TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN CỦA<br />
VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở BỆNH NHÂN NGHIỆN RƢỢU<br />
Hà Trần Hưng*; Vũ Xuân Nghĩa**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát một số đặc điểm cận lâm sàng và vi khuẩn (VK) của viêm phổi cộng đồng<br />
(VPCĐ) ở bệnh nhân (BN) nghiện rượu. Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu trên 36 BN<br />
nghiện rượu mắc VPCĐ được điều trị tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch<br />
Mai. Kết quả: tuổi trung bình 48,3 ± 9,2, chủ yếu ở nhóm tuổi < 65 (94%). Thời gian uống rượu<br />
trung bình 13,6 ± 6,2 năm. Có liên quan giữa số lượng bạch cầu và tỷ lệ tử vong, 16 BN giảm<br />
bạch cầu, tỷ lệ tử vong ở nhóm này cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Hình ảnh X quang<br />
chủ yếu là tổn thương lan tỏa 2 bên. Tràn dịch màng phổi 33,3%. Khí máu cho thấy 38,9% BN có<br />
nhiễm toan chuyển hóa, tất cả BN vào viện đều có tình trạng giảm oxy hóa máu. 77,8% BN có hội<br />
chứng suy hô hấp cấp. Tỷ lệ cấy phát hiện tác nhân VK thấp, trong số cấy dương tinh, 67% BN<br />
tìm thấy Klebsiella pneumoniae. K. pneumoniae phần lớn kháng với kháng sinh ampicillin và<br />
gentamycin. Kết luận: nghiên cứu đã cho thấy các đặc điểm cận lâm sàng và VK chủ yếu của<br />
VPCĐ ở BN nghiện rượu, giúp ích cho chẩn đoán và điều trị nhóm BN nặng này.<br />
* Từ khóa: Nghiện rượu; Viêm phổi cộng đồng; Đặc điểm lâm sàng.<br />
<br />
Laboratory Abnormalities and Microbial Findings of Community<br />
Acquired Pneumonia in Patients with Alcoholism<br />
Summary<br />
Objectives: To assess laboratory abnormalities and microbial findings on alcoholism patients<br />
suffering from community acquired pneumonia (CAP). Subjects and methods: The retrospective<br />
study included in 36 alcoholism patients with CAP treated in the Emergency Department and<br />
Intensive Care Unit at Bachmai Hospital. Results: The average age of studied patients was 48.3 ±<br />
9.2 years old, mainly in the age group < 65 (94%). Alcohol dependence duration average was 13.6 ±<br />
6.2 years. There was an association between WBC count and mortality, mortality in 16 patients with<br />
neutropenia was significantly higher the others (p < 0.01). On chest X-ray, diffuse infiltrations both<br />
sides were mostly present. 33.3% had pleural effusion. Blood gas showed that 38.9% of cases had<br />
metabolic acidosis, all patients had hypoxemia on admission. The proportion of patients with ARDS<br />
accounted for 77.8%. The microbial culture had low rate of positive. Among cultured positive, 67%<br />
found Klebsiella pneumoniae. K. pneumoniae were most resistant to antibiotics ampicillin and<br />
gentamicin. Conclusion: This study shows the characteristics of laboratory abnormalities and<br />
microbiological results of community acquired pneumonia in patients with alcoholism that supplies<br />
useful information for the diagnosis and treatment of this severe patient group.<br />
* Key words: Alcoholism; Community acquired pneumonia; Clinical features.<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hà Trần Hưng (hatranhung@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 18/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/03/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/03/2016<br />
<br />
109<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hơn một thế kỷ qua, lạm dụng rượu đã<br />
được biết đến là một yếu tố nguy cơ lớn<br />
của nhiễm khuẩn phổi, ví dụ BN nghiện<br />
rượu có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn<br />
VK Gr (-) như Klebsiella [1] hoặc dễ bị<br />
nhiễm khuẩn huyết và sốc do VK điển<br />
hình (đáng chú ý nhất là Streptococus<br />
pneumoniae) [3]. Ảnh hưởng của rượu<br />
lên tỷ lệ mắc và tử vong ở BN viêm phổi<br />
mắc phải ở cộng đồng rất lớn. Một nghiên<br />
cứu đánh giá tiên lượng của BN nghiện<br />
rượu bị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng<br />
trong vòng 3 năm cho thấy tỷ lệ tử vong là<br />
64,3% [1], con số cao hơn rất nhiều so<br />
với tỷ lệ tử vong của viêm phổi mắc phải<br />
ở cộng đồng khác. Tỷ lệ tử vong đặc biệt<br />
cao ở những BN bị nhiễm khuẩn huyết do<br />
Klebsiella pneumoniae [4].<br />
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi<br />
ở BN nghiện rượu khá phức tạp, bao gồm<br />
tăng nguy cơ hít phải axít của dịch dạ dày<br />
hoặc VK kỵ khí từ đường tiêu hóa trên<br />
của vùng hầu họng, giảm đào thải VK<br />
bám ở niêm đường tiêu hóa trên, giảm<br />
sức đề kháng hô hấp của vật chủ [5, 6].<br />
Sặc phổi là do phối hợp về bệnh học VK<br />
chí ở vùng hầu họng gây ra ở BN nghiện<br />
rượu. Ở những BN nghiện rượu, tỷ lệ<br />
Klebsiella pneumoniae khu trú ở vùng<br />
hầu họng cao gấp 4 lần ở người bình<br />
thường. Điều này làm gia tăng VK gây<br />
bệnh ở vùng hầu họng, kết hợp với ngộ<br />
độc rượu cấp và ức chế phản xạ ho khạc<br />
bình thường, dẫn đến viêm phổi nặng và<br />
thường xuyên hơn từ VK Gr (-) [5]. Cùng<br />
với các yếu tố trên, việc suy yếu chức<br />
năng đào thải VK ra khỏi đường hô hấp<br />
cũng có vai trò quan trọng.<br />
110<br />
<br />
Cho đến nay trên thế giới có một số<br />
nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, đặc<br />
biệt là tác nhân vi sinh vật ở BN VPCĐ.<br />
Tuy nhiên ở Việt Nam còn ít nghiên cứu<br />
về vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi<br />
tiến hành đề tài nhằm: Nhận xét một số<br />
đặc điểm cận lâm sàng và VK của VPCĐ<br />
ở BN nghiện rượu.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
BN vào điều trị tại Khoa Cấp cứu và<br />
Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai<br />
được lựa chọn vào nghiên cứu có đủ tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
- Được chẩn đoán nghiện rượu (theo<br />
tiêu chuẩn chẩn đoán ICD.10), có 3/6<br />
biểu hiện sau:<br />
+ Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm<br />
thấy buộc phải uống rượu.<br />
+ Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt<br />
đầu uống và kết thúc uống cũng như mức<br />
độ uống hàng ngày.<br />
+ Khi ngừng rượu, xuất hiện hội chứng<br />
cai (lo âu, trầm cảm, đau mỏi, rối loạn<br />
nhịp tim, cáu bẳn, thô bạo…) và BN có ý<br />
định uống rượu trở lại để né tránh hoặc<br />
giảm triệu chứng cai.<br />
+ Có bằng chứng về số lượng rượu<br />
uống ngày càng gia tăng.<br />
+ Sao nhãng những thú vui trước đây,<br />
dành nhiều thời gian để tìm kiếm và uống<br />
rượu.<br />
+ Vẫn tiếp tục uống mặc dù đã hiểu rõ<br />
tác hại của rượu.<br />
- Được chẩn đoán là VPCĐ: chẩn đoán<br />
xác định dựa vào:<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br />
<br />
+ Bệnh khởi phát đột ngột, có thể thấy<br />
các yếu tố thuận lợi cho viêm phổi phế<br />
cầu như cắt lách, suy giảm miễn dịch,<br />
nghiện rượu mạn tính.<br />
+ Có cơn rét run, sốt cao 39 - 400C.<br />
Đau ngực, ho và khạc đờm màu gỉ sắt<br />
hoặc đờm màu xanh, đờm mủ. Môi khô<br />
lưỡi bẩn, bạch cầu máu tăng cao. Hội<br />
chứng đông đặc phổi: rì rào phế nang<br />
giảm, gõ đục, rung thanh tăng, có thể có<br />
tiếng thổi ống.<br />
+ Biểu hiện trên phim X quang: có hình<br />
ảnh đông đặc phổi, có thể có hình ảnh<br />
tràn dịch màng phổi, hoặc rãnh liên thùy<br />
dày. Các tổn thương dạng lưới nốt, hình<br />
kính mờ gợi ý viêm phổi do VK không<br />
điển hình.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN nhiễm HIV.<br />
- BN có cấy ghép tạng hoặc cấy ghép<br />
tủy xương.<br />
- BN lao phổi tiến triển.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả hồi cứu. Hồi cứu bệnh án được<br />
chẩn đoán VPCĐ ở BN nghiện rượu đến<br />
cấp cứu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện<br />
Bạch Mai từ 01 - 01 - 2009 đến 31 - 10 2010, dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
nghiện rượu (theo tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
ICD.10), dựa vào định nghĩa và tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán VPCĐ.<br />
* Cách thu thập số liệu:<br />
- Theo mẫu bệnh án nghiên cứu được<br />
làm khi hồi cứu bệnh án. Thu thập các<br />
thông tin chung: tuổi, giới, thời gian từ khi<br />
xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi<br />
nhập khoa.<br />
<br />
- Tìm các bằng chứng về nghiện rượu:<br />
số lượng rượu uống mỗi ngày, thời gian<br />
uống rượu.<br />
- Tiền sử bệnh: các bệnh lý kèm theo<br />
có hay không, các thuốc đã điều trị trước<br />
đó. Có bệnh lý gan, thần kinh, tim mạch,<br />
tăng huyết áp… đã được chẩn đoán<br />
trước đó không?.<br />
- Các xét nghiệm vi sinh: kết quả cấy<br />
đờm hoặc cấy dịch tiết phế quản hút qua<br />
ống nội khí quản ở BN thở máy xâm nhập<br />
(kết quả bán định lượng, Bệnh viện Bạch Mai<br />
chỉ cấy định lượng dịch rửa phế quản phế<br />
nang qua nội soi - BAL), cấy máu, tác nhân<br />
vi sinh vật nếu có, kết quả kháng sinh đồ.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Các số liệu được xử lý và phân tích<br />
bằng phần mềm thống kê y học SPSS<br />
16.0. Các thuật toán được sử dụng: tính<br />
trung bình và độ lệch chuẩn (mean ± SD),<br />
tính tỷ lệ %, so sánh trung bình sử dụng<br />
t-test, so sánh tỷ lệ % sử dụng test χ2 (giá<br />
trị p ≤ 0,05 được coi có ý nghĩa thống kê).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Nghiên cứu trên 36 BN nghiện rượu bị<br />
VPCĐ vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch<br />
Mai, tuổi từ 33 - 72, tất cả đều là nam<br />
giới. Tuổi trung bình 48,3 ± 9,2, chủ yếu ở<br />
nhóm tuổi < 65 (94%). Thời gian từ khi<br />
xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào<br />
Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu là 5,0 ± 3,7<br />
ngày. Thời gian uống rượu trung bình<br />
13,6 ± 6,2 năm.<br />
111<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br />
<br />
2. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi của nhóm BN nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Mối liên quan giữa bạch cầu và tỷ lệ tử vong.<br />
Nhóm<br />
<br />
Sống<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Chết<br />
<br />
Số lượng bạch cầu<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Cao (> 10.000)<br />
<br />
10<br />
<br />
76,9<br />
<br />
3<br />
<br />
13<br />
<br />
Bình thường (4.000 - 10.000)<br />
<br />
3<br />
<br />
23,1<br />
<br />
4<br />
<br />
17,4<br />
<br />
Thấp (< 4.000)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
16<br />
<br />
69,6<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Bạch cầu trong máu ngoại vi tăng<br />
là biểu hiện thường gặp ở BN viêm<br />
phổi mắc phải ở cộng đồng do VK; trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, bạch cầu trung<br />
bình 8,0 ± 6,1 G/l, trong đó tỷ lệ bạch cầu<br />
giảm < 4 G/l là 44%. Chúng tôi nhận thấy<br />
sự liên quan của giảm bạch cầu với tỷ lệ<br />
tử vong. Trong 16 BN có giảm bạch cầu,<br />
tất cả đều tử vong (p < 0,01). Theo Ngô<br />
Thanh Hồi (2002) [3], bạch cầu trung bình<br />
15,9 ± 5,8 G/l và bạch cầu > 10 G/l chiếm<br />
76,3%.<br />
* Mức độ tổn thương trên phim X quang:<br />
Tổn thương 2 thùy hoặc mờ 1 bên<br />
phổi: 7 BN (19,4%); tổn thương lan tỏa 2<br />
bên: 17 BN (47,3%); tràn dịch màng phổi:<br />
12 BN (33,3%).<br />
Như vậy, không trường hợp nào tổn<br />
thương 1 thùy phổi. Chủ yếu là hình ảnh<br />
tổn thương lan tỏa 2 bên. X quang phổi<br />
có giá trị lớn nhất trong chẩn đoán viêm<br />
phổi mắc phải ở cộng đồng, tổn thương<br />
trên phim chụp X quang phổi điển hình là<br />
đám mờ tam giác đáy quay ra ngoài, có<br />
112<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
8,0 ± 6,1<br />
<br />
giới hạn thùy hoặc phân thùy rõ rệt,<br />
không có hình ảnh xẹp phổi hay co kéo<br />
nhu mô phổi kèm theo, thể tích vùng phổi<br />
tổn thương cũng không to ra. Các hình<br />
ảnh tổn thương khác có thể gặp là hình<br />
các nốt mờ hoặc đôi khi có hình ảnh của<br />
tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi<br />
là do phản ứng của màng phổi cạnh vùng<br />
tổn thương tiết dịch gây ra. Phim chụp<br />
X quang phổi, bao gồm phim thẳng và<br />
phim nghiêng. Jong GM [4] nhận thấy tổn<br />
thương nhiều đám mờ gặp 63,6% BN,<br />
tràn dịch màng phổi 54%, tổn thương<br />
phổi lan tỏa 45,5%. Theo Ngô Thanh Hồi<br />
[3], BN viêm phổi mắc phải ở cộng đồng<br />
tổn thương chỉ ở 1 phân thùy phổi chiếm<br />
52,6%, tổn thương 2 bên 26,3%, mờ toàn<br />
bộ 1 bên phổi 2,6% (gặp ở BN nghiện rượu).<br />
* Thay đổi trên khí máu động mạch:<br />
Toan chuyển hóa: 14 BN (38,9%);<br />
kiềm hô hấp: 8 BN (22,2%); giảm oxy hóa<br />
máu: 36 BN (100%); P/F < 250: 28 BN<br />
(77,8%).<br />
* Tác nhân vi sinh:<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br />
<br />
Bảng 3: Tác nhân vi sinh.<br />
Nhóm sống<br />
<br />
Nhóm tử vong<br />
<br />
Phế cầu<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Klebsiella pneumoniae<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Acinetobacter baumanii<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Không tìm thấy tác nhân vi sinh vật<br />
<br />
9<br />
<br />
14<br />
<br />
Tác nhân vi sinh<br />
<br />
Trong nhóm BN nghiên cứu, 7 BN tìm<br />
thấy tác nhân vi sinh vật gây bệnh bằng<br />
cấy đờm hoặc cấy máu. 67% BN tìm thấy<br />
K. pneumoniae. Nghiện rượu đã được<br />
biết đến là một yếu tố nguy cơ lớn của<br />
nhiễm khuẩn phổi, BN nghiện rượu có<br />
nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn VK Gr (-)<br />
như Klebsiella hoặc dễ bị nhiễm khuẩn<br />
huyết và sốc do các VK điển hình [3, 4].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 7 BN<br />
<br />
xác định được tác nhân vi sinh vật bằng<br />
cấy máu hoặc cấy đờm, định danh VK<br />
bằng máy Phoenic. Các trường hợp còn<br />
lại cho kết quả âm tính, không tìm thấy<br />
tác nhân VK gây bệnh, kết quả này có thể<br />
do nhiều nguyên nhân như kỹ thuật lấy<br />
bệnh phẩm, vị trí lấy bệnh phẩm hoặc do<br />
thời điểm lấy bệnh phẩm. Jong và CS<br />
(2005) [4] nghiên cứu 28 BN, 11 BN tìm<br />
thấy tác nhân vi sinh vật.<br />
<br />
Bảng 4: Một số đặc điểm viêm phổi do K. pneumonia.<br />
BN/tuổi<br />
<br />
Thời gian<br />
nằm viện<br />
<br />
ARDS<br />
<br />
Toan<br />
chuyển hóa<br />
<br />
STC<br />
<br />
DIC<br />
<br />
Sốc<br />
<br />
TKNT<br />
<br />
BC<br />
<br />
TC<br />
<br />
1/47<br />
<br />
18 giờ<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
0,72<br />
<br />
59<br />
<br />
2/40<br />
<br />
34 giờ<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
2,21<br />
<br />
8<br />
<br />
3/38<br />
<br />
46 giờ<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
8,02<br />
<br />
228<br />
<br />
4/46<br />
<br />
27 giờ<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
2,74<br />
<br />
225<br />
<br />
5/41<br />
<br />
14 ngày<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
9,16<br />
<br />
186<br />
<br />
(ARDS: hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển; STC: suy thận cấp; DIC: đông máu nội<br />
mạch rải rác; TKNT: thông khí nhân tạo; BC: bạch cầu; TC: tiểu cầu)<br />
Bảng 5: Kết quả kháng sinh đồ của 5 BN viêm phổi do K. pneumoniae.<br />
Kháng sinh<br />
<br />
TH1<br />
<br />
TH2<br />
<br />
TH3<br />
<br />
TH4<br />
<br />
TH 5<br />
<br />
Ampicilin<br />
<br />
R<br />
<br />
R<br />
<br />
R<br />
<br />
R<br />
<br />
S<br />
<br />
Piperacillin<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
Carbapenem<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
Cefalosporin TH1<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
Cefalosporin TH2<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
Cefalosporin TH3<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
Cotrimoxazol<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
R<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
Fosmycin<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
R<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
113<br />
<br />