T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ<br />
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THỂ THÔNG THƯỜNG CỦA<br />
BÀI THUỐC HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG<br />
Đoàn Chí Cường*; Nguyễn Khoa Nguyên**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm, đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của<br />
bài thuốc Hoàng liên giải độc thang trên bệnh nhân (BN) bị bệnh trứng cá thể thông thường<br />
mức độ nhẹ và vừa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, theo dõi<br />
dọc trước và sau điều trị cho 40 BN được chẩn đoán bệnh trứng cá thể thông thường mức độ<br />
vừa và nhẹ, điều trị tại Bệnh viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh từ 12 - 2016 đến<br />
5 - 2017. Kết quả và kết luận: bệnh trứng cá gặp ở nữ nhiều hơn nam, tuổi từ 15 - 20 (55%),<br />
một số yếu tố thuận lợi phát bệnh thường gặp là stress, thức khuya, thích ăn cay, béo, ngọt; vị trí<br />
tổn thương hay gặp ở mặt (97,5%); tổn thương cơ bản thường gặp viêm nông và nhân trứng cá;<br />
thể bệnh Y học Cổ truyền (YHCT) hay gặp là thể thấp nhiệt. Sau điều trị liên tục 28 ngày: 21 BN<br />
có hiệu quả cao (52,5%), 16 BN có hiệu quả (40%) và 3 BN không hiệu quả (7,5%) (p < 0,05). Bài<br />
thuốc an toàn, không thấy xuất hiện các tác dụng phụ như dị ứng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa...<br />
* Từ khóa: Bệnh trứng cá; Hoàng liên giải độc thang; Hiệu quả điều trị.<br />
<br />
Remarks on Clinical Features and Evaluation of Treatment<br />
Efficacy of the Remedy “Hoang Lien Giai Doc Thang” on Acne<br />
Summary<br />
Objectives: To study clinical features and assess treatment efficacy and unexpected effects<br />
of the remedy “Hoang Lien Giai Doc Thang” in patients with mild and moderate acne. Subjects<br />
and methods: The open clinical trial with a comparison of pre-and post-treatment on 40 patients<br />
whose illness was diagnosed as mild and moderate acne. The patients were treated at<br />
Hochiminh City Hospital of Traditional Medicine and Pharmacy from December 2016 to May<br />
2017. Results and conclusions: Acne was more common in women than men at the age of 15 20 years old (55%) and was chiefly caused by stress, staying up late and habit of spicy, fatty<br />
and sweet food consumption; mainly on the face (97.5%); the most encountered lesions were<br />
shallow inflammation and inflamed blackheads; the common symptom is the low body<br />
temperature one. After 28-day consecutive treatment, high efficacy was achieved in 21 patients<br />
(52.5%). The remedy brought good effect for 16 patients (40%) and inefficiency was found in<br />
3 patients (7.5%) (p < 0.05). The remedy is safe for patients and has no adverse effects such as<br />
allergy, flatulence, digestive disorder, etc.<br />
* Keywords: Acne; Hoang Lien Giai Doc Thang remedy; Efficacy.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đoàn Chí Cường (cuonghieu103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 16/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/12/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/12/2017<br />
<br />
78<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trứng cá là bệnh rất hay gặp ở lứa<br />
tuổi thanh, thiếu niên, nhất là ở tuổi dậy<br />
thì, 80% người trưởng thành bị bệnh<br />
trứng cá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa<br />
dạng với nhiều hình thái tổn thương.<br />
Bệnh thường xuất hiện ở mặt, ngực,<br />
lưng, vai, tiến triển từng đợt, dai dẳng,<br />
gây ảnh hưởng đến tâm, sinh lý và chất<br />
lượng sống của người bệnh [1].<br />
Hiện nay, phương pháp chính điều trị<br />
trứng cá là dùng kháng sinh tại chỗ, kháng<br />
sinh toàn thân, retinoid nhưng tác dụng phụ<br />
hay gặp với tỷ lệ khá cao, gây lo ngại nhiều<br />
cho BN trứng cá ở lứa tuổi thanh thiếu<br />
niên, tuổi đang phát triển. Vì vậy, lựa chọn<br />
một phương pháp điều trị hiệu quả mang<br />
tính an toàn mà ít tác dụng không mong<br />
muốn, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên<br />
đang được nhiều người quan tâm [2].<br />
<br />
12 g, Hoàng bá 12 g, Chi tử 08 g), sử<br />
dụng dưới dạng nước sắc bằng nồi đun<br />
điện mã hiệu MTS Boiler trong 2,5 giờ, cô<br />
đặc còn 180 ml, đóng chai và hấp tiệt<br />
trùng bằng nồi hấp y tế mã hiệu SA500ABW ở 1210C trong 30 phút, bảo<br />
quản ở ngăn mát tủ lạnh 2 - 80C.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu.<br />
40 BN được chẩn đoán trứng cá thể thông<br />
thường mức độ vừa và nhẹ, điều trị ngoại<br />
trú tại Khoa Khám bệnh Đa khoa, Bệnh<br />
viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trứng cá<br />
thông thường:<br />
- Theo tiêu chuẩn Nguyễn Văn Út<br />
(2002) [3]:<br />
+ Tổn thương cơ bản là nhân trứng cá:<br />
mụn đầu trắng, mụn đầu đen sẩn viêm,<br />
mụn mủ, cục, nang.<br />
<br />
Qua nhiều năm điều trị, theo dõi lâm<br />
sàng bệnh trứng cá tại Bệnh viện Y Dược<br />
học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh bằng bài<br />
thuốc cổ phương “Hoàng liên giải độc<br />
thang” thấy hiệu quả khả quan, dùng lâu<br />
dài và ít tác dụng không mong muốn. Tuy<br />
nhiên, chưa có nghiên cứu cơ bản đánh<br />
giá tác dụng của bài thuốc. Do vậy, chúng<br />
tôi tiến hành đề tài này nhằm:<br />
<br />
+ Vị trí tổn thương thường khu trú ở<br />
vùng da dầu: mặt, ngực, lưng, vai, đầu<br />
cánh tay.<br />
<br />
- Khảo sát đặc điểm và đánh giá hiệu<br />
quả điều trị của bài thuốc Hoàng liên giải<br />
độc thang trên bệnh trứng cá thể thông<br />
thường mức độ nhẹ và vừa.<br />
<br />
- Thể bệnh theo YHCT [4]: phân làm 4<br />
thể:<br />
<br />
- Đánh giá tác dụng không mong muốn<br />
của bài thuốc.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Chất liệu nghiên cứu.<br />
Bài thuốc cổ phương Hoàng liên giải<br />
độc thang (Hoàng liên 12 g, Hoàng cầm<br />
<br />
- Phân độ bệnh theo Karen Macoy (2008):<br />
+ Mức độ nhẹ: tổng số lượng tổn<br />
thương < 30.<br />
+ Mức độ vừa: 30 - 125 tổng số lượng<br />
tổn thương.<br />
<br />
+ Phong nhiệt: mọc nhiều mụn đầu<br />
trắng hoặc mụn đầu đen, kèm theo nốt<br />
màu đỏ, sắc mặt đỏ, da nóng, hơi thở<br />
nóng, có thể có đau ngứa. Hai bên lưỡi và<br />
đầu lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch sác.<br />
+ Thấp nhiệt: da nhờn bóng, các mụn<br />
bọc, mụn mủ có tính chất đau, có thể có<br />
đóng vảy, đóng cục, kèm theo miệng hôi,<br />
táo bón, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt,<br />
mạch hoạt.<br />
79<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
+ Huyết ứ hoặc đàm ngưng: tổn<br />
thương da ở dạng đóng vảy, đóng cục,<br />
nang bọc, sắc sạm tối, hay tái phát, dễ<br />
tạo thành sẹo; nang bọc cứng, chất lưỡi<br />
sạm tối, có điểm ứ huyết hoặc ban ứ,<br />
mạch sác hoặc nang bọc mềm, hình tròn,<br />
trơn bóng, đầy bụng, đi tiêu lỏng, rêu<br />
bóng hoặc nhớt, mạch hoạt.<br />
+ Xung nhâm thất điều: gặp ở BN nữ<br />
trước kỳ kinh đều có bệnh diễn tiến nặng<br />
thêm, các nốt mọc nhiều ở xung quanh miệng<br />
và cằm; hoặc có kèm theo rối loạn kinh<br />
nguyệt, bụng dưới đau chướng, mạch huyền.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- Từ 15 - 30 tuổi (nếu từ 15 - 18 tuổi<br />
phải được sự đồng ý của bố mẹ hoặc<br />
người giám hộ).<br />
- Phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
của Tây y.<br />
- Mức độ vừa và nhẹ.<br />
- Các thể bệnh của YHCT.<br />
- Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- < 15 tuổi và ≥ 30 tuổi.<br />
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.<br />
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào<br />
của thuốc, suy giảm nghiêm trọng chức<br />
năng gan, thận.<br />
Hiệu quả điều trị =<br />
<br />
- Bệnh trứng cá liên quan đến hóa chất<br />
nghề nghiệp hoặc do dùng thuốc và các<br />
thể bệnh trứng cá khác.<br />
- Không hợp tác nghiên cứu, điều trị không<br />
liên tục, không đầy đủ dữ liệu nghiên cứu.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu lâm sàng mở, tiến cứu,<br />
theo dõi dọc, so sánh trước, sau điều trị.<br />
- Phương pháp điều trị:<br />
BN đều được khám, làm xét nghiệm<br />
đầy đủ, ghi các số liệu đã thu thập theo<br />
mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất phù<br />
hợp với mục tiêu nghiên cứu.<br />
BN được uống ngày 1 chai 180 ml,<br />
chia làm 2 lần, sáng, chiều, trước ăn<br />
30 phút; liệu trình điều trị 28 ngày.<br />
- Chỉ tiêu theo dõi:<br />
+ Tổn thương cơ bản của mụn trứng<br />
cá (vị trí, tính chất, mật độ…, có chụp ảnh<br />
minh chứng) tại thời điểm trước điều trị,<br />
sau 14 ngày, 28 ngày điều trị.<br />
+ Thay đổi các triệu chứng lâm sàng<br />
khác như chướng bụng, rối loạn đại tiện,<br />
mẩn ngứa, dị ứng...<br />
+ Các xét nghiệm sinh hóa trước và<br />
sau 28 ngày điều trị.<br />
- Đánh giá kết quả:<br />
Đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên<br />
giảm phần trăm số lượng tổn thương.<br />
<br />
Số nhân mụn trước điều trị - Số nhân mụn sau điều trị<br />
Số nhân mụn trước điều trị<br />
<br />
x 100%<br />
<br />
Bảng 1:<br />
Mức độ<br />
Tốt - khỏi hẳn trên lâm sàng<br />
<br />
% giảm tổng số thương tổn<br />
≥ 95<br />
<br />
Khá - hiệu quả cao<br />
<br />
≥ 70 - < 90<br />
<br />
Trung bình - có hiệu quả<br />
<br />
≥ 50 - < 70<br />
<br />
Kém - không hiệu quả<br />
<br />
< 50<br />
<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 18.<br />
80<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm BN nghiên cứu.<br />
* Đặc điểm cá thể (n = 40):<br />
Bảng 2:<br />
Các chỉ số<br />
Giới<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Thời gian mắc bệnh<br />
<br />
Yếu tố thuận lợi<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
14 (35%)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
26 (65%)<br />
<br />
15 < 20<br />
<br />
10 (55%)<br />
<br />
20 < 25<br />
<br />
8 (20%)<br />
<br />
25 < 30<br />
<br />
22 (25%)<br />
<br />
Học sinh, sinh viên<br />
<br />
17 (42%)<br />
<br />
Công chức, viên chức<br />
<br />
20 (50%)<br />
<br />
Khác<br />
<br />
3 (7,5%)<br />
<br />
< 1 năm<br />
<br />
8 (20%)<br />
<br />
1 - 2 năm<br />
<br />
1 (2,5%)<br />
<br />
> 2 năm<br />
<br />
31 (77,5%)<br />
<br />
Stress<br />
<br />
25 (62,5%)<br />
<br />
Kinh nguyệt<br />
<br />
19 (47,5%)<br />
<br />
Thức khuya<br />
<br />
35 (87,5%)<br />
<br />
Thích ăn cay, béo, ngọt<br />
<br />
31 (77,5%)<br />
<br />
Mỹ phẩm, thuốc bôi<br />
<br />
11 (27,5%)<br />
<br />
Bệnh trứng cá hay gặp ở nữ hơn nam, độ tuổi thường mắc 15 - 20, nghề nghiệp<br />
hay gặp là công chức, viên chức, thời gian mắc bệnh thường > 2 năm, một số yếu tố<br />
thuận lợi phát bệnh thường gặp là stress, thức khuya, thích ăn cay, béo, ngọt.<br />
* Vị trí tổn thương:<br />
Vị trí tổn thương hay gặp là ở mặt (39 BN = 97,5%), ở lưng kết hợp các vị trí:<br />
3 BN (7,5%); ở ngực: 4 BN (10,0%).<br />
* Tổn thương cơ bản:<br />
Bảng 3:<br />
Số lượng tổn<br />
thương<br />
<br />
Loại tổn thương<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhân trứng cá<br />
<br />
33<br />
<br />
82,5<br />
<br />
Tổn thương viêm nông<br />
<br />
40<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổn thương viêm sâu<br />
<br />
22<br />
<br />
55<br />
<br />
Tổn thương cơ bản thường gặp là viêm nông và nhân trứng cá.<br />
* Thể bệnh YHCT (n = 40):<br />
Thể bệnh thường gặp là thể thấp nhiệt (22 BN = 55%), tiếp theo là huyết ứ hoặc<br />
đàm ngưng: 9 BN (22,5%), phong nhiệt: 8 BN (20%); xung nhâm thất điều: 1 BN (2,5%).<br />
81<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
2. Hiệu quả điều trị.<br />
* Đánh giá cải thiện về số lượng tổn thương (n = 40):<br />
Bảng 4:<br />
Trước điều trị<br />
(T0)<br />
<br />
Sau 14 ngày<br />
(T14)<br />
<br />
Sau 28 ngày<br />
(T28)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhân trứng cá<br />
<br />
15,0 ± 14,0<br />
<br />
9,4 ± 10<br />
<br />
6,3 ± 9,3<br />
<br />
< 0,005<br />
<br />
Tổn thương viêm nông<br />
<br />
15,0 ± 8,6<br />
<br />
6,8 ± 6,3<br />
<br />
4,3 ± 6,4<br />
<br />
< 0,005<br />
<br />
Tổn thương viêm sâu<br />
<br />
2,1 ± 2,6<br />
<br />
1,1 ± 1,4<br />
<br />
0,5 ± 0,8<br />
<br />
< 0,005<br />
<br />
32,1 ± 18,1<br />
<br />
17,2 ± 13,4<br />
<br />
11,1 ± 12,6<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Thời điểm<br />
Tổn thương<br />
<br />
Tổng tổn thương<br />
<br />
Số lượng các loại tổn thương và tổng tổn thương đều giảm dần sau 14 và 28 ngày<br />
điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,005; 0,05).<br />
* Đánh giá hiệu quả điều trị (n = 40):<br />
Bảng 5:<br />
Hiệu quả<br />
<br />
T14<br />
<br />
T28<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
%<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
%<br />
<br />
Tốt (≥ 95%)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Khá (≥ 70 - < 90%)<br />
<br />
5<br />
<br />
12,5<br />
<br />
21<br />
<br />
52,5<br />
<br />
Trung bình (≥ 50 - < 70%)<br />
<br />
15<br />
<br />
37,5<br />
<br />
16<br />
<br />
40<br />
<br />
Kém (< 50%)<br />
<br />
20<br />
<br />
50<br />
<br />
3<br />
<br />
7,5<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Hiệu quả điều trị tăng dần theo thời gian (từ 12,5% ở T14 lên 52,5% ở T28 và giảm tỷ<br />
lệ BN điều trị không hiệu quả từ 50% ở T14 xuống 7,5% ở T28, khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
BN Lê Thị Minh T. 18 tuổi<br />
(trước và sau điều trị)<br />
82<br />
<br />
BN Đặng Thị Ngọc L. 27 tuổi<br />
(trước và sau điều trị)<br />
<br />