74
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC MẪU KHOAN
ĐẾN CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO KHI BỬA CỦA BÊ TÔNG
SIZE EFFECT OF CEMENT CONCRETE CORE
ON SPLITTING TENSILE STRENGTH
KS. Phan Công Hậu
Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Email: phanconghau94@gmail.com
TÓM TẮT: Cường độ chịu kéo khi bửa của tông xi măng một trong những chỉ tiêu quan trọng
trong công tác nghiệm thu kết cấu mặt đường giao công. Thí nghiệm cường độ chịu kéo của bê tông bằng
phương pháp khoan rút lõi một trong những phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này còn
nhiều hạn chế do những quy định về hệ số chuyển đổi của mẫu khoan, cắt từ các cấu kiện hoặc sản phẩm
với mẫu chuẩn còn chưa chặt chẽ, dẫn đến những sai số trong quá trình đánh giá. Nghiên cứu được thực
hiện trên các mẫu có tỉ lệ chiều dài trên đường kính (H/D) là 1,0; 1,2; 1,5; 1,7; 1,8; 2,0 để đưa ra các hệ số
chuyển đổi mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng. Kết quả nghiên cứu được nhiều ứng dụng phục
vụ trong quá trình đánh giá chất lượng bê tông nói chung và các kết cấu giao thông nói riêng.
TỪ KHÓA: Cường độ chịu kéo khi bửa, hiệu ứng kích thước, hệ số chuyển đổi.
ABSTRACT: Splitting tensile strength of cement concrete is one of the important items in the
acceptancing the surface of road structure. Using core to test the splitting tensile strength of concrete is
one of the popular methods. However, this method has many limitations because the regulations on
conversion coefficient of core samples to control samples are not strict, leading to errors in the
evaluation process. The study was carried out on samples with length to diameter (H/D) ratios of 1,0;
1,2; 1,5; 1,7; 1,8; 2,0 to give the conversions coefficient and the relationship between the characteristic.
The research results have many applications in the process of assessing the quality of concrete in general
and traffic structures in particular.
KEYWORDS: splitting tensile strength, size effect, conversion factor.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cường độ chịu kéo của tông một trong những đặc tính quan trọng liên quan trực tiếp
đến quá trình phá huỷ của vật liệu. Cường độ chịu kéo khi uốn của tông bao gồm: kéo dọc
trục, kéo khi uốn kéo khi bửa. Giữa các cường độ chịu kéo đều những tương quan nhất
định. Cường độ kéo dọc trục thường được sử dụng trong quá trình thiết kế kết cấu tông cốt
thép (theo TCVN 5574:2018), với các công trình giao thông cường độ chịu kéo khi uốn được sử
dụng là một trong những thông số thiết kế ban đầu. Tuy nhiên để kiểm tra cường độ chịu kéo của
bê tông tại hiện trường, phương pháp thí nghiệm cường độ chịu kéo khi bửa được lựa chọn do
tính linh hoạt, dễ dàng trong quá trình thực hiện. Với cường độ chịu nén, phương pháp thí
nghiệm tiêu chuẩn đã thiết lập được hệ số ảnh hưởng của kích thước hình dạng mẫu, nhưng tiêu
chuẩn hiện hành chưa đề cập đến hệ số chuyển đổi liên quan đến hình dạng mẫu với cường độ
chịu kéo khi bửa. Điều này rất quan trọng khi đánh giá cường độ chịu kéo khi bửa không phải
trên mẫu chuẩn như trường hợp thí nghiệm trên các mẫu khoan từ kết cấu công trình. Hiện nay,
75
một trong những phương pháp phổ biến để xác định cường độ chịu kéo của kết cấu tông
khoan lấy mẫu tại hiện trường. Tuy nhiên, việc đánh giá chính xác kết quả của phương pháp này
còn nhiều hạn chế do những quy định về hệ số quy đổi giữa mẫu khoan từ các cấu kiện với mẫu
tiêu chuẩn còn chưa chặt chẽ, dẫn đến những sai số trong quá trình đánh giá. Thí nghiệm cường
độ chịu kéo khi bửa của tông một phép đo cụ thể về cường độ chịu kéo của tông, đặc
biệt phục vụ trong quá trình đánh giá chất lượng kết cấu bê tông trong giao thông. Trong phương
pháp này, một mẫu hình trụ tông được đặt giữa các thớt nén của máy thử sao cho chiều cao
của mẫu hình trụ song song với thớt nén của máy thử. Tải trọng nén được đặt lên mẫu thử cho
đến khi xảy ra phá huỷ bằng cách tách mẫu dọc theo mặt phẳng đường kính của hình trụ [1].
Cường độ chịu kéo khi bửa là đặc tính quan trọng của tông, quyết định tính chất chịu tải của
kết cấu tông thường được lấy làm thông số thiết kế [4]. Trong kết cấu tông quá trình
hình thành lan truyền vết nứt trên bề mặt phụ thuộc vào cường độ chịu kéo đặc điểm vết
nứt của tông [2]. Trong hầu hết các trường hợp, cấu kiện tông bị suy giảm khả năng làm
việc sau khi hình thành vết nứt. Do đó, việc dự đoán, đánh giá chính xác cường độ chịu kéo của
tông với độ chính xác hợp rất quan trọng. nhiều yếu tảnh hưởng đến tính chất của
cường độ chịu kéo khi bửa như kích thước mẫu khoan thí nghiệm, loại cốt liệu sử dụng trong cấp
phối, tỷ lệ nước/xi măng, điều kiện bảo dưỡng... Trên thế giới đã nhiều nghiên cứu phân tích về
cường độ chịu kéo của tông, các nghiên cứu cho thấy rằng kích thước mẫu khoan một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ chịu kéo khi bửa của tông xi măng [7].
Khi tông được sử dụng trong vật liệu kết cấu, thiết kế không ứng suất kéo là một quy tắc
các nghiên cứu ít khi đề cập đến ứng xử kéo của tông so với nén [10]. Hiện nay, các kết cấu
lớn như cầu, hầm, đập được xây dựng cũng hạn chế thiết kế chịu kéo đối với tông. Cường độ
chịu kéo của bê tông thấp hơn rất nhiều so với cường độ chịu n ft < f’c/10. Phá hủy nén của bê
tông về bản chất một hiện tượng kéo. tông độ bền kéo thấp, phá hủy chế độ I (dạng phá
hủy kéo) sẽ thường xuyên chiếm ưu thế, trừ khi được tăng cường thép, sợi thêm vào tông.
Trong hầu hết các trường hợp, phá hủy tổng thể luôn bắt đầu phát triển từ phá hủy kéo. Quá
trình phá hủy của tông được xác định từ nhiều thí nghiệm phỏng số mức độ cấu trúc
của tông, quá trình phá hủy trong tông thường được chia thành bốn giai đoạn, bao gồm:
giai đoạn đàn hồi, giai đoạn nứt vi mô, giai đoạn nứt vĩ mô, giai đoạn bắc cầu các bề mặt nứt. Do
nhiều khó khăn liên quan đến thử nghiệm lực kéo trực tiếp, một số phương pháp gián tiếp đã
được phát triển để xác định độ bền kéo. Nói chung, trong các thnghiệm này, lực nén được tác
dụng lên mẫu bê tông sao cho mẫu thử không bị hỏng do ứng suất kéo phát triển trong mẫu. Ứng
suất kéo tại đó xảy ra sự cố được gọi cường độ kéo của ng. Các thử nghiệm tách, bửa
các thử nghiệm gián tiếp được biết đến nhiều được sử dụng để c định cường độ kéo của
tông đôi khi được gọi là cường độ kéo đứt của bê tông.
Hiện nay, Việt Nam việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu kéo khi bửa
của mẫu khoan từ các kết cấu bằng tông vẫn còn hạn chế. Chưa nhiều nghiên cứu chuyên
sâu về hệ số chuyển đổi giữa mẫu khoan với mẫu tiêu chuẩn gây ra những cản trở, khó khăn
trong quá trình đánh giá, nghiệm thu chất lượng công trình. Bài báo này tập trung vào làm rõ yếu
tố ảnh hưởng của kích thước mẫu đến cường độ chịu kéo khi bửa của mẫu khoan, đồng thời đưa
ra những kết quả dự đoán về hệ số chuyển đổi mẫu của mẫu khoan so với mẫu tiêu chuẩn.
76
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Trong nghiên cứu đã sử dụng xi măng poóc lăng PC40 của Nhà máy Xi măng Bút Sơn
khối lượng riêng bằng 3,1 g/cm³, lượng nước tiêu chuẩn 31%, thời gian bắt đầu đông kết 135
phút, thời gian kết thúc đông kết 195 phút cường độ chịu nén 3 ngày 28 ngày tuổi tương
ứng bằng 33,5 MPa và 50,7 MPa.
Hai loại cốt liệu nhỏ cát vàng (nguồn Sông Lô) đun độ lớn 1,8 cát nghiền đun
độ lớn là 2,9, các tính chất của cốt liệu nhỏ đều thoả mãn yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7572:2006.
Cốt liệu lớn đá dăm khối lượng thể tích khô bằng 2,73 g/cm³, khối lượng thể tích xốp
1440 kg/m³, độ nén dập 11%, hàm lượng hạt thoi dẹt 10%.
Phụ gia khoáng được sử dụng tro bay của Nhà máy điện Phả Lại hàm lượng MKN
1,51% và chỉ số hoạt tính cường độ đối với xi măng sau 28 ngày so với mẫu đối chứng đạt 91,6%.
Phụ gia hoá học sử dụng trong nghiên cứu SPR3000 của Công ty Silkroad đây phụ gia
thuộc nhóm phụ gia giảm nước tầm cao, với khả năng giảm nước đến 15%.
Nghiên cứu các ảnh hưởng của kích thước mẫu khoan đến cường độ kéo được thực hiện trên
mẫu tiêu chuẩn của 2 cấp phối tông M1 M2. Cấp phối được trình bày tại bảng 2.1. Đã tiến
hành đổ 2 mẫu bê tông kích thước lớn với kích thước 100010001000mm, được đầm bằng đầm
rung. Sau đó tiến hành khoan các mẫu theo các đường kinh D lần lượt 150mm, 102mm,
83mm, 75mm. Các mẫu khoan được lấy tuổi 21 ngày với 1 tổ 3 viên mẫu, bảo dưỡng trong
điều kiện tiêu chuẩn đến 28 ngày được nén đồng thời cùng với mẫu đúc theo tiêu chuẩn. Các
mẫu sau khi khoan có đường kính thực tế tương ứng lần lượt là 142mm, 94mm, 75mm và 67mm,
sau đó mẫu được gia công theo các tỷ lệ H/D bằng 1; 1,2; 1,5; 1,7; 1,8 và 2,0.
Để thiết lập giá trị hệ số chuyển đổi mẫu, nghiên cứu đã sử dụng 06 cặp tổ mẫu kích
thước tiêu chuẩn và khác chuẩn.
Bảng 1. Cấp phối thí nghiệm
Vật liệu sử dụng
Xi
măng
Tro
bay
Cát
vàng
Cát
nghiền Đá dăm Nước Phụ gia
Cường độ
chịu nén
Cường độ
chịu kéo
khi bửa
Tên mẫu
kg kg kg kg kg kg lít MPa MPa
M1 303 130 563 215 979 178 3,5 45,3 5,0
M2 302 129 560 214 979 165 3,4 50,4 5,4
Phương pháp thí nghiệm sử dụng trong nghiên cứu các phương pháp quy định trong tiêu
chuẩn quốc gia TCVN tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài liên quan. Việc thí nghiệm
cường độ chịu kéo khi bửa tiến hành theo BS EN 12390-6:2009, thiết lập hệ số chuyển đổi giữa
mẫu khoan mẫu tiêu chuẩn được tiến hành theo tiêu chuẩn GOST 10180-2012. Các thí
nghiệm được thực hiện tại Viện CN Bê tông - Viện KHCN Xây dựng.
77
Hình 1. Quá trình khoan và gia công mẫu
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước đến cường độ chịu kéo khi bửa của mẫu khoan
Cường độ chịu kéo khi bửa của mẫu khoan được trình bày theo bảng 3.1.
Bảng 2. Cường độ chịu kéo khi bửa của mẫu khoan
Cường độ kéo khi bửa, MPa với tỷ lệ H/D
Tên cấp
phối Đường kính mẫu, (mm) 1,0 1,2 1,5 1,7 1,8 2,0
142 5,72 5,32 5,30 5,04 4,92 4,63
94 5,77 5,31 5,30 5,02 4,98 4,65
75 5,84 5,33 5,32 5,01 4,94 4,64
M1
67 5,72 5,34 5,29 5,05 5,02 4,70
142 6,07 5,80 5,64 5,31 5,15 4,98
94 5,84 5,83 5,62 5,36 5,15 4,93
75 6,13 5,79 5,62 5,23 5,13 4,85
M2
67 6,15 5,99 5,60 5,47 5,17 4,94
Hình 2. Cường độ chịu kéo khi bửa của cấp phối M1
78
Hình 3. Cường độ chịu kéo khi bửa của cấp phối M2
Kết quả thu được cho thấy cường độ chịu kéo khi bửa của mẫu M1 ở tỷ lệ H/D = 1 dao động
từ 5,72 MPa đến 5,84 MPa, với mẫu M2 cường độ dao động từ 5,84 MPa đến 6,07 MPa. Tương
tự với các tỷ lệ H/D còn lại, cường độ giữa các mẫu 2 cấp phối không sự chênh lệch nhiều,
đặc biệt tại tỷ lệ H/D = 1,5 cường độ dao động mẫu M1 t5,29 đến 5,32 mẫu M2 từ
5,60 đến 5,64.
Khi tỷ lệ H/D tăng dần từ 1,2; 1,5; 1,7; 1,8 2,0 cường độ chịu kéo khi bửa xu hướng
giảm dần các mẫu đường kính khác nhau. Cụ thể cấp phối M1, với mẫu đường kính
142mm cường độ giảm dần từ 5,72 MPa xuống 4,63 MPa tương ứng với tỷ lệ H/D = 1 và H/D = 2.
Tương tự với cấp phối M2, mẫu đường kính 72mm xu hướng giảm từ 6,13 MPa tại tỷ lệ
H/D = 1 xuống 4,85 MPa tại tỷ lệ H/D = 2. Điều này thể giải như sau diện tích vùng chịu
kéo khi bửa của các mẫu chiều dọc theo mặt phẳng đường kính của hình trụ vậy khi tỷ lệ
H/D tăng lên thì diện tích vùng phá huỷ lớn hơn dẫn đến cường độ suy giảm, ngược lại khi tỷ lệ
H/D nhỏ vùng phá huỷ của mẫu giảm là cường độ của mẫu tăng lên.
3.2. Nghiên cứu hệ số chuyển đổi cường độ chịu kéo khi bửa của mu khoan vi mu đúc
tiêu chuẩn
Trên sở các kết quả thu được từ mẫu khoan theo bảng 3, tiến hành đánh giá hệ số chuyển
đổi mẫu căn cứ dựa theo tiêu chuẩn GOST 10180-2012. Các hệ số chuyển đổi độ lệch chuẩn
được trình bày theo bảng 3.2.
Bảng 3. Hệ số chuyển đổi mẫu giữa mẫu khoan và mẫu đúc tiêu chuẩn D150H300mm
Cường độ kéo khi bửa, MPa với tỷ lệ H/D
Tên cấp
phối
Đường kính mẫu,
(mm) 1,0 1,2 1,5 1,7 1,8 2,0
142 0,87 0,94 0,94 0,99 1,01 1,08
94 0,86 0,94 0,94 0,99 1,00 1,07
75 0,85 0,94 0,94 1,00 1,01 1,08
M1
67 0,87 0,93 0,94 0,99 0,99 1,06
Trung bình 0,87 0,94 0,94 0,99 1,01 1,07