KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI<br />
CỦA CÁC CÔNG TY THỰC PHẨM - ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG<br />
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
Bùi Thu Hiền*<br />
Nguyễn Hoài Nam**<br />
Tóm tắt<br />
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của<br />
doanh nghiệp. Phương pháp hồi quy tương quan (OLS) với dữ liệu thu thập từ 27 doanh<br />
nghiệp lớn trong ngành thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam<br />
trong giai đoạn 2009 - 2013 cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hoạt<br />
động quản trị vốn lưu động, được đo lường thông qua các biến số kỳ thu tiền bình quân,<br />
kỳ trả tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, và khả năng<br />
sinh lời của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả quản trị vốn lưu động của các công ty thực phẩm - đồ uống niêm yết trên TTCK<br />
Việt Nam.<br />
Từ khoá: quản trị vốn lưu động, khả năng sinh lời, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình<br />
quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt..<br />
Mã số: 78.091014. Ngày nhận bài: 09/10/2014. Ngày hoàn thành biên tập: 21/03/2015. Ngày duyệt đăng: 25/03/2015.<br />
<br />
1. Giới thiệu chung về mối quan hệ giữa<br />
quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh<br />
doanh<br />
Quản trị vốn lưu động là hoạt động vô cùng<br />
quan trọng nhằm đem lại hiệu quả sản xuất<br />
kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để<br />
quản trị tốt vốn lưu động trong mỗi doanh<br />
nghiệp đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng mối quan<br />
hệ, ảnh hưởng của các yếu tố trong vốn lưu<br />
động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.<br />
Đã có rất nhiều nhà khoa học tiến hành<br />
nghiên cứu, thống kê mối quan hệ định lượng<br />
của các yếu tố trong vốn lưu động đến hiệu<br />
quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, để xem xét<br />
mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và<br />
<br />
lợi nhuận doanh nghiệp, Deloof (2003) đã sử<br />
dụng dữ liệu từ 1.009 doanh nghiệp phi tài<br />
chính của Bỉ trong khoảng thời gian từ 1992<br />
- 1996. Bằng việc sử dụng mô hình tương<br />
<br />
ThS, Trường Đại học Ngoại thương; Email: hienbt@ftu.edu.vn.<br />
CN, Trường Đại học Ngoại thương; Email: hoainam240692@gmail.com.<br />
<br />
*<br />
<br />
** <br />
<br />
90<br />
<br />
Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br />
<br />
Soá 71 (03/2015)<br />
<br />
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br />
<br />
quan và hồi quy, Deloof đã tìm ra mối quan hệ<br />
ngược chiều đáng kể giữa doanh thu từ hoạt<br />
động sản xuất kinh doanh và kỳ thu tiền, số<br />
ngày của hàng tồn kho cũng như kỳ trả tiền<br />
của các doanh nghiệp Bỉ.<br />
Eljelly (2004) cũng đã tiến hành nghiên<br />
cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và<br />
tính thanh khoản của doanh nghiệp, đo lường<br />
thông qua hệ số thanh toán ngắn hạn và chu kỳ<br />
chuyển hóa tiền mặt trên mẫu 929 công ty cổ<br />
phần tại Ả-rập Xê-út. Eljelly đã tìm ra mối quan<br />
hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời của các<br />
doanh nghiệp và tính thanh khoản của chúng,<br />
được đo lường thông qua hệ số thanh toán ngắn<br />
hạn. Mối quan hệ này càng trở nên rõ rệt với<br />
những doanh nghiệp có hệ số thanh toán ngắn<br />
hạn cao và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt dài. Tuy<br />
nhiên, ở cấp độ ngành, Eljelly đã nhận thấy<br />
rằng chu kỳ chuyển hoá tiền mặt đóng vai quan<br />
trọng hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn như<br />
là thước đo sự ảnh hưởng của tính thanh khoản<br />
đến khả năng sinh lời. Ông ta cũng tìm ra rằng<br />
quy mô doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đáng<br />
kể lên khả năng sinh lời ở cấp độ ngành.<br />
Lazaridis và Tryfonnidis (2006) đã sử dụng<br />
mẫu từ 131 doanh nghiệp niêm yết trên Sở<br />
giao dịch chứng khoán Athens trong khoảng<br />
thời gian từ năm 2001 – 2004 để tiến hành<br />
nghiên cứu chéo giữa các ngành. Họ đã tìm<br />
ra mối quan hệ đáng kể giữa khả năng sinh<br />
lời, đo lường thông qua lợi nhuận gộp từ hoạt<br />
động sản xuất kinh doanh và chu kỳ chuyển<br />
hoá tiền mặt cũng như các thành phần của nó<br />
(khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn<br />
kho). Dựa trên kết quả phân tích số liệu bằng<br />
mô hình hồi quy tương quan, họ đề xuất rằng<br />
nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận bằng cách<br />
đẩy nhanh chu kỳ chuyển hoá tiền mặt và giữ<br />
các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho<br />
ở mức tối ưu.<br />
Soá 71 (03/2015)<br />
<br />
Ngoài ra, Raheman và Nasr (2007) đã<br />
nghiên cứu tác động của các biến đại diện cho<br />
quản trị vốn lưu động bao gồm kỳ thu tiền bình<br />
quân, số ngày trên một vòng quay hàng tồn<br />
kho, kỳ trả tiền bình quân, chu kỳ chuyển hóa<br />
tiền mặt và hệ số thanh toán ngắn hạn lên lợi<br />
nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
của các doanh nghiệp Pakistan. Họ đã lấy dữ<br />
liệu từ 94 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao<br />
dịch chứng khoán Karachi trong khoảng thời<br />
gian 6 năm từ 1999 – 20004 và tìm ra mối<br />
quan hệ rất chặt chẽ giữa những biến trên và<br />
khả năng sinh lời của công ty. Cụ thể là khi<br />
chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tăng lên sẽ kéo<br />
theo sự giảm sút của khả năng sinh lời và nhà<br />
quản trị có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp<br />
thông qua việc giảm chu kỳ chuyển hóa tiền<br />
mặt xuống mức nhỏ nhất có thể.<br />
Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007)<br />
đã thu thập dữ liệu từ 8.872 doanh nghiệp vừa<br />
và nhỏ tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996<br />
– 2002. Sau đó, họ tiến hành nghiên cứu tác<br />
động của quản trị vốn lưu động lên khả năng<br />
sinh lời của doanh nghiệp bằng cách sử dụng<br />
dữ liệu bảng. Kết quả thu được đã chứng minh<br />
rằng nhà quản trị có thể tạo ra nhiều giá trị<br />
hơn bằng cách giảm số ngày tồn kho và kỳ thu<br />
tiền bình quân. Thêm vào đó, rút ngắn chu kỳ<br />
chuyển hóa tiền mặt cũng sẽ giúp cải thiện khả<br />
năng sinh lời của doanh nghiệp.<br />
Trong bài nghiên cứu của mình, ba nhà<br />
kinh tế học Amarjit, Nahum Biger và Neil<br />
Mathur (2010) đã thu thập thông tin từ 88<br />
doanh nghiệp Mỹ niêm yết trên sở giao dịch<br />
chứng khoán New York trong ba năm từ 2005<br />
– 2007. Sau khi tiến hành nghiên cứu bằng<br />
phương pháp hồi quy tương quan, kết quả thu<br />
được là i) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều<br />
chặt chẽ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả<br />
năng sinh lời. ii) Không tìm ra mối quan hệ<br />
Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br />
<br />
91<br />
<br />
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br />
<br />
giữa kỳ trả tiền bình quân cũng như kỳ tồn<br />
kho bình quân và khả năng sinh lời của doanh<br />
nghiệp. iii) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều<br />
chặt chẽ giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và<br />
khả năng sinh lời.<br />
Mathuva (2011) cũng đã tiến hành nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của các hoạt động quản trị<br />
vốn lưu động lên khả năng sinh lời của doanh<br />
nghiệp bằng việc sử dụng mẫu từ 30 công<br />
ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán<br />
Narobi. Bằng việc sử dụng mô hình tương<br />
quan Pearson, Spearman, mô hình hồi quy<br />
OLS sử dụng dữ liệu bảng và mô hình hồi<br />
quy có ảnh hưởng bất biến, ông ta đã tìm ra<br />
rằng: i) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều rất<br />
chặt chẽ giữa kỳ thu tiền của doanh nghiệp<br />
và khả năng sinh lời ii) Tồn tại mỗi quan hệ<br />
cùng chiều rất chặt chẽ giữa thời gian của<br />
vòng quay hàng tồn kho và khả năng sinh lời<br />
iii) Tồn tại mối quan hệ cùng chiều chặt chẽ<br />
giữa kỳ trả tiền bình quân và khả năng sinh<br />
lời của doanh nghiệp.<br />
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ rằng<br />
rằng quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng<br />
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy<br />
nhiên, tại Việt Nam hiện nay, còn rất ít các<br />
nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này.<br />
Do đó, bài viết tập trung vào nghiên cứu mối<br />
quan hệ định lượng giữa quản trị vốn lưu động<br />
và khả năng sinh lời của các công ty sản xuất<br />
thực phẩm – đồ uống niêm yết trên TTCK Việt<br />
Nam . Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số<br />
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn<br />
lưu động của các công ty này.<br />
2. Khái quát chung về ngành sản xuất<br />
thực phẩm – đồ uống ở Việt Nam<br />
Từ một ngành nhỏ bé, khiêm nhường, sau<br />
hơn 20 năm mở cửa, đến nay ngành thực phẩm<br />
– đồ uống đã có một vị thế đáng kể trong nền<br />
92<br />
<br />
Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br />
<br />
kinh tế. Theo số liệu của Bộ Công thương,<br />
tính đến thời điểm này, ngành đã chiếm tỷ<br />
lệ 15% GDP và vẫn đang có xu hướng tăng.<br />
Đặc biệt, khi một số tên tuổi, thương hiệu<br />
Việt được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tiền<br />
đề quan trọng để hàng Việt Nam vươn ra thế<br />
giới. Sữa Ba Vì đã có mặt ở Châu Phi, các sản<br />
phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu sang<br />
Trung Quốc, các nước Trung Đông... Nhiều<br />
mặt hàng có cồn của Việt Nam đã được xuất<br />
khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc...<br />
Theo số liệu của Bộ Công Thương năm<br />
2013, chỉ số sản xuất của ngành bia, rượu,<br />
nước giải khát 10 tháng đầu năm đã tăng<br />
9%; ngành sữa có khó khăn hơn nhưng cũng<br />
tăng trưởng xấp xỉ 6%. Điều quan trọng hơn,<br />
ngành thực phẩm đồ uống đã chiếm lĩnh<br />
được phần lớn thị trường trong nước và từng<br />
bước vươn ra thị trường thế giới. Ngoài ra,<br />
nếu xét theo các tiêu chí: tổng doanh thu,<br />
ROA, ROE của 500 doanh nghiệp lớn nhất<br />
Việt Nam thì theo Bảng xếp hạng 500 doanh<br />
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500)<br />
năm 2013 thì ngành thực phẩm – đồ uống<br />
luôn góp mặt ở Top 5. Điều này cho thấy hiệu<br />
quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngành<br />
khá tốt. Nhìn rộng hơn, trong năm năm qua,<br />
ngành thực phẩm và đồ uống tăng trư ởng<br />
nhanh cả về số lượng và chất lượng, được<br />
đánh giá là ngành có tiềm năng lớn, đặc biệt<br />
là tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức<br />
sống ngày càng được cải thiện.<br />
Theo ước tính của Tổ chức giám sát kinh<br />
doanh quốc tế (BMI), ngành thực phẩm và đồ<br />
uống của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép,<br />
đạt 9,43%. Trong đó, doanh thu ngành thực<br />
phẩm đóng hộp là 5,17%, bánh kẹo là 4,65%,<br />
đồ uống có gas tăng 6,9%. Ngoài ra, các chỉ<br />
tiêu tăng trưởng khác về tài sản và vốn chủ sở<br />
hữu của ngành trong năm 2013 đều đạt mức<br />
Soá 71 (03/2015)<br />
<br />
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br />
<br />
ấn tượng là 10,53% và 32,84%. Các chỉ số về<br />
lợi nhuận như ROA và ROE của ngành lần<br />
lượt đạt mức 17,58% và 23,71%, nằm trong<br />
top 5 ngành có chỉ ROA và ROE cao nhất theo<br />
số liệu của Vietnam Report. Cơ cấu nguồn vốn<br />
trung bình chung của ngành được duy trì ở<br />
mức an toàn với nợ phải trả chiếm 35% và vốn<br />
chủ sở hữu chiếm 65%, cơ cấu nguồn vốn lý<br />
<br />
tưởng đối với các ngành sản xuất kinh doanh.<br />
Về khả năng thanh toán, hệ số thanh toán ngắn<br />
hạn chung của ngành nằm ở mức an toàn 1,58.<br />
Tất cả các chỉ số đều nói lên một sự phát triển<br />
rất vững chắc từ nhóm ngành thực phẩm – đồ<br />
uống, điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế Việt<br />
Nam trong năm 2013.<br />
<br />
Bảng 1. Các chỉ số chung của nhóm ngành thực phẩm – đồ uống năm 20131<br />
Tăng trưởng<br />
<br />
Vốn hóa<br />
thị trường<br />
(tỷ đồng)<br />
<br />
Doanh<br />
thu (%)<br />
<br />
Tài sản<br />
(%)<br />
<br />
VCSH<br />
(%)<br />
<br />
228.869<br />
<br />
1,007<br />
<br />
10,53<br />
<br />
32,84<br />
<br />
ROA<br />
(%)<br />
<br />
ROE<br />
(%)<br />
<br />
Nợ/<br />
Tổng<br />
tài sản<br />
<br />
Khả năng<br />
thanh toán<br />
ngắn hạn<br />
<br />
17,58<br />
<br />
23,71<br />
<br />
0,35 <br />
<br />
1,58 <br />
<br />
Nhóm ngành thực phẩm – đồ uống Việt<br />
Nam gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính:<br />
Rượu- bia - nước giải khát, chế biến sữa và các<br />
sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, chế biến bột và<br />
tinh bột, công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm và<br />
chế biến thủy hải sản. Nhìn chung, hiện nay<br />
ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ<br />
uống Việt Nam có những đặc điểm như sau:<br />
<br />
hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Sản lượng bánh<br />
kẹo năm 2012 đạt trên 100.000 tấn, tổng giá<br />
trị thị trường năm 2012 khoảng trên 8.000 tỷ<br />
đồng. Về phía ngành ngành bia - rượu - nước<br />
giải khát, lĩnh vực này luôn được coi là một<br />
trong những ngành sản xuất phát triển có hiệu<br />
quả kinh tế cao, chiếm 4,69% giá trị sản xuất<br />
của toàn ngành công nghiệp. Trong năm 2013,<br />
Về quy mô, nhóm ngành thực phẩm đồ uống các doanh nghiệp trong ngành bia sản xuất và<br />
hiện có khoảng 100 doanh nghiệp đang niêm tiêu thụ ước đạt 3 tỷ lít bia tăng 7,5 % so với<br />
yết trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị cùng kỳ, các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh<br />
vốn hóa hơn 2.180 nghìn tỷ đồng. Tổng doanh vực nước giải khát sản xuất và tiêu thụ ước đạt<br />
thu của toàn ngành trong năm 2013 đạt khoảng 4,6 tỷ lít, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ và<br />
45 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận ròng khoảng sản xuất rượu công nghiệp ước đạt 56 triệu lít,<br />
9 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu của Bộ Công đạt 89% so cùng kỳ năm trước<br />
Thương, ngành chế biến thực phẩm chiếm<br />
Về cơ cấu thị trường, do sở hữu những điều<br />
một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra của ngành kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thực<br />
công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc phẩm – đồ uống như thị trường tiêu thụ lớn với<br />
nội (GDP) nói riêng. Ước tính, lượng tiêu thụ thu nhập không ngừng tăng lên, nguồn nguyên<br />
thực phẩm hàng năm luôn chiếm khoảng 15% liệu dồi dào, chi phí lao động thấp, Việt Nam<br />
GDP. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sản xuất là điểm đến hấp dẫn của nhiều tên tuổi lớn như<br />
bánh kẹo đã có khoảng 30 DN trong nước và Coca - Cola, Pepsico, Red Bull, Lavie, Orion,<br />
www.kisvn.vn.<br />
<br />
1<br />
<br />
Soá 71 (03/2015)<br />
<br />
Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br />
<br />
93<br />
<br />
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br />
<br />
Lotte… Theo Cục Quản lý cạnh tranh Bộ<br />
Công thương, đến năm 2013, trong lĩnh vực<br />
đồ uống, cả nước có 134 DN sản xuất, gồm<br />
cả doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư<br />
trực tiếp nước ngoài. Riêng về sản xuất nước<br />
giải khát, trong năm 2012, 10 doanh nghiệp<br />
thuộc top đầu đã chiếm đến 75,64% thị phần,<br />
trong đó các doanh nghiệp dẫn đầu lần lượt là<br />
Công ty Nước giải khát IBC chiếm 25,50%,<br />
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân<br />
Hiệp Phát chiếm 22,65% và Công ty TNHH<br />
Nước giải khát Coca Cola VN chiếm 10,50%.<br />
Về sản xuất thực phẩm, lĩnh vực bánh kẹo nói<br />
riêng, 3 doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu thị<br />
trường là Kinh Đô, Bibica và Hữu Nghị đã<br />
chiếm hơn 42% thị trường, các doanh nghiệp<br />
nội địa còn lại và khối ngoại sở hữu 38% thị<br />
trường, 20% còn lại là hàng nhập khẩu. Tuy<br />
nhiên, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu<br />
nước ngoài như Glico, Lotte, sự cạnh tranh<br />
trong lĩnh vực bánh kẹo đang dần trở nên gay<br />
gắt hơn bao giờ hết.<br />
Hình 1: Thị phần bánh kẹo Việt Nam năm<br />
2010 và 2012<br />
<br />
Nguồn: Công ty Cổ phần chứng khoán KIS<br />
Việt Nam, 2012<br />
<br />
Về những áp lực cạnh tranh trong ngành,<br />
áp lực từ khách hàng rất cao do mức độ tiếp<br />
cận thông tin cao và sự sẵn có của các sản<br />
94<br />
<br />
Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br />
<br />
phẩm thay thế. Ngày nay, sự đòi hỏi của khách<br />
hàng về những sản phẩm chất lượng, uy tín,<br />
an toàn cho sức khỏe với giá cả phải chăng đã<br />
trở nên cao hơn bao giờ hết, khiến các doanh<br />
nghiệp luôn phải tìm cách tự đổi mới và cải<br />
tiến nếu muốn tiếp tục tồn tại. Thêm vào đó,<br />
đối với nhóm khách hàng là các nhà phân phối<br />
lớn với số lượng ít nhưng rất tập trung và có<br />
quy mô lớn, họ có vị thế đàm phán cao đối với<br />
các doanh nghiệp sản xuất và luôn tìm cách<br />
chèn ép giá cả nhằm tối thiểu hóa chi phí của<br />
mình. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất trong<br />
ngành thực phẩm – đồ uống phải không ngừng<br />
cải tiến chất lượng sản phẩm, đồng thời cắt<br />
giảm chi phí để đáp ứng nhu cầu của khách<br />
hàng. Áp lực từ các sản phẩm thay thế trong<br />
ngành sản xuất thực phẩm – đồ uống rất cao<br />
do các công ty ngày càng đầu tư phát triển để<br />
tìm ra các sản phẩm tân tiến, ưu việt hơn các<br />
sản phẩm hiện tại. Như trong ngành sản xuất<br />
bánh kẹo hiện nay, khách hàng sử dụng nhiều<br />
hơn các sản phẩm mứt hoa quả an toàn, tốt cho<br />
sức khỏe trong các dịp Tết. Hay trong lĩnh vực<br />
sản xuất nước giải khát, việc sử dụng các sản<br />
phẩm trà xanh, nước ép có lợi cho sức khỏe<br />
thay thế cho các sản phẩm nước ngọt có gas<br />
truyền thống là đang trở nên rất phổ biến.<br />
Về áp lực từ nhà cung cấp, có thể thấy rằng<br />
Việt Nam là nước có nguồn nguyên liệu rất dồi<br />
dào, đa dạng, và bản thân các doanh nghiệp<br />
lớn thường ký hợp đồng dài hạn với nhà cung<br />
cấp và vì vậy có vị thế đàm phán rất lớn. Do đó<br />
áp lực từ nhà cung cấp trong ngành thực phẩm<br />
– đồ uống thấp. Đơn cử như Kinh Đô, công<br />
ty sản xuất bánh kẹo chiếm thị phần lớn nhất<br />
hiện nay, thường ký hợp đồng với số lượng lớn<br />
mua đường từ các nhà máy đường Biên Hòa,<br />
Bourbon Tây Ninh và nhà máy đường Phú<br />
Yên, do vậy có quyền lực đàm phán lớn về giá<br />
cả cũng như chất lượng. Hay trong khoảng thời<br />
Soá 71 (03/2015)<br />
<br />