Nghiên cứu điều chỉnh nồng độ đích propofol tại não dưới hướng dẫn của chỉ số Bis trong các giai đoạn gây mê phẫu thuật tim mở
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày xác định nồng độ của propofol tại não (Ce-propofol) dưới hướng dẫn của chỉ số BIS ở các giai đoạn trước, trong và sau chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT), các chỉ số về tuần hoàn, thời gian rút nội khí quản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu điều chỉnh nồng độ đích propofol tại não dưới hướng dẫn của chỉ số Bis trong các giai đoạn gây mê phẫu thuật tim mở
- Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 24-30 STUDY AND ADJUSTMENT THE EFFECT-SITE CONCENTRATION (CE) OF PROPOFOL TARGET-CONTROLLED INFUSION ASSESSED BY THE BISPECTRAL INDEX VALUE MONITORING DURING CARDIAC SURGERY An Hai Toan*, Dinh Thi Thu Trang, Nguyen Van Kien, Pham Van Hiep 108 Military Central Hospital - No. 1 Tran Hung Dao, Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 30/09/2023; Accepted: 29/10/2023 ABSTRACT Objective: Determine the effect-site concentration (Ce) of propofol assessed by the Bispectral index value before, during and after cardiopulmonary bypass (CPB); the value of hemodynamics, time to extubation. Methods: 56 patients aged from 18, scheduled for valve replacement, were anesthetized with propofol target concentration, depth of hypnosis was monitored using the Bispectral index, maintain a BIS value of 40 - 60; record the value of Ce, hemodynamics during the period. Results: Ce-propofol average value before CPB was 2.08 ± 0.50 μg/ml, during CPB was 1.37 ± 0.25 μg/ml, and after CPB was 1.60 ± 0.23 μg/ml. Heart rate, blood pressure decreased gradually after induction of anesthesia, time to extubation average was 4.5 ± 0.9 hours. Conclusion: The effect-site concentration (Ce) of propofol target-controlled infusion assessed by the Bispectral index during and after CPB was lower than before CPB (the difference was statistically significant with p < 0.05); hemodynamics were maintained, short extubation time. Keywords: Bispectral index, depth of anesthesia, cardiac surgery. *Corressponding author Email address: toanb5v108@gmail.com Phone number: (+84) 984646555 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 24
- A.H. Toan et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 24-30 NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH NỒNG ĐỘ ĐÍCH PROPOFOL TẠI NÃO DƯỚI HƯỠNG DẪN CỦA CHỈ SỐ BIS TRONG CÁC GIAI ĐOẠN GÂY MÊ PHẪU THUẬT TIM MỞ An Hải Toàn*, Đinh Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Kiên, Phạm Văn Hiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 30/09/2023; Ngày duyệt đăng: 29/10/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định nồng độ của propofol tại não (Ce-propofol) dưới hướng dẫn của chỉ số BIS ở các giai đoạn trước, trong và sau chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT), các chỉ số về tuần hoàn, thời gian rút nội khí quản. Đối tượng và phương pháp: 56 bệnh nhân từ 18 tuổi có chỉ định thay van tim theo kế hoạch được gây mê bằng propofol kiểm soát nồng độ đích dưới hướng dẫn của chỉ số BIS trong khoảng 40-60, ghi nhận giá trị Ce, tuần hoàn trong các giai đoạn. Kết quả: Giá trị Ce-propofol trong giai đoạn trước chạy THNCT 2,08±0,50 μg/ml, trong chạy THNCT 1,37±0,25 μg/ml, sau chạy THNCT 1,60±0,23 μg/ml. Tần số tim, huyết áp động mạch trung bình giảm dần sau khởi mê, thời gian rút nội khí quản trung bình 4,5 ± 0,9 giờ. Kết luận: Nồng độ đích tại não của propofol dựa theo chỉ số BIS trong giai đoạn chạy THNCT và sau THNCT thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn trước chạy THNCT. Tuần hoàn ổn định ở các thời điểm, thời gian rút nội khí quản ngắn. Từ khoá: Bispectral, độ sâu gây mê, mổ tim mở. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ tại não dưới hướng dẫn của chỉ số BIS ở các giai đoạn trước, trong và sau chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, các chỉ Gây mê mổ tim mở với hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể số tuần hoàn, hồi tỉnh sau mổ trong gây mê mổ tim mở. (THNCT) hay có những rối loạn về huyết động, rối loạn về nhịp tim. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kiểm soát gây mê một cách hiệu quả sẽ làm hạn chế những rối loạn về tuần hoàn, hô hấp trong và sau mổ, rút ngắn 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU thời gian thở máy và nằm hồi sức [1], [2]. Phương pháp 2.1. Đối tượng nghiên cứu gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI) cho phép duy trì được nồng độ đích trong não và huyết tương dựa theo Các bệnh nhân từ 18 tuổi có chỉ định thay van, sửa van tuổi và chỉ số khối của cơ thể, làm giảm nguy cơ quá tim theo chương trình, tại khoa Gây mê Hồi sức Bệnh liều thuốc mê, giảm được các biến chứng của việc thở viện TWQĐ 108 từ tháng 12/2021 đến 08/2022. máy kéo dài cũng như giảm chi phí phẫu thuật [1], [2], [3]. Hiện nay ở Việt Nam phương pháp đánh giá độ mê Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đã mổ tim, có nhiều sâu bằng chỉ số BIS đã bắt đầu được áp dụng trong phẫu bệnh lý kết hợp, nhồi máu cơ tim mới, bệnh nhân có thuật nhưng còn ít nghiên cứu với phẫu thuật tim mở chức năng tâm thu thất trái trước phẫu thuật EF
- A.H. Toan et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 24-30 2.2.1. Chuẩn bị phương tiện. từng bậc: 0,5 µg/ml theo BIS. Tiêm rocuronium: 0,6 mg/kg khi BIS ≤ 60, đặt NKQ khi BIS đạt 40-60, TOF Máy gây mê Datex Ohmeda, máy THNCT, máy BIS, = 0, cho thở máy Vt: 6-8 ml/kg, tần số 12-14 lần/phút, bơm tiêm điện B. Braun, monitor theo dõi, các phương FiO2: 40-60%. Điều chỉnh Ce-propofol để đạt BIS 40- tiện trang bị: Kim luồn, ống nội khí quản…. 60, tăng hoặc giảm mỗi lần 0.5 µg/ml. Fentanyl duy Thuốc gây mê Propofol, giảm đau Fentanyl, giãn cơ trì: 1-2 µg/kg/giờ. Rocuronium duy trì TOF= 0. Phẫu rocuronium, các thuốc hồi sức tim mạnh: Adrenalin, thuật khi mạch huyết áp ổn định, trong mổ: Duy trì mê noradrenalin, dobutamin...và các loại dịch truyền. theo BIS, Ce-propofol, TOF, các chỉ số nhịp tim, huyết áp. Ngừng propofol, fentanyl, rocuronium khi khâu da 2.2.2. Các bước tiến hành xong, làm xét nghiệm trước khi chuyển bệnh nhân về khoa hồi sức tích cực. Khám và đánh giá tình trạng bệnh nhân trước mổ một ngày. Tại phòng mổ: Lắp monitor theo dõi ECG, 2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu HAĐM, SpO2. Đặt đường truyền ngoại vi kim 18G, truyền NaCl 0,9%: 30 giọt/phút, thở oxy 3l/phút, dán - Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: Tuổi, giới, chiều cao, điện cực BIS. Gây tê tại chỗ đặt catheter động mạch cân nặng, phân loại ASA, NYHA. quay theo dõi huyết xâm lấn, cài các thông số tuổi, giới - Nồng độ propofol tại não (Ce), liều propofol, giá trị tính, chiều cao, cân nặng, nồng độ propofol tại não (Ce) BIS tại các thời điểm nghiên cứu cần khởi mê của BN vào bơm tiêm điện B. Braun theo mô hình Schnider. - Tần số tim, huyết áp động mạch trung bình tại các thời điểm nghiên cứu, thời gian rút ống nội khí quản. Gây mê: Tiêm chậm fentanyl: 2-3 µg/kg, truyền propofol theo đích ban đầu Ce: 1,5 µg/ml, tăng giảm 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm (n=56) ̅ X ± SD Min Max Tuổi (năm) 62,13 ± 9,45 35 75 Cân nặng (kg) 56,63 ± 10,45 39 90 Chiều cao (cm) 159,93 ± 8,09 144 175 BMI (kg/m2) 22,04 ± 3,10 15,63 31,56 Nhận xét: Độ tuổi trung bình là: 62,13±9,45 tuổi. Cân nặng thấp nhất: 39 kg, nặng nhất: 90 kg. Chỉ số khối trung bình 22,04 ± 3,10 kg/m2 Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của nhóm nghiên cứu Nhận xét: Bệnh nhân nam giới nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ nam giới (53,57%). 26
- A.H. Toan et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 24-30 Bảng 3.2. Phân loại sức khoẻ trước mổ theo NYHA và ASA Đặc điểm (n=56) Độ 2 Độ 3 NYHA 30 (53,57%) 26 (46,43%) ASA 15 (26,79%) 41 (73,21%) Nhận xét: Bệnh nhân suy tim theo NYHA độ II, III tương đương nhau, (53,57%) so với (46,43%). Bảng 3.3: Giá trị propofol (TCI, Ce) và BIS giai đoạn trước chạy THNCT BIS Ce (μg/ml) Liều propofol Thời điểm ̅ X ± SD ̅ X ± SD (mg/kg/giờ) Khi đặt NKQ (T1) 43,98±2,86 2,41±0,50 7,61±1,95 Sau đặt NKQ 30 phút (T2) 45,5±4,73 1,89±0,35 5,37±1,50 Rạch da (T3) 46,09±5,29 2,05±0,42 7,09±8,04 Cưa xương ức (T4) 46,36±6,03 2,11±0,43 6,14±1,48 Trước chạy THNCT (T5) 45,54±4,61 1,98±0,43 5,36±1,53 Chung 44,58±2,86 2,08±0,50 6,58±1,95 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Ce cao nhất tại T1: 2,41±0,50 μg/ml, sau đó giảm dần. Ce và BIS ở các thời điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.4: Giá trị propofol (TCI, Ce) và BIS trong giai đoạn chạy THNCT BIS Ce (μg/ml) Liều propofol Thời điểm ̅ X ± SD ̅ X ± SD (mg/kg/giờ) Chạy THNCT 30 phút (T6) 43,63±3,93 1,47±0,36 3,37±1,39 Chạy THNCT 60 phút (T7) 43,59±4,97 1,36±0,35 2,93±1,24 Trước ngừng THNCT (T8) 45,95±4,59 1,39±0,33 3,05±1,24 Chung 44,09±3,27 1,37±0,25 2,86±1,04 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Ce ở các thời điểm đều giảm, thấp nhất T7: 1,36±0,35 μg/ml. Ce và liều propofol ở các thời điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.5: Giá trị propofol (TCI, Ce) và BIS trong giai đoạn sau THNCT BIS Ce (μg/ml) Liều propofol Thời điểm ̅ X ± SD ̅ X ± SD (mg/kg/giờ) Ngừng THNCT 15 phút (T9) 44,25±3,52 1,54±0,36 3,56±1,25 Kết thúc mổ (T10) 47,27±3,99 1,65±0,33 4,05±1,22 Chung 45,17±3,69 1,60±0,23 3,85±1,12 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Ce bắt đầu tăng dần lên, cao nhất T10: 1,65±0,33 μg/ml. Ce và BIS tại các thời điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 27
- A.H. Toan et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 24-30 Bảng 3.6: So sánh giá trị (Ce), liều propofol và BIS trong các giai đoạn Trước Trong Sau Chỉ số THNCT THNCT THNCT p ̅ X ± SD1 ̅ X ± SD2 ̅ X ± SD3 Ce-propofol 2,08±0,50 1,37±0,25 1,52±0,23 p1,2, p1,3 < 0,05 (μg/ml) Liều propofol 6,58±1,95 2,86±1,04 3,85±1,12 p1,2, p1,3 < 0,05 (mg/kg/giờ) BIS 44,58±2,86 44,09±3,27 45,17±3,69 p1,2, p1,3, p2,3 > 0,05 Nhận xét: Trong giai đoạn trước chạy THNCT giá trị THNCT. Giá trị BIS ở các giai đoạn thay đổi không có Ce và liều propofol thay đổi có ý nghĩa thống kê với ý nghĩa thống kê với p > 0,05 p < 0,05 so với giai đoạn chạy THNCT và sau chạy Bảng 3.7. Thay đổi tần số tim ở các thời điểm ̅ X ± SD Min-Max Thay đổi so với Thời điểm (lần/phút) (lần/phút) nhịp nền (%) Trước khởi mê (T0) 90,29±21,73 56 - 156 Khi đặt NKQ (T1) 86,5±18,78 55 - 135 -2,47 Sau đặt NKQ 30 phút (T2) 89,23±23,08 52 - 162 -0,02 Rạch da (T3) 92,54±23,03 55 - 162 +4,36 Cưa xương ức (T4) 91,59±22,00 62 - 170 +3,69 Trước chạy THNCT (T5) 93,29±26,06 54 - 172 +4,70 Ngừng THNCT 15 phút (T9) 92,35±21,45 65 - 135 +4,52 Kết thúc mổ (T10) 100,80±21,46 64 - 163 +17,97 p > 0,05 Ghi chú: (+) là tăng, (-) là giảm Nhận xét: Tần số tim ở T0: 90,29 ± 21,73 lần/phút, giảm nhẹ ở T1, tăng lên ở T3, T4. Tại các thời điểm tần số tim thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Biểu đồ 3.2. Thay đổi huyết áp trung bình ở các thời điểm 28
- A.H. Toan et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 24-30 Nhận xét: Huyết áp TB ở T0: 89,59±14,98 mmHg, giảm ml, tương ứng với giá trị BIS: 45,95 ± 4,59. Ở các thời nhẹ ở T2, tăng lên ở T3, T4. Tại các thời điểm huyết áp điểm T6, T8 giá trị Ce có sự khác nhau, tuy nhiên sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Nguyễn Văn Bảng 3.8. Thời gian rút NKQ, nằm ICU Minh [3] có kết quả trước khi chạy THNCT Ce: 3,28 ± 0,85 μg/ml đến 3,72 ± 0,94 μg/ml và tương đương như Giá trị PJ Mathew [5] và C.L. Chiu [6] cho kết quả thì THNCT Thời gian Min Max ̅ (X ± SD) liều propofol: 2,9 ± 1,4 mg/kg/giờ và Ce: 1,5-2,5 µg/ml Rút NKQ với liều propofol trung bình 2,9 mg/kg/giờ. 4,5 ± 0,9 2,5 8,0 (Giờ) Đối với giai đoạn sau chạy THNCT giá trị Ce ở thời Nằm ICU điểm T10 ghi nhận: 1,65 ± 0,33 µg/ml, với liều prpo- 37,9±18,8 16 88 (giờ) fol: 4,05 ± 1,22 mg/kg/giờ, tương ứng với BIS: 47,27 ± 3,99. So với thời điểm (T9) Ce: 1,54 ± 0,36 µg/ml và Nhận xét: Thời gian rút NKQ trung bình là 4,5±0,9 giờ, liều propofol: 3,56±1,25 mg/kg/giờ có sự khác nhau, thời gian nằm ICU trung bình là: 37,9±18,8 giờ tuy nhiên sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả của chúng tôi tương đương với Nguyễn Thị Qúy [2] nghiên cứu 106 bệnh nhân mổ tim có kết 4. BÀN LUẬN quả T9: 1,39 μg/ml, T10: 1,6 μg/ml so với T9: 1,54 ± 0,36 µg/ml, T10: 1,65 ± 0,33 µg/ml. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy tuổi trung bình trong nghiên cứu là 62,13 ± 9,45 tuổi. Tuổi là một yếu Bảng 3.7 cho kết quả tần số tim trung bình ở thời điểm tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch và cũng là yếu tố tiên rạch da T3: 92,54 ± 23,03 lần/phút, tăng 4,36% so với lượng quan trọng trong phẫu thuật tim. nhịp nền. Thì cưa xương ức tần số tim của chúng tôi duy trì ở mức 91,59 ± 22,0 lần/phút tăng 3,69% so với Về giới cho thấy nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so nhịp nền, tần số tim thay đổi nhiều nhất ở thời điểm với nữ 53,57% so với 46,43% tuy nhiên độ chênh của T10 tăng 17,97% so với tần số nền, tuy nhiên sự thay hai giới không quá nhiều. Về phân độ suy tim NYHA, đổi không vượt quá 20. Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ đối với bệnh lý van tim, độ I thường chưa có chỉ định 3.2 cho thấy huyết áp trung bình nền của nhóm nghiên phẫu thuật và độ IV được loại khỏi nghiên cứu do chống cứu ở thời điểm T0 là: 89,59 ± 14,98 mmHg, sau khi chỉ định phẫu thuật van tim, kết quả bảng 3.2 cho thấy, gây mê huyết áp động mạch giảm nhẹ ở thời điểm T1: bệnh nhân có NYHA độ II chiếm 53,57% và độ III 9,81%, tăng lên ở các thời điểm T3, T4 với mức giảm: chiếm 46,43% kết quả này tương đương với kết quả 4,09% và 0,81%. Mức giảm mạnh nhất ở thời điểm T6 của tác giả Nguyễn Văn Minh [3] và T8 là: 13,93% và 10,25%, tuy nhiên mức giảm này Về BIS và Ce: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy vẫn < 20% so với huyết áp nền. giá trị Ce cao nhất ở thời điểm T1: 2,41 ± 0,50 µg/ml Thời gian rút nội khí quản trung bình của chúng tôi: tương đương với liều propofol: 7,61 ± 1,95 mg/kg/giờ 4,5 ± 0,9 giờ, trường hợp sớm nhất: 2,5 giờ, muộn với giá trị BIS: 43,98 ± 2,86. Đây cũng được coi là thời nhất: 8 giờ. Kết quả của chúng tôi ngắn hơn so với các điểm có kích thích nhiều nhất do đặt nội khí quản. Tại tác giả Nguyễn Văn Minh [3] có kết quả: 6,94 ± 2,09 các thời điểm rạch da (T3), cưa xương ức (T4) bệnh giờ. Nguyễn Thị Qúy [2] thời gian rút nội khí quản sau nhân đã đạt được độ mê ổn định, giá trị Ce có sự thay mổ: 11,5 ± 8,0 giờ. Nguyễn Quốc Kính [1] cho kết quả đổi dao động không nhiều lượt là: 2,05 ± 0,42 µg/ml và 54,8% số bệnh nhân được rút ống nội khí quản trong 2,11 ± 0,43 µg/ml, với liều propofol ở T3: 7,09 ± 8,04 vòng 8 giờ sau mổ. mg/kg/giờ, T4: 6,14 ± 1,48 mg/kg/giờ, tương ứng với giá trị BIS lần lượt là T3: 46,09 ± 5,29, T4: 46,36 ± 6,03. Giá trị Ce và liều propofol (mg/kg/giờ) tại các thời điểm trước chạy tuần hoàn ngoài cơ thể khác nhau không có 5. KẾT LUẬN ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu của Nhu cầu thuốc mê tiêu thụ và nồng độ đích trong não chúng tôi tương tự như Nguyễn Thị Qúy [2] ở thời điểm trong mổ tim mở với THNCT khác nhau trong các giai rạch da Ce: 2,35 µg/ml, cưa xương ức Ce: 2,6 µg/ml. đoạn. Trong giai đoạn chạy THNCT giá trị Ce giảm thấp hơn so với giai đoạn trước THNCT có ý nghĩa thống kê, kết Giai đoạn trong và sau THNCT nồng độ propofol giảm quả ở bảng 3.6 cũng cho thấy giá trị Ce-propofol và liều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn trước propofol chung ở các giai đoạn có sự khác nhau, trong THNCT với p < 0,05. Trước THNCT: 2,08±0,50 µg/ đó rõ nhất là giai đoạn chạy tuần hoàn ngoài cơ thể và ml, trong THNCT: 1,37±0,25 µg/ml, sau THNCT: sau chạy tuần hoàn ngoài cơ thể thay đổi giảm thấp có ý 1,52±0,23 µg/ml. nghĩa thống kê với p
- A.H. Toan et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 24-30 hướng giảm dần sau khởi mê, tăng ở giai đoạn kết thúc [6] PJ Mathew, et al. Propofol requirement titrated mê, nhưng sự thay đổi ở các thời điểm không có ý nghĩa to bispectral index: A comparison between hy- thống kê với p > 0,05. Thời gian rút nội khí quản trung pothermic and normothermic cardiopulmonary bình là 4,5 ± 0,9 giờ. bypass, Perfusion; 24(1), 2009, 27-32. [7] C.L. Chiu, G. Ong, et al., Impact of bispectral index monitoring on propofol administration in TÀI LIỆU THAM KHẢO patients undergoing cardiopulmonary bypass” [1] Nguyễn Quốc Kính, Đánh giá độ mê bằng BIS ở Anaesth Intensive Care; 35(3), 2007, 342-347. bệnh nhân mổ tim hở, Tạp chí Y học thực hành, [8] Hoàng Văn Bách, Nghiên cứu điều chỉnh độ mê 7 (774), 2011, 137-140. bằng điện não số hoá, nồng độ đích trong huyết [2] Nguyễn Thị Qúy, Một vài nhận xét ban đầu trong tương và nồng độ phế nang tối thiếu của thuốc việc theo dõi độ sâu gây mê trong phẫu thuật tim mê, Luận án tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu khoa hở với BIS SPECTRAL, Tạp chí Y học TP. Hồ học y dược học lâm sàng 108, 2012. Chí Minh, 16 (2), 2012, 28-36. [9] Michael Bauer, et al., Impact of bispectral index [3] Nguyễn Văn Minh, Nghiên cứu biến đổi nồng monitoring on stress response and propofol con- độ đích tại não của Propofol dựa theo điện não sumption in patients undergoing coronary artery số hóa Entropy trong gây mê phẫu thuật van tim, bypass surgery, Anesthesiology, 101(5), 2004, Tạp chí Y học lâm sàng, 61, 2020, 88-95. 1096-1104. [4] Vũ Thị Thục Phương, Sơ bộ đánh giá các yếu [10] Ricardo Antonio Barbosa, et al., Effects of car- tố liên quan đến chậm rút nội khí quản sau phẫu diopulmonary bypass on propofol pharmacoki- thuật van hai lá tại Bệnh viện tim Hà Nội, Tạp netics and bispectral index during coronary sur- chí Y học thực hành, 2, 2009, 644-645. gery, Clinics (Sao Paulo); 64(3), 2009, 215-221. [5] Võ Đại Quyền, Nghiên cứu ứng dụng gây mê rút [11] Hanife Karakaya, et al., Bispectral Index Mon- nội khí quản sớm ở bệnh nhân phẫu thuật van itoring in Patients Undergoing Open Heart Sur- tim, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại gery, Braz J Cardiovasc Surg; 31(2), 2016, 178- học Y Dược Huế, 2019. 182. 30
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SÂU RĂNG CỦA TRẺ EM 5 TUỔI
20 p | 132 | 7
-
Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bằng phương pháp ước đoán AUC theo Bayes tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai
7 p | 12 | 4
-
Tổng quan về cá thể hóa điều trị: Giám sát nồng độ thuốc trong điều trị (therapeutic drug monitoring) và định liều chính xác theo mô hình (model-informed precision dosing)
11 p | 14 | 3
-
Sự thay đổi nồng độ Interleukin-10 huyết tương sau phẫu thuật điều trị gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi
5 p | 15 | 3
-
Theo dõi nồng độ digoxin trong điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 85 | 3
-
Sâu răng của trẻ em 5 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hóa với nồng độ 0,5 PPM F tại TP. Hồ Chí Minh
10 p | 48 | 2
-
Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu trên thực nghiệm của cao chiết cây mâm xôi (Rubus alceaefolius Poir., họ hoa hồng Rosaceae) thu hái tại Thái Nguyên
5 p | 4 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị của băng che phủ vết thương BIOVB MEMBRANE trên vết thương bỏng nông do nhiệt ở trẻ em tại khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương
11 p | 14 | 2
-
Kỹ thuật DK-Mini-Culotte trong can thiệp tổn thương mạch vành phân nhánh thực sự: Một nghiên cứu tiến cứu, đơn trung tâm
5 p | 3 | 2
-
Phân tích tình hình sử dụng và giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
5 p | 35 | 2
-
Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) với mức độ phục hồi chức năng trong nhồi máu não cấp
6 p | 59 | 1
-
Nghiên cứu hiệu quả phương pháp sử dụng propofol có kiểm soát nồng độ đích trên bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do chấn thương sọ não nặng
8 p | 79 | 1
-
Thay đổi tình trạng sâu răng và nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi, sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy tại Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 46 | 1
-
Phân tích kết quả triển khai hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu bệnh nhân nhi theo tiếp cận Bayesian tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
7 p | 6 | 1
-
Nồng độ fluor và độ cứng men răng vĩnh viễn của trẻ sống trong vùng có và không có fluor hóa nước máy tại Tp HCM
6 p | 43 | 1
-
Tỷ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến thời gian tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
9 p | 4 | 1
-
Thực trạng giám sát nồng độ vancomycin trong máu và hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân người lớn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
8 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn