Món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
lượt xem 53
download
Món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường, dù trời nóng hay lạnh, và chỉ bị khi trẻ ngủ. Mồ hôi trộm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng mắc nhiều ở trẻ em. Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do chân âm hư yếu, cơ thể không giữ được tân dịch, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Dưới đây là một số món ăn, nước uống để các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng chữa cho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
- Món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường, dù trời nóng hay lạnh, và chỉ bị khi trẻ ngủ. Mồ hôi trộm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng mắc nhiều ở trẻ em. Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do chân âm hư yếu, cơ thể không giữ được tân dịch, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Dưới đây là một số món ăn, nước uống để các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng chữa cho con em mình. Cháo gốc hẹ: Gốc hẹ 30g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ.
- Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được. Cho trẻ ăn ngày một lần, cần ăn liền 2 - 3 ngày, nếu trẻ nhỏ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống. Cháo chạch: Cá chạch đồng 100g, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày. Cháo cá quả: Cá quả một con (200g), gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày. Cháo trai: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một giờ vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị,
- dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền trong 4 - 5 ngày Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói. Cần ăn liền 3 - 5 ngày. Canh lá dâu: Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày một lần với cơm, ăn liền 5 ngày. Nước đậu đen: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tàu 5 quả. Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày. Nước mộc nhĩ: Mộc nhĩ 20g, táo tàu 5 quả. Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.
- Khoẻ hơn với gối thuốc Cho thuốc vào trong gối để nằm ngủ là một phương cách giúp phòng và chữa bệnh độc đáo của đông y. Gần 3.000 năm trước, các đạo sĩ người Hoa, người Nhật… đã biết chế tạo ra những chiếc gối có tác dụng dưỡng sinh bằng cách dồn thêm vào gối một số vị thuốc, gọi là dược chẩm (gối thuốc). Việc chọn thuốc tuỳ thuộc mục đích chữa bệnh. Mặc dù gối thuốc chỉ phát huy hiệu quả nhất với những chứng bệnh ở phần đầu, cổ, vai nhưng vì cơ thể là một thể thống nhất nên gối vẫn ảnh hưởng lên toàn thân, tạo điều kiện cải thiện sức khoẻ trong điều trị bệnh cho các bộ phận khác. Xin giới thiệu một số loại gối thuốc đã được ghi nhận hiệu quả trong tài liệu đông y. Tuỳ bệnh, điều kiện riêng mà người bệnh chọn để sử dụng:
- Gối khử phong, tỉnh não: đậu đen 200g, phòng phong, thông thảo, cúc hoa, kinh tử, thạch xương bồ, cảo bản, mỗi thứ 10g; xuyên khung, tế tân, bạch truật mỗi thứ 8g; sừng trâu, sừng dê mỗi thứ 4g. Tất cả nghiền thành bột, bọc vào vải lụa cho thật chặt, tạo thành hình cái gối hoặc dùng một bao gối khác bao trùm túi lụa. Bỏ gối vào hộp gỗ đóng kín, khi nằm lấy ra dùng. Gối có công dụng an thần, làm nhẹ đầu, chữa mắt nhiều ghèn, váng đầu, hoa mắt. Gối thông thảo: thông thảo 500g, cắt nhỏ, bỏ vào gối đến độ cao thích hợp. Gối thông thảo giúp trừ phiền, ngủ ngon, chữa chứng suy nhược thần kinh, đau mắt. Gối hoa cúc: hoa cúc 500g, phơi khô, bỏ vào một cái túi, may kín lại. Khi nằm để túi trên mặt gối, tiếp xúc trực tiếp với đầu. Gối hoa cúc giúp sáng mắt, tỉnh đầu óc, trừ cảm gió. Gối nhân trần, hoa nhài: nhân trần 500g, hoa nhài 250g, bỏ vào gối, nơi tiếp xúc với đầu. Gối chữa các chứng mất ngủ, ngủ thường gặp ác mộng. Gối vỏ đậu: vỏ đậu xanh hay vỏ đậu đen 500g, phơi khô, cho vào túi vải, bỏ vào gối. Có tác dụng thanh nhiệt, thích hợp với người hay có chứng bốc hoả trong người. Gối lá dâu, kinh giới: lá dâu và kinh giới mỗi thứ 500g, dồn vào gối. Có tác dụng trị các chứng chóng mặt, nhức đầu. Gối bã trà: bã trà 500g, phơi khô cho vào gối. Có tác dụng trừ phiền, chữa suy nhược thần kinh, ngủ kém.
- Gối tinh dầu: lấy một lượng tinh dầu dứa hoặc chanh hoặc, bưởi... ướp vào mặt trong gối, cho cảm giác dễ chịu khi ngủ. Gối ngô thù du: ngô thù du khô 500g, cho vào gối. Giúp chữa các chứng bệnh do bị lạnh, dẫn đến đau đầu, cổ, vai, gáy. Trước khi gối đầu phải hơ nóng gối. Gối thạch xương bồ: thạch xương bồ 250g, phơi khô cho vào gối. Giúp an thần, trừ đàm, dùng cho người mất ngủ, hay quên, chóng mặt, mộng mị, tức ngực. Gối thuốc có ưu điểm dễ làm và khá rẻ tiền nhưng đổi lại công hiệu chữa bệnh chậm, phải kéo dài thời gian khá lâu. Túi đựng thuốc phải có phéc-mơ-tuya kéo kín (nếu khâu kín sẽ trở ngại khi cần thay thuốc) rồi cho vào áo gối. Ruột và áo gối phải là loại vải mỏng, thoáng. Vỏ gối luôn giữ sạch sẽ, thường xuyên ngâm giặt. Thuốc cho vào gối phải được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo tơi xốp, không ẩm mốc, vón cục và vẫn còn mùi thơm. Nếu có tình trạng giảm chất lượng phải thay thuốc mới ngay. Mùa mưa lạnh, ẩm thấp, gối thường bị ảnh hưởng thời tiết nên cần làm khô ấm lên bằng cách hằng ngày phơi nơi khô gió, nếu cần thì sấy. Trước khi gối đầu nằm, nên vỗ đập nhẹ cho gối xốp mềm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thức ăn cho người cận thị
5 p | 198 | 32
-
Món ăn chữa ra mồ hôi quá nhiều
6 p | 155 | 28
-
Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
3 p | 165 | 17
-
12 món ăn, bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ
5 p | 130 | 11
-
Bài Thuốc Nam chữa bệnh ngủ mê
4 p | 91 | 7
-
Món ăn, bài thuốc cho người hay ngủ mơ
5 p | 82 | 7
-
Món ăn từ đậu phụ chữa bệnh cho trẻ em
9 p | 101 | 7
-
Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ
3 p | 150 | 7
-
Củ cải chữa nhiệt miệng
5 p | 98 | 7
-
Bài thuốc phòng ngừa chứng ra nhiều mồ hôi ở trẻ
4 p | 66 | 6
-
THIÊN VƯƠNG BỔTÂM ĐƠN
4 p | 86 | 5
-
Món ăn giải nhiệt ngày hè
6 p | 96 | 5
-
Phòng và chữa gan nhiễm mỡ
8 p | 91 | 4
-
Món ăn cho trẻ ra nhiều mồ hôi trộm
3 p | 119 | 4
-
Cháo nho khô gạo nếp
2 p | 114 | 2
-
10 tác dụng kì diệu của quả me
3 p | 93 | 2
-
Món ăn giúp giảm tiết mồ hôi.
4 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn