121
ỨNG DỤNG PHONG THỦY Ở HỒ TỊNH TÂM - HUẾ
FENG SHUI APPLICATION IN TINH TAM LAKE - HUE
ThS. Phan Thuận Ý
Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Email: phanthuany@gmail.com
TÓM TẮT: Thuật Phong thủy càng ngày càng bộc lộ tính khoa học hơn tâm linh, cho thy s liên
hệ mật thiết giữa điều kiện tự nhiên công trình kiến trúc. Áp dụng thuật Phong thủy là một bước quan
trọng trong việc chọn đất, chọn hướng, cuối cùng mới đến việc btrí các đơn nguyên kiến trúc để tạo nên
một tổng thể hài hòa như chúng ta đang thấy ở di tích Huế hiện nay. Hồ Tịnh Tâm một vườn ngự vốn
không ý định tạo vườn ngay từ ban đầu, được cải tạo từ một khu vực kho của triều đình, nên việc
ứng dụng thuật Phong thủy không được theo “quy trình thuận” như vừa kể trên. Chính vì lẽ đó, di tích hồ
Tịnh Tâm có một đặc trưng riêng về Phong thủy mà không phải ai cũng có thể nhìn nhận ra.
TỪ KHÓA: Hồ Tịnh Tâm, ứng dụng, Phong thủy.
ABSTRACTS: The art of Feng Shui is increasingly revealing more science than spirituality, which is an
intimate relationship between natural conditions and architecture. The art of Feng Shui is an important step in
choosing the land, the direction, and finally, the arrangement of architectural units for creating a harmonious
complex as we are seeing in Hue monuments nowaday. Tinh Tam Lake was a royal garden that did not intend
to be created as a garden at the beginning, but was renovated from a warehouse area of the court, so the
application of Feng Shui art is not according to the "right process" as mentioned above. Because of that, Tinh
Tam Lake relic has a unique characteristic of Feng Shui that not everyone can recognize.
KEYWORDS: Tinh Tam Lake, Feng Shui.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Phong thủy nói chung một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến nhiều mặt của cuộc sống
con người. Xuất hiện Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước, cho đến nay, Phong thủy đã lan
rộng sang nhiều nước khác trong khu vực, kể cả một số nước phương Tây. một nước trong
khối đồng văn, từ xa xưa, Việt Nam cũng đã tiếp nhận và ứng dụng trong mọi mặt, đặc biệt trong
quy hoạch xây dựng (gồm cả Dương phần và Âm phần). Tuy là một bộ môn chưa được khoa học
chứng minh, đối với nhiều người vẫn còn sự ẩn, nhưng nhìn vào tầm ảnh hưởng sự
trường tồn qua thời gian, Phong thủy vẫn lĩnh vực không thể không quan tâm khi nghiên cứu
về bất kỳ di tích nào, đặc biệt là những di tích ở Huế.
1.1. Khái niệm cơ bản về Phong thủy
Trong kỷ yếu hội thảo khoa học 2007 về Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng,
PGS. TS. KTS Trần Trọng Hanh đã có một số tóm lược tổng quan về ứng dụng thuật Phong thủy
như sau:
“Phong thy là s kết hp gia ngh thut và khoa hc, nhm la chn địa đim xây dng,
b trí sp đặt cơ cu quy hoch xây dng… mt cách có li nht, để đạt được s hài hòa vi môi
122
trường xung quanh, nh đó mà có được s phát trin bn vng… Nó là sn phm ca lch s
phc v cho cuc sng con người” [1].
Có rất nhiều tài liệu khác nhau nói về các trường phái trong Phong thủy, tuy xuất phát từ một
gốc, nhưng tùy vào từng ứng dụng cụ thể để chia thành các phái, các nhánh khác nhau. Về quy
hoạch xây dựng, có thể thấy rõ 2 phái nổi bật có tính bao trùm là Hình thế và Lý khí.
- Phái Hình thế chủ yếu lấy địa hình, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu để xác định vị trí
hướng nhà.
- Phái Lý khí lại dùng la bàn làm công cụ chính để xác định phương vị, rồi căn cứ vào các
thuyết của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, lạc nh toán để xác định quan hệ tương
sinh, tương khắc, phán đoán điều tốt điều xấu cho gia chủ; phái khí mang tính phán đoán trừu
tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của địa hình chung quanh.
PGS. TS. KTS Trần Trọng Hanh đã trích dẫn 3 trường phái Phong thủy cổ trong bài viết
của mình:
“- Trường phái môi sinh: s dng hiu qu các điu kin t nhiên, trường phái này còn gi
là hình th hay địa hình;
- Trường phái la bàn: xem xét thiên văn, đoán vn mnh trên cơ s dùng la bàn để chn địa
đim thích hp xây dng ch cho con người. Trường phái này da trên kinh dch, nhm liên
kết các dòng chy năng lượng t nhiên ca vũ tr;
- Trường phái trc giác: mô phng và đặt tên cho các thế đất mang tính n d như long
chu, h phc … Trong “Thy Long kinh”, người xưa đã th hin chi tiết v nhng “cuc đất tt
nht để xây dng nhà và ct m m”” [1].
Có thể gộp trường phái môi sinh và trực giác vào nhóm trướng phái Hình thế để dễ nhận biết
đều dựa trên địa tự nhiên hoặc nhân tạo. Dù thuộc trường phái nào, nguyên hoạt động
của Phong thủy vẫn được dựa trên 5 yếu tố chính: Đạo, Âm dương, Khí, Ngũ hành và Kinh dịch
(bát quái). Và trong khá nhiều trường hợp, người ta vẫn dùng kết hợp hai trường phái với nhau.
1.2. Phong thủy trong quy hoạch xây dựng các di tích triều Nguyễn ở Huế
Từ công trình lớn đến công trình bé, từ cung điện đến lăng tẩm, thuật Phong thủy luôn
chỗ đứng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn đất, chọn hướng, chọn trục cho công
trình chính. Sau đây là một số dẫn chứng tiêu biểu cho ý kiến vừa nêu.
Trước tiên, dụ 1 tính bao quát rệt nhất chính quy hoạch Kinh Thành, sự kế
thừa từ các triều đại trước chính thức được thực hiện vào m 1804. Các thực thể địa tự
nhiên đã được hình tượng hóa đặt tên theo các phương hướng (màu sắc) hoặc chức năng: núi
Ngự Bình “tiền án”, đoạn sông Hương trước mặt làm “minh đường”, hai cồn đất trên sông
Hương được chọn làm “tả thanh long” (cồn Hến) “hữu bạch hổ” (cồn Viên), dựa vào địa
thế đấy, trục chính của Kinh Thành được chọn lựa hơi chếch về phía đông nam (hình 1.a). Ngoài
ra, một số cây cầu chung quanh Kinh Thành cũng đã được đặt tên dựa trên phương hướng
màu sắc liên hệ của chúng đối với vị thế trung ương: cầu Thanh Long, cầu Thanh Tước (thanh:
123
màu xanh) phía đông, cầu Bạch Hổ, cầu Bạch Yến (bạch: màu trắng) phía tây, cầu Huyền
Yến, cầu Huyền Hạc (huyền: màu đen) ở phía bắc (hình 1.b).
Hình 1.a. Kinh Thành Huế với các yếu tố
địa lý tự nhiên được hình tượng hóa
theo thuật Phong thủy
Hình 1.b. Các cây cầu chung quanh
Kinh Thành đầu thế kỷ XIX được
đặt tên theo phương hướng
Hình 1. Ứng dụng Phong thủy trong xây dựng Kinh Thành Huế
dụ thứ 2 lăng Gia Long, nơi yên giấc của vị vua đầu tiên của triều Nguyễn cũng đã
được chọn đất một cách kỹ lưỡng, được chính thức xây dựng vào năm 1814, sau khi Thừa Thiên
Cao Hoàng hậu mất. Lăng nằm ẩn mình trong không gian kỳ vĩ, chọn 42 ngọn núi chung quanh
Hình 2. Đỉnh núi Đại Thiên Thọ nằm ngay chính giữa hai ngôi mộ của vua và hoàng hậu
(nguồn: Reds)
124
làm “la thành” tự nhiên, trong đó, trục chính của khu vực lăng hướng đến đỉnh núi Đại Thiên
Thọ là yếu tố “tiền án”, hồ Dài là “minh đường”. Lăng làm theo kiểu song táng, hai ngôi mộ của
vua hoàng hậu cách nhau 1 gang tay [2]. Khi nhìn vào vị trí thẳng góc của nơi tiếp giáp giữa
phần nóc hai ngôi mộ vua Gia Long Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, sẽ nhận ra đỉnh Đại Thiên
Thọ nằm ở vị trí chính giữa (hình 2).
Ví d th 3 là đàn Nam Giao: Đàn đưc di
về vị trí hiện tại chính thức xây dựng vào năm
1806, vị trí phía nam Kinh Thành Huế. Đàn tế
gồm 3 tầng lớn nhỏ chồng lên nhau theo thuyết
Tam tài: Thiên - Địa - Nhân. Mỗi tầng mang một
hình dạng màu sắc riêng: trời tròn, đất
vuông… Tầng trên hết hình tròn, tượng trưng cho
trời, lan can quét vôi màu xanh, đến ngày Tế
Giao, một ngôi nhà hình nón lợp vải màu xanh
(Thanh Ốc) được dựng lên. Tầng kế hình vuông,
tượng trưng cho đất, lan can quét vôi màu vàng,
đến ngày lễ, người ta dựng lên đó một cái nhà
vuông lợp vải vàng (Hoàng Ốc). Tầng dưới cùng
cũng hình vuông, lan can quét vôi màu đỏ, tượng
trưng cho người (xích tử: con đỏ). Đàn Nam Giao
quay mặt về hướng nam, chung quanh khuôn viên
vòng la thành trổ 4 cửa 4 mặt. Trong dịp
tế, mỗi cửa cắm hai cờ đại với màu sắc khác
nhau: cửa bắc màu đen, cửa nam màu đỏ, cửa
đông màu xanh, cửa tây màu trắng. Như vậy, hình thức, phương ớng và màu sắc của kiến trúc
đàn Nam Giao đều áp dụng nguyên tắc Âm dương, Ngũ Hành của Dịch học [3].
Các dụ trên mang tính điển hình, đều những công trình được xây dựng sớm dưới triều
Nguyễn, cho thấy rằng thuật Phong thủy không nhất thiết phải có đầy đủ các yếu tố theo như quy
định, thể kết hợp các trường phái cổ với nhau (môi sinh, la bàn trực giác). Suy cho
cùng, những ứng dụng Phong thủy này giúp cho chủ nhân tin tưởng rằng cuộc đất được lựa chọn
xây dựng công trình có sự tụ khí, sẽ nhận được nguồn năng lượng tốt từ tự nhiên, giúp con người
có sự kết nối giao hòa với trời đất thiên nhiên.
2. DI TÍCH HỒ TỊNH TÂM
2.1. Lịch sử hình thành và xây dựng hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm dấu vết còn lại của đoạn sông Kim Long khi người ta lấp con sông này lại
để xây dựng Kinh Thành Huế vào năm 1805, đặt tên là hồ Ký Tế. Trên hồ, đắp 2 bãi nổi để chứa
thuốc súng và diêm tiêu. Đến năm 1838, trong một lần đến kiểm tra khu vực kho này, vua Minh
Mạng đã cảm nhận được vẻ đẹp cảnh quan nơi đây, nên quyết định dời 2 kho vừa kể qua hồ Học
Hải và cải tạo hồ Ký Tế thành vườn Ngự để vui chơi, nghỉ ngơi và đặt tên thành hồ Tịnh Tâm.
Hình 3. Mặt bằng tổng thể đàn Nam Giao
125
Dựa theo sử liệu khảo sát hiện trạng, hồ Tịnh Tâm với tổng diện tích khoảng 12,88ha,
mặt bằng hai hình chữ nhật sát cạnh nhau, đê Kim Oanh giữa (từ đông sang tây) ngăn cách
hồ bắc hồ nam. Trên mặt hồ Tịnh Tâm ba hòn đảo: Bồng Lai, Phương Trượng Doanh
Châu được xây dựng rất cầu kỳ, kiểu thức như một vườn ngự uyển bật nhất của Hoàng gia.
Chung quanh hồ hệ thống la thành với 4 cửa ra vào 4 hướng: Xuân Quang (phía đông), Thu
Nguyệt (phía tây), Hạ Huân (góc tây nam), Đông Hy (phía bắc). Trên hai đảo lớn đảo
Phương Trượng và Bồng Lai có rất nhiều công trình đa dạng được đặt tên khác nhau, hai đảo này
nối với đê Kim Oanh bằng hai chiếc cầu mái che tên Bích Tảo (phía bắc) Hồng Cừ
(phía nam). Trên đê Kim Oanh, 2 chiếc cầu nhỏ cũng mái che tên cầu Lục Liễu (phía
đông) và cầu Bạch Tần (phía tây).
Cơn bão lớn năm 1904 đã phá hủy hầu hết các công trình trong khu vực này. Cảnh sắc nơi
đây dần điêu tàn và không được tu sửa lần nào. Năm 1928, vua Bảo Đại cho xây đình Bồng
Doanh trên nền điện Bồng Doanh cầu Hồng Cừ cùng với hệ thống lan can chung quanh đảo.
Sau khi triều Nguyễn kết thúc (1945), vào những năm 1947, 1960, 2012, 2020, đơn vị chủ
quản cho sửa chữa cải tạo một số hạng mục nhỏ. Tổng thể khu vườn hiện đang trong tình
trạng hỏng, xuống cấp, bị nhà dân lấn chiếm nghiêm trọng, khó nhận thấy được vẻ đẹp trước
đây đã được vua Thiệu Trị xếp vào vị trí thứ 3 trên 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh [4].
Hình 4. Bản vẽ hồ Tịnh Tâm (Nội Các triều Nguyễn thực hiện năm 1844, nguồn: BAVH, 1922)
Chú thích:
1. Đảo Bồng Lai; 2. Đảo Phương Trượng; 3. Đảo Doanh Châu; 4. Cổng Xuân Quang;
5. Cổng Thu Nguyệt; 6. Cổng Đông Hy; 7. Cổng Hạ Huân; 8. Đê Kim Oanh;
9. Điện Bồng Doanh; 10. Lầu Trừng Luyện; 11. Tạ Thanh Tâm; 12. Gác Nam Huân;
13. Lầu Tịnh Tâm; 14. Khúc Tạ; 15. Thuyền Xưởng; 16. Cầu Bạch Tần;
17. Cầu Lục Liễu; 18. Cầu Hồng Cừ; 19. Cầu Bích Tảo; 20. Đình Tứ Thông; 21. Tịnh Tâm Thần Từ.