Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN MÁY DÒ CÁ DÙNG MỘT TẦN SỐ<br />
SANG HAI TẦN SỐ SÓNG SIÊU ÂM NHẰM NÂNG CAO<br />
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN<br />
RESEARCH TO IMPROVE FISH FINDER FROM USING SINGLE FREQUENCY<br />
TO CHANGE DUAL-FREQUENCY TO INCREASE FISHING YIELDS<br />
Trần Tiến Phức1<br />
Ngày nhận bài: 16/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 19/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thời gian trước đây, những máy dò cá một tần số 50kHz được dùng rất phổ biến trong nghề cá Việt Nam. Ngư trường<br />
của các tỉnh Nam Trung bộ có nhiều cá Cơm mồm, cá Cơm săn. Do kích thước cá Cơm mồm, cá Cơm săn rất nhỏ nên máy<br />
dùng tần số 50kHz không phát hiện rõ. Để dò các đàn cá này phải dùng máy tần số cao (200kHz). Báo cáo này trình bày<br />
phương pháp cải tiến mày dò cá FURUNO FCV668 (một tần số 50kHz) sang hai tần số 50/200kHz cho ngư dân Quảng<br />
Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa làm nghề khai thác cá Cơm đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Từ khóa: Máy dò cá, hai tần số, cá Cơm<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Formerly, the fishfinders with frequency 50kHz are widely used in Vietnam fisheries. Fishing grounds of the south<br />
central provinces has the Spined anchovy. The machines using 50kHz frequency are not clearly detected due to the small<br />
size of these kinds of fish. To detect the small fish, one must use the fishfinders with higher frequency (200kHz). In this<br />
paper, we present method to improve the FURUNO FCV668 fishfinder (a single frequency of 50kHz) into two frequencies<br />
50/200kHz for fishermen of Quang Ngai, Phu Yen, Khanh Hoa provinces, in order to achieve higher efficiency of the Spined<br />
anchovy exploitation.<br />
Keywords: Fishfinder, two frequencies, Anchovy<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, máy dò cá bằng phương pháp siêu<br />
âm là thiết bị điện tử hàng hải không thể thiếu đối<br />
với một số nghề khai thác cá biển mỗi khi tàu ra<br />
khơi. Không những chỉ để dò cá mà cả khi hành<br />
trình đi về, máy có chế độ tự động điều chỉnh các<br />
tham số thang đo sâu, hệ số khuếch đại tín hiệu dội,<br />
giúp thuyền trưởng phát hiện rõ đáy biển (độ sâu và<br />
địa hình) để nhận định ngư trường và phòng ngừa<br />
mắc cạn.<br />
Thời gian đầu triển khai máy dò cá ở Việt Nam,<br />
nguồn lợi còn rất phong phú mà ngư dân lại chưa<br />
quen sử dụng, ngôn ngữ hiển thị trên mặt máy bằng<br />
tiếng Anh nên hướng lựa chọn loại có chức năng tự<br />
động điều chỉnh thang đo (AUTO RANG), tự động<br />
1<br />
<br />
điều chỉnh hệ số khuếch đại (AUTO GAIN) và chùm<br />
tia phát ra rộng (tần số siêu âm thấp) để dễ tìm thấy<br />
đàn cá được ưu tiên lên hàng đầu. Thực tế cho thấy,<br />
nhiều tàu đã đạt sản lượng cao hơn ngay từ chuyến<br />
biển đầu tiên nhờ có máy dò cá. Sau vài năm sử<br />
dụng máy dò cá, ngư trường càng được mở rộng,<br />
nguồn lợi có nhiều thay đổi, nhu cầu phát hiện nhiều<br />
loại cá tùy theo mùa vụ để tăng sản lượng được các<br />
thuyền trưởng quan tâm.<br />
Sóng siêu âm dội lại từ đàn cá phụ thuộc vào<br />
kích thước các cá thể trong đàn mà trong đó bong<br />
bóng có vai trò rất quan trọng. Bong bóng cá là<br />
một nội quan của các loài cá, có hình dạng như một<br />
chiếc túi chứa không khí giúp cá có thể điều chỉnh<br />
được tỉ trọng và khả năng nổi của mình, điều này<br />
<br />
TS. Trần Tiến Phức: Khoa Điện - Điện tử - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
khiến cá có thể lơ lửng ở một độ sâu nhất định mà không cần phải bơi [1]. Bong bóng cá cũng có tác dụng giữ<br />
thăng bằng vì tại tư thế “chuẩn” của cá, trọng tâm khối lượng sẽ nằm ở phía dưới trọng tâm của thể tích do bong<br />
bóng cá nằm ở mặt lưng của cơ thể. Một chức năng khác của bong bóng cá là buồng cộng hưởng nhằm tiếp<br />
nhận hay tạo ra âm thanh. Sóng siêu âm của máy dò bị phản xạ mạnh nhất từ bong bóng cá vì túi khí tạo nên<br />
sự chênh lệch rất lớn về trở âm so với phần thân chủ yếu là mô mềm (soft tissue) và nước biển (hình 1). Để<br />
phát hiện cá có kích thước nhỏ không những cần phát xung siêu âm có công suất lớn, độ nhạy mạch thu cao<br />
mà còn phải dùng tần số phù hợp. Chính vì vậy, để tìm đàn cá Cơm Mồm, cá Cơm Săn có nhiều ở ngư trường<br />
nước ta [2] cần sử dụng máy dò tần số siêu âm cao (loại 200kHz).<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu: Máy dò tìm các loại cá Cơm có kích thước nhỏ<br />
<br />
Hình 1. Sóng siêu âm phản xạ từ cá Cơm<br />
<br />
Trên thế giới, cá Cơm tập trung nhiều ở Đại Tây<br />
Dương và Thái Bình Dương. Kể từ thập niên 1980,<br />
nguồn lợi cá Cơm đã suy giảm và thu hẹp vùng ngư<br />
trường. Theo bản đồ phân bố cá Cơm (hình 2) [3]<br />
trong những năm gần đây, ngư trường biển Miền<br />
Nam nước ta vẫn được coi là trọng điểm.<br />
Cá Cơm có nhiều chủng loại, ở mỗi địa phương<br />
có những tên gọi khác nhau như: cá Cơm trắng, cá<br />
Cơm ruồi, cá Cơm săn, cá Cơm than, cá Cơm mồm,<br />
cá Cơm trỏng. Thiết bị điện tử phát hiện được các<br />
đàn cá phụ thuộc vào mật độ, độ lớn đàn cá và kích<br />
thước mỗi con cá trong đàn nên có thể chia cá Cơm<br />
thành hai nhóm.<br />
<br />
Hình 3. Kích thước cá Cơm và bong bóng<br />
<br />
34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Hình 2. Ngư trường cá Cơm<br />
<br />
Nhóm có kích thước khai thác lớn như<br />
cá Cơm ruồi, cá Cơm thường; Tên khoa học:<br />
Stolephorus commersonii (Lacepede, 1803); Tên<br />
tiếng Anh: Commerson’s anchovy. [4, 5].<br />
Nhóm có kích thước khai thác nhỏ hơn như cá<br />
Cơm mồm, cá Cơm săn; Tên khoa học: Stolephorus<br />
tri (Bleeker, 1852); Tên tiếng Anh: Spined anchovy.<br />
[4, 5] (hình 3).<br />
Cá Cơm là thực phẩm có thể ăn sống, phơi khô<br />
hay chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao<br />
về dinh dưỡng như nước mắm. Hiện nay, nghề khai<br />
thác cá Cơm của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các<br />
tỉnh miền Trung và Nam Bộ.<br />
Khai thác cá Cơm đã có từ rất lâu đời và là nghề<br />
đánh bắt truyền thống ở Việt Nam. Ngư cụ khai thác<br />
cá Cơm chủ yếu là: Vây mùng, Pha xúc, Mành đèn,<br />
Mành mùng. Cá Cơm có thể khai thác quanh năm,<br />
nhưng tập trung nhiều vào vụ cá nam từ tháng 3 đến<br />
tháng 9 hàng năm.<br />
Thực trạng nghề khai thác cá Cơm ở Việt Nam<br />
vẫn đang còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu từ<br />
công nghệ, quy mô khai thác, bảo quản, chế biến<br />
đến tiêu thụ sản phẩm cũng như bảo vệ nguồn lợi.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
Việc chuyển giao công nghệ về trang bị động lực, công nghệ chiếu sáng bằng LED để dẫn dụ, vật liệu ngư cụ<br />
khai thác cá Cơm vẫn đang cần được tiếp tục. Trong đó, máy dò tìm đàn cá Cơm mồm, cá Cơm săn sao cho<br />
hiệu quả là nội dung nghiên cứu được trình bày trong bài báo này.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu:<br />
- Nghiên cứu lý thuyết về mức độ phản xạ sóng siêu âm khi gặp cá Cơm trong nước.<br />
- Nghiên cứu thực nghiệm cải tiến các máy dò cá hiện hữu để phát hiện rõ các loại cá Cơm mồm và cá<br />
Cơm săn có kích thước nhỏ, giá trị kinh tế cao. Loại cá Cơm này có nhiều ở ngư trường các tỉnh Nam Trung bộ.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Nghiên cứu mức độ phản xạ sóng siêu âm từ cá Cơm mồm và cá Cơm săn<br />
Dùng sóng siêu âm để đo độ sâu và tìm các mục tiêu trong nước là phương án tối ưu nhất hiện nay. Tốc<br />
độ sóng âm-siêu âm trong nước biển là một hàm phức tạp, phụ thuộc vào áp lực (độ sâu), nhiệt độ (thay đổi<br />
10C~4m/s), và độ mặn (độ muối thay đổi của 1‰~1m/s). Phương trình thực nghiệm (1) để tính vận tốc sóng<br />
âm-siêu âm trong nước biển.<br />
<br />
c(T, S, z) = a1 + a2T + a3T2 + a4T3 + a5(S – 35) + a6z + a7z2 + a8T(S – 35) + a9Tz3<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó, T là nhiệt độ tính bằng thang Celsius, S là độ mặn tính bằng phần nghìn, z là độ sâu tính bằng<br />
mét [6].<br />
Các hằng số:<br />
a1=1448.96; a2=4.591; a3=-5.304×10-2; a4=2.374×10-4; a5=1.340;<br />
<br />
a6=1.630×10-2; a7=1.675×10-7; a8=-1.025×10-2; a9=-7.139×10-13.<br />
Chỉ số vận tốc sóng âm - siêu âm trong nước biển thường dùng để tính toán và chế tạo máy dò cá vào<br />
khoảng 1500 m/s. Như vậy, nếu máy dò cá dùng tần số 50kHz thì bước sóng trong nước biển là λ.<br />
<br />
(2)<br />
Sóng siêu âm sẽ phản xạ khi gặp môi trường bất đồng nhất trong nước có kích thước lớn hơn nửa<br />
bước sóng.<br />
<br />
(3)<br />
<br />
Nếu dùng tần số 200kHz thì độ phân giải tăng lên gấp bốn lần như kết quả ở biểu thức (4).<br />
<br />
(4)<br />
Hệ số phản xạ sóng siêu âm trong nước khi gặp môi trường không đồng nhất (bọt khí, thịt cá, đáy biển) phụ<br />
thuộc vào sự chênh lệch trở kháng âm Z và được tính theo biểu thức (5).<br />
<br />
(5)<br />
Trong đó Z1 là trở kháng âm của môi trường sóng tới, Z2 là trở kháng âm của môi trường gây phản xạ. Theo<br />
những kết quả nghiên cứu về trở kháng âm đã được công bố [7] đối với nước (water), mô mềm (soft tissue)<br />
(bảng 1) thì tỉ lệ sóng siêu âm phản xạ giữa nước với thịt cá là Rn→tc có giá trị khoảng 4%. Trong khi đó, tỉ lệ sóng<br />
siêu âm phản xạ giữa thịt cá với không khí trong bong bóng cá là Rtc→kk có giá trị khoảng 99,95%<br />
Bảng 1. Hệ số phản xạ sóng siêu âm giữa nước và cá<br />
Môi trường<br />
<br />
Z (MegaRayls)<br />
<br />
Nước (water)<br />
<br />
Zn = 1.50<br />
<br />
Thịt cá (soft tissue)<br />
<br />
Ztc = 1.63<br />
<br />
Không khí trong bong bóng cá (air)<br />
<br />
Hệ số phản xạ R<br />
<br />
Zkk = 0.0004<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Hệ số phản xạ Rtc→kk lớn gấp 24 lần Rn→tc nên bong bóng cá đóng vai<br />
trò rất quan trọng ở máy dò cá bằng phương pháp siêu âm. Ngoài ra,<br />
sóng siêu âm phản xạ từ cá trong nước còn bị phân tán trong góc khối<br />
lớn nên năng lượng thu nhận được ở đầu dò là rất nhỏ. Nếu tần số sóng<br />
siêu âm thấp, bước sóng dài, không gây phản xạ trên bong bóng của các<br />
loài cá nhỏ thì chỉ phát hiện được những đàn cá loại này khi trữ lượng<br />
rất lớn và mật độ bơi dày đặc. Điều kiện này rất ít xảy ra đối với cá Cơm<br />
mồm và cá Cơm săn ở ngư trường Việt Nam.<br />
Trong thực tế, máy dò cá FURUNO FCV668 tần số siêu âm 50kHz<br />
chỉ phát hiện được những đàn cá Cơm thường có độ dài thân 60 đến<br />
70mm trở lên. Để phát hiện các đàn cá Cơm mồm, cá Cơm săn có độ<br />
dài thân 30 đến 40mm cần dùng máy dò có tần số siêu âm đủ cao,<br />
bước sóng ngắn hơn kích thước hiệu dụng của bong bóng cá (< 10mm)<br />
(hình 3). Đây là điều kiện cần để máy dò phát hiện đàn cá Cơm mồm,<br />
cá Cơm săn, loại cá có nhiều ở ngư trường các tỉnh Miền Trung nước<br />
ta. Loại cá này có màu trắng trong, rất mềm và dẻo, đặc biệt ngon, chủ<br />
yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, giá cao hơn gấp hơn 2 lần cá<br />
Cơm thường [8].<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
Hình 4. Tần số thấp, chùm tia rộng hơn<br />
<br />
2. Nghiên cứu lựa chọn loại đầu dò thu phát hai tần số phù hợp để<br />
phát hiện cá Cơm mồm, cá Cơm săn<br />
Máy dò cá FURUNO FCV668 chỉ thị trên màn hình màu được dùng<br />
phổ biến và thành công nhất trong thời kỳ đầu nghiên cứu triển khai ứng<br />
dụng ở Việt Nam. Trong thời kỳ đầu ứng dụng máy dò, các nghề Vây<br />
Hình 5. Loại đầu dò tần số kép phù hợp<br />
mùng, Pha xúc, Mành đèn, Mành mùng được khuyến cáo dùng tần số<br />
50kHz vì góc phát của chùm tia rộng hơn, người dùng dễ tìm thấy đàn<br />
cá hơn (hình 4).<br />
Để máy hoạt động được hai tần số trong đó có tần số cao đáp ứng dò được đàn cá Cơm mồm, cá Cơm<br />
săn thì đường đặc tính điện kháng có hai điểm trở kháng cực tiểu trùng với cộng hưởng của mạch điện tử thu<br />
phát siêu âm.<br />
Các hãng chế tạo đầu dò gốm áp điện thường chọn tần số 50kHz cộng hưởng theo đường kính và ở<br />
tần số 200kHz cộng hưởng theo kích thước độ dày của đĩa gốm. Có nhiều loại đầu dò thu phát tần số kép<br />
được bán trên thị trường thế giới phù hợp về tần số và công suất như: 520-5PSC-A; 520-5MSC; 524ST-MSA;<br />
520ST-PWA [9]. Do tập quán sử dụng và cách lắp đặt của ngư dân Việt Nam và thực nghiệm đo điện kháng thì<br />
chỉ loại 520-5PSC-A và 520-5MSC là phù hợp hơn (hình 5).<br />
3. Nghiên cứu cải tiến mạch để thu phát được cả hai tần số<br />
Từ việc tìm hiểu sơ đồ và phân tích nguyên lý làm việc của mạch thu phát xung siêu âm [9] ta thấy được<br />
các linh kiện quyết định tần số: phối hợp thu phát, cộng hưởng lối vào mạch thu và cộng hưởng bằng gốm họ<br />
CSB (Ceramic Resonator).<br />
<br />
Hình 6. Những linh kiện lắp bổ sung trong khối thu phát và lọc cộng hưởng<br />
<br />
36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Cộng hưởng gốm là một linh kiện điện tử có<br />
tính áp điện mà sơ đồ tương đương như một khung<br />
cộng hưởng LC nhưng có tính chọn lọc tốt, độ ổn<br />
định cao dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và<br />
nhiễu điện từ trường ngoài. Đầu dò của máy dò cá<br />
cũng cùng vật liệu áp điện nên dùng cộng hưởng<br />
gốm trong mạch lọc và dao động đổi tần sẽ có tính<br />
đồng bộ và cho kết quả thu phát tín hiệu ổn định<br />
cao hơn. Trong trường hợp cụ thể của máy dò cá<br />
FURUNO FCV668 khi cải tiến để hoạt động ở tần số<br />
50/200kHz thì có thể lắp bổ sung cộng hưởng gốm<br />
CSB655 hoặc ZTB655 3.<br />
4. Nghiên cứu đổi chương trình và nạp lại<br />
EPROM<br />
EPROM (Electrically Programmable Read<br />
Only Memory) là bộ nhớ mà người sử dụng bình<br />
thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung<br />
vào được. Nội dung của EPROM không bị mất<br />
khi mất nguồn nuôi, nó được gắn sẵn trong máy<br />
và đã được hãng nạp sẵn hệ điều hành [10].<br />
Chương trình ghi trong EPROM tạo các giao diện<br />
trên màn hình.<br />
Với máy FURUNO FCV668 dùng EPROM họ<br />
27C010 có dung lượng 1MB chứa chương trình tạo<br />
giao diện trên màn hình gồm các MODE: NORM;<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
Hình 7. Xóa EPROM để nạp chương trình<br />
<br />
M/Z; B/L; B/Z; GRAPH; DATA; MENU (hình 8). Khi<br />
cải tiến để máy dò được ở hai tần cần ưu tiên ba<br />
MODE đầu: Dò bình thường ở tần số 200kHz, dò<br />
bình thường ở tần số 50kHz và dò cả hai tần số<br />
50/200kHz. Trong chương trình mới (tác giả sẽ trao<br />
đổi ở một bài viết khác về tin học), khi dò hai tần số,<br />
giao diện màn hình chia đôi theo chiều đứng, kết<br />
quả dò của mỗi tần số thể hiện trên một nửa. Để<br />
giảm chi phí, EPROM họ 27C010 được xóa chương<br />
trình cũ bằng đèn UV trong khoảng 10 phút (hình 7).<br />
Sau khi kiểm tra chất lượng xóa dữ liệu đã hoàn<br />
thành, nạp lại chương trình mới cho EPROM. Lắp<br />
EPROM vào bảng mạch và kiểm tra lại các MODE<br />
theo phân bố mới: NORM HF; NORM LF; DUAL;<br />
M/Z HF; M/Z LF; DATA; MENU. Chức năng của các<br />
núm nút điều khiển còn lại trên mặt máy không thay<br />
đổi (hình 8).<br />
<br />
Hình 8. Kết quả cải tiến máy FCV668 dùng một tần số 50kHz sang hai tần số 50/200kHz<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Chúng tôi đã sử dụng trên năm trăm bộ linh<br />
kiện để cải tiến máy dò một tần số 50kHz thành hai<br />
tần số 50 và 200kHz cho ngư dân Quảng Ngãi, Phú<br />
<br />
Yên, Khánh Hòa khai thác bằng nghề Vây mùng,<br />
Pha xúc, Mành đèn, Mành mùng nhằm phát hiện tốt<br />
các đàn cá Cơm mồm, cá Cơm săn góp phần làm<br />
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Chi phí cải tiến<br />
<br />
Các linh kiện này không phổ thông trên thị trường điện tử dân dụng ở Việt Nam nên nếu ai quan tâm đến việc cải tiến máy<br />
dò cá thành hai tần số mà gặp khó khăn xin liên hệ với tác giả bài viết.<br />
<br />
3<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37<br />
<br />