intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Module Giáo viên mầm non 2: Quản lí cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên mầm non

Chia sẻ: Lục Duật Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Module Giáo viên mầm non 2: Quản lí cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên mầm non" giúp bạn đọc hiểu được khái niệm cảm xúc, quản lý cảm xúc và đạo đức nghề nghiệp. Phân tích được sự cần thiết phải quản lí cảm xúc của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. Vận dụng kiến thức được trang bị để xác định các hạn chế trong quản lí cảm xúc của bản thân và của đồng nghiệp khi thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Module Giáo viên mầm non 2: Quản lí cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên mầm non

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MODULE 2 QUẢN LÍ CẢM XÚC BẢN THÂN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON ThS. GVC. NGUYỄN THỊ TRẦM CA Quảng Trị, 2022 1
  2. Modul 2: QUẢN LÍ CẢM XÚC BẢN THÂN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON A. MỤC TIÊU - Hiểu được khái niệm cảm xúc, quản lý cảm xúc và đạo đức nghề nghiệp - Phân tích được sự cần thiết phải quản lí cảm xúc của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. - Vận dụng kiến thức được trang bị để xác định các hạn chế trong quản lí cảm xúc của bản thân và của đồng nghiệp khi thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Đề xuất được một số biện pháp tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp. B. MÔ TẢ NỘI DUNG Nội dung quản lí cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp sẽ cung cấp những nội dung cơ bản về: - Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp; - Quản lí cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp; - Kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. - Đề xuất được một số biện pháp tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp C. NỘI DUNG CỤ THỂ LÝ THUYẾT ( 10 tiết) 1. Cảm xúc bản thân của giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp 2
  3. 1.1. Khái niệm cảm xúc Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cảm xúc (CX), tùy theo góc độ tiếp cận của nhà nghiên cứu. X.L. Rubinstein cho rằng: “Về mặt nội dung, các CX được xác định bởi các mối quan hệ của con người, bởi tập quán và thói quen trong từng hoàn cảnh xã hội, tư tưởng của nó” . S. Tomkins quan niệm: “CX – về cơ bản là những phản ứng đáp lại bằng vẻ mặt”. Theo D. Goleman: “CX vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lí và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây ra”. Ông cho rằng, con người có hàng trăm CX với những kết hợp, những biến thể và biến đổi của chúng. Tuy nhiên, có một số CX nền tảng rất phổ biến, đó là: giận, buồn, sợ, vui sướng, yêu, ngạc nhiên, ghê tởm, xấu hổ. Khi CX xuất hiện, nó chuẩn bị cho cơ thể một kiểu phản ứng tương ứng. Nhóm tác giả J. Mayer, P. Salovey, D. Caruso quan niệm: “CX là một hệ thống các đáp lại của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lí, tri giác, kinh nghiệm, nhận thức và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc về tâm trạng và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạc nhiên…”. Theo Carroll E.Izard cho rằng: “CX có ba yếu tố đặc trưng bao gồm: Cảm giác được thể nghiệm hay là được ý thức về CX; các quá trình diễn ra trong các hệ thần kinh, nội tiết, hô hấp, tiêu hóa và các hệ khác của cơ thể; các phức hợp biểu cảm CX được quan sát, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt”. Th. Feher và J.A. Russell quan niệm: “CX là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được. Về ngữ nghĩa, CX có thể được coi là sự trải nghiệm bằng cảm giác”. Theo Vũ Dũng: “CX - sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của 3
  4. các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp. Trong quá trình tiến hóa, CX xuất hiện như một phương tiện cho phép cơ thể sống có khả năng đánh giá ý nghĩa sinh học của các trạng thái cơ thể và tác động ngoại cảnh. Xét về nguồn gốc, CX là một hình thức của kinh nghiệm loài. Dựa vào CX, cá thể tiến hành những hành động cần thiết mà đôi khi tính hữu ích của chúng không ý thức được (ví dụ: lẩn tránh nguy hiểm, duy trì nòi giống). Nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện chức năng của CX diễn ra bình thường, hệ thần kinh sinh dưỡng đảm nhiệm chức năng ấn định mức huy động sinh lực của cơ thể (tích cực hóa)”. Theo Nguyễn Khắc Viện:“CX là phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc, gồm hai mặt: Những phản ứng sinh lí do thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; phản ứng tâm lí, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn. Những phản ứng tâm lí tùy thuộc những bộ phận thần kinh: mạng lưới, hệ viền - dưới đồ thị; phản ứng tâm lí xuất phát từ khả năng ít nhiều đối phó với một tình huống mang tính bất ngờ và biểu hiện CX tùy thuộc đặc điểm phong tục tập quán, của nền văn hóa xã hội. Lúc phản ứng chưa phân định gọi là CX, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện với cường độ cao gọi là cảm kích”. Theo Phạm Minh Hạc: “CX là một quá trình tâm lý, có tính nhất thời, phụ thuộc vào tình huống, đa dạng, luôn luôn ở trạng thái hiện thực, thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách là một cá thể), gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng”. Tuy xuất phát từ các quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm CX, 4
  5. nhưng các nhà tâm lí học đều thống nhất những đặc trưng sau khi nói về CX ở con người: (1) CX ở con người là một hiện tượng tâm lý phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của chủ thể. (2) CX là một quá trình tâm lý diễn ra đồng thời với các quá trình thay đổi khác biệt rất rõ trong hệ thần kinh, hệ cơ mặt, hệ nội tiết, hệ hô hấp và các hệ khác của cơ thể. (3) CX của con người rất phong phú, mang bản chất xã hội, có những CX mang tính bản năng và có những CX chịu sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa, của quá trình nhận thức. (4) CX ở người là kết quả của sự tiến hóa lâu dài trong giới sinh vật, là phương thức giúp con người thích nghi với các biến cố của môi trường, là tiền đề chuẩn bị cho một phản ứng hành vi tương ứng. Trong đời sống hằng ngày ở Việt Nam, từ CX với nghĩa là các rung động khác nhau của con người được sử dụng khá phổ biến hơn từ xúc cảm. Ví dụ, bài hát của ca sĩ gây cho khán giả nhiều CX, bài văn, bài thơ giàu CX; hành động phản cảm gây CX bực bội cho người khác,... Trong bài giảng này, chúng tôi dùng thuật ngữ CX với nghĩa tương đương thuật ngữ emotion trong tiếng Anh. Như vậy: CX của con người là một quá trình tâm lý nảy sinh để phản ứng lại các kích thích tác động có ý nghĩa đối với chủ thể, là những sắc thái rung động có thể quan sát được, phản ánh sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nào đó, sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chủ thể, là tiền đề chuẩn bị cho một phản ứng hành vi tương ứng để giúp chủ thể thích ứng với biến cố. Nói gọn hơn: Cảm xúc là những rung động trực tiếp của cá nhân khi có 5
  6. những kích thích tác động tới cá nhân, phản ánh ý nghĩa của chúng với nhu cầu và động cơ của con người. 1.2. Nguồn gốc của cảm xúc Cảm xúc chủ yếu bắt nguồn từ hệ thống limbic và phần nguyên thủy nhất của não. Mặt khác, cảm xúc đến từ thùy trán. Nói cách khác, cảm xúc là kết quả của suy nghĩ trừu tượng. Nhưng cảm xúc là bẩm sinh và được xác định di truyền là kết quả của sự tiến hóa. Tương tự như vậy, mặc dù có vẻ kỳ lạ, nhưng chúng ta có thể có nhiều cảm xúc nhất. Tuy nhiên, không có số lượng cảm xúc tối đa chúng ta có thể có. Trong thực tế, chúng ta xác định bằng lời nói bằng cảm xúc, trong khi chúng ta xác định cảm xúc về mặt tâm sinh lý. Cảm giác bắt nguồn từ sự giải thích của chúng ta về các sự kiện và cảm giác. Tuy nhiên, cảm xúc đến từ một phản ứng của hệ thống thần kinh (giao cảm và đồng cảm). Theo nhiều nhà nghiên cứu, cảm xúc được hình thành từ những nguyên nhân sau đây: - Bị tác động bởi người khác thông qua lời nói, hình ảnh, hành vi... - Những sự việc bất ngờ xẩy ra làm chấn động tâm lý - Không đạt được điều cá nhân mong muốn - Bị ảnh hưởng bởi môi trường như thiên tai, dịch bệnh, hiện tượng hùng vĩ... 1.3. Đặc điểm của cảm xúc CX có biên độ rộng hơn trí thông minh và dễ thay đổi hơn trí thông minh. Đến nay, nhiều người vẫn thừa nhận rằng chỉ số thông minh cao cho phép những người này có được sự thành công lớn khi theo học ở nhà trường, chứ nó không đảm bảo một cách chắc chắn là sẽ có được sự thành công trong cuộc đời. Những người có chỉ số thông minh cao được xem là những người có năng lực tốt trong các lĩnh vực ngôn ngữ, toán học và tư duy trừu tượng... Tất cả những năng lực này được xem là những năng lực ổn định trong mỗi con người, để thay đổi nó là điều rất khó. Ngược lại, CX của mỗi người có thể thay đổi nhờ luyện tập. Tính chất này đã mở ra một cơ hội mới vô cùng quan trọng đối với mỗi 6
  7. người, con người có thể tích cực luyện tập để thay đổi CX của mình, tạo tiền đề cho sự thành công trong cuộc sống. Điều này, hết sức quan trọng đối với những người làm việc trong các lĩnh vực công việc có nhiều mối quan hệ người - người trong quá trình công tác. CX cho phép chúng ta có thể tiên đoán chính xác sự thành công của mỗi người trong đường đời của họ. Những năng lực về CX sẽ giúp mỗi người luôn luôn giữ được trạng thái cân bằng trong tâm lý, từ đó dễ dàng có được những ứng xử nhẹ nhàng đối với những người xung quanh và phù hợp với bối cảnh. Do vậy, họ có thể dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt trong những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, trong sự sáng suốt và mang đậm màu sắc lý tính. Các rung động cảm xúc thể hiện tiêu biểu là rung động cảm xúc tốt hoặc xấu, tức là mang sắc thái thoải mái hoặc không thoải mái. Các cảm xúc khác nhau ngoài việc mang sắc thái thoải mái hay không thoải mái còn thể hiện mức độ kích thích hay làm dịu. Trong tình huống phải chờ đợi, phải làm các động tác trì hoãn trước lúc xảy ra những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn thì thường xảy ra các rung động cảm xúc thể hiện trạng thái căng thẳng và trạng thái giảm bớt căng thẳng tiếp theo sau đó. 1.4. Phân loại cảm xúc Căn cứ vào thời gian và mức độ mãnh liệt của cảm xúc, người ta phân thành các loại sau: - Tâm trạng. Là một trong những dạng phổ biến nhất của các trạng thái cảm xúc con người. Tâm trạng có những đặc điểm nổi bật sau đây:  Cường độ yếu.  Thời gian kéo dài đáng kể.  Không rõ ràng, không có ý thức.  Mang tính chất phân tán đặc biệt. Nguyên nhân gây nên tâm trạng: 7
  8.  Do các quá trình và các trạng thái khác nhau của cơ thể.  Do các đặc điểm của môi trường bên ngoài nơi người đó sống và làm việc.  Do các đặc điểm tác động lẫn nhau giữa người với người.  Do những ý nghĩ và biểu tượng đương màu sắc cảm xúc của cá nhân. - Xúc động: Khi các rung động cảm xúc xảy ra với cường độ lớn và biểu hiện đột ngột thì gọi là xúc động. Xúc động có những đặc điểm nổi bật sau đây:  Rung động cảm xúc biểu hiện bên ngoài mãnh liệt.  Rung động cảm xúc xảy ra trong thời gian ngắn với những đặc điểm riêng.  Rung động cảm xúc mang tính chất không có ý thức ở mức đáng kể.  Rung động cảm xúc thể hiện tính chất lan tỏa rất rõ ràng. * Tính tích cực và tiêu cực: - Cảm xúc hay thái độ tiêu cực là những cảm xúc, thái độ thụ động, tránh đấu tranh, gồm:  Chán  Ghét, hận  Tức giận, kích động, quá khích  Sợ hãi, nhút nhát - Cảm xúc hay thái độ tích cực là những cảm xúc, thái độ khẳng định, dấn thân, gồm:  Thích  Yêu  Hưng phấn, phấn khích  Tự tin Quan niệm của nhà tâm lý học Barbara Fredrickson, Đại học Stanford (Mỹ) xem những cảm xúc tích cực là những cảm xúc tốt cho thấy sự hưng thịnh của con người. 8
  9. Cảm xúc tích cực là cảm xúc chúng ta thường cảm thấy dễ chịu khi trải nghiệm. Cẩm nang Tâm lý học Tích cực Oxford định nghĩa “cảm xúc tích cực là những phản ứng hài lòng và mong mỏi thuộc về hoàn cảnh.... " (Cohn & Fredrickson, 2009). Như vậy, có thể hiểu cảm xúc tích cực là các cảm xúc hướng cá nhân mỗi người đến những điều tốt đẹp, mang chiều hướng phát triển đi lên, góp phần hình thành nên một cá nhân với nhân cách tốt đẹp. * Traccy Kennedy từ trang Lifehack.org chỉ ra, có một lý do chính đáng cho mỗi cảm xúc cơ bản, cả tích cực và tiêu cực: - Tức giận: chiến đấu chống lại các vấn đề - Sợ hãi: để bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm - Mong chờ: để mong đợi và lên kế hoạch - Ngạc nhiên: tập trung vào các tình huống mới - Niềm vui: để nhắc nhở chúng ta những gì quan trọng - Nỗi buồn: để kết nối chúng ta với những người chúng ta yêu thương - Tin tưởng: để kết nối với những người giúp đỡ - Ghê tởm: từ chối những gì không lành mạnh 1.5. Cảm xúc của giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp: 1.5.1. Khái niệm Cảm xúc của giáo viên mầm non (GVMN) trong hoạt động nghề nghiệp là một quá trình tâm lý nảy sinh để phản ứng lại các kích thích tác động có ý nghĩa, là những sắc thái rung động có thể quan sát được, phản ánh sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nào đó, sự phù hợp hay không phù hợp trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. 1.5.2. Vai trò của cảm xúc của giáo viên ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp 9
  10. Giáo viên mầm non là người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo ở bậc học đầu tiên này. Mỗi đứa trẻ sau này sẽ là ai, sẽ trở thành người như thế nào, nhân cách của trẻ sẽ phát triển ra sao?... Một phần trách nhiệm thuộc về các cô nuôi dạy trẻ, “người mẹ hiền thứ hai” của các em. GVMN rất dễ phải đương đầu với các tình huống liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét, không nghe lời, không chịu ăn…ở trẻ cộng với cả núi công việc chuyên môn khác. Tình trạng này nếu kéo dài khiến họ rơi vào trạng thái căng thẳng về tâm lý, dẫn đến mất kiểm soát về nhận thức, cảm xúc, hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập của trẻ. Trong khi đó, đây là đối tượng chủ yếu là nữ, có tính nhạy cảm cao, dễ xúc động, dễ tổn thương. Những đặc điểm đó khiến giáo viên mầm non dễ nhạy cảm với những thay đổi và trong những hoàn cảnh nhất định, họ dễ chịu tác động của các nhân tố gây stress. Khi không vượt qua được, họ dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, mức độ nặng hơn có thể là rối nhiều hành vi, bạo hành với trẻ. Cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiểm soát cảm xúc của mình mỗi khi lên lớp là rất cần thiết. Đây cũng là bài học dành cho những giáo viên đã và đang, sẽ trở thành GVMN - “người mẹ hiền thứ hai” của các cháu. 2. Quản lí cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp 2.1. Khái niệm quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp Quản lý cảm xúc (QLCX) là khái niệm được bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, nó được xem là một thành phần trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc (Nguyễn Bá Phu, 2016). 10
  11. Theo Mayer và cộng sự (2000): “QLCX là năng lực tăng cường những cảm xúc dễ chịu và điều hòa những cảm xúc tiêu cực”. Theo Daniel Goleman (2007): “QLCX thể hiện năng lực làm cho những cảm xúc của mình thích nghi với hoàn cảnh, là việc con người tự trấn an tinh thần của mình, thoát ra khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ…”. Theo Nguyễn Thị Hải: “QLCX là quá trình điều chỉnh cảm xúc của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp”. Theo tiếp cận nhận thức – hành vi, phản ứng của con người trước các sự kiện, tình huống trong cuộc sống là tổng hòa phản ứng của một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: nhận thức, cảm xúc, nhu cầu, động cơ và hành vi. Trong đó, nhận thức đảm nhận vai trò lí giải và đưa ra ý nghĩa cho các sự kiện, tình huống bên ngoài. Theo ý nghĩa này, nhận thức ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại như cảm xúc, nhu cầu, động cơ và hành vi của con người khi gặp phải một sự kiện kích hoạt nào đó (Nguyen Thi Minh Hang, 2017). Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên quan điểm của trường phái nhận thức – hành vi và cho rằng: QLCX là quá trình đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc để nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân nhằm đạt được hiệu quả hoạt động. 2.2. Cơ chế của quản lý cảm xúc Sự phát triển CX là quá trình tương tác giữa con người với thế giới bên ngoài Quá trình tiếp thu - lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử biến thành kinh nghiệm của cá nhân không phải là quá trình chuyển từ bên ngoài vào bên trong một cách cơ học mà nó là sản phẩm của quá trình tương tác giữa chủ thể với đối tượng - tương tác giữa con người với thế giới bên ngoài. Trong quá trình tương tác giữa con người với thế giới xung quanh (con người, thế giới vật chất, thiên nhiên), một mặt cá nhân cảm nhận được CX, tình cảm từ đối tượng cùng 11
  12. tương tác trong từng tình huống/ bối cảnh cụ thể; nhận ra sự thay đổi trạng thái, tâm tư tình cảm (sự vui, buồn, cáu giận, bực bội…) của những người cùng giao tiếp trên cơ sở đó điều chỉnh trạng thái CX của bản thân cho phù hợp theo cơ chế thử sai (trong quá trình giao tiếp, đứa trẻ thử thực hành biểu lộ CX của bản thân và quan sát thái độ của người cùng giao tiếp để so sánh, dần hình thành kinh nghiệm cá nhân) và của người khác để tạo ra tâm trạng thoải mái của các bên. Lúc này dần hình thành ở trẻ năng lực tự kiểm soát CX của bản thân. Trong quá trình hoạt động và giao tiếp, trẻ thử vận dụng những kinh nghiệm về nhận biết CX của mình và của người khác, vận dụng những kinh nghiệm lĩnh hội được vào suy nghĩ, suy luận để hiểu CX trong từng bối cảnh cụ thể; dần hình thành hiểu biết về CX và các quy luật của CX (bối cảnh mọi người đông sẽ vui, khi có sự kiện vui mọi người đều cười nói, hát… và ngược lại khi buồn mọi người xung quanh không nói chuyện, cáu gắt, hét ầm ỹ…); vận dụng kinh nghiệm về CX có được dần kiểm soát CX của mình và của người khác trong tình huống vui buồn, sợ hãi, lo lắng.... Từ những trải nghiệm thực tế đó, trẻ em hay cá nhân dần thay đổi, điều khiển CX của mình sao cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh thực tế để mang lại thành công trong hoạt động và giao tiếp. Như vậy khi và chỉ khi tương tác với thế giới xung quanh trong hoạt động và giao tiếp, qua trải nghiệm thực tế cuộc sống, trẻ em dần phát triển trí tuệ CX cho riêng mình thành kinh nghiệm cá nhân. Đây chính là cơ chế lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử thông qua tương tác trong hoạt động và giao tiếp. Sự phát triển trí tuệ cảm xúc (TTCX) người diễn ra theo cơ chế chuyển vào trong (quá trình nhập tâm) Sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân thực chất là quá trình chuyển các hành động tương tác từ bên ngoài vào bên trong của cá nhân (cơ chế nhập tâm). 12
  13. Để tách các kinh nghiệm xã hội - lịch sử, được mã hóa trong thế giới đồ vật và trong thế giới quan hệ xã hội, chuyển chúng thành kinh nghiệm của riêng mình - chủ thể phải tiến hành quá trình chuyển vào trong hay quá trình nhập tâm. Quá trình chuyển vào trong là quá trình chuyển các hành động từ hình thức bên ngoài vào bên trong và biến thành hành động tâm lý bên trong. Theo J. Piaget quá trình nhập tâm là quá trình thích ứng. Theo ông, quá trình nhập tâm (nội tâm hóa) được thực hiện theo cách đồng hóa và điều ứng các kích thích từ bên ngoài vào bên trong để làm tăng trưởng cấu trúc đã có (do đồng hóa) hoặc hình thành cấu trúc mới (do điều ứng), nhằm tạo ra trạng thái cân bằng của cá nhân. Khi các kinh nghiệm về TTCX của con người (đứa trẻ) đã được tiếp nhận và dần chuyển vào bên trong não giúp cho đời sống tinh thần, cảm xúc tình cảm con người trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn (đây là quá trình đồng hóa). Tuy nhiên con người không tiếp nhận các kinh nghiệm một cách máy móc, nguyên bản hoàn toàn mà chúng được sàng lọc và xây dựng thành một cấu trúc mới tức là tạo ra sự phát triển làm cảm xúc tình cảm của con người tinh tế, nhạy bén hơn, sâu sắc hơn và trở nên linh hoạt phù hợp với mọi hoàn cảnh/ bối cảnh (đây là quá trình điều ứng). TTCX của con người cũng diễn tiến theo quá trình nhập tâm đó. Còn theo P.Ia.Galperin, thì cơ chế chuyển vào trong có ba điểm cơ bản: i) quá trình chuyển vào trong được bắt đầu từ hành động với vật chất, bên ngoài và trải qua một số bước như: hành động với vật thật - hành động với lời nói to - hành động với lời nói thầm không thành tiếng - hành động với lời nói thầm bên trong. Trong đó, hành động với vật thật, hành động thực tiễn là nguồn gốc của sự hình thành tâm lý - đây là quá trình con người tìm hiểu về các CX khác nhau từ môi trường, cảm nhận được trạng thái, tình cảm, tâm tư của đối tượng; CX của những người xung quanh đối với mình… ii) trong quá trình chuyển hành động từ bên ngoài vào bên trong theo các bước, thường xuyên diễn ra hai hành 13
  14. động, đó là hành động với đối tượng (hành động của chủ thể theo logic của đối tượng) và hành động chú ý của chủ thể đến đối tượng và đến hành động với đối tượng - đây là quá trình con người tương tác qua lại với đối tượng, thực hành và trải nghiệm các loại CX và các cung bậc cảm xúc của mình và của đối tượng trong hoạt động thực tiễn. Bước cuối cùng, hai hành động này nhập làm một, tạo thành cấu trúc tâm lý bao gồm ý nghĩa khách quan của đối tượng được chuyển vào trong và ý chủ quan của chủ thể về đối tượng đó. TTCX cũng được thực hiện theo cơ chế này. Đây cũng chính là hai mặt của cấu trúc tâm lý nói chung, TTCX nói riêng được hình thành và phát triển trong đời sống CX, tình cảm của con người. Quá trình chuyển hành động từ bên ngoài vào bên trong của cá nhân được định hướng theo nhiều cách như: học một cách tự nhiên bằng bắt chước; học có người hướng dẫn của người lớn có kinh nghiệm theo hướng truyền thụ qua tranh ảnh, hình ảnh động và người thực việc thực; và cuối cùng cá nhân tự thực hành trải nghiệm trong từng tình huống cụ thể phù hợp với sự hỗ trợ từ người khác... 3. Kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. 3.1. Khái niệm kĩ năng quản lý cảm xúc của bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp 3.1.1. Khái niệm kĩ năng: Kĩ năng cũng là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đi trước tiếp cận kĩ năng theo hai hướng (Nguyễn Công Khanh, 2000). Kĩ năng thiên về mặt kĩ thuật, thao tác của hành động, hoạt động; và Xem xét kĩ năng thiên về năng lực của con người. Theo đó, thuật ngữ kĩ năng ban đầu được sử dụng với các hành động có tính cơ học, nhưng đến nay kĩ năng được sử dụng để phản ánh nhiều năng lực khác nhau của con người như kĩ năng ngôn 14
  15. ngữ, kĩ năng tư duy, kĩ năng xã hội… Nghiên cứu này tiếp cận kĩ năng thiên về năng lực của con người và đồng ý với Nguyễn Bá Phu về khái niệm kĩ năng như sau: Kĩ năng là năng lực vận dụng cách cách thức hành động vào hoạt động thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hoạt động đó đạt kết quả theo mục đích đã đề ra. (Nguyễn Bá Phu, 2016). 3.1.2. Kĩ năng quản lý của cảm xúc của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp Trên cơ sở những phân tích ở trên, kĩ năng QLCX của GVMN trong quá trình chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ mầm non được hiểu như sau: Là năng lực vận dụng các cách thức hành động, đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc để nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của GVMN trong quá trình CSGD trẻ nhằm đạt được hiệu quả công việc. Như vậy, kĩ năng QLCX của GVMN sẽ bao gồm ba kĩ năng thành phần: kĩ năng nhận diện cảm xúc, kĩ năng kiểm soát cảm xúc và kĩ năng điều chỉnh cảm xúc hay quản lý cảm xúc. Năng lực vận dụng các cách thức hành động, đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc sẽ được thể hiện ở ba kĩ năng thành phần của kĩ năng quản lý CX, giúp GVMN đạt được hiệu quả trong quá trình CSGD trẻ mầm non. Trong đó: kĩ năng nhận diện CX của GVMN là năng lực nhận ra và gọi tên đúng các loại cảm xúc phù hợp với tình huống và sự kích hoạt; kĩ năng kiểm soát CX của GVMN là năng lực theo dõi, kìm nén, tiết chế và làm chậm quá trình bộc lộ cảm xúc bằng việc tập trung suy nghĩ về cảm xúc, điều chỉnh biểu hiện cơ thể, hành vi và ngôn ngữ của bản thân nhằm đạt được hiệu quả công việc; kĩ năng diều chỉnh CX của GVMN là năng lực lựa chọn cảm xúc và cách bộc lộ cảm xúc thông qua việc thay đổi suy nghĩ, niềm tin của bản thân về sự kiện kích hoạt cảm xúc nhằm đạt được hiệu quả công việc. 15
  16. Kỹ năng quản lý cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiểm soát để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể… Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc. 3.1.3. Các bước điều tiết cảm xúc: Dừng lại Thấu Hít hiểu thở Nhìn Nhận sâu biết Bao Chấp bọc nhận Bước 1: Dừng lại  Không làm gì cả  Dừng lại các diễn biến tâm lý  Tránh các phán đoán 16
  17. Bước 2: Hít thở  Hít thở đều đặn để có thêm oxy  Lấy lại sự bình tĩnh  Dừng lại những suy nghĩ tiêu cực Bước 3: Nhận biết cảm xúc  Nhận diện cảm xúc đang hiện hữu  Quan tâm đến cảm xúc  Cần học từ nhỏ  Gọi đúng tên cảm xúc giúp biết rõ điều gì đang diễn ra trong mình – là cơ sở để đưa ra quyết định sáng suốt và quản lý cảm xúc suốt đời Bước 4: Chấp nhận cảm xúc  Những cảm xúc khó chịu là cảm xúc hoàn toàn bình thường của con người.  Nếu không chấp nhận sự có mặt của cảm xúc khó chịu này => rất dễ xuất hiện những suy nghĩ nuôi lớn cảm xúc đó.  Không nên cố dồn nén hay che đậy cảm xúc đớn đau. Bước 5: Bao bọc cảm xúc  Có thể không biết sự chịu đựng của ta bắt nguồn từ đâu.  Khi có thể nhận diện, chấp nhận và ôm lấy cảm xúc một cách nhẹ nhàng => chịu đựng ít hơn. Bước 6: Nhìn sâu vào cảm xúc  Xác định gốc rễ của những cảm xúc khó khăn  Gốc rễ của cảm xúc ở chính trong suy nghĩ và nhận thức  Có thể chuyển hóa những cảm xúc khó khăn thành bông hoa của niềm vui, bình yên và hạnh phúc. Bước 7: Thấu hiểu không chỉ có một cảm xúc  Cảm xúc là vô thường và không bao giờ cố định. 17
  18.  Phạm vi sự sống là bao la, còn một cảm xúc thì nhỏ bé.  Dễ chuyển hóa cảm xúc. 3.2. Biểu hiện của kĩ năng QLCX của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp (1) Kĩ năng nhận biết các CX trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em - Hiểu được tầm quan trọng của cảm xúc đối với suy nghĩ và hành vi của con người. - Nhận biết được CX của bản thân trong quá trình CS-GD trẻ - Nhận biết được CX người khác (của trẻ, của đồng nghiệp,...) trong quá trình CS-GD trẻ - Hỗ trợ trẻ nhận biết CX của bản thân và của người khác trong các hoạt động ở trường MN (2) Kĩ năng sử dụng các CX trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em - Biết thể hiện CX, tình cảm của bản thân bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ… trong quá trình CS-GD trẻ - Biết tạo ra và sử dụng những CX tích cực ở bản thân, ở trẻ vào các hoạt động hằng ngày ở trường MN - Biết điều chỉnh CX của bản thân phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, tình huống ở trường MN - Biết đặt mình vào vị trí của người khác để chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ họ trong các hoạt động ở trường MN. - Biết tự thoát ra khỏi CX buồn chán, tiêu cực khi gặp khó khăn, thất bại trong công việc - Điều khiển CX của bản thân để không ảnh hưởng đến công việc chung của nhóm, lớp, của trường. - Biết động viên, khích lệ trẻ kịp thời. Giúp trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực và phát triển CX tích cực trong các hoạt động hằng ngày. 18
  19. - Biết động viên, chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp, phụ huynh giải tỏa hoặc kiềm chế CX trong một số tình huống ở trường MN. - Biết tận dụng cơ hội khi trẻ và đồng nghiệp có tâm trạng vui vẻ để đề xuất các vấn đề có lợi cho quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em. 4. Rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. Quản lý cảm xúc trong mọi tình huống, mọi vấn đề cụ thể là cần thiết, nhưng không phải dễ dàng. Nhất là đối với giáo viên Mầm non, những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ càng cần phải làm chủ được cảm xúc của chính mình. Giáo viên mầm non cần phải có phương pháp rèn luyện tu dưỡng bản thân để quản lý cảm xúc của chính mình tốt nhất. 4.1. Giáo viên MN quản lý cảm xúc từ việc điều chỉnh các hành động cụ thể Giáo viên khi đứng trước tình huống hay một vấn đề khó, không kiểm soát được cảm xúc thì hãy bình tĩnh thả lòng người, hít thở sâu sẽ khiến tâm trạng dịu nhẹ đi và có hướng giải quyết tốt nhất. Hãy nhớ rằng các hành động, động tác của giáo viên có tác dụng rất lớn trong việc quản lý cảm xúc của chính giáo viên, đừng tạo tâm thế tạo áp lực cho bản thân, tâm lý sợ hãi khiến giáo viên không thể xử lý vấn đề tốt được. 4.2. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ bản thân Người ta thường nói “con người cần có trí tuệ cảm xúc” có nghĩa là biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc ở đây là suy nghĩ chín chắc, kỹ càng trước một tình huống để quản lý cảm xúc hiệu quả. Giáo viên hãy tập cho mình thói quen nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái sẽ giúp giáo viên tránh được những cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn, hãy lắng nghe học sinh nhiều hơn, hiểu hơn về học trò của mình để khởi gợi mối quan hệ thầy cô và học sinh trở nên thân thiết và sự căng thẳng sẽ hạn chế dần. Hãy bình 19
  20. tĩnh suy nghĩ bản thân giáo viên đã có ứng xử tốt chưa, thực sự lỗi sai về phía ai, bản thân giáo viên còn thiếu gì cần bổ sung gì, giáo viên học cách chấp nhận, tiếp thu những ý kiến đúng từ phía phụ huynh, ban lãnh đạo trường để trau dồi kiến thức bản thân tốt hơn và rèn luyện được việc quản lý cảm xúc khi có sự nhìn nhận vấn đề tốt hơn. 4.3. Quản lý cảm xúc qua việc thể hiện ngôn ngữ nói Khi giáo viên than vãn với đồng nghiệp hay lãnh đạo về hoàn cảnh sống hay về vấn đề học sinh đang chính tạo cho bản thân giáo viên những cảm xúc tiêu cực. Giáo viên hãy biết sử dụng ngôn từ để điều khiển cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người đối diện, hãy thẳng thắn đưa ra ý kiến với thái độ cử chỉ lễ phép với phụ huynh, ban lãnh đạo sẽ giúp giáo viên giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Ngôn ngữ không khó nói nhưng phải biết cách nói như nào thì đem lại hiệu quả cao, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn từ ngay từ những tình huống giao tiếp không chỉ trong môi trường giảng dạy mà ngay trong cuộc sống hàng ngày. Quản lý cảm xúc sẽ hiệu quả đối với giáo viên khi giáo viên nên suy nghĩ trước khi nói, biết được đối tượng mình tiếp xúc là giáo viên khác, là học sinh hay phụ huynh để có giọng điệu phù hợp nhất. Áp dụng vào mỗi đối tượng sẽ có cách giao tiếp khác nhau nên cần rèn luyện lời ăn tiếng nói như một thói quen tốt trong cuộc sống đối với giáo viên. 4.4. Quản lý cảm xúc bằng việc hiểu tâm lý, yêu thương trẻ Giáo viên mầm non luôn tiếp xúc trực tiếp với trẻ, là người hiểu tính cách của trẻ nhất, luôn ở bên cạnh trẻ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non. Khi hiểu tâm lý trẻ, giáo viên mầm non sẽ hiểu được suy nghĩ của trẻ để có ứng xử đúng đắn nhất, tính cách mỗi trẻ là khác nhau. Để trẻ có tâm lý thoải mái nhất thì biện pháp chăm sóc, giáo dục cũng phải phù hợp. Trẻ khi có ý thức trong các hoạt động, có sự hứng thú trong tiếp thu kiến thức mới thì mối quan hệ giữa 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2