Nuôi cá rô phi xuất khẩu
lượt xem 12
download
Nuôi cá rô phi xuất khẩu ở miền Bắc Năm 2004, ngành thủy sản phát động phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu, nhất là vùng nuôi cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc, nhằm đa dạng hóa các đối tượng xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. Để có cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cần phải thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật, nhất là các tỉnh phía Bắc. Sau đây xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá rô phi giúp bà con nông dân, ngư dân tham khảo. Chọn ao và chuẩn bị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nuôi cá rô phi xuất khẩu
- Nuôi cá rô phi xuất khẩu ở miền Bắc Năm 2004, ngành thủy sản phát động phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu, nhất là vùng nuôi cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc, nhằm đa dạng hóa các đối tượng xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. Để có cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cần phải thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật, nhất là các tỉnh phía Bắc. Sau đây xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá rô phi giúp bà con nông dân, ngư dân tham khảo. Chọn ao và chuẩn bị ao nuôi * Chọn diện tích ao nuôi: + Ao nuôi cá rô phi cũng được chọn như ao nuôi các cá khác. Song diện tích ao cần rộng, có diện tích từ 1.000 – 1.500m2 (từ 3 – 8 sào Bắc bộ); độ sâu từ 1,5 – 1,8m, đáy là đất cát pha hoặc có lớp bùn dày 25 – 30cm, có bờ, cống chắc chắn, cao hơn mức nước cao nhất là 0,4 – 0,5m, tránh mưa tràn cá đi. + Ao gần nguồn nước sông, ngòi trong sạch dễ bơm vào và tháo đi khi cần thay đổi, gần đường giao thông để chuyên chở thức ăn hoặc khi thu hoạch. + Ao thoáng mát, ít cây cối um tùm bảo vệ dễ dàng. * Cải tạo chuẩn bị ao nuôi: Tháng 3 hàng năm ao được tát cạn nước, bắt hết cá tạp, tu đắp lại bờ, cống, bốc bùn lấp hết hang hốc ven bờ, trang phẳng đáy, dùng 10 – 15kg vôi bột/100m2 rắc đều khắp đáy ao và ven bờ, diệt cá tạp ăn hại thức ăn trong ao, bón lót 100 – 150kg phân chuồng ủ mục/100m2. Để phơi nắng 2 –3 ngày, tháo nước vào được lọc qua vật chắn cá tạp theo vào, sâu 1,0 – 1,2m, để sau 7- 10 ngày thả giống vào nuôi. Chọn giống thả vào nuôi: - Cá giống nuôi xuất khẩu hiện nay chủ yếu là cá rô phi đơn tính, qua việc nuôi năm 2003. Sử dụng cá rô phi đơn tính F1 nhập từ Trung Quốc, cá phát triển tốt, lớn nhanh, tỷ lệ đực cao. - Ao nuôi thả cá rô phi là chủ yếu, ngoài ra có thể ghép thêm 20 – 25% cá chép lai, cá trôi, cá trắm cỏ. - Mật độ thả từ 2 – 3 con/m2, cỡ cá thả tốt nhất là 80-100 con/kg, không nên thả cá nhỏ, tỷ lệ hao hụt cao. Tính ra từ 800 – 1.200 con/sào Bắc bộ. Để có đủ cá giống khỏe mạnh, đều con, từng gia đình nên nuôi nhân cá loại 2.000 – 3.000 con/kg về ương đạt cá giống 80 – 100 con/kg thả ra nuôi. - Tỷ lệ thả: Cá rô phi: 70 – 75%. Cá chép, trôi: 10% Cá trắm cỏ: 10% Cá chim trắng: 5% - Thời vụ thả: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ thả phải khắt khe, thả cuối tháng 3 sang đầu tháng 4; nuôi 5 tháng để tháng 10, tháng 11 thu cá đạt 0,5 – 0,6kg đợt đầu tránh rét. Những vùng khác có thể tăng vụ nuôi trên 1 diện tích. Thức ăn và cách cho ăn: - Nuôi cá rô phi xuất khẩu là phải chủ động nuôi và cho ăn tốt cá mới tăng trọng nhanh, đạt yêu cầu xuất khẩu. Thức ăn của cá chủ yếu là thức ăn công nghiệp
- phải tự chế theo tỷ lệ có đủ chất bột, đạm và các chất vi lượng. Thực tế vừa qua các mô hình nuôi ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đã nuôi cá rô phi bằng cám "Con cò" viên thả nổi trên mặt nước 6 tiếng, cá ăn hết, ao sạch, không ô nhiễm, cá lớn nhanh, sau 4 – 5 tháng nuôi cá từ 2000 con/kg đã đạt 0,5 – 0,5kg/1 con. - Cách cho ăn: 8 giờ sáng và 4 giờ 30 phút chiều. Dùng thức ăn tự chế hoặc cám Con cò rắc đều trên 1 vùng, có làm khung cho cá ăn. Rắc đầu gió cho cá ăn không bị trôi dạt vào bờ. Số lượng thức ăn cho hàng ngày bằng 7 – 8% trọng lượng cá trong ao. Hàng ngày quan sát cá khi ăn hết hay còn thức ăn để quyết định tăng, giảm lượng thức ăn trong ao hàng ngày. - Kiểm tra cá: Hàng tháng hoặc nửa tháng dùng vó cất kiểm tra cá xem béo hay gầy để tăng lượng thức ăn trong ao. Chăm sóc, quản lý ao nuôi: - Cá rô phi nuôi mật độ dày, nên hàng ngày phải quan sát theo dõi 6 – 7 ngày cần tăng nước hoặc thay đổi nước cho ao để cá không nổi đầu ăn đều, nhanh lớn. - Chăm sóc bảo vệ cá trong ao, kiểm tra bờ, cống tránh rò rỉ, nước tràn khi mưa to đề phòng cá đi. Vệ sinh dọn sạch cỏ rác ven bờ mới cho ăn. - Trông nom bảo vệ hàng ngày, đêm, tối cần bảo vệ ngăn ngừa câu bắt cá. - Ngoài cho ăn thức ăn công nghiệp cần cho ăn thêm rau, bèo, phân chuồng cho cá có thức ăn bổ sung... NNVN, 2/4/2004 Nuôi cá rô phi thương phẩm trong ao ở Hương Sơn Điều kiện ao nuôi: Ao gần nguồn nước ấp và chủ động cấp thoát dễ dàng. Diện tích ao thích hợp 1.000 - 1.500 m2 (5.000 - 10.000 m2). Độ sâu nước ao nuôi 1,2 - 1,5m. Bờ ao chắc chắn, không bị thấm lậu, ngập tràn khi mưa lũ, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 50 cm. Giao thông đi lại thuận lợi, quản lý dễ dàng. Chuẩn bị ao trước khi nuôi: Tháo kiệt nước, phát quang bờ ao và tu sửa lại, đóng cống, vét bùn ở đáy ao trừ lại một lớp mỏng 10-15 cm. Dùng vôi bột (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2 rải khắp đáy ao và xung quanh bờ ao, lượng vôi bón từ 7-10 kg/100 m2 để diệt địch hại, khử trùng và giảm độ chua, tăng pH của đất. Phơi ao 2-3 ngày sau đó lấy nước vào ao khoảng 50 cm, dùng phân chuồng đã được ủ với lượng 10% vôi bột bón lót với lượng 35-40 kg/100 m2. Sau 3-5 ngày nước lên màu chuối non tiếp tục lấy nước vào đủ mức 1,2 - 1,5m, có thể dùng thêm phân xanh bó thành từng bó dìm xuống góc ao lượng 30-40 kg/100 m2. Thả cá giống: Mùa vụ thả giống tháng 3 đến tháng 4. Tiêu chuẩn thả giống: Cá rô phi đơn tính đực. Cá khỏe, vây vảy hoàn chỉnh không bị dị hình. Cỡ cá đồng đều, thân có màu sắc sáng bạc, cá giống đạt cỡ 3 - 5m, có khối lượng 10-12 g/con (180 - 200 con/kg).
- Mật độ: Nuôi đơn trong ao bán thâm canh mật độ 2-3 con/m2, nếu nuôi thâm canh mật độ thả 3-4 con/m2 nhưng phải có máy quạt nước. Chú ý: Khi vận chuyển cá giống về phải ngâm túi cá xuống ao 10-15 phút, mở miệng túi, tạt nước từ ngoài vào rồi cho cá bơi ra từ từ. Cho cá ăn: Thức ăn của cá dùng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm từ 20-25%, có thể dùng một trong những công thức sau. Công thức 1: Cám gạo 70%, bột cá 30%. Công thức 2: Cám gạo 60%, tấm gạo 10%. Bột cá hoặc cá tươi băm nhỏ 20%, rau xanh, bèo tấm 10%. Nấu chín trộn với Vitamin C 3g/1 kg thức ăn. Công thức 3: Cám gạo 40%, bột ngô 20%, bã đậu 20%, khô dầu lạc 20% Lượng cá cho ăn hàng ngày từ 7% - 2% (cỡ 10-30g/con cho ăn 7%), cỡ 50-70 g/con cho cá ăn 5% và lớn hơn 200g/con cho ăn 2%. Mỗi ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và chiều tối. Bón phân: Bón phân ủ kỹ với 10% vôi bột, tuần bón 1 lần, với lượng 20 kg/100 m2. Quản lý, chăm sóc: Thường xuyên quan sát màu nước và độ sâu, độ pH của nước trong ao nuôi. Theo dõi hoạt động của cá nếu thấy cá nổ đầu vào buổi sáng sớm hoặc khi thay đổi thời tiết ... thì phải bơm nước mới vào ao. Định kỳ bón vôi cho ao 2-3 kg/100 m2 (hòa tan té xuống ao). Định kỳ 15-20 ngày kiểm tra cá một lần xem độ lớn và sức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Kiểm tra bờ, cống. Chú ý các biện pháp phòng bệnh cho cá. Biện pháp chống rét cho cá: Dùng bèo Nhật Bản phủ 1/3 - 1/2 mặt thoáng ao. Dâng nước đến mức tối đa. Trong những ngày giá rét tuyệt đối không dùng lưới, chài kéo cá, cá sẽ bị sây sát dẫn đến dịch bệnh. Thu hoạch: Khi cá đạt trọng lượng 0,5 kg/con tiến hành thu tỉa. Đến đầu mùa rét (tháng 11) thì thu hoạch cá lớn, muốn lưu lại thì phải có biện pháp chống rét cho cá. NNVN, 25/12/2003 Kinh nghiệm nuôi cá rô phi xuất khẩu ở Gia Bình Năm 2003, được sự giúp đỡ của Trung tâm KN tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình được chọn là đơn vị làm thử mô hình nuôi cá rô phi xuất khẩu. Qua gần 5 tháng nuôi dưỡng ngày 1/10/2003, phòng kinh tế huyện Gia Bình cùng với Trung tâm KN tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội thảo, tham quan đầu bờ ở gia đình ông Trọng thôn Ngăm Mạc xã Lãng Ngâm huyện Gia Bình, với trên 100 đại biểu tỉnh, huyện, xã có các chi hội và các chủ hộ nuôi cá rô phi. Sau khi tham quan thực tế và nghe các gia đình báo cáo trao đổi thảo luận, bước đầu rút ra kinh nghiệm về việc nuôi cá rô phi xuất khẩu. Sau đây xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi cá của ông Trọng ở thôn Ngăm Mạc xã Lãng Ngâm:
- Chọn địa điểm nuôi cá rô phi – Ao ông chọn một ao nuôi cá cũ, có diện tích 1 mẫu Bắc bộ, ao có độ sâu nước 1,4m, một mặt có dân ở, ba mặt tiếp giáp với ruộng đồng, có nguồn nước từ sông bơm vào. Xung quanh bờ ao trồng chuối. – Ao được tát cạn nước, dọn sạch cây cỏ ven bờ, tu bổ lại bờ cống, trang phẳng đáy, rắc 50 –60kg vôi/sào diệt cá tạp, tháo nước vào sâu 1 –1,2m chờ cá về thả. Thả giống Cá giống nuôi là cá rô phi đơn tính của Trung Quốc nhập về ương tại trại Sông Cầu. Do trung tâm khuyến nông cung ứng cho. Cá giống thả cỡ 2000 con/kg, khỏe mạnh, đều con, không sây sát bệnh tật. Cá thả ngày 9/4/2003 cá rô phi là chủ yếu 80%, còn 10% là trắm cỏ, cá chép; 10% cá trôi. Mật độ thả 1,5 con/m2. Tổng số lượng thả 10.000 con. Thức ăn và cách cho ăn – Cá được nuôi bằng cám Con cò do hãng Việt – Pháp SX và cung ứng, cám viên bằng hạt đỗ nhỏ, có 18% đạm, cám nổi trên mặt nước 4 – 6 tiếng đồng hồ mới chìm. – Ngày cho ăn 2 buổi vào 7 – 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều, lượng thức ăn hàng ngày bằng 6 – 7% trọng lượng cá trong ao. Căn cứ vào thức ăn cho ăn hết hay còn mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn. Thức ăn được rắc làm 2 – 3 điểm trên mặt ao, rắc xuôi theo chiều gió để tránh thức ăn trôi dạt vào bờ. – Thức ăn chủ yếu là cám Con cò, ngoài ra cá tận dụng thức ăn tự nhiên, không cho ăn gì khác. Chăm sóc thu hoạch – Cá nuôi được chăm sóc cho ăn đầy đủ, bờ cống được kiểm tra thường xuyên không để rò rỉ ngăn cá đi. – Có nhà coi cá, kiểm tra quanh ao ngăn ngừa người câu bắt. – Cá nuôi kiểm tra lần thứ nhất sau gần 3 tháng, cá đạt 0,3kg/con. Lần thứ 2 kéo được trên 200kg, bắt lên cân 20 con, phân loại 70% cá đạt cỡ 0,5kg/con còn 30% cá chưa đạt. Cá béo khỏe, bầu con. Tạm thời hạch toán – Qua kéo lưới kiểm tra ước tỷ lệ sống 60%, năng suất ước đạt 4.800kg/ha thì tổng thu đạt 62.708.000đ, tổng chi là 26.000.000đ, trong đó chi riêng tiền thức ăn mua cám Con cò đã chiếm 12.000.000đ. Lãi dự kiến là 36.000.000đ. Giá thành 1 kg cá thịt là 5.320đ. Nhận xét bước đầu – Việc nuôi cá rô phi xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc có thể nuôi từ tháng 4 đến tháng 11 thu hoạch xuất khẩu tránh rét. Song phải chủ động SX được giống cá rô phi cung ứng cho người nuôi càng sớm càng tốt, cỡ cá giống càng to càng tốt (100 – 200 con/kg). Phải nuôi chủ yếu là cá rô phi chiếm 70 – 80%, còn ghép thêm 20 – 30% cá chép lai, cá trắm, trôi. Thức ăn phải đầu tư thực sự là cám có 18% đạm cho ăn theo định kỳ từ nhỏ đến lớn, có kết hợp tận dụng một ít thức ăn sẵn có ở địa phương.
- Để mở rộng được việc nuôi cá rô phi xuất khẩu cần sớm có cơ quan chăm lo việc ký kết hợp đồng với người nuôi hội nghề cá, tổ chức nhóm chăm lo dịch vụ giống cá bằng 2 cách: Nhận cá đẻ vụ thu về ương giữ cá qua đông cung ứng cho hội viên nuôi sớm cuối tháng 2 đầu tháng 3, số còn lại hợp đồng nhận từ cơ sở ương nhận từ Trung Quốc về: Dịch vụ thức ăn và thu gom sản phẩm giao trả cho cơ quan xuất khẩu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi cá rô phi xuất khẩu
6 p | 208 | 33
-
Bệnh của cá rô phi và biện pháp phòng trị
3 p | 160 | 27
-
Lồng bè nuôi cá điêu hồng
3 p | 155 | 27
-
Cách lồng bè nuôi cá điêu hồng
10 p | 185 | 20
-
Những loại bệnh thông thường trên cá rô phi và biện pháp phòng trị
5 p | 115 | 15
-
Kỹ thuật nuôi cá Rô Phi sạch
12 p | 123 | 14
-
Đột phá từ cá rô phi
2 p | 63 | 14
-
Kỹ thuật nuôi cá rô phi Ðài Loan chất lượng cao
3 p | 156 | 12
-
Công Nghệ Phục Vụ Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu
8 p | 94 | 11
-
Bệnh của cá rô phi và cách chữa trị
8 p | 110 | 9
-
Bệnh của cá rô phi,biện pháp phòng trị
13 p | 85 | 8
-
Kinh nghiệm nuôi cá rô phi xuất khẩu ở Gia Bình
3 p | 95 | 5
-
Kết quả thực hiện mô hình sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực tại Hà Giang
1 p | 98 | 5
-
Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao
5 p | 61 | 5
-
Nuôi cá rô phi xuất khẩu ở miền Bắc
3 p | 73 | 5
-
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh
5 p | 93 | 4
-
Cá bớp
3 p | 140 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn