intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề liên quan đến việc xác định trẻ tiềm năng cao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tạo ra một thách thức giáo dục đối với các giáo viên và thấy mình cách biệt so với bạn bè cùng tuổi về mặt hứng thú và sự trưởng thành. Nhận diện các trẻ tiềm năng cao và cả nhu cầu chuyên biệt của các em là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên không phải đơn giản để trả lời được câu hỏi này ngay từ những lần tiếp xúc ban đầu. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề liên quan đến việc xác định trẻ tiềm năng cao

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH TRẺ TIỀM NĂNG CAO Jacques Grégoire*1 Chuyển ngữ: Lê Hoàng Thế Huy Tóm tắt Trẻ có trí thông minh bằng hoặc cao hơn 130 điểm IQ chiếm khoảng 2.28% tổng số học sinh. Những học sinh này, được xếp vào nhóm trẻ có tiềm năng cao (Haut potentiel – High potential), không chỉ đặc trưng bởi trí thông minh cao hơn trung bình, mà còn bởi nhu cầu giáo dục chuyên biệt. Trẻ tiềm năng cao đồng hóa nhanh hơn và sớm hơn các kiến thức học đường khác nhau. Các em cũng tạo ra một thách thức giáo dục đối với các giáo viên và thấy mình cách biệt so với bạn bè cùng tuổi về mặt hứng thú và sự trưởng thành. Nhận diện các trẻ tiềm năng cao và cả nhu cầu chuyên biệt của các em là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên không phải đơn giản để trả lời được câu hỏi này ngay từ những lần tiếp xúc ban đầu. Từ khóa: tiềm năng cao, xác định, trẻ em, trí tuệ, IQ COMPLEXITÉ ET ENJEUX DE L’IDENTIFICATION DES ENFANTS À HAUT POTENTIEL Résumé Les élèves ayant une intelligence égale ou supérieure à 130 points de QI représentent environ 2,28% de la population scolaire. Ces élèves, qualifiés d’enfants à haut potentiel, ne se caractérisent pas seulement par une intelligence nettement 1supérieure à la moyenne, mais aussi par leurs besoins éducatifs spécifiques. Ils assimilent plus rapidement et plus précocement les différentes connaissances scolaires. Ils peuvent ainsi représenter un défi éducatif pour leurs enseignants et se trouver en décalage par rapport 1 Đại học Louvain, Bỉ * Correspondence/Liên hệ: jacques.gregoire@uclouvain.be 52
  2. aux élèves de leur âge du point de vue de leurs intérêts et de leur maturité. L’identification de ces enfants et de leurs besoins particuliers est dès lors une question importante. Y répondre est toutefois moins simple qu’il n’y paraît au premier abord.  Mots clés: haut potentiel, identification, enfant, intelligence, QI IDENTIFYING HIGH POTENTIAL STUDENTS TO BETTER MEET THEIR EDUCATIONAL NEEDS Abstract Students with an intelligence equal or superior to 130 IQ points represent approximately 2.28% of the school population. These students, qualified as high potential children, are not only characterized by an intelligence clearly above average, but also by their specific educational needs. They assimilate the different school knowledge faster and earlier. They can thus represent an educational challenge for their teachers and find themselves out of step with students of their age in terms of their interests and maturity. Identifying these children and their special needs is therefore an important issue. However, answering this question is not as simple as it may seem at first glance. Keywords: high potential, identification, children, intelligence, IQ I. KHÁI NIỆM “TIỀM NĂNG CAO” Xuyên suốt các thời đại và các nền văn hóa, luôn có những trẻ em hoặc trẻ vị thành niên (VTN) được cha mẹ hoặc thầy cô xem là có năng khiếu nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao, hùng biện, thơ ca, toán học,… Thế nhưng, khái niệm trẻ “tiềm năng cao” trong giới khoa học ngày nay lại là một khái niệm tương đối mới mẻ. Khái niệm này có liên hệ ít nhiều đến sự ra đời của trắc nghiệm đo lường trí tuệ đầu tiên do Alfred Binet tạo ra năm 1905. Khi đó, mục đích của Binet không phải là tìm ra những trẻ có năng lực trí tuệ nổi trội. Ngược lại, điều Binet hướng đến là xác định một cách khách quan các trẻ có khiếm khuyết về mặt trí tuệ đề giúp can thiệp quá trình học tập của các trẻ này. Terman, tác giả đã thích 53
  3. ghi trắc nghiệm của Binet tại Hoa Kỳ năm 1916, chính là người đầu tiên quan tâm đến các trẻ đạt được những số điểm IQ nằm ở bên phải biểu đồ phân phối chuẩn. Ông gọi những đứa trẻ này là các trẻ “thiên tài” (“gifted”). Ở Pháp, giới chuyên môn dịch từ này thành “surdoué” (“có năng khiếu đặc biệt”). Từ này rất thường xuyên đi kèm với khái niệm “(phát triển) sớm”, với lý do là các trẻ này thường có tốc độ phát triển trí tuệ nhanh hơn các trẻ khác. Ngày nay, ở các nước Pháp ngữ, giới chuyên môn ưu tiên sử dụng thuật ngữ “tiềm năng cao (/haut potentiel)”. Thuật ngữ này phù hợp với cả trẻ em lẫn người lớn và nhấn mạnh rằng những năng lực này thường xuất hiện ở dạng tiềm tàng lúc mới sinh và chỉ phát huy tối đa sức mạnh khi nhận được đủ kích thích và trải qua quá trình luyện tập. Terman nhận ra rằng không phải trẻ TNC nào cũng đạt được thành tích học tập tốt, thậm chí còn có vài em gặp khó khăn trong việc học ở trường. Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của các năng lực trí tuệ ở trẻ có TNC, năm 1921, Terman tiến hành một nghiên cứu trường diễn rất tham vọng có tên là “Genetic Studies of Genius” (Terman, 1925). Nghiên cứu này bao gồm 1.444 trẻ có IQ lớn hơn hoặc bằng 140. Các trẻ này được theo dõi trong vài thập kỷ, qua đó ghi nhận được rất nhiều thông tin có giá trị về tiến trình phát triển của các trẻ TNC (Terman, 1959). Sau các nghiên cứu của Terman, các trẻ TNC nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà giáo dục, vì họ muốn giúp các trẻ này phát huy tối đa các tiềm năng to lớn mà trẻ có. Ở nhiều quốc gia, các chương trình giáo dục dành riêng cho trẻ TNC đã được triển khai. Ban đầu, các chương trình này chỉ chú trọng vào lĩnh vực trí tuệ ở mức rất cao của trẻ. Sau đó, các chương trình bắt đầu mở rộng ra các lĩnh vực khác như âm nhạc, nghệ thuật hoặc thể thao (Gardner, 1983). Dần dà, tiêu chí xác định TNC về trí tuệ cũng bắt đầu thay đổi. Nếu như ngưỡng xác định của Terman là 140, ngưỡng xác định 130 dần trở thành tiêu chí chung được sử dụng trong thời hiện đại (Grégoire, 2021b). II. XÁC ĐỊNH CÁC LĨNH VỰC TIỀM NĂNG CAO TNC không phải là một rối loạn mà là một khả năng nhận thức cao hơn trung bình. Trong việc đánh giá tâm lý cho một cá nhân có thể có TNC, người đánh giá không đề cập đến khái niệm “chẩn đoán” mà ưu tiên 54
  4. sử dụng thuật ngữ “xác định” TNC (Grégoire, 2012). Mục tiêu của việc đánh giá không phải là xác minh sự tồn tại của một hiện tượng theo kiểu nhị phân (“có TNC” hay “không có TNC”), mà hướng đến việc xác định một cách khách quan các năng lực cao hơn trung bình và những nhu cầu giáo dục kèm theo. Theo góc nhìn này, người đánh giá cần phải thực hiện đánh giá thân chủ một cách toàn diện. Nói cách khác, chỉ số IQ hoàn toàn không đủ, mà phải tính đến cả những đặc trưng về cảm xúc, động cơ và các mối quan hệ của thân chủ. Trong lúc thực hiện đánh giá cho người có thể có TNC, chỉ số IQ quan trọng đến mức nào và người đánh giá sẽ diễn giải chỉ số đó ra sao? Cần phải ý thức rõ ràng trí tuệ (trí thông minh) là một biến số liên tục. Ngưỡng tiêu chuẩn 130 thực ra chỉ là một ngưỡng được đưa ra một cách cứng nhắc. Tiêu chí xác định TNC theo ngưỡng 130 chỉ đơn thuần là một sự đồng thuận chung giữa các nhà thực hành chứ hoàn toàn không phải là một tiêu chí mang tính chất lượng. Kết quả nằm bên này hay bên kia của ngưỡng 130 không làm thay đổi bản chất, chất lượng vốn có của trẻ. Cấu trúc và hoạt động của trí tuệ của trẻ có chỉ số IQ là 132 không quá khác biệt với trẻ có kết quả là 128. Ngưỡng 130 trước hết chỉ là một ngưỡng mang tính thống kê, một con số đơn thuần tương ứng với khoảng +2 độ lệch chuẩn so với trung bình. Do chỉ số IQ đi theo biểu đồ phân phối chuẩn, người ta ước lượng có khoảng 2,28% dân số có chỉ số IQ lớn hơn hay bằng 130. Đối với tổng dân số Việt Nam2, sẽ có khoảng hơn hai triệu người có chỉ số IQ lớn hơn hay bằng 130. Chỉ số IQ là một chỉ dấu dấu đơn giản, khách quan của TNC. Trên thực tế, chỉ số này phức tạp hơn những gì đại đa số có thể tưởng tượng. Ý nghĩa của chỉ số này chỉ có thể được làm rõ, diễn giải chính xác bởi các nhà tâm lý học được đào tạo bài bản. Cũng như những đánh giá tâm lý khác, chỉ số IQ luôn có một khoảng sai số. Hệ số tin cậy của một trắc nghiệm và kiểu sai số của phép đo sẽ cho chúng ta biết về khoảng sai số của các phép đo của trắc nghiệm (Laveault & Grégoire, 2014). Lấy ví dụ với WISC-V, trắc nghiệm đo trí tuệ phổ biến nhất hiện nay dành cho trẻ em và trẻ VTN. WISC-V có hệ số tin cậy rất cao. Kiểu sai số của phép đo IQ của WISC-V Ước lượng dân số khoảng 98 triệu người (2019). 2 55
  5. là 3,39. Điều này có nghĩa rằng nếu chỉ số IQ chính xác (không có sai số) của một trẻ là 130, chỉ số IQ quan sát được (đã bao gồm những sai số ngẫu nhiên không thể tránh khỏi) mà trẻ đạt được khi thực hiện trắc nghiệm WISC-V sẽ có 68% khả năng nằm trong khoảng +/– 3,3 đơn vị xung quanh giá trị 130; và sẽ có 90% khả năng chỉ số IQ quan sát được nằm trong khoảng +/– 5,4 đơn vị xung quanh giá trị 130. Nói cách khác, khả năng một trẻ có IQ thực > 130 (đủ để nằm trong nhóm TNC) nhưng chỉ có chỉ số IQ quan sát được < 130 (không đủ nằm trong nhóm TNC) vẫn tương đối lớn. Để tránh những sai số này, các nhà chuyên môn thường sử dụng khoảng tin cậy thay vì sử dụng trị số tuyệt đối 130 để lấy làm tiêu chí. Ví dụ, ngày nay các nhà chuyên môn thường nói chỉ số IQ của trẻ nằm trong khoảng tin cậy [125-135] thay vì chỉ đưa ra một con số tuyệt đối duy nhất. Niveau 3 facteur g Niveau 2 intelligence intelligence mémoire Perception Perception Capacité de Rapidité Vitesse de cristallisée fluide générale visuelle auditive rappel cognitive traitement Niveau 1 Hình 1. Mô hình CHC được dùng để chọn lựa các tiểu thang trong WISC-V Ghi chú: Niveau: Mức độ; facteur: nhân tố; Intelligence cristallisé: Trí tuệ kết tinh; Intelligence fluide: Trí tuệ lỏng/linh hoạt; Mémoire générale: Trí nhớ chung; Perception visuelle: Tri giác thị giác; Perception auditive: Tri giác thính giác; Capacité de rappel: Khả năng nhớ lại; Rapidité cognitive: Tốc độ nhận thức; Vitesse de traitement: Tốc độ xử lý. Một vấn đề khác thường gặp phải khi diễn giải chỉ số IQ là độ phân tác của các điểm số thành phần của các tiểu test dùng để tính chỉ số IQ tổng. Đa số các trắc nghiệm trí tuệ hiện đại, nhất là các trắc nghiệm của Wechsler, được xây dựng dựa trên mô hình cấu trúc trí tuệ của Carroll 56
  6. (1993) và Cattell & Horn (1966), gọi tắt là mô hình CHC (McGrew, 2009). Mô hình này có ba mức độ (xem hình 1). Mức độ thứ nhất bao gồm các năng lực đơn giản nhất. Mức độ giữa bao gồm tám năng lực lớn chi phối một nhóm các năng lực đơn giản thành phần. Mức độ thứ ba được gọi là năng lực chung, tổng quát “nhân tố g” theo cách gọi của Spearman (1904). Nhân tố chung này ảnh hưởng đến tất cả các năng lực nhỏ hơn. Bản chất của nhân tố tổng quát này còn gây nhiều tranh cãi. Một số tác giả cho rằng nhân tố này là nhân tố điều hành, kiểm soát các năng lực thành phần, một số khác lại cho rằng đó là một thuộc tính thần kinh được thể hiện ra bằng tốc độ liên kết thần kinh khi phải tiến hành xử lý các hoạt động nhận thức. Bảng 1. Năm chỉ dấu đo lường bởi WISC-V dựa theo mô hình CHC Lập luận Lập luận Trí nhớ Hiểu lời nói thị giác Tốc độ xử lý linh hoạt làm việc không gian Tìm điểm Xếp khối Ma trận Nhớ dãy số Mã hóa tương đồng Trọng lượng Từ vựng Ghép hình Nhớ hình ảnh Biểu tượng hình ảnh Bộ WISC-V (2016) đánh giá 5 nhóm năng lực lớn theo mô hình CHC (bảng 1), mỗi nhóm năng lực gồm hai tiểu thang. Bảy tiểu thang (in đậm trong bảng 1) dùng để tính chỉ số IQ tổng. Do tương quan giữa chỉ số IQ tổng, các nhóm năng lực và các tiểu thang, chân dung trí tuệ của một cá nhân là không đồng nhất giữa các nhóm năng lực và các tiểu thang là điều thường gặp. Nói cách khác, một chân dung trí tuệ đồng đều về điểm số giữa IQ tổng, các nhóm năng lực và các tiểu thang hiếm khi xảy ra (Grégoire, 2019). Bảng 2 cho thấy tần suất của tính không đồng nhất về điểm số trong dân số tại Pháp trong trắc nghiệm WISC-V. Có thể thấy rằng 61,1% dân số trong tổng mẫu có ít nhất một tiểu thang mà điểm số đạt được có khác biệt đáng kể so với điểm trung bình của cả 7 tiểu thang. Nếu điểm số của 7 tiểu thang có độ không đồng nhất quá lớn, cần phải đặt lại câu hỏi về tính hiệu lực của trắc nghiệm trong việc đo lường năng lực trí tuệ. Khi có 3-4 tiểu thang có kết quả quá khác biệt so với trung bình, chỉ số IQ sẽ được hiểu như thế nào? 57
  7. Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm trẻ có một hoặc nhiều điểm số đạt được trong các tiểu thang có khác biệt có ý nghĩa so với điểm số trung bình (Grégoire, 2019) Số lượng tiểu thang Phần trăm Phần trăm tích lũy 0 38,9 100,0 1 34,6 61,1 2 19,5 26,5 3 5,1 7,0 4 1,7 1,9 > 0,1 0,1 Đối với việc diễn giải chỉ số IQ, một số tác giả đã tìm kiếm những chỉ dấu khác để đánh giá TNC. Gauvrit (2014) đã tiến hành phân tích chi tiết tất cả các chỉ dấu đó (lo âu, tăng động, các nét tự kỷ, sự hài hước, độ nhạy cảm và tính sáng tạo). Tác giả cho rằng ngoài những thành tích trí tuệ cao hơn trung bình và gắn liền với quá trình phát triển sớm của cá nhân, không có dấu hiệu đặc trưng nào khác có thể dự báo TNC. Những dấu hiệu vừa nêu đôi khi kết hợp với TNC nhưng cũng tồn tại ở những cá nhân không có TNC và không có dấu hiệu nào là chuyên biệt dành cho TNC cả (Brasseur & Grégoire, 2018; Grégoire, 2021a). Những đặc điểm này không thể được dùng như tiêu chí xác định TNC và chỉ có giá trị mô tả, giúp hiểu rõ hơn chân dung của một cá nhân có TNC nào đó. Vì vậy, chúng cũng nên được các nhà thực hành lưu ý tới. Tuy nhiên, chúng không thể là minh chứng của TNC nếu không có phép đo về năng lực trí tuệ cao hơn mức trung bình của dân số. III. TIỀM NĂNG CAO VÀ SỨC KHỎE TINH THẦN Tồn tại một định kiến cho rằng người có TNC cũng sẽ có ít nhiều vấn đề về tâm lý. Hình dung về “người có tài có tật” rất phổ biến trong văn chương và điện ảnh. Khởi nguồn của hiện tượng này đến từ Lombroso, một bác sĩ tâm thần người Ý xuất bản năm 1877 một cuốn sách có nhan đề “Thiên tài và điên loạn”, trong đó tác giả phân tích cuộc đời của 36 thiên tài bao gồm cả Baudelaire và Newton, và khẳng định chắc nịch minh chứng cho sự bất ổn của các nhân vật. Tác giả qua đó khơi gợi mối liên kết giữa TNC và sức khỏe tinh thần trong trí tưởng tượng của cộng đồng. Một số tác giả hiện đại cũng theo chiều hướng này, trình bày các ca minh họa sóng 58
  8. đôi giữa hai hiện tượng. Hình dung này cần phải được mổ xẻ một cách khoa học, vì thực ra chúng chỉ được ghi nhận và khẳng định qua những trường hợp mà người có TNC đi tìm kiếm những dịch vụ hỗ trợ tâm lý hoặc đi khám bệnh tại bệnh viện. Do đó, có hiện tượng nhiễu trong chọn mẫu xảy ra và chúng ta không hề có thông tin về những người TNC không có khó khăn về tâm lý hay sức khỏe tinh thần trong dân số chung. Những quan sát trong môi trường thăm khám tâm lý hoặc tại bệnh viện không thể được khái quát hóa thành chân dung chung của những người có TNC. Nghiên cứu trường diễn của (1959) cũng cho thấy có những người có TNC hạnh phúc, ổn định, không có vấn đề về sức khỏe tinh thần, hòa nhập tốt trong xã hội và nghề nghiệp. Có thể họ chính là số đông trong số những người có TNC trong xã hội, vì mức độ năng lực trí tuệ cao cũng là một yếu tố quan trọng dự báo cho khả năng thích nghi và quản lý bản thân (Fergusson, Horwood, & Ridder, 2005; Deary, Whalley, & Starr, 2009). Terman nhận thấy rằng 92% người có TNC trong tổng mẫu của ông cho rằng họ hài lòng hoặc rất thỏa mãn về đời sống công việc của mình; 70% trong số đó tốt nghiệp đại học và chỉ có 2% không hoàn thành trung học phổ thông; 90% hành nghề tự do hoặc đang nắm chức vụ cao trong cơ quan. Duy chỉ có 10% tổng mẫu có vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng. Những số liệu trên cho thấy định kiến về người vừa có tài vừa có tật là rất phiến diện, võ đoán. Hơn nữa, người có TNC không sở hữu một trí thông minh khác xa so với những người khác xung quanh. Như đã trình bày phía trên, mức độ năng lực trí tuệ là một chuỗi liên tục và giá trị xác định TNC chỉ là một con số quy ước. Những chứng cứ khoa học hiện đại cho thấy cấu trúc và hoạt động của trí tuệ ở bên này hay bên kia ngưỡng 130 là khác biệt nhau. Đa số những đặc điểm trí tuệ của các trẻ TNC được giải thích bởi hiện tượng phát triển nhận thức sớm và động cơ học tập cao (Gauvrit, 2014). Các năng lực nhận thức của trẻ TNC thường giống với hoạt động nhận thức bình thường của các trẻ lớn tuổi hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ CÓ TIỀM NĂNG CAO Dù những người có TNC dường như không có nhiều rối loạn tâm lý hơn những người khác trong dân số, quá trình phát triển của họ không phải 59
  9. không có những trở ngại, thử thách. Một trong những vấn đề then chốt mà người có TNC phải đối mặt chính là sự “thiếu đồng bộ (dyssynchronie)” theo định nghĩa của Terrassier (1981) – khoảng cách giữa sự phát triển nhận thức và những khía cạnh khác. Đó có thể là một khoảng cách bên trong giữa chiều kích trí tuệ, tâm vận động và tình cảm, và/hoặc bên ngoài với các bạn đồng trang lứa (hành vi, mối quan tâm khác nhau giữa hai nhóm trẻ cùng tuổi sinh học). Do phát triển sớm, trẻ TNC phải xử lý những khoảng cách này, nhưng thường các trẻ này có đủ nguồn lực để đối diện và giải quyết. Khi đó, sự nâng đỡ của môi trường gia đình và học đường có vai trò rất quan trọng. Nếu cha mẹ và giáo viên khuyến khích sự triển nở đặc trưng của trẻ TNC, tạo điều kiện cho sự đa dạng trong lớp học, trẻ TNC sẽ có thể cảm nhận được cảm giác thoải mái. Ngược lại, nếu gia đình và nhà trường không tạo điều kiện để trẻ TNC thỏa mãn được những nhu cầu học tập và khám phá đặc trưng của mình và bắt ép trẻ phải đi theo chuẩn chung của các trẻ cùng tuổi, những khó khăn tâm lý (thu mình, mất động lực, trầm cảm,…) có thể xuất hiện. Ngoài ra, các tâm lý gia cần ý thức rằng trẻ TNC vẫn có thể gặp những rối loạn tâm lý không có liên quan đến sự phát triển sớm về trí tuệ như bao trẻ khác, ví dụ như các rối loạn về đọc, chính tả, phối hợp vận động, các rối loạn cảm xúc (ví dụ như trầm cảm) và hành vi (ví dụ như tăng động kém chú ý). Không có chứng cứ khoa học cho thấy tần suất xuất hiện các rối loạn trên ở trẻ TNC là cao hay thấp hơn nhóm trẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ TNC mắc các rối loạn như rối loạn đọc, điều này sẽ khiến việc xác định các trẻ TNC gặp khó khăn. Trong trắc nghiệm WISC-V, các rối loạn tập trung chú ý có thể khiến thành tích của trẻ trong các tiểu thang trong nhóm Trí nhớ làm việc và Tốc độ xử lý bị giảm sút (Grégoire, 2019). Các rối loạn phối hợp vận động cũng làm giảm đáng kể thành tích của trẻ trong các tiểu thang Xếp khối và Mã hóa. Ảnh hưởng tiêu cực của các rối loạn lên thành tích của trẻ trong một số tiểu thang khiến cho chỉ số IQ tổng cũng giảm đi, do đó chân dung của trẻ TNC có thể không xuất hiện. Để bù đắp cho vấn đề này, các tác giả của WISC-V khuyến nghị việc tính Chỉ số Năng lực chung (GAI) để thay thế cho chỉ số IQ tổng. GAI được tính dựa trên thành tích đạt được ở 5 tiểu thang ít chịu tác động của các rối loạn 60
  10. nêu trên. Tuy vậy, GAI cũng không phải là một giải pháp toàn năng, vì bản thân 5 tiểu thang này cũng không hoàn toàn độc lập với một số rối loạn. Do đó, tâm lý gia cần thực sự cẩn trọng và diễn giải chính xác ý nghĩa của GAI cũng như IQ tổng, xem xét tất cả các kết quả cũng như những quan sát ghi nhận được xuyên suốt quá trình thực hiện trắc nghiệm. Bản chất của TNC gây khó khăn cho việc xác định. Thực tế là chúng ta không đo đạc trực tiếp TNC, mà chỉ đo đạc được những hệ quả của nó – các năng lực trí tuệ. Các năng lực này cũng là những đặc nét tiềm ẩn, không thể quan sát được một cách trực tiếp mà chỉ được tiếp cận thông qua thành tích, kết quả của một số tiểu thang trong các trắc nghiệm trí tuệ hiện có. Hình 2 (Grégoire, 2012) minh họa những mối quan hệ gián tiếp giữa các tiềm năng trí tuệ và thành tích đo đạc được thông qua các tiểu thang trong các bộ trắc nghiệm trí tuệ. Theo định nghĩa, các tiềm năng trí tuệ là những năng lực chưa hoàn toàn được hiện thực hóa mà chỉ ở dạng tiềm tàng phát huy cho tương lai. Chúng tồn tại từ lúc trẻ sinh ra đời trong các cấu trúc não bộ và các thuộc tính thần kinh. Nhờ vào các yếu tố bên trong (sự tò mò, tìm kiếm niềm vui, thoát khỏi sự khó chịu,...) và bên ngoài (tương tác với cha mẹ, kích thích từ thế giới xung quanh,…), những tiềm năng bẩm sinh này mới được biểu hiện dưới dạng năng lực trí tuệ hoàn thiện hơn, giúp trẻ giải quyết các vấn đề ngày càng trừu tượng, phức tạp. Chúng ta không thể tiếp cận trực tiếp các năng lực này, mà chỉ có thể có ý niệm về chúng khi chúng được huy động để xử lý một vấn đề nào đó. Ví dụ, chúng ta không thể trực tiếp thấy cách trẻ thực hiện phép tính nhẩm trong đầu khi đang làm phép cộng mà chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài của phép tính (dùng ngón tay, đếm thành tiếng, ghi đáp án ra giấy,…). Các tiểu thang trong các bộ trắc nghiệm trí tuệ là những yếu tố kích thích, huy động những năng lực bên trong của trẻ và giúp đo đạc tính hiệu quả của chúng. Các tiểu thang có vai trò như yếu tố kích thích và màng lọc. Việc lựa chọn các tiểu thang giúp ta có thêm thông tin về một số hiện tượng, nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta không nhìn thấy một số hiện tượng khác. Do đó, sự lựa chọn các trắc nghiệm sử dụng để đo lường trí tuệ có một tầm quan trọng lớn lao. Với góc nhìn này, các trắc nghiệm trí tuệ có giá trị kích thích rất khác nhau tùy theo từng loại trắc nghiệm. 61
  11. Ghi chú: Conditions psychologiques: Các điều kiện tâm lý; Conditions de l’environnement: Các điều kiện môi trường; Potentiel inné: Tiềm năng bẩm sinh; Compétences: Các năng lực; Filtre: Bộ lọc; Tâches: Bài test; Conditions d’examen: Các điều kiện đánh giá; Performances mesurées: Thành tích đo lường được. Hình 2. Mối quan hệ giữa tiềm năng và thành tích đo lường được Phổ rộng (sự đa dạng của các vấn đề có thể giải quyết được) và hiệu lực (độ phức tạp của các vấn đề) của TNC có thể thay đổi tùy theo từng tác giả. Các điều kiện môi trường và các yếu tố cá nhân cũng góp phần thay đổi biểu hiện của TNC, do đó chân dung TNC của từng người cũng là độc nhất, không giống với ai khác. Ví dụ, một số người rất đam mê toán học và gia nhập các hội nhóm, thảo luận với các nhà toán học nổi tiếng. Có những người khác lại chuyên tâm vào không gian ba chiều và hứng thú với những công trình kiến trúc mới lạ. Vì sự đa dạng của trải nghiệm cá nhân và ảnh hưởng của rất nhiều những yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, chân dung các năng lực của một trẻ TNC có thể rất khác với các trẻ TNC khác và cũng rất không đồng nhất. Nhóm những người TNC do đó cũng là một nhóm nhiều màu sắc. 62
  12. Ghi chú: Temps: thời điểm. Hình 3. Sơ đồ phát triển rất đa dạng của các loại tiềm năng theo thời gian Ngoài ra, biểu hiện của TNC cũng không nhất thiết phải ổn định và các tiềm năng không phải lúc nào cũng ở trạng thái tối ưu trong suốt quá trình phát triển (Hình 3). Sự ổn định của chỉ số IQ trong cuộc đời của một cá nhân tương ứng với xu hướng trung bình so với phần đông dân số, nhưng ở mức độ cá nhân thì vẫn có những biến thiên lên xuống theo thời gian, nhất là trong giai đoạn trẻ em và trẻ VTN, khi độ linh hoạt mềm dẻo của não bộ vẫn còn rất lớn (Grégoire, 2019). Sau một số sự kiện gây sang chấn, thiếu hụt giáo dục hay rối loạn cảm xúc, quá trình phát triển của các tiềm năng trí tuệ có thể bị kéo chậm lại, do đó chỉ số IQ có thể giảm xuống. Nên nhắc lại rằng IQ thể hiện vị trí của một người so với những người khác cùng độ tuổi sinh học. Trong một khoảng thời gian, nếu quá trình phát triển của một cá nhân là chậm hơn so với đa số các cá nhân khác cùng tuổi, vị trí của người này trong phân phối IQ sẽ kém hơn. Ngược lại, những điều kiện thuận lợi sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phát triển nhận thức và do đó, vị trí của cá nhân so với phân phối của chỉ số IQ sẽ được cải thiện. Vì thế, các tâm lý gia cần phải rất thận trọng khi đưa ra tiên lượng dựa trên chỉ số IQ đo được tại một thời điểm nhất định. Những tiên lượng này chỉ có ý nghĩa về mặt khả năng tiến triển của cá nhân chứ không thể là một sự thật hiển nhiên, chắc chắn. Một số trẻ TNC cho rằng cho dù trẻ không cần học bài, trẻ vẫn có thể đạt được thành tích cao trong học tập chỉ vì trẻ là trẻ TNC. Đó là một suy nghĩ có phần phiến diện và sai lầm, vì nếu liên 63
  13. tục không học bài, trẻ hoàn toàn có thể phải đối diện với nguy cơ thất bại trong học tập, giảm hứng thú, thậm chí kéo chậm lại quá trình phát triển nhận thức. V. KẾT LUẬN Chúng ta có thể kết luận gì về những tiêu chí xác định TNC? Tiêu chí cơ bản để cho rằng một trẻ TNC là việc người đó có khả năng học cái mới nhanh chóng và dễ dàng hơn những người cùng tuổi. Trong suốt thời thơ ấu và VTN, lợi thế này đồng nghĩa với quá trình phát triển sớm của những năng lực trí tuệ và thể hiện thông qua thành tích rất cao trong những trắc nghiệm trí tuệ so với những trẻ cùng độ tuổi. Sự tồn tại của nhân tố tổng quát (nhân tố g) ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trí tuệ giúp một số cá nhân có TNC đạt được những thành quả rất cao trong nhiều lĩnh vực nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, quá trình phát triển của người có tiềm năng trí tuệ cao là không đồng đều giữa các lĩnh vực nhận thức. Kết quả vượt trội có thể chỉ được thể hiện trong một số lĩnh vực nhất định, do đó kết quả của bộ trắc nghiệm trí tuệ có thể cho thấy sự không đồng nhất. Vì vậy, nếu cho rằng chỉ số IQ là chỉ dấu đáng tin cậy của TNC, những người có TNC nhưng không đồng đều giữa các lĩnh vực sẽ gặp bất lợi. Điều đó có nghĩa rằng ta không nên. Việc một ai đó dù chỉ số IQ tổng không đạt ngưỡng 130 nhưng lại có một số lĩnh vực vượt qua cột mốc này không phải là hiếm. Do đó, điều quan trọng là xác định được những khu vực, lĩnh vực TNC khi diễn giải kết quả (Brasseur & Cuche, 2017). Chúng ta cũng không quên rằng chỉ số IQ chỉ là một ước lượng về năng lực trí tuệ của một cá nhân và chỉ số này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố (nhận thức và phi nhận thức). Để xem xét những yếu tố ảnh hưởng này, việc thực hiện các phép đo IQ (trắc nghiệm trí tuệ) cần được tiến hành trong những điều kiện được kiểm soát và việc diễn giải kết quả phải do một nhà chuyên môn được đào tạo thực hiện. Việc xác định TNC không dừng lại ở việc xác định nhị phân (có/không có), mà luôn phải suy xét một phổ thông tin rộng hơn: cách thức hoạt động của chủ thể trong bối cảnh sống của họ trong thực tế. 64
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO Binet, A., & Simon, Th. (1905). Méthodes nouvelles pour le diagnostic du niveau intellectuel des anormaux. L’Année Psychologique, 11, 191-244. Brasseur, S. & Cuche, C. (2017). Le haut potentiel en question. Bruxelles: Mardaga. Brasseur, S. & Grégoire, J. (2018). Les jeunes à haut potentiel sont-ils hyperémotifs? A.N.A.E., 154, 289-297. Carroll, J.B. (1993). Human cognitive abilities. Cambridge: Cambridge University Press. Deary, I.J., Whalley, L.J. & Starr, J.M. (2009). A lifetime of intelligence. Follow-up studies of the Scottish mental surveys of 1932 and 1947. Washington, DC: American psychological Association. Fergusson, D.M., Horwood, L.J. & Ridder, E.M. (2005). Show me the child at seven II: childhood intelligence and later outcomes in adolescence and young adulthood. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 46, 850-858. Gardner, H. (1983). Frames of mind: The theory of multiple intelligences. New York: Basic Books. Gauvrit, N. (2014). Les surdoués ordinaires. Paris: PUF. Grégoire, J. (2012). Les défis actuels de l’identification des enfants à haut potentiel. A.N.A.E., 24, 419-424. Grégoire, J. (2019). L’examen clinique de l’intelligence de l’enfant. Fondement et pratique du WISC-V. Mardaga. Grégoire, J. (2021a). Autisme et haut potentiel intellectuel. In N. Gauvrit & N. Clobert (Eds.), Psychologie du haut potentiel, 295-308. Bruxelles: De Boeck. Grégoire, J. (2021b). L’identification du haut potentiel. In N. Gauvrit & N. Clobert (Eds.), Psychologie du haut potentiel, 203-220. Bruxelles: De Boeck. Horn, J.L. & Cattell, R.B. (1966). Refinement and test of the theory of fluid and crystallized general intelligences. Journal of Educational Psychology, 57, 253-270. Laveault, D. & Grégoire, J. (2014). Introduction aux théories des tests en psychologie et en éducation (3e édition). Bruxelles: De Boeck. Lombroso, C. (1877). Genio e follia. Milano: Hoepli. (Trad. française, Alcan, 1890). McGrew, K.S. (2009). CHC theory and the human cognitive abilities project: Standing on the shoulders of the giants of psychometric intelligence research. Intelligence, 37, 1-10. 65
  15. Spearman, C. (1904). General intelligence: objectively determined and measured. American Journal of Psychology, 15, 201-293. Terman, L.M. (1916). The measurement of intelligence. Boston: Houghton Mifflin. Terman, L.M. (1925). Mental and physical traits of a thousand gifted children. Vol. 1, Genetic studies of genius. Stanford, CA: Stanford University Press. Terman, L.M. (1959). The gifted group at mid-life. Vol. V, Genetic studies of genius. Stanford, CA: Stanford University Press. Terrassier, J.-C. (1981). Les Enfants surdoués ou la précocité embarrassante. Issy- les-Moulineaux: ESF. Wechsler, D. (2016). Manuel de l’échelle d’intelligence de Wechsler pour enfants (5e édition). Paris: Pearson-ECPA. 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2