intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những ứng dụng của các quy luật của Menđen, những trường hợp sử dụng lai phân tích

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

286
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

*Quy luật phân li (các thí nghiệm của Menden trong phép lai một cặp tính trạng tương phản) 1/Thí nghiệm: Cho lai giữa hai loại thuần chủng đậu hoa đỏ và hoa trắng ở F1 thu được 100% hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 tạp giao thì thu được F2 tỉ lệ phân tính xấp xỉ 3 hoa đỏ : 1hoa trắng. Sơ đồ lai: Pt/c: hoa đỏ x hoa trắng F1: F1xF1: 100%hoa đỏ hoa đỏ x hoa đỏ F2: 3hoa đỏ:1hoa trắng 2/Nhận xét: Khi cho lai giữa 2 dòng thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những ứng dụng của các quy luật của Menđen, những trường hợp sử dụng lai phân tích

  1. Những ứng dụng của các quy luật của Menđen, những trường hợp sử dụng lai phân tích *Quy luật phân li (các thí nghiệm của Menden trong phép lai một cặp tính trạng tương phản) 1/Thí nghiệm: Cho lai giữa hai loại thuần chủng đậu hoa đỏ và hoa trắng ở F1 thu được 100% hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 tạp giao thì thu được F2 tỉ lệ phân tính xấp xỉ 3 hoa đỏ : 1hoa trắng. Sơ đồ lai: Pt/c: hoa đỏ x hoa trắng F1: 100%hoa đỏ hoa đỏ x hoa đỏ F1xF1: F2: 3hoa đỏ:1hoa trắng 2/Nhận xét: Khi cho lai giữa 2 dòng thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản thì ở F1 biểu hiện tính chất của một bên, của bố hoặc của mẹ. Tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng chưa biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. 3/Giải thích: ***Theo quan điểm của Menden: -Trong cơ thể sinh vật có các nhân tố di truyền có khả năng quy định các tính trạng của sinh vật. Các nhân tố di truyền luôn tồn tại thành từng cặp trong cơ thể. Nếu cặp nhân tố di truyền gồm 2 chiếc giống nhau gọi là đồng hợp tử trội hoặc lặn. Nếu 2 chiếc khác nhau gọi là dị hợp tử. -Khi cơ thể hình thành giao tử, mỗi giao tử chỉ nhận được một nhân tố di truyền của cặp nhân tố di truyền.Vì vậy: +Cơ thể đồng hợp tử chỉ tạo ra một loại giao tử. +Cơ thể dị hợp tử tạo ra được 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
  2. -Khi xảy ra quá trình thụ tinh cứ 2 giao tử khác giới của cùng một loài kết hợp với nhau sẽ tạo nên 1 hợp tử. Vì thế hợp tử lại chứa cặp nhân tố di truyền. -Nhân tố di truyền trội lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn vì vậy trong cơ thể dị hợp tử biểu hiện tính trạng trội. -Theo Menden giao tử thuần khiết nghĩa là 2 nhân tố di truyền tồn tại trong cơ thể tồn tại trong cơ thể độc lập với nhau mà không hòa trộn nhau. Điều này có thể hiểu trong giao tử của F1 chỉ chứa một trong hai nhân tố di truyền ***Theo cơ sở tế bào học: - Tất cả tính trạng của sinh vật đều được quy định bởi các gen. - Trong tế bào lưỡng bội chứa các cặp NST tương đồng vì thế luôn chứa các cặp gen alen. - Khi tế bào 2n giảm phân xảy ra sự phân li của cặp NST tương đồng vì thế dẫn đến sự phân li của cặp gen alen. Mỗi giao tử chỉ nhận được 1 gen của 1 cặp alen. - Khi thụ tinh 2 giao tử đơn bội kết hợp với nhau thành hợp tử và thế hợp tử lại khôi phục lại cặp NST tương đồng -> khôi phục lại cặp gen alen. Hiện tượng trội không hoàn toàn: Là hiện tượng tính trạng của con lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. Bản chất trong kiểu gen dị hợp tử, gen trội lấn áp không hoàn toàn tính trạng lặn -> KG dị hợp mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ Pt/c: AA(hoa đỏ) x aa(hoa trắng) G: A a 100%Aa(hoa hồng) F1: Aa(hoa hồng) x Aa(hoa hồng) F1xF1: F2: 1AA:2Aa:1aa (1hoa đỏ:2hoa hồng:1hoa trắng)
  3. 4/Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li: - Bố mẹ đem lai phải thuần chủng. - Hiện tượng trội phải là trội hoàn toàn. - Số lượng cá thể phải đủ lớn. 5/Ý nghĩa. - Kiểm tra cơ cấu di truyền của cơ thể đem lai bằng phép lai phân tích. - Trong thực tiễn sản xuất ,người ta thường dùng nhiều giống khác nhau, lai với nhau để tập trung nhiều tính trạng trội của bố mẹ nhưng F1 chỉ được dùng làm sản phẩm. *Quy luật phân li độc lập(lai hai cặp tính trạng tương phản): - Xác suất của những sự kiện xảy ra độc lập và đồng thời bằng tích xác suất của các sự kiện đó. - Xác suất của những sự kiện xảy ra đồng thời bằng tích xác suất của các sự kiện đó thì các sự kiện đó xảy ra độc lập nhau và ngược lại. 1/.Thí nghiệm của Menden Thí nghiệm: hạt vàng_trơn X hạt xanh_nhăn Pt/c: 100%hạt vàng_trơn F1: hạt vàng _trơn X hạt vàng_trơn F1XF1: F2: 9 vàng_trơn ;3 vàng_nhăn;3 xanh_trơn;1 xanh_nhăn Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng: - Tính trạng màu sắc hạt: Pt/c: hạt vàng x hạt xanh - Tính trạng hình dạng vỏ hạt: Pt/c: hạt trơn x hạt nhăn F1: 100%hạt vàng F1:100%hạt trơn F2: 3vàng:1 xanh F2: 3 trơn:1 nhăn 2/Nhận xét: + Mỗi cặp tính trạng đều xảy ra hiện tượng đồng tính trội ở F1 và phân
  4. tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn ở F2. + Tỉ lệ kiểu hình chung của 2 cặp tính trạng bằng tích tỉ lệ kiểu hình của mỗi cặp tính trạng: 9vt:3vn:3xt:1xn=(3v:1x)(3t:1n) =>chứng tỏ sự di truyền của 2 cặp tính trạng này độc lập nhau 3/Giải thích ***Theo Menden: các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng tồn tại độc lập nhau trong cơ thể sinh vật. - Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng nằm trên một cặp NST tương đồng. - Trong quá trình phát sinh tạo giao tử của F1 có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng ,dẫn tới sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng ,tạo nên các loại giao tử khác nhau với xác suất ngang nhau tạo nên F2. 4/Điều kiện nghiệm đúng của đinh luật phân li độc lập: - Các điều kiện nghiệm đúng của đinh luật phân li - Mỗi gen quy định một tính trạng. - Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. 5/Ý nghĩa: - Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. - Khi các cặp alen phân li độc lập thì qua quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2