intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập học kì 1 Lịch sử lớp 9 năm học 2020-2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

28
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập học kì 1 Lịch sử lớp 9 năm học 2020-2021 với 8 câu hỏi hỗ trợ học sinh trong quá trình ôn luyện và củng cố kiến thức và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập học kì 1 Lịch sử lớp 9 năm học 2020-2021

  1. MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 Câu 1: Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. - Về kinh tế: sản xuất công nghiệp hằng năm tăng 9,6%, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm 20% sản lượng toàn thế giới. - Về khoa học - kĩ thuật: là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. + Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo. + Năm 1961, phóng tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. - Về đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. Câu 2: Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. - Ngay khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng, nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang và tuyên bố độc lập như: In-đô-nê-xi-a (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10- 1945). - Phong trào tiếp tục lan nhanh sang Nam Á, Bắc Phi như ở Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri… - Năm 1960 là “Năm Châu Phi” với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. - Ngày 1-1-1959, cuộc cách mạng nhân dân Cu-ba thắng lợi. - Như vậy, đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Câu 3: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại? Vì sao? * Sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: - Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia vào khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), trở thành đồng minh của Mĩ. - In-đô-nê-xia, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập. - Việt Nam, Lào, Campuchia kháng chiến chống Mĩ. *Bởi vì:Chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực: Tháng 9/1954, Mĩ thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực; tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia. Câu 4:Vì sao nói: “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản”?Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế nước Mĩ. * Nói Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản sau Chiến tranh bởi vì: - Công nghiệp:Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới. - Nông nghiệp: gấp 2 lần sản lượng nông nghiệpcủa 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. - Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới. - Lực lượng quân sự mạnh nhất, độc quyền vũ khí nguyên tử. * Nguyên nhân phát triển: (Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?)
  2. - Thị trường rộng lớn, giàu tài nguyên, nguồn nhân lực dồi dào. - Đất nước không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. - Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Nhà nước có các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, đúng đắn. Câu 5:Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN. - Hoàn cảnh: Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. - Mục tiêu: phát triển kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Câu 6: Sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. - Liên hợp quốc thành lập vào tháng 10-1945, nhằm mục đích duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. - Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã duy trì hòa bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội… Câu 7: Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay sau Chiến tranh lạnh. Thế hệ trẻ Việt Nam cần có thái độ và hành động như thế nào trong xu thế hiện nay? * Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh: - Một là xu hướng hoà hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Hai là xác lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. - Ba là dưới tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á...) lại xảy ra các cuộc xung đột quân sự, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. - Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. * HS nêu suy nghĩ của bản thân... Câu 8: Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ 1945 đến nay. -Những phát minh trong lĩnh vực Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học. - Sáng chếra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động. -Tìm ra những nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió… -Sáng chế ra những vật liệu mới: pô-li-me, vật liệu siêu bền, siêu nhẹ… -“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. -Thành tựu về giao thông vận tải, thông tin liên lạc. -Thành tựu trong chinh phục vũ trụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2