 này Google không sử dụng tên các loại bánh kẹo, được sắp xếp theo alphabet như trước đây nữa. Android 10.0 ra mắt đi kèm nhiều tính năng mới như chế độ tối toàn diện, thao tác điều hướng mới, tăng cường bảo mật và riêng tư, chế độ Focus Mode, tối ưu cho các sản phẩm màn hình gập. Android đã có một chặng đường dài phát triển và hoàn thiện. Đến nay, Hệ điều hành Android đang trở nên phổ biến nhất thế giới, tiếp cận đến đầy đủ các đối tượng khách hàng, phân khúc khác nhau. Bằng chất lượng, tính đa dạng của mình, Android chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai, phổ biến sâu, rộng hơn trong các thiết bị điện tử, không chỉ đối với điện thoại thông minh. 1.2.2. Một số phương pháp lây nhiễn mã độc trên nền tảng Android Từ năm 2015 đến nay, mỗi ngày thế giới phát hiện thêm khoảng 230.000 chương trình, phần mềm độc hại[4]. Phần mềm độc hại có hành vi nguy hiểm, có thể bao gồm cài đặt phần mềm mà không cần sự đồng ý của người dùng. Người dùng đôi khi không nhận ra rằng các tệp có thể tải xuống của họ là phần mềm độc hại, do đó các tệp này có thể được vô tình lưu trữ. Có nhiều phương pháp mà các hacker áp dụng với phần mềm độc hại để lây nhiễm vào các thiết bị Android. Bốn phương pháp phổ biến là: - Đóng gói lại ứng dụng hợp pháp: Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng bởi những kẻ tấn công. Họ có thể tìm và tải về ứng dụng phổ biến trên thị trường, sử dụng các công cụ dịch ngược, thêm các đoạn mã độc hại và sau đó đóng gói lại thành các
- 9 ứng dụng mới và đưa ra thị trường ứng dụng Android chính thức hoặc của bên thứ ba. Người dùng có thể dễ dàng cài đặt các ứng dụng này do bị dụ dỗ để tải về và cài đặt các ứng dụng bị nhiễm mã độc. Đã có khoảng 86,0% ứng dụng hợp pháp bị đóng gói lại bao gồm cả các mã độc hại sau khi phân tích hơn 1.200 mẫu phần mềm độc hại Android [5]. - Khai thác các lỗ hổng trên ứng dụng Android: Có thể là một lỗi trong các ứng dụng của người dùng. Những kẻ tấn công có thể sử dụng lỗ hổng này để xâm nhập vào điện thoại và cài đặt phần mềm độc hại trên thiết bị. - Ứng dụng giả mạo: Có những ứng dụng giả mạo là các phần mềm độc hại cho phép kẻ tấn công truy cập vào thiết bị di động của bạn. Những kẻ tấn công tải lên trên thị trường ứng dụng các ứng dụng giả mạo là các phần mềm chứa mã độc của kẻ tấn công. Ví dụ: Kẻ tấn công tải lên một phần mềm có tên Facebook nhưng thực tế đó lại là phần mềm do kẻ tấn công viết và có chứa mã độc trong đó. - Cài đặt từ xa: Các phần mềm độc hại có thể được cài đặt từ xa lên điện thoại của người dùng. Nếu kẻ tấn công có thể lấy được các thông tin của người sử dụng và vượt qua chúng trên chợ ứng dụng, sau đó trong trường hợp này, các phần mềm độc hại sẽ được cài đặt vào thiết bị mà không cần sự can thiệp từ phía người dùng[6]. Ứng dụng này sẽ chứa mã độc hại cho phép kẻ tấn công truy cập dữ liệu cá nhân như danh sách liên lạc, tin nhắn,... 1.3. PHÁT HIỆN MÃ ĐỘC Mã độc là các chương trình có chứa các đoạn mã độc hại được viết kèm hoặc toàn bộ chương trình nhằm thực hiện hành vi có mục đích xấu như: đánh cắp thông tin, truy cập trái phép, tấn công, chiếm quyền sử
- 10 dụng máy,... Bất kỳ phần mềm nào cũng bị xem là mã độc nếu có một trong biểu hiện như phá hoại, thay đổi trái phép, phá vỡ hoặc làm mất tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu người dùng. Tùy thuộc hình thức, cơ chế hoạt động, lây lan và kiểu phá hoại mà phân loại các kiểu mã độc như: spyware, virus, backdoor, trojan, adware,... Ngày nay, Internet phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận có chủ đích và tạo ra mã độc càng trở nên dễ dàng hơn mà không cần các kiến thức quá sâu về công nghệ thông tin[7]. Chính vì vậy, thách thức bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trước bị đổi mới, biến thể không ngừng của mã độc càng trở nên khó khăn. 1.3.1. Các phương pháp phát hiện mã độc trên Android Phát hiện mã độc là một bước quan trọng trong để có thể ngăn chặn và tiêu diệt hoàn toàn mã độc ra khỏi máy tính và hệ thống mạng; khôi phục lại hiện trạng của mạng như ban đầu; truy tìm nguồn gốc tấn công. Trước tiên cần xác định được chính xác chuyện gì đã xảy ra với toàn bộ hệ thống, tìm được toàn bộ các thiết bị, tệp, ứng dụng đã bị lây nhiễm. Trong quy trình phát hiện mã độc, chúng ta cần xác định được chính xác những gì mã độc có thể thực hiện, cách thức phát hiện mã độc trong hệ thống mạng, phương pháp đo lường thiệt hại nó có thể gây ra. Và quan trọng nhất cần tìm ra qui luật đặc trưng (Mã nhận diện – signatures) để nhận diện mã độc, diệt mã độc và khôi phục hệ thống. Hầu hết mã độc ở dạng các chương trình, dịch vụ (dạng binary) không thể đọc thông thường. Cách phát hiện mã độc chính là: sử dụng các công cụ và các kĩ thuật phân tích. Có hai kĩ thuật phân tích chính:
- 11 + Phân tích tĩnh (Phân tích mà không cần mã độc chạy trong hệ thống): Thực hiện việc dịch ngược mã độc bằng các công cụ Disassembler, xem nội dung và cấu trúc[8] mã nguồn để xác định xem mã độc làm gì. Đặc trưng của phương pháp này yêu cầu kiến thức về dịch ngược, hệ thống, tập lệnh. + Phân tích động (Phát hiện mã độc chạy thật trong hệ thống): Sử dụng các trình debugger để nghiên cứu và xem cách thức thực thi của mã độc trong môi trường thật. Từ đó trích xuất thông tin chi tiết về mã độc: nguồn gốc, cách thức lây nhiễm, các đoạn mã, các hàm quan trọng. Để có thể thực hiện được phương pháp này cần trang bị kiến thức chuyên sâu về kĩ thuật, thành thạo việc sử dụng các công cụ và nhiều kĩ năng để có thể vượt qua các kĩ thuật của mã độc. Một số quy tắc chính khi phân tích mã độc: - Không nên tập trung quá vào những tiểu tiết, hầu hết các mã độc đều có lượng mã nguồn rất lớn, phức tạp và có chứa nhiều mã rác. Do đó, chúng ta nên tập trung vào các tính năng chính để tránh mất nhiều thời gian chi tiết hóa các thông tin không cần thiết. - Mỗi công cụ hỗ trợ phân tích có những chức năng riêng, cần vận dụng linh hoạt và hiệu quả dựa trên điểm mạnh của từng công cụ để quá trình phân tích nhanh hơn, chính xác hơn. - Có nhiều chiến thuật phân tích khác nhau, do đó cần thay đổi chiến thuật một cách linh hoạt để hiệu quả phân tích tốt hơn. Việc phân tích mã độc (malware analysis) giống như một trò chơi đuổi bắt, người viết mã độc thì luôn cố che giấu còn người phân tích thì luôn cố tìm ra các thông tin chi tiết nhất[9]. Các kĩ thuật mới được tạo ra mỗi ngày, do đó cần luôn luôn cập nhật các kĩ thuật phân tích và công
- 12 nghệ mới nhất, ngoài ra cũng cần có sự sáng tạo để quá trình phân tích nhanh, hiệu quả hơn. 1.3.1.1. Phương pháp phân tích tĩnh: Đặc điểm của phương pháp phân tích tĩnh này là sẽ kiểm tra, phân tích Malware mà không thực thi mã độc. Cơ bản của việc phân tích tĩnh bao gồm các bước kiểm tra các file thức thi mà không cần các hướng dẫn thực tế. Qua bước phân tích tĩnh sẽ xác nhận cho chúng ta liệu file đó có phải là mã độc hay không, cung cấp thông tin về chức năng của chúng, đôi khi những thông tin này sẽ cung cấp cho người dùng những dấu hiệu nhận dạng các loại Malware. Là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện một cách nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này lại không có hiệu quả trong việc phân tích những loại Malware phức tạp và do đó chúng ta có thể bỏ qua những hành vi quan trọng mà Malware gây ra. Trong mức này chúng ta chưa quan tâm tới việc thực thi File Malware, trong phần này tôi sẽ tập trung vào việc phân tích mã, cấu trúc, header của chương trình để xác định các chức năng: - Sử dụng Hash để xác định Malware. - Xác định các thông tin từ string, header, function của file Mỗi kỹ thuật sẽ cung cấp các thông tin khác nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu. Tôi sẽ sử dụng một vài kỹ thuật sao cho thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt[10]. Sử dụng Hash để xác định Malware Hashing là phương pháp phổ biến để nhận diện và xác định phần mềm độc hại. Khi Malware được chạy qua một phần mềm hash sẽ tạo ra
- 13 một chuỗi ký tự (chuỗi ký tự này được coi như là vân tay của Malware). Mỗi chuỗi hash xác định ra các Malware duy nhất[11], có thể chia sẻ các mẫu hash này để giúp cho những người phân tích xác định Malware. Sử dụng việc tìm kiếm chuỗi Một chương trình thường chứa các chuỗi nếu nó in ra một message, kết nối tới một đường dẫn URL hoặc copy một file đến một vị trí xác định. Nghiên cứu các chuỗi cũng là một phương pháp đơn giản để chúng ta có thêm những thông tin về chức năng của chương trình. Ví dụ, chương trình này thường in xuất ra màn hình để cung cấp cho người dùng một cập nhật trạng thái, hoặc để cho biết rằng một lỗi đã xảy ra. Những chuỗi trạng thái và chuỗi lỗi kết thúc có thể nhúng trong tập tin thực thi của chương trình và có thể vô cùng hữu ích trong việc phân tích phần mềm độc hại. Việc bóc tách các chuỗi có trong các phần mềm độc hại được thực hiện bằng các công cụ như Hex Editor, PeiD[12]. Cho dù sử dụng bất kỳ công cụ gì để bóc tách các String thì các string có thể được thể hiện dưới dạng mã ASCII hoặc Unicode. Nhưng việc phân tích chuỗi cần phải hết sức cẩn thận vì có thể chuỗi đó được người viết Malware cố tình chèn vào để đánh lừa người phân tích. Việc thực hiện phân tích chuỗi có thể giúp chúng ta phát hiện ra một số loại Malware được lưu dưới một định dạng khác để đánh lửa người dùng như ví dụ sau: Malware netcat là một file thực thi, nhưng chúng được lưu lại dưới định dạng là một file nén để lừa người dùng có dạng là nc.rar. Mỗi loại file có các byte định dạng riêng. Kiểm tra các byte định dạng để xác định file đó là loại file gì. Chẳng hạn những file thực thi luôn
- 14 có các byte định dạng là MZ (được thể hiện dưới dạng hex: 4D 5A), các file nén có định dạng là PK (được thể hiện dưới dạng hex: 50 4B). Để kiểm tra xem file này có thật sự là một file nén hay là một file thực thi được lưu dưới dạng của một file nén[13], chúng ta có thể sử dụng các công cụ như Hex Editor hay PEiD để kiểm tra vấn đề này. Trình soạn thảo cho phép bạn tìm kiếm chuỗi byte cụ thể trong bản thân file. Nó sẽ cho bạn biết liệu Malware download về như trong hình minh hoạ ở trên có thực sự là file winzip hay không. Người dùng không cần lo lắng liệu mình có vô tình khiến Malware này phát huy tác dụng hiệu quả của nó ngay bây giờ. Đơn giản là vì trong trình soạn thảo Hex, chúng ta chỉ có thể xem được nội dung mà không thể kích hoạt file thực thi. 1.3.1.2. Phương pháp phân tích động: Đặc điểm của phương pháp phân tích động này là sẽ kiểm tra, phân tích Malware bằng việc thực thi mã độc: - Basic dynamic analysis: là phương pháp thực thi mã độc và giám sát các hành vi của chúng trên hệ thống để tìm cách loại bỏ chúng, tìm ra các dấu hiệu để nhận biết Malware. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xây dựng môi trường an toàn để cho phép chạy và nghiên cứu Malware mà không gây tổn hại đến hệ thống hoặc môi trường mạng. Cũng giống với basic static analysis thì phương pháp basic dynamic analysis thường được sử dụng kể cả với những người không am hiểu về kiến thức lập trình. Và phương pháp này cũng không hiệu quả trong việc phân tích các loại Malware phức tạp[14]. - Advanced dymanic analysis: đây là phương pháp sử dụng chương trình gỡ lỗi để kiểm tra các trạng thái ngầm của mã độc khi thực thi nó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Xây dựng hệ thống chấm điểm tự động, hỗ trợ luyện thi học sinh giỏi tin học THPT
80 p | 43 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị cước viễn thông - công nghệ thông tin tại viễn thông Quảng Bình
13 p | 119 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Xây dựng hệ thống trả lời tự động chatbot bằng tiếng Việt sử dựng phương pháp học sâu
72 p | 51 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu hệ thống tổng hợp tiếng nói theo phương pháp học sâu
49 p | 64 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu đánh giá các phương pháp phân loại tàu thuyền tự động sử dụng ảnh viễn thám
72 p | 72 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Phân tích ý kiến người dùng theo khía cạnh bằng phương pháp học sâu
76 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Hệ thống điểm danh học sinh tại trường phổ thông sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt
58 p | 21 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Hệ thống tư vấn và phân loại học sinh sử dụng kỹ thuật học máy
38 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu trong dự báo một số thông số khí quyển
57 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu giải pháp đánh giá chất lượng dịch vụ đa phương tiện trên mạng không dây sử dụng mô phỏng
72 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu đánh giá một số phương pháp chú giải hệ gen lục lạp
68 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu các phương pháp lọc thư rác tại Việt Nam và trên thế giới, xây dựng và đề xuất phương án lọc thư rác tiếng Việt
73 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống phân loại hành vi bò
76 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Xây dựng hệ thống hỏi đáp tự động hỗ trợ công tác tư vấn dịch vụ hành chính công tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương
66 p | 57 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Phát triển hệ thống dự đoán điểm thi tốt nghiệp của học sinh trung học phổ thông sử dụng kỹ thuật rừng ngẫu nhiên hồi quy
38 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu xử lý các đoạn video để trợ giúp phát triển tư duy học sinh
81 p | 50 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu hệ thống truyền thông đa phương tiện thời gian thực trên cơ sở giải pháp kỹ thuật WEBRTC
26 p | 47 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu phát triển dịch vụ quản lý quy trình nghiệp vụ đánh giá, quản lý rủi ro an toàn thông tin
78 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn