intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khuyến nghị một số chính sách về truyền thông giáo dục, hoạt động chuyển giao công nghệ, hình thành chuỗi giá trị địa phương nhằm thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn tại Hà Nội và Việt Nam, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội

  1. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội Vũ Văn Hùng Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục - Trường Đại học Thương mại, Việt Nam Ngày nhận: 13/12/2024 Ngày nhận bản sửa: 05/04/2025 Ngày duyệt đăng: 10/04/2025 Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp vẫn là trụ cột chính của kinh tế Việt Nam khi đóng góp 12 - 14% GDP và tạo việc làm cho khoảng 40% lao động. Nghiên cứu này tập trung làm rõ những rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội bằng khảo sát tương quan mô tả lát cắt, thông qua việc phân tích 154 dữ liệu thu thập được từ ngày 14/6 đến 30/9/2024. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, diện tích đất canh tác có ảnh hưởng tới việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Ngoài ra, kinh tế vừa là yếu tố động lực, vừa là yếu tố cản trở người nông dân trong quá trình áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp bên cạnh các rào cản khác như kiến thức và chính sách của Nhà nước. Từ kết quả của nghiên cứu, tác giả khuyến nghị một số chính sách về truyền thông giáo dục, hoạt động chuyển giao công nghệ, hình thành chuỗi giá trị địa phương nhằm thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn tại Hà Nội và Việt Nam, hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Study on the barriers to adopting circular economy in agriculture among farmers in Hanoi city Abstract: Agricultural production remains the main pillar of Vietnam's economy, contributing 12-14% of GDP and providing employment for approximately 40% of the workforce. This study focuses on clarifying the barriers faced by farmers in the Hanoi area in adopting circular economy practices in agriculture through a cross-sectional descriptive correlation survey. The research analyzes 154 data points collected from June 14 to September 30, 2024. The findings indicate that demographic factors such as age, gender, and cultivated land area influence the adoption of circular economy practices in agriculture. Additionally, economic factors serve both as a driving force and a barrier for farmers in implementing circular economy practices, alongside other obstacles such as knowledge and government policies. Based on the research findings, the author recommends several policies on communication and education, technology transfer activities, and the development of local value chains to promote circular agriculture in Hanoi and Vietnam, aiming for sustainable economic development. Keywords: Circular economy, Circular agriculture, Sustainable economy, Sustainable agriculture Doi: 10.59276/JELB.2025.04.2848 Vu, Van Hung Email: hungvvu@tmu.edu.vn Examination and Education Quality Assurance Department - Thuongmai University, Vietnam © Học viện Ngân hàng Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng ISSN 3030 - 4199 71 Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  2. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, Nông nghiệp tuần hoàn, Kinh tế bền vững, Nông nghiệp bền vững 1. Giới thiệu nền nông nghiệp bền vững của Chính phủ và đảm bảo an ninh lương thực với xu Thế giới đã thức tỉnh trước cuộc khủng hướng tăng trưởng dân số thì con đường hoảng khí hậu, những tác động của nó đã áp dụng KTTH trong nông nghiệp (sau đây và đang được cảm nhận. Khí thải nhà kính tác giả gọi tắt là nông nghiệp tuần hoàn - gây ra biến đổi khí hậu là sản phẩm của NNTH) là biện pháp hợp lý và hiệu quả. nền kinh tế tuyến tính với các khâu “khai Theo Báo cáo của Uỷ ban châu Âu 2018, thác - sản xuất - thải bỏ” vốn dựa vào nhiên nền KTTH là nền kinh tế hạn chế tới mức liệu hóa thạch và không quản lý tài nguyên thấp nhất sự phát thải ra môi trường, thay trong dài hạn (Helgason và cộng sự, 2021). vì nền kinh tế tuyến tính có bước “thải bỏ” Nếu thế giới không thay đổi kịp thời thì các nguyên vật liệu sau khi đã sử dụng thì chúng ta sẽ không đạt mục tiêu đạt mức nền KTTH sẽ kéo dài vòng đời của những phát thải ròng bằng không vào năm 2050 nguyên liệu này nhiều nhất có thể, tạo ra để đạt được mục tiêu 1,5˚C được nêu trong những giá trị mới cho chúng và hệ sinh Thỏa thuận Paris (Rhodes, 2016). Ngay cả thái các nguyên vật liệu sử dụng, hướng khi đạt được mục tiêu này, chi phí cần thiết tới việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, chi cho nền kinh tế toàn cầu liên quan đến hạn chế các sản phẩm hoá chất có hại cho biến đổi khí hậu vẫn dự kiến là ​ nghìn tỷ 4 môi trường (European Parliament, 2018). đô la vào năm 2100 và tăng dần với mỗi NNTH là nền nông nghiệp áp dụng các quy lần nhiệt độ tăng thêm (Foudation, 2019) tắc của KTTH vào trong quá trình canh tác. (Ellen MacArthur Foudation, 2019). Cho Lợi ích của KTTH từ mặt kinh tế, xã hội và đến nay, các nỗ lực giải quyết cuộc khủng môi trường đã được chứng minh trong rất hoảng khí hậu từ các quốc gia và các nhà nhiều các nghiên cứu cả về mặt lý thuyết khoa học đã tập trung vào việc chuyển đổi và thực tiễn nhưng từ việc phát triển một sang năng lượng tái tạo, năng lượng bổ sáng kiến ​​ đến việc áp dụng sáng kiến ​​ đó sung. Mặc dù các biện pháp đó là rất quan bởi nhóm đối tượng mục tiêu không bao trọng và hoàn toàn phù hợp với nền kinh giờ là một quá trình đơn giản. tế tuần hoàn (KTTH) nhưng các biện pháp Nghiên cứu này sử dụng thiết kế khảo sát này chỉ có thể giải quyết 55% lượng khí tương quan lát cắt, thông qua việc phân thải, 45% còn lại đến từ việc sản xuất ô tô, tích kết quả khảo sát nông dân trong khu quần áo, thực phẩm và các sản phẩm khác vực Hà Nội đã biết đến và áp dụng KTTH mà chúng ta sử dụng hàng ngày thì vẫn trong nông nghiệp. Phiếu khảo sát được thu chưa được giải quyết (Ellen MacArthur thập bằng cả 2 phương thức trực tiếp và Foudation, 2019). Như vậy, sự cấp thiết để trực tuyến trong thời gian từ ngày 14/6 đến thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta 30/9/2024, và thu được 154 phiếu. Mục nói riêng phải thay đổi để ứng phó với các tiêu của nghiên cứu nhằm xác định những thách thức khí hậu, môi trường là không rào cản đối với người nông dân khu vực cần bàn cãi. Hà Nội về việc áp dụng KTTH vào nông Đối với ngành sản xuất nông nghiệp Việt nghiệp (NN), cũng như xác định một số Nam, để thực hiện chủ trương phát triển động lực của họ và ý định trong tương lai 72 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  3. VŨ VĂN HÙNG với mô hình này. có khả năng tái tạo; giảm thiểu và loại bỏ Kết cấu của nghiên cứu được chia thành việc sử dụng các hóa chất độc hại; đồng 5 phần chính (1) Giới thiệu, (2) Cơ sở lý thời tận dụng toàn bộ nguồn phế thải thông thuyết và thực tế áp dụng KTTH tại Việt qua một hệ thống sinh thái khép kín (Ellen Nam, (3) Phương pháp nghiên cứu, (4) Kết MacArthur Foudation, 2013, 2019). KTTH quả nghiên cứu, (5) Thảo luận và khuyến có phạm vi rộng hơn, không chỉ đề cập tới nghị chính sách. quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm mà còn tích hợp cả việc quản lý hiệu quả hơn 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên các chu trình kỹ thuật (phi sinh học) để từ cứu về áp dụng kinh tế tuần hoàn tại đó có thể kéo dài tuổi thọ dịch vụ sản phẩm Việt Nam và tái sử dụng chất thải. Trong nghiên cứu của Braungart đề cập tới 2.1. Cơ sở lý thuyết vấn đề hiệu quả sinh thái của nền KTTH (Braungart và cộng sự, 2007). Thay vì cố * Kinh tế tuần hoàn gắng giảm thiểu việc sử dụng vật liệu trong Khái niệm KTTH đã xuất hiện trên thế quá trình sản xuất thì tính hiệu quả sinh giới từ những năm 1966 và 1982 trong thái đề cập tới việc chuyển đổi sản phẩm những nghiên cứu vòng lặp khép kín của và các vật liệu liên quan nhằm hỗ trợ mối Boulding (1966) nhằm tái sử dụng các quan hệ bền vững giữa hệ sinh thái và tăng nguyên vật liệu sau khi sử dụng; và nghiên trưởng kinh tế. Nói cách khác, KTTH tạo cứu của kiến trúc sư người Thuỵ Sỹ về hệ ra các chu trình chuyển hóa, trong đó vật thống kéo dài tuổi thọ sản phẩm (Stahel, liệu được sử dụng lặp đi lặp lại với chất 1982). Trong các nghiên cứu sau này, các lượng cao, hạn chế tối đa việc lấy thêm các nhà khoa học đã định nghĩa nền KTTH là nguyên vật liệu từ bên ngoài quy trình sản khái niệm cho một mô hình kinh tế sáng xuất chứ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng tạo nhằm mục đích đưa các chất thải trở tiết kiệm các nguồn lực. thành nguyên liệu cho quá trình sản xuất Theo báo cáo của Ellen MacArthur tiếp theo, thúc đẩy việc sử dụng liên tục các Foudation (2013), nền KTTH được xây nguồn tài nguyên, giảm ảnh hưởng tới môi dựng dựa trên 3 nguyên tắc cốt lõi: (i) Loại trường tự nhiên và góp phần vào sự phát bỏ chất thải và ô nhiễm ngay từ khâu thiết triển bền vững của nền kinh tế (Dagevos kế: Thay vì chỉ quản lý hạn chế rác thải, & Lauwere, 2021; Homrich và cộng sự, KTTH hướng tới việc loại bỏ chất thải 2018; Morseletto, 2020). ngay từ đầu thông qua thiết kế sản phẩm, Khái niệm KTTH đôi khi được sử dụng quy trình sản xuất và mô hình kinh doanh. không phân biệt cùng với khái niệm kinh Giảm thiểu việc sử dụng vật liệu độc hại, tế sinh học. Tuy nhiên, kinh tế sinh học khó tái chế, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất phản ánh mục tiêu thay thế sự phụ thuộc sử dụng nguyên liệu; (ii) Kéo dài vòng đời vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử sản phẩm và vật liệu bằng cách sửa chữa, dụng các nguồn tài nguyên tái tạo hữu cơ tái sử dụng, làm mới, tái sản xuất thay vì (El-Chichakli và cộng sự, 2016; Lainez và vứt bỏ sau một lần sử dụng. Thiết kế vật cộng sự, 2018). Còn KTTH là một khái liệu theo hai chu trình: Chu trình sinh học niệm rộng và bao quát hơn, đề cập đến một - Các nguyên liệu hữu cơ có thể phân hủy nền kinh tế công nghiệp mang tính phục và quay lại hệ sinh thái, Chu trình kỹ thuật hồi theo chủ đích, sử dụng các nguyên liệu - Các vật liệu nhân tạo như kim loại, nhựa Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 73
  4. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội được thiết kế để luân chuyển trong hệ thống * Nông nghiệp tuần hoàn sản xuất mà không đi vào môi trường; (iii) NNTH là nền nông nghiệp (NN) áp dụng Tái tạo hệ thống tự nhiên: không chỉ giảm các nguyên tắc của KTTH vào các hoạt tác động tiêu cực mà còn đóng góp tích cực động NN, nhấn mạnh vào việc tái chế chất vào việc phục hồi hệ sinh thái. thải và sản phẩm phụ của nông nghiệp, Tại Việt Nam, khái niệm KTTH đã có trong triển khai các hệ thống vòng lặp khép kín Điều 142 của Luật Bảo vệ môi trường Số để giảm thiểu chất thải và áp dụng các hoạt 72/2020/QH14, được Quốc hội khóa XIV, động bền vững như luân canh cây trồng và kỳ họp thứ X thông qua ngày 17/11/2020, nông lâm kết hợp để tăng cường đa dạng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022: sinh học và cải thiện độ màu mỡ của đất “KTTH là mô hình kinh tế trong đó các (Bianchi, 2020; Van Berkum và cộng sự, hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và 2018). dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, Theo quan điểm nông nghiệp tuần hoàn, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn phương châm “dùng lại và tái chế” được chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác dịch là biến các luồng chất thải thành các động xấu đến môi trường”. nguồn tài nguyên có giá trị. Phát triển các Trong những năm gần đây Nhà nước đã chuỗi định giá chất thải có thể bao gồm một có sự quan tâm thích đáng tới lĩnh vực này số bước, bao gồm việc phân loại thực tế và có những đề án phát triển KTTH ở Việt chất thải thành các luồng có thể và không Nam (Nguyễn Thị Khánh Huyền, 2022). thể nâng cấp; thiết lập các cơ sở chế biến Các nghiên cứu về việc áp dụng KTTH có thể tạo ra các sản phẩm nâng cấp, phát tại Việt Nam cũng được các nhà khoa triển thị trường cho các sản phẩm này và tổ học thực hiện nhiều hơn như trong nghiên chức hậu cần thương mại. Những gì trước cứu của Đặng Quỳnh Như & Đinh Quang đây được coi là chất thải hoặc thặng dư trở Huy (2023) về kinh nghiệm áp dụng của thành một nguồn tài nguyên được (tái) định các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật giá (Van Berkum và cộng sự, 2018). Điều Bản, từ đó rút ra những kinh nghiệm áp này đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên và dụng cho Việt Nam. Hay trong các nghiên có thể mang lại cơ hội kinh doanh cho mỗi cứu của tác giả Nguyễn Đình Đáp (2021) bên. Một đặc điểm nổi bật khi thảo luận nghiên cứu việc áp dụng khái niệm này về việc triển khai KTTH trong nông nghiệp tại Việt Nam khi gợi ý một số vấn đề lý là tính bền vững. Bản chất của KTTH là luận và thực tiễn về mô hình KTTH. Tác hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế và giả Nguyen (2021) và Vu (2022) phân tích xã hội nhưng vẫn bảo vệ môi trường bằng một số trường hợp triển khai mô hình này cách ngăn ngừa ô nhiễm, điều này chính là trên thế giới và đưa ra kinh nghiệm học tập cơ sở của phát triển bền vững (Bencomo cho Việt Nam, hai nghiên cứu này chọn và cộng sự, 2019), do đó NNTH cần đảm Hoa Kỳ, Thụy Điển và Liên minh Châu Âu bảo những mục tiêu i) là cốt lõi chính đóng làm ví dụ để phân tích. Như vậy, vấn đề góp cho nền kinh tế đất nước, thay vì là áp dụng KTTH tại Việt Nam là một vấn một lĩnh vực được trợ cấp, đảm bảo đặc đề ngày càng được quan tâm hơn, đặc biệt điểm bền vững về kinh tế (Bos & Broeze, hiện nay trong bối cảnh Cách mạng cộng 2020); ii) đảm bảo giữ vững đa dạng sinh nghệ 4.0 và xu hướng chuyển đổi số ở Việt học và năng suất theo thời gian trong các Nam lại càng tạo điều kiện cho việc chuyển hệ sinh thái nông nghiệp địa phương, đảm đổi sang KTTH (Nguyen, 2024). bảo đặc điểm bền vững về môi trường (Jun 74 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  5. VŨ VĂN HÙNG & Xiang, 2011) ; và iii) đóng góp vào việc cây ăn quả; mô hình sản xuất phân hữu cơ đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm từ chất thải nông nghiệp…Các mô hình nghèo và cải thiện sức khỏe, điều kiện sống này áp dụng một chu trình đóng trong đó của người dân, tính bền vững về mặt xã hội phần lớn chất thải và sản phẩm phụ được (Bencomo và cộng sự, 2019; Kristensen và sử dụng lại làm nguyên liệu đầu vào cho cộng sự, 2016). Cuối cùng, nông nghiệp các quy trình sản xuất khác thông qua việc tuần hoàn có tính tái tạo, có nghĩa đó là một ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ lý hệ thống có thể duy trì và nâng cấp hệ sinh hóa và các công nghệ tiên tiến cùng với sự thái (Morseletto, 2020). Trong quá trình thích ứng linh hoạt trong các tổ chức kinh phát triển các mô hình NNTH, ngành nông doanh. Mô hình trang trại hữu cơ không nghiệp cũng cần có chiến lược phát triển để rác thải là Mô hình trang trại kết hợp các có thể tạo ra các hệ thống tái tạo khép kín giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất các vòng chất dinh dưỡng, giảm thiểu thất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) thành thoát và tối đa hóa giá trị trong thời gian một chu trình khép kín trong đó đầu ra của dài của mỗi vòng (Morseletto, 2020). một quy trình trở thành đầu vào của quy trình khác (Nguyen và cộng sự, 2023). Mô 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về hình 4F trong nông nghiệp (Farm- Food- áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông Feed- Fertilizer) được coi là nền KTTH nghiệp tại Việt Nam thực sự đầu tiên trong nông nghiệp do Tập đoàn Quế Lâm khởi xướng vào năm Phát triển KTTH hiện nay đang là xu thế 2020 (Nguyen, 2021). 4F là mô hình chăn chung để phát triển kinh tế xanh và bền nuôi an toàn sinh học (Farm- Food- Feed- vững, việc áp dụng KTTH vào NN là yêu Ferlitizer: trồng trọt- thực phẩm- chăn cầu bức thiết của mỗi quốc gia để thực hiện nuôi phân bón): Có thể coi đây là mô hình các mục tiêu về bảo vệ môi trường, sử dụng KTTH đúng nghĩa đầu tiên trong NN được hiệu quả các nguồn tài nguyên cạn kiệt ra mắt ngày 17/8/2020 của Tập đoàn Quế (Nguyễn Thu Hương, 2023). Ba mô hình Lâm. Mô hình là chu trình sản xuất khép nông nghiệp tuần hoàn phổ biến trong thực kín, gồm: Chăn nuôi lợn hữu cơ, sản xuất tế đã được áp dụng trên thế giới và ở Việt các chế phẩm sinh học, sản xuất thức ăn Nam bao gồm các trang trại hỗn hợp (trồng chăn nuôi hữu cơ và sản xuất phân bón vi trọt- chăn nuôi hỗn hợp), canh tác hữu cơ sinh. Trong mô hình này, chất thải trong hay nông nghiệp hữu cơ (loại bỏ sự phụ trang trại được thu gom và xử lý để sản xuất thuộc vào phân bón hóa học, thuốc trừ sâu phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt, và nhựa) và nông lâm kết hợp (Helgason và tạo thành quy trình sản xuất nông nghiệp cộng sự, 2021). khép kín từ chăn nuôi đến trồng trọt, từ cây Tại Việt Nam, 03 nguyên tắc KTTH đã đến đất. Thực hiện mô hình chăn nuôi an được các nhà sản xuất áp dụng trong sản toàn sinh học 4F vừa tăng hiệu quả kinh tế, xuất nông nghiệp với một số mô hình thực phòng ngừa dịch bệnh, vừa góp phần bảo tế đang được nông dân áp dụng và mang lại vệ môi trường sinh thái, giảm phát thải khí hiệu quả như: Mô hình vườn- ao- chuồng; nhà kính. mô hình vườn- trang trại- ao- chuồng; mô Mặc đù đã được chức minh bằng thực tế hiệu hình vườn- ao- chuồng- khí sinh học; mô quả đem lại khi áp dụng các mô hình NNTH hình lúa- tôm, lúa- cá; Mô hình trồng lúa- nhưng việc triển khai các mô hình KTTH trồng nấm- sản xuất phân hữu cơ- trồng trong nông nghiệp tại nước ta vẫn đang còn Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 75
  6. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội ở mức khiêm tốn; các mô hình tái chế và tận dụng các công nghệ số mới chỉ dừng lại thu phế phụ phẩm trong nông nghiệp còn ở một số mô hình điển hình và các doanh chưa phát triển (Phạm Tuyên, 2024). nghiệp có khả năng lớn về tài chính. Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trước (4) Khó khăn trong việc đào tạo đội ngũ có thể thấy áp dụng nông nghiệp tuần hoàn nhân lực về NNTH. Đội ngũ nhân lực này tại Việt Nam vẫn còn một số tồn tại hạn chế có thể là những chuyên gia hỗ trợ nông dân như sau: trong việc tìm hiểu thông tin cũng như phổ (1) Nhận thức về NNTH và sự cần thiết biến kiến thức, thay đổi tư duy cho họ để chuyển đổi sang NNTH của nông dân chưa có thể áp dụng một phương thức sản xuất đầy đủ. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam của tương lai. Đội ngũ nhân lực này còn vẫn áp dụng kinh nghiệm và lối canh tác cũ có một ý nghĩa khác là những người nông là chủ yếu, người nông dân thường có xu dân đã áp dụng KTTH trong nông nghiệp, hướng áp dụng những cách làm nhanh và họ sẵn sàng truyền lại kinh nghiệm cho tiện lợi như thuốc kích thích tăng trưởng, những hộ nông dân khác trong nhóm canh thuốc trừ sâu, phân bón hoá học… Có thể tác hoặc trong cùng địa phương theo đúng người dân đã có nhận thức sơ bộ về NNTH nghĩa “mắt thấy, tai nghe”, một phương nhưng từ việc nhận thức đến thực hiện là thức thuyết phục truyền thống nhưng lại rất một khoảng cách khá xa. hiệu quả. (2) Nhà nước chưa có chính sách rõ ràng Bên cạnh đó, còn một số nội dung mà các và hấp dẫn để phát triển mô hình KTTH nghiên cứu trước chưa giải quyết triệt để. trong nông nghiệp. Các quy định liên quan Các nghiên cứu trước phần lớn tiếp cận ở đến KTTH và NNTH chưa được chính phương diện kinh nghiệm của các nước và thức chuẩn hoá thành các quy định, tiêu bài học cho Việt Nam (Nguyen, 2021; Vu, chuẩn, các tiêu chí nhận diện đánh giá mà 2022; Đặng Quỳnh Như & Đinh Quang vẫn đang nằm rải rác trong các văn bản Huy, 2023), hoặc đề cập tới thực trạng các luật về Môi trường, luật đất đai, luật xử lý mô hình áp dụng KTTH trong NN tại Việt chất thải… nên các cơ quan ban ngành địa Nam và đề xuất một số giải pháp cải thiện, phương không có cơ sở căn cứ hướng dẫn nâng cao hiệu quả của những mô hình người nông dân địa phương thực hiện các đó (Nguyễn Thu Hương, 2023; Nguyen mô hình NNTH trong khi đây là một vấn và cộng sự, 2023; Phạm Tuyên, 2024). đề phức tạp, khó thực hiện trong thực tế sản Nghiên cứu thực tế phân tích rào cản của xuất và canh tác nông nghiệp. người nông dân trong việc áp dụng KTTH (3) Sự kết hợp của các thành phần trong mô trong NN tại Việt Nam nói chung như hình KTTH chưa được chặt chẽ. Tại các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự, 2023. địa phương, cơ quan chính quyền chưa có Vì vậy, nghiên cứu này của tác giả thực sự chú trọng tìm hiểu điều kiện và khả năng hiện khảo sát nông dân tại Hà Nội, phân thực hành KTTH trong NN của các hộ tích xác định các rào cản, khó khăn khi áp canh tác, chưa có chủ trương khuyến khích dụng NNTH, động lực áp dụng NNTH của tạo điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp họ, từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy nguồn lực để áp dụng NNTH. Bên cạnh đó, áp dụng NNTH rộng rãi và hiệu quả. sự hợp tác giữa các tổ chức R&D với các trường đại học và các doanh nghiệp lỏng 3. Phương pháp nghiên cứu lẻo nên các công nghệ ứng dụng KTTH vào nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế, ứng Nghiên cứu sử dụng thiết kế khảo sát tương 76 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  7. VŨ VĂN HÙNG quan mô tả lát cắt để thu thập dữ liệu từ 154 cập đến rào cản nhận thức (3 câu hỏi); rào người nông dân khu vực Hà Nội và có biết cản kinh tế (4 câu hỏi); rào cản chính sách đến và áp dụng KTTH trong NN. Bảng hỏi (4 câu hỏi); rào cản kỹ thuật (3 câu hỏi). được thu thập qua cả kênh trực tiếp và trực Nội dung cụ thể của các câu hỏi và nguồn tuyến, trong đó có 47 mẫu quan sát được hay cơ sở đưa ra câu hỏi được trình bày chi thu thập trực tiếp (31%) và 107 mẫu được tiết trong phần tổng hợp kết quả khảo sát. thu thập trực tuyến (69%) qua những đồng Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA, tác giả nghiệp và người quen của tác giả. Các mẫu sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA khảo sát phần nhiều từ những người nông (Exploratory Factor Analysis) để đánh giá dân khu vực ngoại thành của thành phố Hà độ tin cậy và mối quan hệ tương quan giữa Nội, những địa phương có diện tích đất các biến quan sát và nhân tố, sự phù hợp canh tác nông nghiệp lớn như huyện Ba Vì, của các nhân tố. Trong đó, đánh giá độ tin huyện Sóc Sơn và huyện Thanh Trì (123 cậy của thang đo bằng giá trị Cronbach’s phiếu- 80%) và số còn lại là những người Alpha 0,6, mối quan hệ tương quan giữa nông dân quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ các biến quan sát và nhân tố bằng hệ số Liêm và quận Long Biên (31 phiếu- 20%). Factor loading 0,4 và sự phù hợp của các Ở giai đoạn đầu, những người nhận được nhân tố qua chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - khảo sát được hỏi liệu họ có muốn tham gia Olkin) 0,5 KMO 1 được xem là phù hợp khảo sát không. Nếu họ từ chối, họ có thể (Nunnally & Burnstein, 1978; Hair và cộng bỏ qua và dừng khảo sát. Ngược lại, họ sẽ sự, 2010; Kaiser, 1974). Tác giả sử dụng tiếp tục điền vào biểu mẫu các câu hỏi nhân Mô hình Tuyến tính Tổng quát (GLM) khẩu học và phần trung tâm liên quan đến để phân tích tác động của các yếu tố liên các yếu tố cần khảo sát trong nghiên cứu. quan đến việc tiếp tục áp dụng KTTH trong Những người tham gia khảo sát phải đáp NN với 2 khía cạnh của hành vi: tiếp tục ứng các tiêu chí sau: 1) Hiện đang canh tác, áp dụng, khuyến khích những người khác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành cùng áp dụng. Giá trị p nhỏ hơn 0,05 được phố Hà Nội; 2) Trên 18 tuổi; 3) Đồng ý với xem là có ý nghĩa thống kê. việc một số thông tin nhân khẩu học của cá Các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nhân được sử dụng cho nghiên cứu; 4) Đã nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. biết đến và có áp dụng KTTH trong nông nghiệp, 5) Có khả năng hiểu tất cả các câu 4. Kết quả nghiên cứu hỏi trong khảo sát. Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert Bảng 2 trình bày kết quả phân tích EFA các 5 bậc, (từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 nhân tố phản ánh động cơ áp dụng KTTH là hoàn toàn đồng ý). Ngoài các câu hỏi về trong NN”, bao gồm “Mục tiêu kinh tế”, đặc điểm nhân khẩu học, bảng hỏi gồm 26 “Mục tiêu môi trường” và “Mục tiêu khách câu hỏi liên quan động cơ áp dụng KTTH hàng”. Hệ số Cronbach’s alpha được chấp trong NN, rào cản thực hiện KTTH trong nhận lần lượt là 0,797, 0,863 và 0,904, phù NN và ý định tiếp tục áp dụng trong tương hợp với tiêu chuẩn giá trị Cronbach’s Alpha lai. Về động cơ áp dụng KTTH trong NN, 0,6. Như vậy tất cả các biến quan sát trong có 10 câu hỏi, bao gồm i) mục tiêu kinh tế các nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn về (2 câu hỏi); ii) mục tiêu môi trường (5 câu độ tin cậy theo Hair và cộng sự (2010). Chỉ hỏi); iii) mục tiêu khách hàng (3 câu hỏi). số KMO tổng thể của mẫu là 0,872 thuộc Về rào cản khi áp dụng NNTH, bảng hỏi đề khoảng 0,5 KMO 1 và phù hợp với phân Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 77
  8. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu khảo sát Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Nguồn tham khảo Giới tính Nam 90 58% Nữ 64 42% Trình độ học vấn Tiểu học 26 17% Trung học cơ sở 36 23% (Liao và cộng sự, 2022) Trung học phổ thông 89 58% Đại học và trên đại học 3 2% Không đi học 0 0 Số năm kinh nghiệm làm nông nghiệp Từ 5 năm trở xuống 27 18% (Pompelli và cộng sự, 1997) 5- 10 năm 54 35% (Diekmann và cộng sự, 2009) (Liao và cộng sự, 2022) 11- 15 năm 32 21% Trên 16 năm 41 27% Diện tích đất SX nông nghiệp < 3500 m2 91 59% (Agresti, 2018) 3600- 6000 m2 45 29% > 6000 m2 18 12% Loại hình canh tác Trồng trọt 34 22% (Ortmann và cộng sự, 1993) Chăn nuôi 43 28% (Ostrom & Jackson-Smith, 2005) Hỗn hợp 77 50% Tuổi trung bình 45,7 tuổi triệu đồng/ ha/ Thu nhập trung bình năm Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả tích khám phá (Kaiser, 1974). Các chỉ số Như vậy tất cả các biến quan sát đều đạt tiêu đều đạt ngưỡng yêu cầu trên cho thấy tính chuẩn về độ tin cậy theo Hair và cộng sự hợp lệ và độ tin cậy của các thang đo. (2010). Chỉ số KMO tổng thể của mẫu là Bảng 3 cho thấy tính hợp lệ của cấu trúc 0,882 nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 chứng và độ tin cậy của “Những rào cản khi áp minh sự phù hợp của các nhân tố trong phân dụng KTTH trong NN”, bao gồm “Rào cản tích nhân tố khám phá (Kaiser, 1974). nhận thức”, “Rào cản kinh tế” và “Rào cản Bảng 4 trình bày là kết quả khảo sát ý định chính sách” và “Rào cản kỹ thuật”. Hệ số tiếp tục áp dụng KTTH trong NN của nông Cronbach’s alpha được chấp nhận lần lượt dân Hà Nội, và kết quả phân tích các nhân là 0,908; 0,812 và 0,733 và 0,856 phù hợp tố ảnh hưởng đến ý định này, bao gồm với tiêu chuẩn giá trị Cronbach’s Alpha 0,6. tác động của các nhân tố nhân khẩu học, 78 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  9. VŨ VĂN HÙNG Bảng 2. Hệ số tải, kiểm định độ tin cậy, thống kê mô tả- Động cơ áp dụng KTTH trong NN Mục tiêu Mục tiêu Mục tiêu Biến quan sát Nguồn tham khảo kinh tế môi trường khách hàng Tiết kiệm chi phí sản xuất 0,787 (Nguyen và cộng sự, 2024), (Martínez-Moreno Tăng lợi nhuận sản xuất dài hạn 0,669 & cộng sự, 2024) Giảm phát thải ra môi trường 0,556 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường 0,682 (Martínez-Moreno và Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên 0,725 cộng sự, 2024), (Mehmood và cộng sự, 2021) Hạn chế sử dụng các chất hoá học 0,665 Góp phần cho phát triển môi trường bền vững 0,582 Đảm bảo sức khoẻ cộng đồng khách hàng 0,584 (Mehmood và cộng sự, Phát triển thị trường quốc tế 0,653 2021), (Ilić & Nikolić, 2016) Mở rộng tập khách hàng quan tâm tới môi trường 0,608 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha 0,797 0,863 0,904 KMO 0,872 Giá trị trung bình 3,82 3,64 3,76 Độ lệch chuẩn 0,75 0,76 0,83 Nguồn: Phân tích kết quả khảo sát của tác giả với sự hỗ trợ của Stata các yếu tố rào cản và mục tiêu của việc nông dân cũng quan tâm tới các mục tiêu áp dụng. Theo đó, các nông dân lớn tuổi về mặt môi trường khi quyết định áp dụng thường không có xu hướng tiếp tục thực nông nghiệp tuần hoàn. hành nông nghiệp tuần hoàn (Coef.=-0,32, Rào cản về mặt kiến thức và chính sách 95% CI=-0,13,-0,51, p
  10. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội Bảng 3. Hệ số tải, kiểm định độ tin cậy và thống kê mô tả- Các rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Rào cản Rào cản Rào cản Rào cản Nguồn tham Biến quan sát nhận thức kinh tế chính sách kỹ thuật khảo Khó khăn tìm kiếm thông tin 0,736 (Blesh & Wolf, 2014), (de Olde Hạn chế kiến thức 0,742 và cộng sự, Thiếu các kỹ năng 0,767 2017) Chi phí áp dụng cao 0,799 (Bruce & Spi- Khó tiếp cận các khoản vay 0,814 nardi, 2018), (de Không chắc chắn lợi nhuận tương lai 0,404 Olde và cộng Thiếu các dự án đầu tư cho Nông sự, 2017) 0,593 nghiêp tuần hoàn ở địa phương Thiếu các chính sách hỗ trợ khi triển 0,576 khai Nông nghiệp tuần hoàn Thiếu chính sách hỗ trợ đổi mới, (Bustamante & nâng cấp công nghệ trong nông 0,658 cộng sự, 2014), nghiệp tuần hoàn (Ahmed và Thiếu chính sách khuyến khích cộng sự, 2015), những nhà khoa học phát triển công 0,650 (Ogg, 2018) nghệ mới Thiếu sự quan tâm của chính quyền 0,675 cho vấn đề này ở địa phương Cơ sở hạ tầng chưa phát triển 0,749 (Scherr & Sthapit, 2010), Khó đạt tới các tiêu chuẩn bền vững     0,776 (Constance & Không tương thích với công nghệ 0,632 Choi, 2010) Độ tin cậy Cronbach’s alpha 0,908 0,812 0,733 0,856 KMO 0,882 Giá trị trung bình 2,82 3,51 3,49 3,26 Độ lệch chuẩn 0,81 0,75 0,79 0,93 Nguồn: Phân tích kết quả khảo sát của tác giả với sự hỗ trợ của Stata. trẻ thường ít có xu hướng thực hành nông Khi diện tích đất canh tác nhỏ hơn thì những nghiệp bền vững vì họ có điều kiện tài người nông dân có khả năng lựa chọn chính không chắc chắn và lo sợ rủi ro khi NNTH cao hơn. Lý do có thể là khi diện tích áp dụng cách thức này. Nhưng kết luận này đất canh tác nhiều hơn thì nguồn lực đầu tư tương đồng với một số nghiên cứu trước lớn hơn (tài chính, thời gian và công sức) đó cho thấy sự do dự đối với việc chuyển và hoạt động nông nghiệp mang tính kinh đổi trang trại ở những người lớn tuổi (May, doanh nhiều hơn (Beus & Dunlap, 1990) 2019) và nông dân làm nông nghiệp bền do vậy người chủ lo ngại hơn về rủi ro khi vững trẻ hơn nông dân truyền thống (Bucci áp dụng những phương thức mới. Khi diện và cộng sự, 2019). Bên cạnh đó nhóm nam tích đất canh tác nhỏ thì việc chuyển đổi, áp giới có ý định áp dụng nông nghiệp tuần dụng các phương thức cũng như công nghệ hoàn nhiều hơn nữ giới. kỹ thuật cho nông nghiệp tuần hoàn cũng sẽ 80 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  11. VŨ VĂN HÙNG Bảng 4. Ý định tiếp tục áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và các nhân tố tác động Khuyến khích những Tiếp tục áp dụng Nhân tố người khác OR 95% CI OR 95% CI Tuổi -0,32*** -0,13; -0,51 -0,01 -0,18; 0,17 Giới tính (so với Nữ) Nam giới 0,05*** -0,15; 0,25 0,31* 0,09; 0,53 Số năm làm nông nghiệp (với dưới 5 năm) 5 - 10 năm 0,15* -0,14; 0,44 0,16 -0,16; 0,48 11 - 15 năm -0,06 -0,45; 0,32 0,13 -0,30; 0,56 Trên 16 năm -0,23 -0,81; 0,36 0,28 -0,37; 0,93 Diện tích đất canh tác (với < 3500 m2) 3600 - 6000 m2 0,41** 0,24; 0,58 0,24** -0,05; 0,52 > 6000 m2 -0,03 -0,10; 0,05 0,02 -0,06; 0,10 Động cơ áp dụng KTTH trong NN Mục tiêu nâng cao thu nhập 0,44*** 0,33; 0,55 0,09 -0,03; 0,21 Mục tiêu giảm tác động tới môi trường 0,185** 0,01; 0,36 0,00 -0,19; 0,19 Mục tiêu phát triển thị trường 0,05 -0,02; 0,11 0,00 -0,07; 0,07 Rào cản áp dụng KTTH trong NN Rào cản về kiến thức -0,18** -0,23; -0,12 -0,33*** -0,14; -0,53 Rào cản về kinh tế -0,12*** -0,22; -0,02 -0,00 -0,13; 0,13 Rào cản về chính sách -0,27*** -0,39; -0,15 0,06 -0,07; 0,19 Rào cản về kỹ thuật 0,11 -0,03; 0,26 -0,12 -0,27; 0,04 *** p
  12. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội nông dân thành phố Hà Nội trong giai đoạn Steyaert và Jiggins (2007). Cách làm này tới 2025- 2030: hoàn toàn phù hợp với văn hoá và niềm tin Thứ nhất, có chính sách khuyến khích các của nông dân Việt Nam. Hơn nữa, để tạo địa phương tổ chức hoạt động truyền thông điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và phương pháp mới, nông dân có thể được năng lực thực hiện NNTH cho người nông nhóm lại theo các đặc điểm cụ thể (ví dụ: dân thông qua việc hỗ trợ chi phí, cung cấp định hướng thị trường, giới tính) và được tài liệu và những cả nguồn chuyên gia để cung cấp thông tin phù hợp về lợi ích của người nông dân có thể tiếp cận, được tư các phương pháp mới (Bianchi, 2020). vấn về việc áp dụng NNTH bất cứ khi nào Thứ hai, khuyến khích vai trò của các doanh họ cần. nghiệp trong việc đầu tư chuyển giao các Các chương trình giáo dục phải cung cấp tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, quy cho nông dân thông tin về lợi ích cá nhân, trình tiên tiến trong NNTH. Đẩy mạnh sự gia đình, cộng đồng và xã hội của nông liên kết giữa các doanh nghiệp này và các nghiệp bền vững. Nếu thái độ của họ tích trường đại học trong nhất là trong quá trình cực thì hành vi tiếp tục áp dụng nông nghiệp R&D. tuần hoàn và khuyến khích người khác cùng Như đã phân tích ở trên, tình trạng do dự áp dụng sẽ được củng cố (Ajzen, 1977). khi triển khai NNTH của nông dân Hà Nội Giáo dục chính sách công là cần thiết đối với có nguyên nhân chính từ thực trạng thiếu các nhà lãnh đạo của các tổ chức công và tư vốn để đầu tư cho những công nghệ sinh hỗ trợ nghiên cứu và tiếp cận nông nghiệp, học, kỹ thuật tiên tiến và các máy móc để nâng cao nhận thức của họ về nhu cầu thiết bị phục vụ NNTH. Vậy giải pháp cần tăng cường nghiên cứu về các vấn đề nông thiết ở đây là Nhà nước và các nhà làm nghiệp và kinh tế khi sử dụng nông nghiệp chính sách nên có những biện pháp hỗ trợ bền vững và phổ biến thông tin nghiên cứu. và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư Giáo dục chính sách công thành công cũng chuyển giao công nghệ hiện đại từ những có thể có tác động hiệp đồng. Nếu nông dân nước có nền NNTH phát triển để có thể áp thấy nền nông nghiệp bền vững được các dụng cho các hộ nông dân Việt Nam và từ nhà hoạch định chính sách công hỗ trợ, thì đó nâng cao giá trị sản phẩm của doanh họ có thể phát triển hoặc củng cố thái độ tích nghiệp trong tương lai. Trong thời gian từ cực của mình đối với nền nông nghiệp bền 5 đến 10 năm tới, Chính phủ cũng cần có vững (Cantrill, 1992). những chính sách thúc đẩy sự hợp tác giữa Trong các dự án được xem xét đều cho thấy các trường đại học công nghệ và các doanh tầm quan trọng của “trăm nghe không bằng nghiệp NNTH để có thể nghiên cứu, hoàn một thấy”. Những người nông dân tuần thiện những công nghệ NNTH của Việt hoàn kiểu mẫu có thể đóng vai trò quan Nam, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trọng trong việc khuyến khích và thuyết của nền nông nghiệp nước nhà. phục những người nông dân khác. Những Thứ ba, có các chính sách hướng dẫn và hỗ trường hợp áp dụng thành công và tích cực trợ quá trình hình thành các chuỗi giá trị sẽ có tác dụng để thúc đẩy những hoạt động tại địa phương trong sản xuất nông nghiệp tập thể, điều này đã được chứng minh trong bền vững. nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu Một sự thay đổi mô hình trong cung cấp và của Liao và cộng sự (2022) hoặc trong các tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là cần thiết nghiên cứu khác của Bandura (1977), của để áp dụng các mô hình tuần hoàn trong 82 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  13. VŨ VĂN HÙNG nông nghiệp. Các chuỗi giá trị phải được ra khuyến nghị để phát triển NNTH ở Hà tái cấu trúc để tăng cường tiếp thị các sản Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Các phẩm địa phương và phát triển các mô hình nghiên cứu trong tương lai có thể phát triển kinh doanh cho phép phân phối vật liệu ở một số khía cạnh như sau: (1) nghiên cứu cho đến khi chúng được tái hợp vào hệ sinh này khảo sát tại Hà Nội có thể chưa đủ tính thái, điều này sẽ tránh rò rỉ các chất dinh đại diện cho nông dân Việt Nam; (2) bài dưỡng có giá trị. Người tiêu dùng cũng cần viết chỉ phân tích NNTH nói chung, chưa được phổ biến thường xuyên để có nhận đi sâu các lĩnh vực khác nhau của nông thức hơn về môi trường và ủng hộ việc phát nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, triển loại mô hình sản xuất này trong lựa lâm nghiệp… Với mỗi lĩnh vực này có chọn mua hàng của họ. thể có những rào cản cũng như yếu tố ảnh Nghiên cứu này góp phần làm rõ hơn hưởng tới ý định tiếp tục áp dụng NNTH động cơ cũng như rào cản đối với áp dụng khác nhau.■ NNTH của nông dân Hà Nội, từ đó đưa Tài liệu tham khảo Agresti, A. (2018). Statistical methods for the social sciences. Pearson. Ahmed, F., Al-Amin, A. Q., Masud, M. M., Kari, F., & Mohamad, Z. (2015). A science framework (SF) for agricultural sustainability. Anais da Academia Brasileira de Ciências, 87, 1887-1902. http://doi.org/10.1590/0001- 3765201520130368 Ajzen, I. F., M. (1977). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research. Philosophy and Rhetoric, 10(2), 130-132. Bandura, A. (1977). Social learning theory. Englewood Cliffs. Bencomo, B., Suazo, V. G., Sarmiento, J. Y., Morales, Á. A. Z., & Pallerols, G. C. (2019). La Economía circular una alternativa sostenible para el desarrollo de la agricultura. Revista espacios, 40(13). Beus, C. E., & Dunlap, R. E. (1990). Conventional versus alternative agriculture: The paradigmatic roots of the debate. Rural sociology, 55(4), 590-616. Bianchi, F., van Beek, C., de Winter, D., & Lammers, E. (2020). Opportunities and barriers of circular agriculture. Insights from a synthesis study of the Food & Business. Food &Business. https://www.nwo.nl/sites/nwo/files/ documents/1.%20Circular%20agriculture_full%20paper.pdf Blesh, J., & Wolf, S. A. (2014). Transitions to agroecological farming systems in the Mississippi River Basin: toward an integrated socioecological analysis. Agriculture and Human Values, 31, 621-635. http://doi.org/10.1007/s10460- 014-9517-3 Bos, H. L., & Broeze, J. (2020). Circular bio‐based production systems in the context of current biomass and fossil demand. Biofuels, Bioproducts and Biorefining, 14(2), 187-197. https://doi.org/10.1002/bbb.2080 Boulding, K. E. (1966). The economics of knowledge and the knowledge of economics. The American Economic Review, 56(1/2), 1-13. Braungart, M., McDonough, W., & Bollinger, A. (2007). Cradle-to-cradle design: creating healthy emissions–a strategy for eco-effective product and system design. Journal of Cleaner Production, 15(13-14), 1337-1348. https://doi. org/10.1016/j.jclepro.2006.08.003 Bruce, A., & Spinardi, G. (2018). On a wing and hot air: Eco-modernisation, epistemic lock-in, and the barriers to greening aviation and ruminant farming. Energy research & social science, 40, 36-44. http://doi.org/10.1016/j. erss.2017.11.032 Bucci, G., Bentivoglio, D., & Finco, A. (2019). Factors affecting ICT adoption in agriculture: A case study in Italy. Calitatea, 20(S2), 122-129. Bustamante, M. M., Martinelli, L. A., Ometto, J. P., do Carmo, J. B., Jaramillo, V., Gavito, M. E., Araujo, P. I., Austin, A. T., Pérez, T., & Marquina, S. (2014). Innovations for a sustainable future: rising to the challenge of nitrogen greenhouse gas management in Latin America. Current Opinion in Environmental Sustainability, 9, 73-81. http:// doi.org/10.1016/j.cosust.2014.09.002 Campuzano, L. R., Hincapié Llanos, G. A., Zartha Sossa, J. W., Orozco Mendoza, G. L., Palacio, J. C., & Herrera, M. (2023). Barriers to the Adoption of Innovations for Sustainable Development in the Agricultural Sector— Systematic Literature Review (SLR). Sustainability, 15(5). https://doi.org/10.3390/su15054374 Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 83
  14. Nghiên cứu rào cản áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của nông dân khu vực Hà Nội Cantrill, J. G. (1992). Understanding environmental advocacy: Interdisciplinary research and the role of cognition. The Journal of Environmental Education, 24(1), 35-42. Constance, D. H., & Choi, J. Y. (2010). Overcoming the barriers to organic adoption in the United States: A look at pragmatic conventional producers in Texas. Sustainability, 2(1), 163-188. http://doi.org/10.3390/su2010163 Dagevos, H., & Lauwere, C. D. (2021). Circular business models and circular agriculture: Perceptions and practices of Dutch farmers. Sustainability, 13(3), 1282. https://doi.org/10.3390/su13031282 Đặng Quỳnh Như & Đinh Quang Huy. (2023). Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn: Chính sách, kết quả thực tiễn tại một số quốc gia và gợi ý chính sách cho Việt Nam. VNU Journal of Economics and Business, 3(3), 39- 47. de Olde, E. M., Carsjens, G. J., & Eilers, C. H. (2017). The role of collaborations in the development and implementation of sustainable livestock concepts in The Netherlands. International Journal of Agricultural Sustainability, 15(2), 153-168. http://doi.org/10.1080/14735903.2016.1193423 Diekmann, F., Loibl, C., & Batte, M. T. (2009). The economics of agricultural information: Factors affecting commercial farmers’ information strategies in Ohio. Applied Economic Perspectives and Policy, 31(4), 853-872. https://doi. org/10.1111/j.1467-9353.2009.01470.x El-Chichakli, B., von Braun, J., Lang, C., Barben, D., & Philp, J. (2016). Policy: Five cornerstones of a global bioeconomy. Nature, 535(7611), 221-223. https://doi.org/10.1038/535221a Ellen MacArthur Foudation. (2013). Towards the circular economy. Journal of Industrial Ecology, 21, 23-44. https:// www.werktrends.nl/app/uploads/2015/06/Rapport_McKinsey-Towards_A_Circular_Economy.pdf Ellen MacArthur Foudation. (2019). How the circular economy tackles climate change. Material Economics. https:// www.hoop-hub.eu/virtual_images/134-6254016ea43c113bc152bb9f06f1ec02.pdf European Parliament. (2018). Circular economy: Implementation of the circular economy action plan. In: European Commission Brussels, Belgium. Hair, J., Black, W., Babin, B., & Anderson, R. (2010). Multivariate data analysis: Pearson College division. Person: London, UK. Helgason, K. S., Iversen, K., & Julca, A. (2021). Circular agriculture for sustainable rural development. UN Department of Economic and Social Affairs. https://doi.org/10.18356/27081990-105 Homrich, A. S., Galvão, G., Abadia, L. G., & Carvalho, M. M. (2018). The circular economy umbrella: Trends and gaps on integrating pathways. Journal of Cleaner Production, 175, 525-543. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2017.11.064 Ilić, M., & Nikolić, M. (2016). Drivers for development of circular economy–A case study of Serbia. Habitat International, 56, 191-200. https://doi.org/10.1016/j.habitatint.2016.06.003 Jun, H., & Xiang, H. (2011). Development of circular economy is a fundamental way to achieve agriculture sustainable development in China. Energy Procedia, 5, 1530-1534. https://doi.org/10.1016/j.egypro.2011.03.262 Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrika, 39(1), 31-36. Kristensen, D. K., Kjeldsen, C., & Thorsøe, M. H. (2016). Enabling sustainable agro-food futures: exploring fault lines and synergies between the integrated territorial paradigm, rural eco-economy and circular economy. Journal of Agricultural and Environmental Ethics, 29, 749-765. https://doi.org/10.1007/s10806-016-9632-9 Lainez, M., González, J. M., Aguilar, A., & Vela, C. (2018). Spanish strategy on bioeconomy: Towards a knowledge based sustainable innovation. New biotechnology, 40, 87-95. https://doi.org/10.1016/j.nbt.2017.05.006 Liao, X., Nguyen, T. P. L., & Sasaki, N. (2022). Use of the knowledge, attitude, and practice (KAP) model to examine sustainable agriculture in Thailand. Regional Sustainability, 3(1), 41-52. https://doi.org/10.1016/j. regsus.2022.03.005 Martínez-Moreno, M. M., Buitrago, E. M., Yniguez, R., & Puig-Cabrera, M. (2024). Circular economy and agriculture: Mapping circular practices, drivers, and barriers for traditional table-olive groves. Sustainable Production and Consumption, 46, 430-441. https://doi.org/10.1016/j.spc.2024.02.036 May, R. M. (2019). Stability and complexity in model ecosystems. Princeton university press. https://doi.org/10.2307/j. ctvs32rq4 Mehmood, A., Ahmed, S., Viza, E., Bogush, A., & Ayyub, R. M. (2021). Drivers and barriers towards circular economy in agri‐food supply chain: a review. Business Strategy & Development, 4(4), 465-481. https://doi.org/10.1002/ bsd2.171 Morseletto, P. (2020). Restorative and regenerative: Exploring the concepts in the circular economy. Journal of Industrial Ecology, 24(4), 763-773. https://doi.org/10.1111/jiec.12987 Nguyễn Đình Đáp. (2021). Kinh tế tuần hoàn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí ngân hàng, 17. https:// tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-tuan-hoan-nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-11137.html Nguyen, H. Q. (2021). Developing Circular Economy in Some Countries Worldwide and Recommendations for Viet Nam. State Management Review, 10, 2023. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/10/14/phattrien-kinh-te-tuan- hoan-tai-mot-so-quoc-gia-trenthe-gioi-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam/ Nguyen, H. Q. (2024). The role of digital transformation in the circular economy in Vietnam. Journal of State Management, 31(11), 7-16. 84 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025
  15. VŨ VĂN HÙNG Nguyen, T. P. L. (2021). Circular Economy towards Sustainable Development in Vietnam. Communist Review. https:// www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825071/ Nguyen, T. K., Nguyen, T. M. K., Tran, Q. P., Nguyen, T. Q. A., Le, K. C., Nguyen, C. D., Chu, V. C., Vu, T. T., Dang, H. A., & Nguyen, A. V. (2024). Examining the Factors Influencing the Level of Circular Economy Adoption in Agriculture: Insights from Vietnam. Research on World Agricultural Economy, 5(1), 48-58. https:// doi.org/10.36956/rwae.v5i1.992 Nguyễn Thu Hương. (2023). Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Việt Nam-thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông, 47-53. https://doi.org/10.58845/jstt.utt.2023.vn.3.2.47-53 Nguyễn Thị Khánh Huyền. (2022). Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. OSF preprint. https://doi. org/10.31219/osf.io/wx3ev Nguyen, T. H. N., Nguyen, P. L., & Do, K. C. (2023). How to Enhance Circular Agriculture Models at Micro-Level in Vietnam? A Review. Current World Environment, 18(2), 483. https://doi.org/10.12944/CWE.18.2.05 Nunnally, J. C., & Bernstein, I. (1978). Psychometric theory. New York: MacGraw-Hill. Ogg, C. W. (2018). Addressing information needs to support sustainable agriculture policies. In Integrating Sustainable Agriculture, Ecology, and Environmental Policy (113-121). Routledge. https://doi.org/10.1201/9780203750582-9 Ortmann, G. F., Patrick, G. F., Musser, W. N., & Howard Doster, D. (1993). Use of private consultants and other sources of information by large cornbelt farmers. Agribusiness, 9(4), 391-402. https://doi.org/10.1002/1520- 6297(199307)9:43.0.CO;2-K Ostrom, M., & Jackson-Smith, D. (2005). Defining a purpose: Diverse farm constituencies and publicly funded agricultural research and extension. Journal of Sustainable Agriculture, 27(3), 57. https://doi.org/10.1300/J064v27n03_05 Petrzelka, P., Korsching, P. F., & Malia, J. E. (1996). Farmers’ Attitudes and Behavior toward Sustainable Agriculture. The Journal of Environmental Education, 28(1), 38-44. https://doi.org/10.1080/00958964.1996.9942814 Pham, T. (2024). Development of Circular Economy in Agriculture in Hanoi, Vietnam. International Journal of Multidisciplinary research and analysis, 9(6), 153-166. https://doi.org/10.47191/ijmra/v7-i04-13 Phạm Tuyên. (2024). Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp bền vững tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí điện tử Lý luận và chính trị. https://lyluanchinhtri.vn/phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-trong-nong-nghiep-ben-vung-tai-viet- nam-hien-nay-6625.html Pompelli, G., Morfaw, C., English, B. C., Bowling, R. G., Bullen, G. S., & Tegegne, F. (1997). Farm operators’ preferences for soil conservation service information: results from three Tennessee watersheds. Journal of Production Agriculture, 10(3), 472-476. https://doi.org/10.2134/jpa1997.0472 Quốc hội. (2020). Luật số 72/2020/QH14, Luật Bảo vệ môi trường, ban hành ngày 17/11/2022. Redick, T. P. (2016). Coexistence of biotech & organic or non-gm crops USDA AC21 and sustainability standards. 2016 ASABE Annual International Meeting. Rhodes, C. J. (2016). The 2015 Paris climate change conference: COP21. Science progress, 99(1), 97-104. https://doi. org/https://doi.org/10.3184/003685016x14528569315192 Scherr, S. J., & Sthapit, S. (2010). Mitigating climate change through food and land use. http://www.worldwatch.org/ node/6126#summary Stahel, W. R. (1982). The product life factor. An inquiry into the nature of sustainable societies: The role of the private sector (Series: 1982 Mitchell Prize Papers), NARC, 74-96. Steyaert, P., & Jiggins, J. (2007). Governance of complex environmental situations through social learning: a synthesis of SLIM’s lessons for research, policy and practice. Environmental science & policy, 10(6), 575-586. https://doi. org/https://doi.org/10.1016/j.envsci.2007.01.011 Tsvetkov, I., Atanassov, A., Vlahova, M., Carlier, L., Christov, N., Lefort, F., Rusanov, K., Badjakov, I., Dincheva, I., & Tchamitchian, M. (2018). Plant organic farming research–current status and opportunities for future development. Biotechnology & Biotechnological Equipment, 32(2), 241-260. https://doi.org/10.1080/13102818.2018.1427509 Van Berkum, S., Dengerink, J., & Ruben, R. (2018). The food systems approach: sustainable solutions for a sufficient supply of healthy food. Wageninggen University and Research. https://edepot.wur.nl/451505 Vu, Q. P. (2022). Experiences in Developing Circular Economy in the World and Proposals for Vietnam. Review of Finance, 10, 2023. Số 276- Năm thứ 27 (4)- Tháng 4. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2