intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số Kết quả Nghiên cứu nấm Botrytis cinerea Pers. gây bệnh thối xám hoa hồng năm 2005 vùng Hà Nội và phụ cận

Chia sẻ: Sunshine_6 Sunshine_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

140
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành phần sâu, bệnh hại trên cây hoa hồng rất phong phú. Một số sâu, bệnh hại chính nổi lên trong nhiều năm qua như nhện đỏ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh phấn trắng, gỉ sắt, đốm đen... đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong vài năm gần đây bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea Pers. trước đây được xếp vào hàng thứ yếu nay lại phát triển mạnh mẽ, bệnh hại nụ, cuống hoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hoa hồng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số Kết quả Nghiên cứu nấm Botrytis cinerea Pers. gây bệnh thối xám hoa hồng năm 2005 vùng Hà Nội và phụ cận

  1. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 Một số Kết quả Nghiên cứu nấm Botrytis cinerea Pers. gây bệnh thối xám hoa hồng năm 2005 vùng Hà Nội và phụ cận Study on Botritis cinerea Pers. causal agent of Gray mold of Rose Đinh Thị Dinh1 và Ngô Bích Hảo2 Abstract The causal agent of gray mold on rose is Botrytis cenerea. The disease affected flower petals and buds caused Twigs die back Prune out infested canes, buds, and flowers. Botrytis blight is a problem during spring season on January to April in Hanoi regions when weather conditions are wet and cool favorable for disease development. The disease caused high damage in Hung Yen and less in Tay Tuu, Tu Liem Ha Noi. Rose varieties Hong trang kem and Trang TQ were sussceptible, varieties Hong phan do and Do gai were moderate to the disease. The plant ages, plant density and soil condition were affected to the development of the diseases Cultural practice such as prune out infested canes, buds, and flowers could eliminate the disease. 1. Đặt vấn đề các kết quả nghiên cứu về bệnh này Thành phần sâu, bệnh hại trên cây nhưng ở Việt Nam bệnh thối xám hoa hoa hồng rất phong phú. Một số sâu, hồng chưa được nghiên cứu nên chưa bệnh hại chính nổi lên trong nhiều có cơ sở đưa ra các biện pháp phòng năm qua như nhện đỏ, sâu xanh, sâu trừ hữu hiệu. Xuất phát từ nhu cầu của khoang, bệnh phấn trắng, gỉ sắt, đốm thực tiễn sản xuất đối với việc phòng đen... đã được các tác giả quan tâm trừ bệnh thối xám, chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Trong vài năm gần đây nghiên cứu nấm Botrytis cinerea Pers. bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea gây bệnh thối xám hoa hồng năm 2005 Pers. trước đây được xếp vào hàng thứ vùng Hà Nội và phụ cận nhằm: yếu nay lại phát triển mạnh mẽ, bệnh - Xác định thành phần, tình hình phát hại nụ, cuống hoa gây ảnh hưởng sinh, phát triển của một số bệnh nấm chủ nghiêm trọng đến năng suất và chất yếu trên hoa hồng trồng tại Hà Nội và vùng lượng hoa hồng. Trên thế giới đã có phụ cận trong năm 2005. - Tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái và ảnh hưởng của một số yếu tố 1. Viện nghiên cứu Rau quả Trâu Quì, canh tác kĩ thuật đối với sự phát triển Gia lâm, Hà Nội của bệnh và nấm gây bệnh thối xám 2. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà hoa hồng (Botrytis cinerea). Nội, Trâu Quì, Gia Lâm Hà Nội 19
  2. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 2. Phương pháp nghiên cứu - Theo dõi định kỳ 10 ngày một lần, Địa điểm nghiên cứu chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%); - Trung Tâm Bệnh cây nhiệt đới- - Điều tra ảnh hưởng của một số yếu trường ĐH Nông nghiệp I - Hà Nội. tố sinh thái, kỹ thuật đến sự phát sinh, - Vườn tập đoàn giống hoa hồng của phát triển của bệnh trên đồng ruộng, chỉ Phòng Hoa – Cây cảnh, Viện NC. Rau tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%). quả. 3. Kết quả nghiên cứu - Các cơ sở trồng hoa thuộc hợp tác và thảo luận xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm – Hà Nội, 3.1. Kết quả giám định bệnh thối Xã Phật Tích - huyện Tiên Du- Tỉnh xám (Botrytis cinerea) hại trên hoa Bắc Ninh, Xã Trung Nghĩa - TX. hồng Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. Trên hoa hồng trồng tại vùng Hà Nội Vật liệu nghiên cứu và phụ cận bệnh gây hại trên lá, cành và - Các giống hoa hồng: phấn đỏ, đặc biệt là nụ và hoa làm ảnh hưởng đến trắng Trung Quốc, trắng kem, đỏ gai. phẩm chất và năng suất của hoa hồng. - Mẫu bệnh hại: các mẫu bệnh hại Bệnh hại nặng từ tháng 1 đến tháng 4 khi được thu thập trên cây hoa hồng. thời tiết ẩm ướt, có mưa phùn ẩm độ Phương pháp phân ly giám định không khí đạt 90 -100%, nhiệt độ ngoài nấm gây bệnh trời từ 15 – 25 oC. Các mẫu bệnh có triệu chứng điển Trên lá hoa hồng, vết bệnh thường hình được để ẩm và kiểm tra sự phát xuất hiện từ mép lá hay đỉnh lá non triển của nấm gây bệnh dưới kính hiển sau lan vào phía trong. Vết bệnh có vi. Phân ly nấm gây bệnh trên môi màu xám nâu, không định hình đường trường PGA và giám định theo tài liệu kính có thể đạt tới 2-3 cm. Khi trời của Kendrick W.B (1971), Barnet H.L ẩm ướt mặt dưới vết bệnh xuất hiện Bany và Hunter (1998). lớp nấm mốc màu xám đen gồm cành Phương pháp điều tra ngoài đồng bào tử và bào tử phân sinh. Sau vài ruộng ngày theo dõi vết bệnh xuất hiện các - Điều tra thành phần bệnh hại theo chấm màu đen đó là hạch nấm của phương pháp điều tra phát hiện sâu nấm gây bệnh. bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ Trên hoa lúc đầu bệnh xuất hiện thực vật (1995) [1]; những đốm sáng, trắng hoặc xám trên - Điều tra diễn biến bệnh thối xám cánh hoa, đài hoa, trên nụ non. Sau đó (Botrytis cinerea) hại hoa hồng. Chọn vết bệnh lớn dần và phát triển nhanh từ 3-5 ruộng hoa hồng đại diện. Điều chóng làm hoa bị thối, nụ không nở tra cố định theo phương pháp 5 điểm được. Khi thời tiết khô thì bông hoa chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây; hồng bị cháy khô, khi thời tiết ẩm ướt 20
  3. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 thì hoa bị thối màu xám đen, cả bông tố sinh thái, kỹ thuật đến sự phát hoa từ từ gục xuống, sau 7- 10 ngày sinh, phát triển bệnh thì cả bông hoa bị bao phủ một lớp 3.2.1. Tình hình bệnh thối xám hại nấm màu xám đen, mịn đó là cành bào hoa hồng tại một số vùng trồng hoa tử và bào tử phân sinh của nấm thối thuộc Hà Nội và phụ cận xám, cành gần cuống hoa cũng bị thối Kết quả điều tra bệnh thối xám hại đen. Bệnh nặng làm hoa hồng thối hoa hồng tại các vùng trồng hoa thuộc hàng loạt, không cho thu hoạch, gây Hà Nội và phụ cận vụ xuân 2005 cho thiệt hại lớn cho các hộ trồng hoa thấy bệnh gây hại nặng do điều kiện hồng. thời tiết ẩm ướt có nhiều đợt mưa phùn Trên vết bệnh để ẩm và các mẫu vào mùa xuân, thích hợp cho sự xâm nấm bệnh phân ly nuôi cấy trên môi nhiễm và lây lan của nấm gây bệnh. trường PGA chúng tôi quan sát thấy Mặt khác, đây là giai đoạn cây hoa sợi nấm đa bào, trong suốt, mảnh và hồng đang ở thời kỳ khai thác hoa hơi xoắn. Cành bào tử phân sinh mạnh, nên cây bị nhiều vết thương cơ thẳng, phân nhánh nhiều cấp theo kiểu học và sức chống chịu của cây với chùm nho, đầu tế bào hình truỳ, có bệnh cũng bị giảm sút. mấu nhỏ. Bào tử phân sinh hình tròn Bệnh hại nặng nhất trên các ruộng hoặc, hình trứng, không màu, đơn bào, hoa hồng ở Hưng Yên. Mức độ gây mọc thành chùm theo kiểu chùm nho, hại cao điểm vào ngày điều tra kích thước bào tử 8-14 x 6-9 àm. 25/3/2005 tỷ lệ bệnh đạt 51,10%, chỉ Hạch nấm hình tròn hoặc hình bầu số bệnh là 36%. Tiếp đến ở Viện NC dục, màu đen, cứng, thường xuyên Rau quả với tỷ lệ bệnh là 45,13%, chỉ xuất hiện trên đồng ruộng. Trên môi số bệnh 32,50%. Trên các ruộng hoa trường PGA, tản nấm màu trắng xám, hồng ở Bắc Ninh, tuy mức độ gây hại mịn, hơi phồng, mép ngoài đâm tia và của bệnh có nhẹ hơn so với hai vùng hình thành hạch nấm có màu đen. trên nhưng vẫn đạt khá cao, ở cùng Theo tài liệu giám định của Kendrick ngày điều tra 25/3/2005 tỷ lệ bệnh là W.B (1971), Barnet H.L và Bany 42,45%, chỉ số bệnh 31,80%. Bệnh Hunter (1998) chúng tôi xác định nấm gây hại nhẹ nhất ở hợp tác xã Tây gây bệnh là Botrytis cinerea Tựu, tỷ lệ bệnh đạt 31,86% và chỉ số 3.2. Tình hình bệnh thối xám hoa bệnh là 21,14% vào kỳ cao điểm hồng và ảnh hưởng của một số yếu 25/3/2005. Bảng 1. Tình hình bệnh thối xám hại hoa hồng tại một số vùng trồng hoa thuộc Hà Nội và phụ cận vụ xuân 2005 Địa điểm Hưng Yên Viện NC.Rau Bắc Ninh Tây Tựu 21
  4. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 quả Ngày TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 05/01 15,15 6,32 10,35 4,32 9,48 4,34 6,32 3,6 25/01 20,25 10,35 15,37 7,01 14,61 6,52 8,56 5,66 15/02 28,8 17,69 23,8 13,22 22,57 13,12 15,3 10,61 05/03 38,54 26,97 34,17 23,2 32,81 21,35 25,07 16,33 25/03 51,1 36,15 45,13 32,5 42,45 31,8 31,86 21,14 15/04 37,25 26,4 32,17 22,41 31,42 20,54 23,45 15,68 05/05 25,34 14,43 20,5 10,46 20,21 8,76 12,64 7,65 Mức độ gây hại của bệnh thối xám 3.2.2. ảnh hưởng của giống hoa trên hoa hồng ở Tây Tựu thấp hơn hẳn hồng đến bệnh thối xám so với các vùng khác, nguyên nhân chủ Kết quả điều tra tình hình bệnh thối yếu là do trình độ thâm canh của các hộ xám trên 4 giống hoa hồng trồng phổ gia đình trồng hoa hồng khác nhau. Hợp biến trong sản xuất là trắng kem, tác xã Tây Tựu vốn là vùng hoa truyền trắng Trung Quốc, đỏ gai và phấn đỏ, thống từ rất lâu đời, người dân có nhiều chúng tôi nhận thấy, bệnh xuất hiện kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc gây hại cả 4 giống hoa hồng với các và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác mức độ bệnh khác nhau. Bệnh tăng động nhằm hạn chế sự gây hại của dịch nhanh qua các ngày điều tra, từ ngày hại như bón phân, tưới nước, uốn vít 5/01/2005 và đạt đỉnh cao ngày cành + cắt tỉa và phun thuốc hoá học 25/03/2005. Cụ thể, trên giống hồng sớm để phòng trừ bệnh. Do vậy mà mức trắng kem bệnh phát triển mạnh nhất độ gây hại của bệnh thấp. Còn các vùng CSB là 10,46%, tiếp đến là giống khác người dân mới chuyển đổi từ cây hồng trắng Trung Quốc CSB 9,64%, lúa và rau sang trồng hoa nên chưa có đỏ gai CSB là 7,49 và giống nhiễm kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa, đặc bệnh nhẹ nhất là phấn đỏ CSB là biệt là công tác bảo vệ thực vật cho hoa 5,37%. còn rất lúng túng. Bảng 2. Diễn biến bệnh thối xám trên một số giống hoa hồng tại Viện NC Rau quả Giống Trắng kem Trắng T. Quốc Đỏ gai Phấn đỏ Ngày TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 22
  5. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 05/01 10,35 4,32 9,41 4,53 6,46 3,12 4,16 2,67 25/01 15,37 7,01 14,54 6,42 8,67 5,73 6,49 4,56 15/02 23,80 13,22 22,47 12,14 15,47 9,46 11,34 8,43 05/03 34,17 23,20 32,79 21,32 24,65 16,34 19,11 13,78 25/03 45,13 32,50 43,46 31,49 32,56 21,53 28,45 19,25 05/04 39,50 26,37 38,55 25,53 28,23 18,49 22,54 13,45 25/04 27,41 16,34 25,37 15,01 18,49 10,21 12,47 7,53 05/05 20,50 10,46 20,14 9,64 13,85 7,49 9,36 5,37 Sự khác nhau về mức độ nhiễm bệnh thường không chú ý lựa chọn thế đất, đặc của 4 giống hoa hồng trên có thể là do biệt ở các vùng mới trồng, chủ yếu là từ đặc tính chống chịu bệnh của từng đất lúa chuyển sang trồng hoa hồng. Vì giống khác nhau. Giống hoa hồng phấn vậy thường bị bệnh phá hại nặng. Kết quả đỏ và đỏ gai có lá dày, nhỏ, xanh bóng điều tra bệnh thối xám gây hại hoa hồng cánh hoa dày, xếp chặt, có khả năng trồng ở chân đất cao và thấp có sự biến chống chịu bệnh tốt hơn hai giống còn động rõ rệt, thể hiện ở thời kỳ cao điểm lại. Theo Nguyễn Xuân Linh (2000), của bệnh ngày 25/03/2005, ở địa thế đất các giống hồng có nguồn gốc từ châu cao, tỷ lệ bệnh thấp hơn hẳn so với địa thế Âu thường bị thoái hoá mất đi tính đất thấp. Mức độ nhiễm bệnh cao ở địa chống chịu bệnh sau một vài vụ trồng. thế đất thấp là do đất trũng khó thoát Như vậy, việc chọn lọc hoặc tạo giống nước tạo độ ẩm không khí cao, thuận lợi hoa hồng chống chịu bệnh là rất quan cho nấm dễ dàng xâm nhiễm lây bệnh. trọng và cần phải liên tục. Mặt khác, thành phần cơ giới nặng, 3.2.3. ảnh hưởng của địa thế đất khả năng sinh trưởng phát triển của đến bệnh thối xám cây giảm, do đó, tính chống chịu của Hiện nay trong sản xuất do nhu cầu cây kém thì khả năng nhiễm bệnh cao. thương mại có rất nhiều cơ sở trồng hoa Bảng 3. Tình hình bệnh thối xám hoa hồng ở hai địa thế đất CTTN Đất cao Đất thấp Ngày ĐT TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 05/01 5,35 2,05 9,23 4,25 25/01 7,53 4,56 14,56 6,52 15/02 14,42 8,14 22,76 12,34 05/03 23,51 15,08 33,75 21,65 25/03 30,02 21,31 44,67 31,05 15/04 22,35 13,42 31,72 21,32 23
  6. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 05/05 12,13 6,27 19,54 9,37 3.2.4. ảnh hưởng của mật độ trồng trồng trên đơn vị diện tích, sản lượng đến sự phát triển bệnh thối xám hoa cũng tăng lên đáng kể, nhưng Trong sản xuất hiện nay, để đạt hiệu mật độ trồng cao có ảnh hưởng đến quả kinh tế cao thì các hộ gia đình sự phát triển của bệnh không? Kết trồng hoa hồng thường tăng số cây quả điều tra được thể hiện ở bảng 4: Bảng 4. ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối xám trên giống hoa hồng phấn đỏ tại Viện NC Rau quả Mật độ (20x30 cm) (25x30 cm) (30x30 cm) Ngày ĐT TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 05/01 9,37 5,25 6,46 3,12 4,54 2,47 25/01 11,53 7,06 8,67 5,73 7,21 3,60 15/02 18,64 11,25 15,47 9,46 12,54 6,13 05/03 27,42 17,61 24,65 16,34 20,38 13,25 25/03 36,75 25,72 32,56 21,53 28,72 19,76 15/04 26,53 17,26 23,11 14,29 20,57 13,52 05/05 16,48 10,56 13,85 7,49 9,03 6,37 Kết quả điều tra cho thấy có sự khác nấm. Mặt khác, mật độ trồng dày đã làm nhau về TLB và CSB trên các mật độ cho độ ẩm đất, độ ẩm không khí ở trên trồng khác nhau. Mức độ bệnh thối ruộng hoa hồng cao, thuận lợi cho sự phát xám nặng nhất ở mật độ trồng (20 x 30 triển của bệnh. Trái lại ở mật độ trồng cm) với TLB là 36,75 %và CSB là thưa, ruộng hồng thông thoáng, ẩm độ 25,72%, ở khoảng cách trồng (30 x 30 thấp, nhiều ánh nắng, cây hồng không bị cm) mức độ gây bệnh thấp nhất với cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng TLB là 9,03% và CSB là 6,37% trong nên cây sinh trưởng phát triển khoẻ cùng ngày điều tra. mạnh, tăng khả năng chống chịu bệnh, Theo chúng tôi, mật độ trồng dày, các gây bất lợi cho sự phát triển của nấm cây dễ bị va chạm gây ra những vết bệnh. thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho 3.2.5. ảnh hưởng của tuổi cây hoa quá trình lan truyền và xâm nhiễm của hồng đến bệnh thối xám hoa hồng Bảng 5. ảnh hưởng của tuổi cây đến bệnh thối xám trên giống hoa hồng phấn đỏ tại Viện NC Rau quả Tuổi cây 1 năm 2 năm 3 năm 24
  7. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 TLB CSB CSB TLB CSB TLB(%) (%) (%) (%) (%) (%) 05/01 4,34 1,56 6,46 3,12 9,25 5,41 25/01 6,17 3,91 8,67 5,73 11,60 7,17 15/02 11,25 7,26 15,47 9,46 19,53 12,10 05/03 20,52 12,72 24,65 16,34 28,02 20,33 25/03 27,20 17,38 32,56 21,53 36,54 25,40 15/04 18,45 10,05 23,11 14,29 26,73 17,61 05/05 9,07 5,40 13,85 7,49 17,34 11,73 Mức độ bệnh thối xám gây hại trên 3 năm tuổi cây đã có quá trình khai giống hồng phấn đỏ ở các tuổi cây có thác hoa dài, cây sinh trưởng, phát khác nhau. Hoa hồng 3 năm tuổi có mức triển kém dần, do vậy mà khả năng độ nhiễm bệnh cao hơn so với hồng 1 và chống chịu bệnh giảm một cách rõ rệt 2 năm tuổi. thể hiện ở mức độ nhiễm bệnh cao, Cây 1 năm tuổi đang trong thời kỳ CSB cao nhất là 25,4%. cây sinh trưởng, sinh dưỡng mạnh, do 3.2.6. ảnh hưởng của biện pháp cắt đó cây có khă năng chống chịu bệnh tỉa cành, lá bệnh đến bệnh thối xám cao, CSB cao nhất là 17,38%. Còn cây hoa hồng Bảng 6. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa đến bệnh thối xám hoa hồng CTTN Không cắt tỉa Cắt tỉa cành Ngày ĐT TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 05/01 6,46 3,12 2,51 0,93 25/01 8,67 5,73 4,67 2,51 15/02 15,47 9,46 11,63 6,15 05/03 24,65 16,34 20,18 11,62 25/03 32,56 21,53 26,15 16,73 15/04 23,11 14,29 18,31 9,42 05/05 13,85 7,49 7,69 4,37 Biện pháp cắt tỉa cành lá bệnh có ảnh công thức có tỉa cành lá bệnh, tỷ lệ hưởng đến bệnh thối xám. Kết quả cho bệnh là 26,15% và chỉ số bệnh là thấy: đến ngày điều tra 25/03/2005, 16,73%. Nấm thối xám có khả năng trên công thức không cắt tỉa cành lá hình thành bào tử với số lượng rất lớn bệnh, bệnh phát triển rất nặng (TLB khi điều kiện thời tiết ẩm ướt vào mùa 32,56%; CSB 21,53%), trong khi đó, ở xuân, tỷ lệ nảy mầm của bào tử cao, thời 25
  8. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008 gian tiềm dục ngắn, do vậy, việc cắt tỉa ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. những cành hoa bị nhiễm bệnh làm Bệnh hại nhẹ ở ruộng hồng 1-2 năm giảm đáng kể nguồn bào tử phát tán và tuổi, mật độ trồng 30x30cm và địa thế xâm nhiễm trên đồng ruộng. Điều đó đất cao. chứng tỏ việc cắt tỉa cành lá bệnh là một - Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành, lá biện pháp đơn giản, cần thiết để hạn chế bệnh có tác dụng làm giảm tỷ lệ lây được sự phát triển, gây hại của bệnh nhiễm bệnh trên đồng ruộng. thối xám hại cây hoa hồng ngoài sản - Để hạn chế bệnh thối xám do nấm xuất. Botrytis cinerea hại hoa hồng đề nghị 4. Kết luận chú ý chọn đất trồng và các biện pháp chăm sóc, cắt tỉa,… kết hợp với phòng - Bệnh thối xám hoa hồng do nấm trừ bệnh. Botrytis cinerea gây ra. - Trong điều kiện vụ xuân ở vùng Tài liệu tham khảo Hà Nội và phụ cận, bệnh gây hại mạnh 1. Barnet H.L. and Bany B. Hunter từ tháng 1 đến tháng 4. Bệnh hại nặng (1998) Illustrated genera of Imperfect ở Hưng Yên là vùng mới chuyển đổi Fungi. APS Press, USA. từ cây lúa và rau sang trồng hoa nên 2. Cục bảo vệ thực vật (1995). chưa có kinh nghiệm trồng và chăm Phương pháp điều tra phát hiện sâu sóc hoa, còn những vùng trồng hoa có bệnh hại cây trồng. NXB Nông truyền thống như Tây Tựu, Từ Liêm nghiệp. Hà Nội bệnh hại nhẹ. 3. Kendrick W.B(1971). Taxonomy - Giống hoa hồng phấn đỏ và đỏ gai ít of fungi Imperfecti. Uni. Toronto bị nhiễm bệnh, trên giống hoa hồng trắng Press kem và giống trắng Trung Quốc bệnh hại 4. Nguyễn Xuân Linh (2000). Kỹ nặng hơn. thuật trồng hoa. NXB NN. - Tuổi cây, mật độ trồng, địa thế đất 26
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2