140
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CHÙA KIẾN AN CUNG
ARCHITECTURE FEATURES OF KIEN AN CUNG PAGODA
KTS. Lương Ngọc Tuấn1, KTS. Nguyễn Văn Hồng2, ThS. Phan Nhật Nam3, HS. Đoàn Sỹ Lạng4
1,2,3,4 Viện khoa học công nghệ xây dựng,
Email: lngtuan91@gmail.com; kts_hong@yahoo.com;
nhatnam205@gmail.com; langsy.ibst@gmail.com
TÓM TẮT: Chùa Kiến An Cung một di tích kiến trúc độc đáo được người Hoa gốc Phúc Kiến xây
dựng. Kiến trúc của chùa khá tỉ mỉ. Những đường nét, họa tiết, hoa văn, biểu tượng rất công phu, tinh xảo
mang đậm nét văn hóa kiến trúc Trung Hoa.
TỪ KHÓA: kiến trúc, kết cấu chịu lực, hệ thống trang trí.
ABSTRACTS: Kien An Cung Pagoda is a unique architectural monument built by the Hokkien Chinese.
The architecture of the temple is quite meticulous. The lines, textures, patterns, and miniatures are very
elaborate and sophisticated with bold Chinese architectural culture.
KEYWORDS: Architecture, bearing structure, decorative systems.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Di tích Chùa Kiến An Cung (hay còn được gọi Chùa Ông Quách một di tích cấp quốc
gia nằm trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây một ngôi chùa Hoa cổ được xây
dựng từ năm 1924 đến năm 1927 thì hoàn thành. Chùa được xây dựng từ những người di
từ Phúc Kiến bất mãn với chế độ nhà Mãn Thanh của Trung Quốc c bấy giờ. Trải qua hàng
trăm năm tồn tại, đến nay chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo và là nơi sinh hoạt cộng đồng,
sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hoa nói riêng nhân dân khu vực thành phố
Sa Đéc nói chung.
Đến nay trải qua thăng trầm của biến cố lịch sử và tác động của môi trường, nhu cầu thay đổi
công năng, chức năng công trình đã tác động đến tiêu cực đến di tích. Hiện nay Chùa Kiến An
Cung đã xuống cấp cần được tu bổ tổng thể để tiếp tục được gìn giữ cho các thế sau. Nội
dung bài viết sẽ trình bày các đặc điểm kiến trúc nổi bật của ngôi chùa này.
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DI TÍCH CHÙA KIẾN AN CUNG
2.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển
Kiến An Cung được khởi công xây dựng năm Giáp (1924) đến năm Đinh Mão (1927) thì
hoàn thành. Người vai trò quan trọng trong việc xây dựng công trình này cụ Huỳnh Thuận
(Huỳnh Cẩm Thuận), một người Hoa gốc Phúc Kiến, cụ đã đứng ra vận động, quyên góp cộng
đồng người Hoa người Việt trong khu vực, bản thân cụ cũng đóng góp một phần lớn kinh phí
để xây dựng công trình.
141
Theo các cụ cao niên kể lại, Kiến An Cung đã trải qua 2 lần trùng tu lớn vào những m
1967 và 1990. Năm 1967 thay đổi toàn bộ nền gạch trong khu Điện; năm 1990 phục hồi khu nhà
Tả đã sập hỏng trước đó.
Năm 1977 - 1978, khi nhà nước giải phóng mặt bằng một nghĩa trang người Hoa trên địa
phương, một số đồ thờ cúng (tự) đã được đưa từ khu nhà Tả như hệ thống cửa võng, bàn thờ,
khám thờ… được đưa từ đó về các gian phía sau của khu nhà Tả.
Năm 1995 thay toàn bộ gạch nguyên gốc đã vỡ nát bằng gạch ceramic cho 2 khu nhà Tả
nhà Hữu.
Năm 2011 lập tượng Quan Âm trong gian nhà Tả.
Năm 2016 trước tệ nạn mất cắp cổ vật, đồ thờ, Ban trị sự Chùa đã xin làm hệ thống rào chắn
hoa sắt hiện nay.
Ngoài ra còn một số lần sửa chữa nhỏ theo nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng.
2.2. Các giá trị của di tích
Giá tr lch s văn hóa
Di tích Kiến An Cung tọa lạc tại phường 2 - thành phố Sa Đéc, giữa khu cổ xưa nhất của thị
xã Sa Đéc trước đây. Chức năng đầu tiên của di tích này là ngôi miếu Vũ do người Hoa gốc Phúc
Kiến xây dựng nên công trình kiến trúc đậm nét dân tộc Hoa. Tên chính thức của quần thể
công trình là Kiến An Cung, dân gian trong vùng vẫn gọi là chùa Ông Quách.
Tương truyền trong 3 năm xây dựng chùa, có rất nhiều người thợ từ Phúc Kiến sang thi công
tạo nên những đường nét, họa tiết, hoa văn, tiểu tượng rất công phu, tinh xảo mang đậm nét văn
hóa kiến trúc Trung Hoa… để trở thành một công trình kiến trúc uy nghiêm, rực rỡ theo phong
cách đền miếu của Trung Hoa.
Đã một thế kỷ trôi qua, Kiến An Cung ngày ngày vẫn tỏa khói hương nghi ngút… nhân dân
Việt - Hoa luôn thành tâm, ngưỡng vọng thánh đức; cùng chung sức chung lòng xây dựng quê
hương, đoàn kết gắn trong cộng đồng dân Sa Đéc. Chùa ông Quách một công trình kiến
trúc độc đáo, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá phương Đông.
Giá tr kiến trúc, ngh thut
V quy hoch tng th Kiến An Cung được xây dựng theo kiểu kiến trúc “Nội Công Ngoại
Quốc” với tổng thể gồm 3 nhóm công trình hợp khối theo hình chữ Quốc ().
V thm m kiến trúc công trình chính Tiền điện Chính điện quy diện tích lần
lượt 90 m2 141 m2 với hình thức kiến trúc 3 gian, tường cột gỗ chịu lực, phía trên hệ
theo kiểu chồng rường giá chiêng, mái lợp ngói ống, hệ thống trang trí, giao giống đắp nổi
khảm sành sứ. Đây là nét đặc sắc và tiêu biểu của toàn bộ di tích.
V giá tr Văn hóa Kiến An Cung mang đậm nét văn a của người Hoa. Đặc biệt, ban đầu
chùa được xây dựng với nhiều vật liệu trang trí mang từ Phúc Kiến sang. Kiến trúc của chùa khá tỉ
mỉ. Những nét chạm trổ, điêu khắc hình thù mang đậm nét kiến trúc xưa. chùa Hoa nên việc
thờ cúng không chỉ là tượng Phật mà còn đạo giáo, những vị anh hùng Trung Hoa trước đây.
142
3. CÁC ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CHÙA KIẾN AN CUNG
3.1. Tổng thể
3.1.1. Quy hoch
Kiến An Cung được xây dựng với tổng thể gồm 3 nhóm công trình hợp khối theo hình chữ
Quốc (), cổng vào riêng biệt nhưng lại liên trông với nhau gồm Khu nhà th (Kiến An
Cung), Khu nhà Tả (Phước Kiến Công Sở) khu nhà Hữu (Trường học Phước Kiến). Phần
Cung giữa được xây dựng hình chữ Công () gồm ba gian Tiền điện, Chính điện
Đông lang, Tây lang và khu chính điện thì rộng hơn 2 khu nhà bên.
Chùa Kiến An Cung tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 1.200m2 trong đó diện tích phần công
trình khoảng 900m2 , diện tích sân vườn (chủ yếu là sân phía trước Chùa) khoảng 300m2 lát gạch
250250 chống trơn. Đối diện với Chùa qua đường Phan Bội Châu đài tưởng niệm chi đội
Trần Phú (di tích cấp Tỉnh - Thành phố). Trước đây bao quanh chùa là một lớp hàng rào cây, đến
năm 1970 hàng rào cây này được thay thế bằng lớp rào bê tông xây cho đến ngày nay.
Hiện nay phía Tây và phía Nam Chùa đã bị lấn chiếm, một số vị tphía Nam các công trình
lấn chiếm đã xây sát với bức tường hậu của Chùa.
Chùa Kiến An Cung người xưa xây dựng gồm 3 hạng mục với 3 chức năng riêng biệt hợp
khối với nhau gồm Khu Điện (có chức năng thờ tự); Khu nhà Tả (có chức năng hội họp) và Khu
nhà Hữu (có chức năng dạy tiếng Hoa cho con em cư dân trong khu vực).
3.1.2. Tiếp cn (Giao thông)
Tiếp cận cụm công trình là cổng nối liền Tiền điện và Chính điện. Ở đây ta thấy sự liên hoàn
Cổng, Tiền điện, Chính điện được xem như là trục chính công trình (như là trục Thần đạo - Dũng
đạo ở các Di tích Huế).
Hình 1. Trục chính cụm công trình
Mt bng tng th Chùa Kiến An Cung
143
Hình 2. Kiểu kiến trúc “Nội Công Ngoại Quốc” (nguồn ảnh: Internet)
3.1.3. Công năng
Hình 3. Mặt bằng Chùa Kiến An Cung
KHO & KHU THỜ
CHÍNH ĐIỆN
NHÀ VỆ SINH & BẾP
KHU NHÀ
HỮU
KHU NHÀ
TẢ
HÀNH LANG
TÂY
HÀNH LANG
ĐÔNG
TIỀN ĐIỆN
144
Chùa Kiến An Cung người xưa xây dựng gồm 3 hạng mục với 3 chức năng riêng biệt hợp
khối với nhau gồm Khu Điện (có chức năng thờ tự); Khu nhà Tả (có chức năng hội họp) và Khu
nhà Hữu (có chức năng dạy tiếng Hoa cho con em cư dân trong khu vực).
Khu Đin:
Khu Điện gồm các công trình Tiền điện, Hậu điện Hành lang Đông, Hành lang Tây.
Những dòng người Phước Kiến (Trung Hoa) sang định tại đây, phần lớn di thần nhà Minh
bỏ xứ tha hương từ thế kỷ XVIII do không thần phục triều Mãn Thanh. vùng đồng bằng sông
Cửu Long, người Phước Kiến một trong ba cộng đồng gồm Kinh, Hoa Khmer sống chan
hòa bao đời nay; nhưng họ luôn giữ được bản sắc văn hóa, tâm linh suốt nhiều thế hệ sinh sôi,
trưởng thành trên đất khách. Kiến An Cung một minh chứng về năm hóa tâm linh cũng như
văn hóa thẩm mỹ, kỹ thuật xây dựng của họ. Năm 1954 toàn bộ nền khu Đin đã đưc thay thế
bằng gạch hoa xi măng 200200mm.
Tin Đin:
Nhà Tiền điện gồm 3 gian, 4 hàng cột rộng 8,5m dài 12m kết cấu gỗ trên các cấu kiện gỗ đều
có được trang trí trạm trổ. Tường hồi chịu lực với hệ thống cột giả hệ thống bích họa bệ Tả là
tích chuyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, bên hữu tích chuyện Phong Thần Diễn Nghĩa), mái lợp
ngói ống; hệ thống tường bờ nóc bờ quyết đều được trang trí khảm sành sứ và đắp con giao, con
giống; tại các đầu bờ quyết đắp các hình tượng nhà, phủ theo các tích xưa. Nn lát gch hoa
200x200mm; bó vỉa, chân tảng, con kê bậu cửa… bằng đá cát kết.
Hành lang Đông và Hành lang Tây
Hai hành lang kích thước tương đồng (3,54,5m) cùng kết cấu gỗ mái lợp ngói ống.
Trên hệ thống hành lang này có cửa bức bàn liên thông san Khu nhà Tả và nhà Hữu. Tường được
trang trí bích họa theo các tích chuyện Tây Du Ký.
Chính đin:
Nhà Chính điện gồm 3 gian, 4 hàng cột rộng 12x12m kết cấu gỗ đặc trưng của văn hóa thời
Minh trên các cấu kiện gỗ đều được trang trí trạm trổ tinh xảo. Tường hồi, tường hậu chịu lực
với hệ thống cột giả hệ thống bích họa các danh tướng, mái gian chính điện lợp ngói ống; hệ
thống tường bờ nóc bờ quyết đều được trang trí rồng chầu châu khảm sành sứ. Nền lát gạch hoa
200200 kết hợp đá hình lục giác; bó vỉa, chân tảng, con kê bậu cửa… bằng đá cát kết.
Khu nhà T:
Khu nhà Tả trước đây chức năng như một ngôi trường nhỏ dạy tiếng hoa cho con em
cộng đồng dân khu vực này. Hiện nay cổng vào khu nhà Tả vẫn còn tấm hoành phi ghi
“Trường Học Phước Kiến”. Hiện nay khu nhà Tả đang nơi thờ Tam Thế, Phật Quan Thế
Âm Bồ Tát lưu giữ tro cốt của một số người trong cộng đồng. Các chức năng liên thông sang
nhau bằng hệ thống cửa vòm và 2 ô giếng trời.
Khu nhà Hu:
Khu nhà Hữu trước đây chức năng như một trụ sở họp của Ban Trị sự của người Hoa trao
đổi thông tin giao thương buôn bán. Nay cổng vào khu nhà Tả vẫn còn tấm hoành phi ghi