intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng” không chỉ là một công trình nghiên cứu đơn lẻ về hệ thống phần mềm về hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin thiết yếu, hữu ích cho doanh nghiệp nhằm hướng đến tăng trưởng và phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SAP ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG Ngành: Quản trị kinh doanh NGUYỄN PHƯƠNG DUNG Hà Nội – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SAP ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Dung Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Vân Hà Nội – 2023 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi, người viết luận văn này, xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SAP ERP TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG” là một công trình nghiên cứu độc lập của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Hồng Vân. Các số liệu, tài liệu được tham khảo và sử dụng trong luận văn này đều có nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Phương Dung i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate), anh chị em bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học cùng quý Thầy Cô trường Đại Học Ngoại Thương đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tác giả học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Hồng Vân – giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã luôn dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện để luận văn thạc sĩ này được đầy đủ và hoàn thiện nhất. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác kinh doanh và khách hàng lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè. Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Phương Dung ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do nghiên cứu ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 6. Bố cục của Luận văn ................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) .......................................................................................................................... 6 1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 6 1.1.1. Nguồn lực doanh nghiệp ......................................................................... 6 1.1.2. Tài nguyên doanh nghiệp........................................................................ 8 1.1.3. Hoạch định doanh nghiệp ....................................................................... 8 1.1.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp.............................................................. 9 1.2. Giới thiệu tổng quan về ERP (Enterprise Resource Planning) ............. 10 1.2.1. Khái niệm ERP ..................................................................................... 10 1.2.2. Lịch sử hình thành ERP ........................................................................ 12 iii
  6. 1.2.3. Cấu trúc của ERP .................................................................................. 13 1.3. Hệ thống ERP trong quản lý doanh nghiệp ............................................ 14 1.3.1. Vai trò của hệ thống ERP trong quản lý doanh nghiệp ........................ 14 1.3.2. Đặc điểm nổi bật của hệ thống ERP ..................................................... 15 1.4. Giới thiệu phần mềm SAP ERP và giải pháp SAP S/4HANA............... 16 1.5. Mô hình đánh giá ứng dụng ERP trong doanh nghiệp .......................... 20 1.5.1. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 20 1.5.2. Thang đo ............................................................................................... 22 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SAP ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG ........................................................... 26 2.1. Tổng quan Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng .............. 26 2.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 26 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 27 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng ...................................................................................... 33 2.2. Phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng ................................................................ 38 2.2.1. Quy trình triển khai SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng .......................................................................................................... 38 2.2.2. Thực trạng ứng dụng SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng ..................................................................................................... 42 2.3. Đánh giá việc ứng dụng SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng............................................................................................... 51 2.3.1. Các kết quả đạt được............................................................................. 51 iv
  7. 2.3.2. Khó khăn và hạn chế ............................................................................. 55 2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 57 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM SAP ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG ........................................................................................ 60 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ......................... 60 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng .......................................................... 63 3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 63 3.2.2. Giải pháp về quy trình hoạt động ......................................................... 65 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70 DANH SÁCH PHỤ LỤC ........................................................................................ 75 v
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh AI Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo) Asset Management System AMS (Hệ thống quản lý tài sản) Bill of Material BOM (Khai báo công thức và định mức nguyên vật liệu) CO Controlling (Quản lý chi phí nội bộ) COPA Controlling Profitability Analysisc (Phân tích lợi nhuận) CORP Corporation (Tập đoàn) Customer Relationship Management CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) Capability Requirements Planning CRP (Lập kế hoạch điều phối nguồn lực sản xuất) End users Người dùng cuối Economic Order Quantity EOQ (Mô hình số lượng kinh tế) Enterprise Resource Planning ERP (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) Food and Beverage Service F&B (Ngành kinh doanh đồ ăn, thức uống) FI Financial Accounting (Tài chính kế toán) Golden Gate Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng Human capital management HCM (Quản trị nguồn nhân lực) Inovation Diffusion Theory IDT (Mô hình lý thuyết phổ biến sự đổi mới) vi
  9. Key user Người dùng chính MM Material Management (Quản lý hàng hóa, vật liệu) MPS Master Production Schedule (Lập kế hoạch sản xuất) Material Requirements Planning MRP (Lập kế hoạch yêu cầu vật liệu) Non - SAP Các hệ thống khác ngoài hệ thống SAP OPS Operation (Khối vận hành) PP Production Planning (Kế hoạch sản xuất) QM Quality Management (Quản lý chất lượng) Research & Development R&D (Nghiên cứu và phát triển) RSC Regional Support Company (Khối hỗ trợ nhà hàng) SAP ERP Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp SBU Strategy Business Unit (Đơn vị kinh doanh chiến lược) Supply Chain Management SCM (Quản lý chuỗi cung cấp) SD Sales and Distribution (Bán hàng và phân phối) SFC Shop Floor Control (Quản lý phân xưởng, nhà máy) Sub Subsidiary (Chi nhánh) Technology Acceptance Model TAM (Mô hình chấp nhận công nghệ) Technology - Organization – Environment TOE (Mô hình Công nghệ - Tổ chức – Môi trường) Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu vii
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các phân hệ trong ERP tiêu chuẩn Hình 1.2: Lý thuyết TOE về hành vi chấp nhận công nghệ mới. Hình 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Golden Gate Hình 2.2: Sự tăng trưởng của Golden Gate giai đoạn 2016-2020 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của Golden Gate Hình 2.4: Quy trình triển khai phần mềm SAP ERP tại Golden Gate Hình 2.5: Kiến trúc hệ thống SAP DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nội dung khảo sát đề xuất Bảng 2.2: Kết quả khảo sát viii
  11. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài “Ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng” được thực hiện nhằm đánh giá việc ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng SAP ERP tại Công ty, cụ thể bài luận đã đạt được các kết quả như dưới đây: Thứ nhất, các lý luận về hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đã được hệ thống hóa tại Chương 1 của bài nghiên cứu, đây cũng là nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và các phần mềm ERP nói riêng trong các doanh nghiệp F&B. Ngoài ra, chương 1 luận văn còn đề cập đến các thông tin liên quan đến phần mềm SAP ERP cũng như các khái niệm về mô hình đánh giá việc ứng dụng ERP trong doanh nghiệp. Thứ hai, thông qua việc phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty cũng như phân tích kết quả khảo sát các cấp lãnh đạo và nhân viên Công ty về việc sử dụng phần mềm, tác giả đánh giá việc ứng dụng SAP ERP tại Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng đạt được kết quả khá tích cực. SAP ERP không chỉ giúp Công ty tối ưu được chi phí quản lý mà còn làm việc quản lý dữ liệu trở nên chính xác, bảo mật và minh bạch hơn trong thời gian thực. Vì vậy, các cấp lãnh đạo có được cái nhìn tổng quan, nhanh chóng về hoạt động của Công ty, từ đó có thể dễ dàng đưa ra các quyết định về kế hoạch và mục tiêu trong tương lai. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số khó khăn, hạn chế trong quá trình ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty và phân tích nguyên nhân tại chương 2 luận văn. Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty cùng các kết quả phân tích từ chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp tại chương 3 của luận văn để cải thiện việc ứng dụng SAP ERP tại Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng, giúp tăng hiệu suất của các quy trình vận hành cũng như tăng hiệu quả hoạt động chung cho toàn Công ty. ix
  12. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo nên những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình và chủ động tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. Trong một thế giới không ngừng vận động và biến đổi như vậy, không làm gì có nghĩa là chúng ta đang tụt lùi. Nhìn gần hơn chúng ta thấy trong cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, nếu không chuyển đổi số để bắt kịp chuyến tàu 4.0 thì chúng ta sẽ là người bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, các giải pháp để doanh nghiệp tự hoàn thiện cơ cấu bộ máy mình không gì khác chính là ứng dụng những thành quả của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi. Những năm trước đây, nhìn trên bình diện chung, khi công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam mới đang ở giai đoạn bắt đầu, tất cả đang còn rất sơ khai. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã và đang được các doanh nghiệp dành sự quan tâm; điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt tại các khu vực có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Như một điều tất yếu, khi nhu cầu kinh doanh trở nên đa dạng hơn, phần mềm ERP – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp xuất hiện và theo đó ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu về tính năng tùy chỉnh và tích hợp rộng hơn. Tại thị trường Việt Nam, ERP xuất hiện từ những năm 2000 và đến cuối năm 2019, có khoảng 17% doanh nghiệp đưa vào triển khai ERP thành công (Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt nam 2020). Hiện nay, Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) đã và đang áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành các hoạt động, trong đó có phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp SAP ERP. Từ góc độ nội bộ, chuyển đổi số hiệu quả giúp hệ thống vận hành trơn tru hơn, các thông tin và chỉ số được hiển thị rõ ràng, minh bạch và kịp thời sẽ giúp giảm “ma sát” quy trình, 1
  13. thúc đẩy gia tăng hiệu suất, tối ưu các nguồn lực, giảm các khâu lặp lại bằng tay và giúp giảm thiểu rủi ro, từ đó gia tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả khi ứng dụng các phần mềm nói chung và phần mềm SAP ERP nói riêng chưa được quan tâm một cách thích đáng, từ đó có những khó khăn nhất định khi cần rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm. Đề tài “Ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng” không chỉ là một công trình nghiên cứu đơn lẻ về hệ thống phần mềm về hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin thiết yếu, hữu ích cho doanh nghiệp nhằm hướng đến tăng trưởng và phát triển bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu Tính trên bình diện thế giới, các công trình nghiên cứu về ERP đã xuất hiện từ rất lâu, có thể kể đến như “Triển khai ERP: Bài học từ một nghiên cứu điển hình” của các tác giả Majed Al-Mashari và Abdullah Al-Mudimigh (2003). Bài báo này mô tả một nghiên cứu điển hình về việc triển khai không thành công SAP R/3 để thiết kế lại quy trình kinh doanh của một nhà sản xuất lớn. Bài học về các yếu tố dẫn đến thất bại và các tác động trong tương lai của chúng được thảo luận dưới góc độ tương phản kinh nghiệm của một số công ty thực hành tốt nhất. Trong 3 năm, từ tháng 12/2005 đến tháng 09/2008, tập đoàn tư vấn Panorama (Panorama Consulting Group) - một tổ chức tư vấn độc lập về kỹ thuật số và về phần mềm quản lý ERP của Mỹ đã tổ chức bình chọn trực tuyến, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp đại diện của 1.322 tổ chức trên toàn cầu đã ứng dụng ERP và công bố bản nghiên cứu “Tình hình ứng dụng ERP 2008”. Bản nghiên đã mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về hiện trạng ứng dụng ERP trên phạm vi toàn cầu. Với mục đích xác định hiệu quả cũng như những rủi ro, hạn chế và bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai ERP, tập đoàn tư vấn Panorama đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trong ngành nghề, quy mô khác nhau, từ doanh nghiệp (DN) nhỏ đến các tổ chức đa quốc gia với doanh thu hàng tỷ USD trên khắp thế giới, trong đó đa số có trụ sở tại Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. 2
  14. Năm 2014, bài viết “Mô hình triển khai hệ thống ERP trong các doanh nghiệp vừa” của tác giả Fahd Alizai đề xuất một mô hình triển khai Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) cho doanh nghiệp vừa. Mô hình này có thể được sử dụng như một phần của chiến lược triển khai ERP cho quy mô vừa doanh nghiệp, cho phép người quản lý/ chủ sở hữu doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện; bao gồm các giai đoạn triển khai ERP và các yếu tố được phân loại trong các lĩnh vực Công nghệ, Tổ chức và Con người. Nhằm nâng cao tỷ lệ thành công khi triển khai các dự án ERP, bài viết “Tăng tỷ lệ triển khai thành công ERP bằng việc tập trung vào chất lượng dữ liệu và sự tham gia của người dùng” (2015) của các tác giả M. Rizwan Jameel Qureshi và Alnamer M. Abdulkhalaq thuộc trường Đại học King Abdulaziz đã khẳng định chất lượng dữ liệu và sự tham gia của người dùng được phân loại là hai trong số các yếu tố quan trọng nhất đe dọa sự thành công của các dự án ERP. Từ đó, đưa ra một số đề xuất về phương pháp “làm sạch dữ liệu” và hướng dẫn người dùng để triển khai một dự án ERP có hiệu quả. Ngoài ra, với mục đích phát triển và kiểm tra thực nghiệm một khung khái niệm điều tra các yếu tố để triển khai hệ thống ERP một cách hiệu quả ở quy mô vừa và nhỏ, nhóm tác giả Prodromos Chatzoglou, Dimitrios Chatzoudes, Leonidas Fragidis, Symeon Symeonidis đã nghiên cứu và cho ra bài viết “Các yếu tố thành công quan trọng đối với việc triển khai ERP ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ” (2016). Tại Việt Nam, tuy chưa xuất hiện nhiều nhưng cũng có một số tác giả nghiên cứu về tình hình ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp. Bài nghiên cứu “Tình hình ứng dụng erp và sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Trần Thanh Thúy (Trường Đại học Kinh tế TP HCM – 2011) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP thành công cũng như sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng dụng ERP thành công và tạo ra sự tác động tích cực của ERP, ví dụ như: Đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuẩn hóa tài liệu huấn luyện sử dụng phần mềm,… 3
  15. Bên cạnh đó, Công trình dự thi Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà Kinh tế trẻ - năm 2010 với đề tài “Phân tích tác động của hệ thống ERP đối với nghiệp vụ kế toán tại doanh nghiệp” của tác giả Trần Thị Thu Hồng thuộc Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã đưa ra các giải pháp để điều chỉnh công tác kế toán trong doanh nghiệp phù hợp với hệ thống ERP chuẩn. Đối với các công ty hoạt động theo mô hình theo chuỗi nhà hàng ăn uống, Golden Gate là một trong số các doanh nghiệp F&B tiên phong triển khai ứng dụng ERP vào quy trình vận hành toàn bộ công ty nói chung cũng như hệ thống chuỗi nhà hàng nói riêng. Đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có những nghiên cứu mang tính toàn diện khi ứng dụng phần mềm SAP ERP trong doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi nhà hàng ăn uống. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng để từ đó tăng cường ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Hệ thống hóa các lý luận về ERP. - Đánh giá thực trạng ứng dụng của phần mềm SAP ERP khi áp dụng tại Công ty thương mại dịch vụ Cổng Vàng. - Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Xây dựng mô hình nghiên cứu bằng việc thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng 4
  16. dụng phần mềm SAP ERP tại Golden Gate, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Golden Gate. - Phạm vi về không gian: Do giới hạn về mặt thời gian nên nội dung bài viết chỉ nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm SAP ERP tại một số phòng ban thuộc công ty và khối hỗ trợ nhà hàng thuộc khu vực Miền Bắc - Golden Gate. - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn 2019- 2022. Các nghiên cứu và kết quả công bố được tiến hành từ tháng 12/2022 đến tháng 5/2023 (6 tháng). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc quan sát, phỏng vấn các lãnh đạo và nhân viên tại Golden Gate về việc ứng dụng phần mềm SAP ERP; đồng thời nghiên cứu các hồ sơ tài liệu có liên quan trong quá trình triển khai phần mềm SAP ERP trong doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng việc thu thập thông tin thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi; bảng hỏi được tham khảo và xây dựng dựa trên mô hình TOE (Công nghệ - Tổ chức - Môi trường), kết quả từ bảng hỏi sẽ được tổng hợp và phân tích để nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng phần mềm SAP ERP tại Golden Gate. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có những nội dung chính như sau: - Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn lực (ERP) - Chương 2: Ứng dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm SAP ERP tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng 5
  17. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Nguồn lực doanh nghiệp Nguồn lực nói chung sẽ bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn lực con người, hệ thống chính trị xã hội, thị trường… Còn theo F. David (1998), nguồn lực doanh nghiệp được hiểu là những tài sản mà một doanh nghiệp sở hữu và có thể khai thác vì mục đích kinh tế. Trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, nguồn lực của một doanh nghiệp có rất nhiều, tuy nhiên có 5 nguồn lực chính mà mỗi doanh nghiệp cần phát triển để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị của doanh nghiệp, bao gồm: - Nguồn lực con người: đây là nguồn lực cơ bản nhất trong tất cả các nguồn lực bởi lẽ những nguồn lực khác muốn khai thác có hiệu quả đều phải phụ thuộc vào trình độ năng lực của con người. Cấu trúc về số lượng, chất lượng nguồn lực được thể hiện ở nhiều mặt; về số lượng, nguồn lực con người được xác định bởi số lượng nhân viên, giới tính, độ tuổi, sự phân bổ nhân viên giữa các đơn vị phòng ban trong công ty…; về chất lượng, nguồn lực con người bao gồm tất cả các yếu tố như năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và vị thế xã hội… Các yếu tố này tạo nên năng lực của mỗi con người và được huy động, được tập hợp lại thành một sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp. Khác với những nguồn lực thông thường, một khi đã đưa vào khai thác sử dụng thì ngày càng hao hụt cạn kiệt, nguồn lực con người và đặc biệt là trí tuệ khi càng khai thác thì càng phát triển. - Trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp đầu tư một phần nguồn vốn của doanh nghiệp để mua sắm trang thiết bị cần thiết; trang thiết bị càng hiện đại thì càng hỗ trợ tốt hơn cho con người, thay thế lao động thủ công, nâng cao hiệu suất công việc, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Thật vậy, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, khi triển khai trong thực tế, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, ít tiêu hao nhiên liệu vận hành và giảm số lượng phế phẩm sản xuất. Các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị giảm. 6
  18. - Thị trường tiềm năng: khi xác định được rõ khách hàng của doanh nghiệp với những nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp sẽ chủ động triển khai các chiến lược tiếp thị sản phẩm phù hợp với các thông điệp tiếp thị mạnh mẽ, nhắm đúng đối tượng đang quan tâm. Đồng thời, với những sản phẩm dịch vụ của mình, doanh nghiệp sẽ thỏa mãn tốt nhất mong muốn của khách hàng, từ đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng. - Kỹ năng quản trị doanh nghiệp của người đứng đầu: quản trị doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch, xác định và truyền bá tầm nhìn, sứ mệnh đến tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp; người đứng đầu có kỹ năng quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được thành công trên thị trường. Cụ thể, người đứng đầu sẽ tiên phong trong công tác thực hiện các chiến lược, giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình thực hiện trong doanh nghiệp, từ đó nắm bắt thực trạng để kịp thời đưa ra quyết định điều chỉnh đúng đắn; kỹ năng quản trị nhân sự bằng cách xây dựng cơ cấu, bộ máy, tuyển dụng nhân sự phù hợp để thực hiện những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. - Vốn: được biểu hiện bằng các tài sản như tiền mặt, tài sản, quyền tài sản có giá trị thành tiền … Vốn thể hiện tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; vì thế, để doanh nghiệp vận hành và phát triển thì không thể thiếu vốn. Trong phạm vi một doanh nghiệp nói chung, điểm xuất phát để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là có một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; nếu không có vốn sẽ không có hoạt động sản xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp tại từng thời kỳ. Hơn thế nữa, khi xem xét vấn đề về mặt pháp lý, tất cả các doanh nghiệp dù ở thành phần kinh tế nào, để được thành lập và đi vào hoạt động thì nhất thiết cần phải có lượng vốn cần thiết tối thiểu theo quy định của nhà nước hay còn gọi là vốn pháp định. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của doanh nghiệp không ngừng 7
  19. được tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng quy mô sản xuất, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh sẽ gây ra nhiều tổn thất như đình trệ sản xuất dẫn đến không thực hiện được các đơn hàng, mất thanh toán với nhà cung ứng gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp... Việc thiếu vốn kéo dài sẽ dẫn đến thua lỗ, doanh nghiệp phá sản. 1.1.2. Tài nguyên doanh nghiệp Nguồn lực doanh nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp hơn là tài nguyên, tức là những nguồn lực được chọn lọc kỹ lưỡng, đạt chất lượng để có thể thực hiện tốt mục tiêu tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp. Câu hỏi trăn trở của các nhà quản lý doanh nghiệp là làm thế nào để các nguồn lực của doanh nghiệp trở thành các tài nguyên quý giá, phải làm sao để mọi bộ phận đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty. Đồng thời, hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận sao cho phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận; thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất; cập nhật chính xác, kịp thời tình trạng nguồn lực của công ty. 1.1.3. Hoạch định doanh nghiệp Hoạch định trong doanh nghiệp là hoạch định trước các nội dung công việc, thiết lập các quy trình, trình tự xử lý công việc để mọi thành viên trong công ty tuân theo; đồng thời, tính toán dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động trong các công việc của mình nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Thứ nhất, khía cạnh đầu tiên của hoạch định doanh nghiệp đó là tính toán dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, công tác sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp rất đa dạng, mỗi lĩnh vực, thị trường, quy mô … khác nhau sẽ cần những thông tin khác nhau để hỗ trợ công tác hoạch định, nhưng tựu chung lại đều phải tính toán để dự báo nhu cầu thị trường, từ đó lập kế hoạch sản xuất trong tương lai. Cùng với đó là dự kiến về ngân sách và chi tiêu của doanh nghiệp trong năm tài khóa để tài trợ cho các kế hoạch nêu trên. Ngoài ra công tác hoạch định doanh nghiệp còn cần thiết phải thiết lập các kế hoạch cho từng bộ phận cụ thể của doanh nghiệp. 8
  20. Thứ hai, hoạch định trước các nội dung công việc. Tùy theo thực tế của mỗi doanh nghiệp và những kinh nghiệm thu được trong những năm trước đó mà doanh nghiệp xác định mức độ cần thiết, lên phương án để tổ chức sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Đó có thể là các công tác về chính sách giá bán, chiết khấu; công tác mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp; công tác về tài chính như thu xếp nguồn vốn, tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp; công tác quản trị doanh thu, công nợ. Thứ ba, thiết lập các quy trình, trình tự xử lý công việc cho từng phòng ban, từng vị trí công việc để mọi thành viên trong doanh nghiệp tuân theo. Đó là quy trình sản xuất trong mỗi nhà máy/phân xưởng/dây chuyền, quy trình xử lý nghiệp vụ của các phòng ban, quy trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp đối với mỗi nghiệp vụ/nhóm nghiệp vụ cụ thể, quy trình lưu trữ hồ sơ chứng từ, phục vụ cho công tác hậu kiểm … 1.1.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp là hệ thống tất cả những điều lệ, chính sách giúp điều hành và quản lý doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp cần phải cân đối lợi ích của các bên có liên quan như nhân viên, cổ đông, khách hàng, các đối tác kinh doanh, cộng đồng, cơ quan của nhà nước và toàn xã hội. Quản trị doanh nghiệp là quá trình tác động liên tục và mang tính chất tổ chức từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp đó nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp, một bộ máy quản trị doanh nghiệp giàu năng lực được ví như động cơ tốt để hoạt động sản xuất kinh doanh được vận hành một cách trơn tru nhất. Hệ thống quản trị này đòi hỏi một lượng thông tin lớn, có tính chính xác cao, có độ nhạy với thị trường và mang tính tổng hợp. Do đó, các giải pháp ERP được hình thành để đáp ứng tối đa các nhu cầu thu thập, xử lý và định hướng thông tin cho các nhà quản trị. Các nhà quản trị trong doanh nghiệp tuỳ theo mức độ và quyền hạn sẽ xử lý các thông tin khác nhau để đảm bảo tính liên tục, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tùy theo mô hình tổ chức của doanh nghiệp, hệ thống quản trị doanh nghiệp có thể được thiết kế riêng phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn khai thác thành công 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0