intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ổ cứng – Cần biết khi nhập môn phần cứng

Chia sẻ: Lê Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

405
lượt xem
148
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dân phần cứng mà không biết HDD hay ổ cứng là gì thì bó tay. Sau mainboard, bộ nguồn, monitor (hơi chuyên sâu về điện tử) thì dân phần cứng đa phần phải thành thạo trong vấn đề xử lý sự cố của ổ cứng. 1. Cấu tạo ổ cứng: Nếu muốn nói về lý thuyết dài dòng thì vào Wikipedia mà đọc. Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%94_%C4%91%C4%A9a_c%E1%BB%A9 ng Một bài viết khác cũng khá hay đó là “Chương VI” trong bộ “Tài liệu phần cứng toàn tập”. Link: http://lqv77.com/2008/10/18/tai-lieu-phan-cung-toan-tap/ Ở đây tôi muốn đề cập đến đó là cấu tạo về mặt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ổ cứng – Cần biết khi nhập môn phần cứng

  1. Ổ cứng – Cần biết khi nhập môn phần cứng Dân phần cứng mà không biết HDD hay ổ cứng là gì thì bó tay. Sau mainboard, bộ nguồn, monitor (hơi chuyên sâu về điện tử) thì dân phần cứng đa phần phải thành thạo trong vấn đề xử lý sự cố của ổ cứng. 1. Cấu tạo ổ cứng: Nếu muốn nói về lý thuyết dài dòng thì vào Wikipedia mà đọc. Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%94_%C4%91%C4%A9a_c%E1%BB%A9 ng Một bài viết khác cũng khá hay đó là “Chương VI” trong bộ “Tài liệu phần cứng toàn tập”. Link: http://lqv77.com/2008/10/18/tai-lieu-phan-cung-toan-tap/ Ở đây tôi muốn đề cập đến đó là cấu tạo về mặt chức năng và khả năng tác động (sửa chữa hay làm hỏng) đến ổ cứng. Nhìn từ bên ngòai, dễ thấy gồm một mạch điện tử hay còn gọi mạch điều khiển (mạch logic) nằm phía dưới.
  2. Tất cả các phần còn lại gọi tắt là HDA nó bao gồm cơ, đầu đọc, mặt đĩa… Phía ngoài của mạch logic là phần giao tiếp của ổ cứng gồm có 3 khe cắm: khe cắm nguồn (lấy nguồn cấp từ bộ nguồn ATX), khe jumper, khe cắm dây tín hiệu (để kết nối với mainboard) gồm giao diện ATA và SATA (ngoài ra còn SCSI dành cho các máy chủ).
  3. Trên mạch logic thì thường có 4 IC chính đó là IC điều khiển, IC đệm, IC lái mô tơ, IC chuyển đổi ATA hoặc SATA. Tốc độ đọc của motor là 5.400 đến 7.200 hay 10.000 vòng/phút. Dĩ nhiên tốc độ quay cành nhanh thì tốc độ truy suất dữ liệu càng nhanh. Thêm vào đó thì bộ nhớ đệm (Buffer) càng lớn thì tốc độ truy xuất càng lớn. Ngoài các 4 IC chính còn có các IC ổn áp, các điện trở cầu chì… 2. Khái quát về Partition, FAT, FAT32, NTFS: Trước khi đi sâu về sửa chữa phần cứng (mạch logic) tôi sẽ đề cập trong b ài viết sau. Vấn đề ta cần quan tâm là một ổ đĩa mới mua về cần phải phân họach (Chia ổ cứng) và định dạng (Format) thì mới dùng được. Vậy tại sao ta lại phải “Chia ổ cứng” ? Nhớ trước đây, vào khoảng năm 1993 khi tôi mới biết máy vi tính là gì thì lúc đó các trường PTTH ở Tp. HCM dường như chưa có trường nào được trang bị 1 phòng máy vi tính. Riêng trường tôi (phổ thông trung học Chuyên Lê Hồng Phong) được trang bị 1 phòng máy “dữ dằng” gồm các máy XT 8086 màn hình
  4. mono (1 màu duy nhất) và 2 ổ đĩa mềm 1.2MB không có ổ đĩa cứng. Nên có thể nói lúc này còn chưa biết ổ cứng là gì. Về sau cũng khoảng năm 1994 – 1995 ở một số điểm cho thuê máy vi tính thực hành đã xuất hiện máy 80286, 80386 với màn hình màu VGA và SVGA đàn hoàng thì cũng là lúc xuất hiện ổ cứng dung lượng 20MB và 40MB rồi 120MB, 170MB, 210MB… bạn đừng tưởng tui type nhầm dung lượng ổ cứng lúc đó chính xác tính bằng MegaByte (MB) chứ không phải GigaByte (GB) như bây giờ. Đến khi dung lương ổ cứng lên đến 1.2GB, 2.1GB rồi 3.2GB hay 4.3GB thì phát sinh vấn đề Hệ điều hành không hiểu nổi ổ cứng lớn hơn 2.1GB ??? vì khi đó vẫn dùng bản FAT thường (tức FAT16). Vậy tối thiểu từ lúc có ổ cứng trên 2.1GB ra đời đồng nghĩa với việc phải chia ổ cứng thành nhiều Partition. Lúc này mỗi Partition có kích thước tối đa là 2.1GB điều đó thật vô lý khi mà dung lượng ổ đĩa cứng ngày càng lớn hơn 8.4GB, 10GB, 15GB, 20GB… đó là lúc xuất hiện FAT32. Lúc mới ra đời FAT32 quản lý được Partition lên đến 32GB. Về sau FAT32 không đáp ứng nỗi nhu cầu về bảo mật nên NTFS ra đời. Hiện nay 2 loại Partion này (FAT32 và NTF S) còn được sử dụng khá phổ biến trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. 3. Partition: Vậy Partition là gì? Lúc đầu ổ cứng cũng chưa lớn lắm thông thường thì ổ cứng được chia làm 2 ổ. Ổ đầu tiên chứa hệ điều hành gọi là primary partition (phân vùng chính) phân vùng còn lại là Extended Partion (phân vùng mở rộng) phân vùng này chứa 1 logical drives (ổ đĩa Logic).
  5. Vậy để chia 1 ổ thành 2 ổ thì ta sẽ tạo: Primary Partition, Extended Partition và Logical drives. Muốn chia ổ cứng thành 3 ổ thì ta sẽ tạo: Primary Partition , Extended Partition và 2 Logicaldrives. Vậy công việc đầu tiên phải làm đối với ổ cứng là chia ổ cứng (fdisk) và định dạng (format). Để làm 2 công việc này trước đây phải sử sụng trình Fdisk và Format của DOS. Ngày nay, dân “phần cứng” thường dùng 2 chương trình có sẳn trong đĩa Hirent Boot CD đó là Disk Manager và Partition Magic. Kết luận: tóm lại, dân “phần cứng” nhập môn phải biết sử dụng 1 hoặc cả hai chương trình Disk Manager và Partition Magic.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2