TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO<br />
TỪ CƠ SỞ CỦA QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP<br />
Nguyễn Thị Nga<br />
Trường Đại học Quảng Bình<br />
Tóm tắt. Những năm gần đây, nước bạn Lào đã gửi nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) sang<br />
học tập tại trường Đại học Quảng Bình. Để học tập, sinh hoạt được trên đất Quảng Bình, đòi hỏi<br />
HSSV Lào phải nắm kiến thức Tiếng Việt - một công cụ quan trọng trong giao tiếp. Nhằm góp<br />
phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho HSSV Lào, chúng tôi nghiên cứu tiếp cận quan điểm giao<br />
tiếp để ứng dụng dạy Tiếng Việt theo các định hướng cơ bản sau: Tìm hiểu vấn đề hoạt động<br />
giao tiếp và quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt; Xác định được đặc trưng và mục tiêu<br />
của đối tượng tham gia học Tiếng Việt; Lựa chọn các phương án tối ưu: xây dựng chương trình,<br />
biên soạn tài liệu bài giảng và cách thức tổ chức dạy Tiếng Việt cho HSSV Lào theo quan điểm<br />
giao tiếp.<br />
Từ khóa: Nâng cao chất lượng, giảng dạy Tiếng Việt, quan điểm giao tiếp, sinh viên<br />
Lào, quan trọng<br />
<br />
1. QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT<br />
Đi liền với sự phát sinh, sự tiến hóa và phát triển của đời sống con người là lao<br />
động. Quá trình lao động đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp và nhờ thế ngôn ngữ theo con<br />
người mà phát sinh và phát triển. “Hoạt động giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với<br />
con người nhằm trao đổi thông tin, bộc lộ, tình cảm, yêu cầu hành động, đồng thời thể<br />
hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của họ với nhau thông qua nội dung giao tiếp”<br />
[1]. Đó là một trong những hoạt động có ý thức của con người, đóng vai trò rất quan<br />
trọng trong tổ chức và phát triển xã hội. Cùng với lao động, giao tiếp là hoạt động cơ bản<br />
nhất của xã hội. Người ta giao tiếp để tác động nhận thức, tác động tư tưởng, tình cảm và<br />
tác động hành động nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác... giữa các<br />
thành viên trong xã hội. Thông qua đó con người có thể tập hợp nhau, tổ chức thành tập<br />
thể, thành cộng đồng... Giao tiếp vừa là khả năng vừa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống<br />
con người.<br />
Trong giao tiếp người ta sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như: tín hiệu vẫy tay,<br />
tiếng còi, tiếng kèn, màu sắc, hình khối, nét mặt điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt...nhưng phương<br />
tiện thông thường và thuận tiện nhất, đắc dụng, phổ biến và quan trọng nhất là ngôn ngữ.<br />
“Trong quá trình hình thành con người và phát triển xã hội, nhân loại đã tích lũy một kho<br />
tàng phong phú những công cụ giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp, những quy tắc ứng xử,<br />
xã giao trong đời sống hàng ngày... Mỗi cá nhân phải nắm được công cụ, quy tắc ấy,<br />
nghĩa là phải nắm được quy tắc giao tiếp của cộng đồng” [2]. Trong đời sống của xã hội<br />
loài người, ngôn ngữ trở thành “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” (Lênin). Bởi ngôn<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
ngữ có khả năng to lớn trong việc biểu đạt mọi vấn đề của cuộc sống và cả những tư<br />
tưởng, tình cảm trong ngõ ngách sâu lắng tế vi nhất của tâm hồn con người. Ngôn ngữ<br />
phục vụ cho việc giao tiếp của xã hội loài người ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các lĩnh vực<br />
hoạt động, ở mọi lứa tuổi, mọi thế hệ, mọi thời đại và có thể vượt qua không gian thời<br />
gian cách xa nhau hàng thế kỷ. Ngôn ngữ còn là công cụ của nhận thức, tư duy. Khi giao<br />
tiếp con người cần phải có nội dung để giao tiếp. Muốn có nội dung đó, con người không<br />
thể không tư duy để nhận thức, khám phá và phản ánh thực tế khách quan. Ngôn ngữ<br />
đóng vai trò lưu giữ, cố định các kết quả của nhận thức, tư duy của con người. Ngôn ngữ<br />
trở thành phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Marx từng nhận định "Hiện thực trực<br />
tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ". Ngôn ngữ là hình thức bên ngoài còn tư duy là nội dung<br />
bên trong. Trong dạy học muốn phát triển tư duy thì phải phát triển ngôn ngữ và ngược<br />
lại. Thực tế dạy học trong nhà trường đã khẳng định được điều đó.<br />
Mặt khác, ngôn ngữ không còn được nghiên cứu thuần túy như một hệ thống tín<br />
hiệu các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, cụm từ, câu, đoạn, văn bản) và quy tắc kết hợp của<br />
chúng mà còn được xem xét dưới nhiều bình diện khác nhau của hoạt động giao tiếp như<br />
quy tắc thương lượng hội thoại, luân phiên lượt lời, tôn trọng thể diện, khiêm tốn, cộng<br />
tác.... Các tính chất của ngôn ngữ như tính khái quát, tính xã hội, tính hệ thống và tính<br />
quy ước trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chung cũng được đề cập, xem xét. Trên tinh<br />
thần của cách tiếp cận này, xuất phát từ vai trò, bản chất chức năng của ngôn ngữ, các<br />
nhà nghiên cứu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp bằng phương<br />
tiện ngôn ngữ. Giao tiếp là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bởi xã hội<br />
không phải là con số cộng của các cá thể mà là mối quan hệ và sự tương tác giữa các<br />
thành viên trong cộng đồng thông qua lao động và hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là một<br />
nhu cầu không thể thiếu được của con người. Nhu cầu giao lưu, hợp tác hiểu biết lẫn<br />
nhau, liên kết với nhau của con người để truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức lịch sử<br />
xã hội từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ quốc gia này sang<br />
quốc gia khác và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Giao tiếp có mặt trong mọi<br />
hoạt động của con người. Năng lực giao tiếp được xem là một trong những tiêu chuẩn<br />
hàng đầu để đánh giá trình độ nhận thức và văn hóa của con người.<br />
Trong dạy học Tiếng Việt, giao tiếp là một nguyên tắc dạy học quan trọng buộc nhà<br />
giáo phải tuân thủ một cách triệt để. Bởi ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng<br />
phục vụ cho tư duy và giao tiếp xã hội (như trên đã phân tích). Nếu tách ngôn ngữ khỏi<br />
hoạt động chức năng, nó sẽ đóng băng như một hệ thống đóng. Đặc trưng của ngôn ngữ<br />
là hoạt động. Khi hoạt động, con người vận dụng để tạo ra các dạng nghi thức lời nói<br />
khác nhau và mọi quy luật cấu trúc cũng chỉ được rút ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói<br />
sinh động. Con người muốn hình thành cả kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ thì phải trực tiếp<br />
tham gia vào hoạt động giao tiếp, vận dụng tri thức ngôn ngữ cần thiết để sản sinh ra lời<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
nói, hiểu lời nói của người khác. Cho nên khi học bất cứ một đơn vị ngôn ngữ nào cũng<br />
cần đưa chúng vào hoạt động hành chức, tức là đưa nó vào đơn vị lớn hơn, nó được vận<br />
hành trong lời nói, trong giao tiếp. Dạy từ không chỉ dừng lại giải nghĩa của từ mà phải<br />
đưa từ đó vào trong câu, đặt nó hoạt động trong môi trường để rèn các kỹ năng giao tiếp,<br />
khắc sâu tri thức. Dạy âm không chỉ dừng lại ở chỗ phân biệt âm nọ với âm kia mà cần<br />
phải cho học sinh quan sát chúng trong các âm tiết, sử dụng chúng trong từ, trong câu và<br />
trong các lời nói cụ thể. Từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, cố định hóa về hình thức<br />
biểu hiện. Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Khi sử dụng từ trong câu và đoạn, các<br />
sắc thái phong cách, ý nghĩa ngữ pháp, sắc thái tình cảm, khả năng kết hợp và chức năng<br />
ngữ pháp của chúng lại được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể hơn. Vì vậy, ngôn ngữ<br />
luôn được đặt trong hoạt động giao tiếp và dạy học Tiếng Việt phải cũng luôn đặt trong<br />
quan điểm giao tiếp.<br />
2. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN<br />
LÀO TỪ QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP<br />
GS.TSKH. Lê Ngọc Trà đã từng khẳng định: “Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với<br />
giáo dục. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao<br />
tiếp. Không có giao tiếp thì không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp không chỉ là hình thức,<br />
phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục” [2]. Hoạt<br />
động tiếp nhận ngôn ngữ chỉ diễn ra khi người nghe, người đọc có cùng ngôn ngữ với<br />
người nói, người viết. Việc giải mã phụ thuộc vào năng lực vận dụng ngôn ngữ, tầm nhận<br />
thức của người tiếp nhận. Bởi vậy, phát triển khả năng giao tiếp ngôn ngữ ở hai phương<br />
diện tiếp nhận, sản sinh ngôn bản không tách rời việc phát triển nhận thức của người học.<br />
Mặt khác ngôn ngữ Tiếng Việt vừa tồn tại ở dạng tĩnh là một hệ thống kết cấu các yếu tố,<br />
vừa tồn tại ở dạng động tức là hoạt động của lời nói. Ở dạng động, Tiếng Việt được biểu<br />
hiện rõ ở phương tiện thực hiện hoạt động giao tiếp. Thông qua giao tiếp, Tiếng Việt mới<br />
bộc lộ rõ các đặc trưng cụ thể (hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, phân loại từ, nghĩa của<br />
từ...) và chỉ trong hoạt động giao tiếp với các nhân tố, hoàn cảnh, môi trường giao tiếp,<br />
hiện thực được nói tới ....khác nhau thì quy luật sử dụng Tiếng Việt như đảo trật tự, rút<br />
gọn, tỉnh lược câu...mới được thể hiện. Đồng thời với quá trình giao tiếp, các yếu văn hóa<br />
xuất hiện, lộ rõ. Bởi vì khi giao tiếp với một đối tượng cụ thể rất cần có những hiểu biết<br />
về văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử và con người ở một vùng đất cụ thể. Người giao<br />
tiếp cần phải biết hỏi, đáp, trình bày những ý nghĩ, cảm xúc bằng thứ ngôn ngữ chung mà<br />
các đối tượng cùng tham gia đều có thể nhận thức được.<br />
2.1. Xác định đối tượng và mục tiêu<br />
Đối tượng tham gia học Tiếng Việt trong bài viết nói tới là học sinh, sinh viên Lào.<br />
Nhìn ở góc độ vốn liếng ngôn ngữ ban đầu, hầu hết họ chưa có bất cứ vốn ngôn ngữ nào<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
về Tiếng Việt. Nhìn ở góc độ tư duy, một số HSSV Lào có trình độ thể hiện các thao tác<br />
tư duy cao, suy luận tốt. Học Tiếng Việt đối với bạn Lào là học một ngoại ngữ. Đặc trưng<br />
của môn học này ngoài đòi hỏi về tư duy, có một điều kiện cực kỳ quan trọng, một đòi<br />
hỏi cao về tính kiên nhẫn, sự cần cù, siêng năng, luôn ý thức rèn các kỹ năng nghe, nói,<br />
đọc, viết ở mọi nơi, mọi lúc trong các môi trường giao tiếp khác nhau. Đây là cơ sở khoa<br />
học làm căn cứ để lựa chọn, định hướng xây dựng chương trình chi tiết, biên soạn tài liệu<br />
bài giảng. Xác định được đối tượng giúp ta có cơ sở để định hướng mục tiêu giảng dạy.<br />
Việc xác định mục tiêu trong dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mục tiêu sẽ<br />
chi phối toàn bộ hoạt động của các yếu tố khác trong quá trình dạy học từ việc lựa chọn<br />
nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, đối tượng, hình thức dạy học, đến các phương<br />
tiện dạy học…Ngược lại việc hoạt động của mỗi yếu tố như là một bộ phận cấu thành<br />
chỉnh thể, là điều kiện góp phần đi đến đích của dạy học. Mục tiêu được coi là bước khởi<br />
đầu mang tính quyết định đến chất lượng dạy học vì dựa vào đây giảng viên biết lựa chọn<br />
đúng kiến thức cơ bản, biết sử dụng phối hợp các phương pháp một cách khoa học, sử<br />
dụng các phương tiện khác một cách có hiệu quả. Nhờ thế ta có thể lựa chọn điểm nhấn<br />
để làm cho tiết giảng trở nên hấp dẫn, cuốn hút đối tượng và sẽ linh hoạt hơn trong ứng<br />
xử các tình huống sư phạm.<br />
HSSV Lào đến Việt Nam học Tiếng Việt để chiếm lĩnh được công cụ giao tiếp trên<br />
cơ sở hình thành và phát triển các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, sử dụng Tiếng Việt làm<br />
công cụ tư duy để tiếp tục học cao đẳng, đại học. Từ đó ta thấy mục tiêu cơ bản và cũng<br />
là đặc trưng của bộ môn Tiếng Việt nhằm giúp họ có năng lực sử dụng ngôn ngữ trong<br />
giao tiếp. Thông qua hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, HSSV Lào không chỉ để trao<br />
đổi tư tưởng, tình cảm mà cơ bản là để học tập, nghiên cứu ở một trình độ khác. Dạy<br />
ngôn ngữ Tiếng Việt cho người Lào cũng là dạy cho họ chiếm lĩnh công cụ giao tiếp văn<br />
hóa Việt. Nghi thức lời nói cũng là một bộ phận cấu thành hoạt động giao tiếp mà phụ<br />
thuộc vào đó con người kiến tạo các dạng lời nói khác nhau để thực hiện mục tiêu giao<br />
tiếp. Lời nói vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ. Song<br />
việc giao tiếp bằng ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào những hoàn cảnh, điều kiện, mục<br />
tiêu và các tính chất khác nhau của hoạt động giao tiếp. Hơn nữa hoạt động giao tiếp<br />
Tiếng Việt còn được thực hiện theo những cách thức khác nhau, được truyền trên những<br />
kênh khác nhau.<br />
2.2. Xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bài giảng<br />
Những năm trước đây trường Đại học Quảng Bình dạy Tiếng Việt cho HSSV Lào<br />
theo chương trình Tiếng Việt khá hàn lâm. HSSV Lào học Tiếng Việt từ các nội dung cơ<br />
bản về Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp, Ngữ dụng và nâng cao trên cơ sở Tiếng Việt qua<br />
Văn học, Tiếng Việt qua Lịch sử, Tiếng Việt qua Văn hóa, Tiếng Việt qua Toán học...Có<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
thể nói, xuất phát từ tình yêu, lòng hiếu khách và kỳ vọng lớn của chúng tôi muốn giúp<br />
cho các em chiếm lĩnh hết công cụ Tiếng Việt. Nhưng thực tế đó dẫn đến sự phân hóa rất<br />
cao giữa em có vốn Tiếng Việt, chăm học và em không có vốn Tiếng Việt ban đầu.<br />
Những người học không có vốn Tiếng Việt cơ bản ban đầu không thể nào theo kịp, xảy ra<br />
tình trạng phân hóa đối tượng trong cùng một lớp học. Chúng tôi phải bù đắp cho họ qua<br />
rất nhiều kênh và tốn thời gian. Rút kinh nghiệm qua dạy học, chúng tôi đã điều chỉnh lại<br />
chương trình, kết cấu cung cấp kiến thức theo kiểu vừa đơn giản vừa hàn lâm (cách gọi<br />
tạm thời của các thành viên trong Bộ môn) và tuân thủ nguyên tắc giao tiếp trong dạy học<br />
Tiếng Việt. Rất nhiều cuộc họp (ở cấp tổ bộ môn, liên môn và trường) đã đặt vấn đề tìm<br />
các phương án giảng dạy, xây dựng chương trình chi tiết, biên soạn tài liệu theo định<br />
hướng đã nêu trên để nâng cao chất lượng cho đối tượng. Làm sao giúp HSSV Lào rèn<br />
các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt càng nhiều càng tốt. Định hướng trong xây dựng chương<br />
trình chi tiết chủ yếu theo tỷ lệ lý thuyết và thực hành là 3/7 hoặc 4/6. Tùy theo đặc trưng<br />
của từng học phần mà chọn 30% hay 40% lý thuyết nghĩa là tinh lọc những kiến thức nền<br />
cơ bản trong hệ thống cấu trúc Tiếng Việt như: khái niệm, quy tắc cấu trúc...số tiết còn<br />
lại dành cho việc rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để thực hành hoạt động giao tiếp.<br />
Chương trình cố gắng bám sát đối tượng HSSV Lào để cung cấp những tri thức có tính<br />
chất công cụ của Tiếng Việt và chú trọng rèn các kỹ năng giao tiếp trong môi trường học<br />
tập, sinh hoạt, nghiên cứu.<br />
Muốn nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho HSSV Lào thì phải thực hiện đổi<br />
mới đồng bộ các khâu cấu thành quá trình dạy học và một điều không kém phần quan<br />
trọng cần đặc biệt chú ý tới đổi mới biên soạn tài liệu bài giảng làm sao để giúp cho cả<br />
giảng viên lẫn người học có được sự hứng thú, niềm đam mê đối với môn học, đồng thời<br />
tích lũy một lượng kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt làm công cụ để giao tiếp và tư duy.<br />
Bài giảng phải được trình bày thành một hệ thống các vấn đề có quan hệ chặt chẽ với<br />
nhau. Mối quan hệ giữa các vấn đề trong bài giảng như chính là mối quan hệ của các khái<br />
niệm. Bài giảng phải mạch lạc mới phản ánh đầy đủ và chính xác mối quan hệ giữa các<br />
khái niệm. Làm thế nào qua bài giảng giúp cho người học có phương pháp làm việc khoa<br />
học, thể hiện được các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống), đặc biệt<br />
là năng lực giao tiếp. Vì vậy sau mỗi phần lý thuyết cơ bản, bài giảng phải tập trung xây<br />
dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp đối tượng. Tùy theo nội<br />
dung học phần mà thiết kế các dạng bài tập sao cho vừa sức, đảm bảo tính khoa học, tính<br />
tư duy, tính lôgic...đặc biệt chú trọng nguyên tắc giao tiếp. Chẳng hạn: trong học phần<br />
Tiếng Việt cơ sở, chúng tôi tạm chia ra các dạng bài tập theo một số kiểu chính sau:<br />
- Dạng bài tập kết hợp, phân tích, so sánh:<br />
+ Cho sẵn một số âm tiết có cùng vần, yêu cầu so sánh<br />
<br />