intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lợi ích không ngờ khi trẻ ham chơi

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em thường xuyên chơi đùa và vận động sẽ có được nhiều lợi ích như: - Giúp trẻ duy trì cân bằng năng lượng và mức cân nặng nên có. Một chế độ hoạt động hợp lý đảm bảo cho năng lượng hấp thụ của trẻ (lượng thức ăn tiêu thụ) không vượt quá mức năng lượng tiêu hao (hoạt động). ,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lợi ích không ngờ khi trẻ ham chơi

  1. Những lợi ích không ngờ khi trẻ ham chơi Trẻ em thường xuyên chơi đùa và vận động sẽ có được nhiều lợi ích như: - Giúp trẻ duy trì cân bằng năng lượng và mức cân nặng nên có. Một chế độ hoạt động hợp lý đảm bảo cho năng lượng hấp thụ của trẻ (lượng thức ăn tiêu thụ) không vượt quá mức năng lượng tiêu hao (hoạt động). Nhờ đó mà giảm lượng calo dư thừa tích tụ lại thành mỡ. - Giúp tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp: Hoạt động thể chất rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, giúp giữ mật độ xương ở mức cao, và làm giảm nguy cơ loãng xương. - Tăng cường lưu thông máu và giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh: Hoạt động thể chất rất tốt cho tim và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. - Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và béo phì. Nó cũng giúp xương, khớp, cơ bắp luôn khỏe mạnh, và có tác dụng nâng cao tinh thần. - Giúp tâm trạng thư thái và giảm căng thẳng: Hoạt động thể chất giúp tâm trạng thư thái hơn. Khi chúng ta tập thể dục, não giải phóng chất endorphin - một hóa chất tạo ra cảm giác hạnh phúc và giúp giải tỏa căng thẳng. - Giúp trẻ tự tin hơn: Tham gia các hoạt động thể thao giúp trẻ tự tin hơn. Các môn thể thao và các trò chơi tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm và kết bạn.
  2. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất vừa phải và điều độ. Hãy để con bạn vui chơi và vận động thể chất tối thiểu một giờ mỗi ngày. Có thể không vận động liên tục 60 phút mỗi ngày mà chia thành các đợt vận động, vui chơi nhỏ cho bé trong ngày. Có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh và sức bền ít nhất 2 đến 3 lần một tuần, ví dụ như bài tập kéo dãn, xà đơn. Và nên hạn chế thói quen lười vận động ở trẻ bằng cách giảm thời gian cho những hoạt động tĩnh xuống tối đa là 2 giờ trong một ngày hoặc ít hơn. Hạn chế thời gian cho trẻ xem tivi, chơi game và lướt web. Hỏi ý kiến của bé: Trước khi chơi, hãy hỏi xem liệu có thứ gì bé không muốn chia sẻ không và giúp bé tìm chỗ tốt nhất để giữ những đồ chơi đặc biệt. Sau đó, yêu cầu bé tìm một số thứ mà bé vui vẻ chơi chung, chẳng hạn điện thoại đồ chơi, các khối xây dựng, dụng cụ thể thao đồ chơi, nhạc cụ... Điều đó khiến bé thoải mái với chơi chung khi khách tới nhà. Tôn trọng đồ cá nhân của bé: Nếu bé nhận thấy quần áo, sách truyện, đồ chơi của bé đang bị đối xử "thô bạo" thì bé sẽ không thể chia sẻ dù chỉ một giây. Vì thế, hãy hỏi bé nếu bạn muốn mượn bút chì màu của bé và cho phép bé được từ chối cho mượn. Hãy chắc rằng, anh chị em trong nhà, ông bà, bố mẹ và người trông bé tôn trọng đồ cá nhân của bé. Người nhà nên hỏi mượn bé rồi mới sử dụng và phải biết cách giữ gìn cẩn thận. Gương mẫu: Cách tốt nhất để bé 3-4 tuổi hiểu về sự hào phóng là được chứng kiến nó. Do đó, hãy chia sẻ kem của bạn với bé. Cho bé mượn khăn len ấm áp của mẹ... Sử dụng từ "chia sẻ" để mô tả những gì mẹ đang làm và đừng quên dạy bé những "tài sản vô hình" (như cảm xúc,
  3. niềm vui...) có được thông qua chia sẻ. Quan trọng nhất là cần để cho bé thấy bố mẹ biết nhường nhịn, thỏa hiệp và chia sẻ với nhau và với người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2