MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÁN TRẮC NGHIỆM MÔN<br />
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
<br />
1. Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng hình sự?<br />
Sai. Khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì không cần<br />
phải xét xử phúc thẩm, hay giám đốc thẩm, tái thẩm.<br />
<br />
2. Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ<br />
luật TTHS, khi không có người bào chữa thì toà án hoãn phiên toà?<br />
Sai. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can, bị cáo<br />
và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và phiên<br />
tòa vẫn làm việc.<br />
<br />
3. Một trong các bên của quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc phải là cơ quan nhà<br />
nước có thẩm quyền?<br />
Đúng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là những cơ quan tiến hành tố tụng<br />
mang tính quyền lực nhà nước.<br />
<br />
4. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là quan hệ pháp luật tố tụng<br />
hình sự?<br />
Sai. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tố tụng dân sự<br />
và tố tụng hành chính.<br />
<br />
5. Phương pháp phối hợp-chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan<br />
tiến hành tố tụng?<br />
<br />
Sai. Phương pháp phối hợp chế ước là các phương pháp điều chỉnh các quan hệ<br />
phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động của mình các chủ thể này phối hợp và<br />
chế ước lẫn nhau. Ngoài việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến<br />
hành tố tụng còn điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khác như hợp đồng dân sự…<br />
<br />
6. Xác định nhận định nào sau đây là đúng:<br />
a. Quan hệ pháp luật TTHS luôn mang tính quyền lực nhà nước.<br />
b. Quan hệ pháp luật hình sự luôn mang tính quyền lực nhà nước.<br />
c. Quan hệ pháp luật hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước.<br />
d. Mọi quan hệ pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà nước.<br />
e. Nhận định a, b và c là đúng<br />
<br />
7. Nguyên tắc nào trong số những nguyên tắc sau đây là nguyên tắc đặc thù của<br />
luật TTHS.<br />
a. Nguyên tắc xét xử công khai.<br />
b. Nguyên tắc hai cấp xét xử.<br />
c. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước toà.<br />
d. Nguyên tắc suy đoán vô tội.<br />
e. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội.<br />
f. Nguyên tắc xác định sự thật vụ án.<br />
g. Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.<br />
h. Chỉ có nguyên tắc d, e<br />
<br />
8. Nhận định nào sau đây là đúng:<br />
a. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi có tội phạm xảy ra.<br />
b. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi xác định được dấu hiệu tội phạm.<br />
c. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết<br />
định khởi tố vụ án hình sự.<br />
d. Tất cả đều đúng.<br />
<br />
9. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?<br />
a. Trong quá trình giải quyết vụ án HS, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có<br />
nghĩa vụ phối hợp và chế ước lẫn nhau?<br />
Sai. Trong quá trình giải quyết vụ án ngoài cơ quan tiến hành tố tụng còn có các<br />
chủ thể khác như hội thẩm nhân dân… cũng phối hợp và chế ước lẫn nhau.<br />
<br />
b. Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án HS đều là những người tiến hành<br />
tố tụng?<br />
Sai. Chỉ những người đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt<br />
động tố tụng hình sự nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.<br />
<br />
c. Tất cả những người tham gia tố tụng đều có quyền và lợi ích trong vụ án đều có<br />
quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng?<br />
Sai. Chỉ những người được quy định tại Điều 43 BLTTHS mới có quyền thay đổi<br />
người tiến hành tố tụng.<br />
<br />
10. Nhận định nào sau đây là đúng:<br />
<br />
a. Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tội phạm xâm hại?<br />
b. Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc<br />
tài sản do tội phạm gây ra?<br />
c. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm<br />
gây ra?<br />
<br />
11. Nhận định nào sau đây là đúng:<br />
a. Khai báo là quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.<br />
b. Khai báo là nghĩa vụ của bị can, bị cáo?<br />
c. Khai báo là quyền của bị can, bị cáo?<br />
<br />
12. Nhận định nào sau đây là đúng:<br />
a. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự,<br />
bị đơn dân sự?<br />
b. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ?<br />
c. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo?<br />
d. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo?<br />
e. Tất cả các nhận định trên là đúng?<br />
<br />
13. Nhận định nào sau đây là đúng:<br />
a. Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án?<br />
b. Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án và được cơ quan, cá<br />
nhân có thẩm quyền mời làm chứng?<br />
<br />