
130
XỬ LÝ BỀ MẶT DI TÍCH KIẾN TRÚC CHAMPA
TRONG TU BỔ BẢO TỒN
BEHAVIOR SURFACE OF CHAMPA ARCHITECTURE
IN THE PRESERVATION
ThS. Đặng Thị Oanh1, ThS. Nguyễn Xuân Thiện2, ThS. Hoàng Ngọc Hiệp3, CN. Hoàng Công Thái Long4
1,2,3,4 Viện Khoa học công nghệ xây dựng
Email: dangoanhibst@gmail.com; xthienibst@gmail.com;
hiepcocoibst@gmail.com; thailongibst@yahoo.com.vn
TÓM TẮT: Đến nay, di tích Champa vẫn là một điều thú vị về cả kiến trúc lẫn kết cấu vật liệu trong xây
dựng, việc nghiên cứu di tích này nói chung và xử lý bề mặt di tích cổ này nói riêng là cần thiết trong
điều kiện hiện nay, nhằm bảo tồn nét độc đáo mà nó đã và đang để lại.
TỪ KHÓA: gạch; vi nấm, hư hỏng gạch công trình; xử lý bề mặt.
ABSTRACT: Up to now, Champa relics are still an interesting thing in terms of both architecture and
material structure in construction, it is necessary to study this brick block monument in general and to
behavior surface of this ancient monument in particular, in current conditions, in order to preserve the
uniqueness that it has been and are remaining.
KEYWORDS: brick block; moss; fungi; damaged brick works; behavior surface.
1. VẤN ĐỀ
Những viên gạch Chăm hiện nay gặp trường hợp đen sạm do vi sinh vật tấn công (rêu mốc,
nấm mốc), đặc biệt là ở các viên gạch phục chế. Quá trình trùng tu bằng gạch hiện đại có tính
đến việc kế thừa quy trình sản xuất gạch Chăm cổ lại xuất hiện nhiều hơn hiện tượng rêu mốc bề
mặt, nhiều viên gạch còn xuất hiện hiện tượng bạc màu do quá trình muối hoá khi bóc tách lớp
rêu mốc bên ngoài ra trong quá trình trùng tu tháp.
Khảo sát thực tế các tháp Chăm hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng ăn mòn vi sinh vật, mà
cụ thể là hiện tượng nấm mốc rất thường gặp đối với thể xây là gạch, với đặc tính hút nước
nhiều, gạch rất dễ bị ẩm nên đây là điều kiện thuận lợi để các yếu tố vi sinh vật tồn tại và phát
triển. Khảo sát dạng ăn mòn này trên các công trình thực tế, nhận thấy:
Dạng ăn mòn sinh học do vi sinh vật khá phổ biến tại các công trình tháp Chăm hiện nay.
Bởi vi sinh vật tạo ra một số độc tố có tính ăn mòn vật liệu thể xây, chủ yếu là độc tố có tính
axit. Nhìn bề ngoài chúng phủ lên công trình một vẻ “cổ kính, rêu phong”, tuy nhiên khi có
những tác động cơ học đủ lớn, những lớp vi sinh vật bám ở khối xây sẽ bị bong tróc ra, và dĩ
nhiên kéo theo cả một mảng lớn bề mặt lớp ngoài viên xây, lớp tiếp giáp này đã bị ăn mòn và có
thể bị tách ra khỏi cấu trúc viên xây.
Một số hình ảnh về hiện trạng ăn mòn ở một số tháp: