Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC LẤY SỎI ĐÀI THẬN<br />
VÀ NIỆU QUẢN ĐOẠN LƯNG KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU<br />
QUA 12 TRƯỜNG HỢP<br />
Nguyễn Đạo Thuấn*, Nguyễn Văn Ân*, Vĩnh Tuấn*, Đỗ Anh Toàn*, Văn Thành Trung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu phẫu thuật lấy sỏi đài thận và niệu quản đoạn lưng qua<br />
nội soi sau phúc mạc, góp phần bàn luận ưu - khuyết điểm của phương pháp để có thể áp dụng rộng rãi<br />
trong thực hành lâm sàng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân chưa phẫu thuật vùng hông lưng có sỏi<br />
lớn niệu quản đoạn lưng gây thận ứ nước độ 3 kèm sỏi đài thận.<br />
Kết quả: có 12 bệnh nhân thỏa điều kiện chọn bệnh. Số lượng sỏi đài thận trung bình là 2,54 (1- 5). Số<br />
đài thận chứa sỏi nhiều nhất là 3. Số vị trí đài thận được mở nhiều nhất là 3, tất cả đều có nước tiểu vàng<br />
trong. 10 bệnh nhân có số lượng sỏi lấy ra bằng với số lượng sỏi trên phim chụp KUB trước mổ, 2 bệnh<br />
nhân còn sót 01 viên sỏi đài thận. Không có tai biến - biến chứng trong và sau mổ. Thời gian phẫu thuật<br />
trung bình là 68,7 phút (50 – 82). Có 10 trong 12 bệnh nhân được đặt ống thông lưu niệu quản. Thời gian<br />
nằm viện trung bình là 4,3 ngày (2 – 7 ngày). Ống thông niệu quản được rút sau phẫu thuật 4 tuần. Kết<br />
quả siêu âm sau 01 tháng, tất cả 12 bệnh nhân đều có độ ứ nước giảm xuống độ 2. có 10 bệnh nhân (83,4%)<br />
không sỏi sót trên phim chụp KUB sau phẫu thuật.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi đài thận và niệu quản đoạn lưng là phẫu thuật an<br />
toàn, hiệu quả nếu được chỉ định chặt chẽ, thao tác kỹ thuật của phẫu thuật viên khá tốt. Phẫu thuật này có<br />
thể thay thế cho mổ mở trong trường hợp thận ứ nước độ 3, không quá viêm dính, sỏi khu trú trong các<br />
nhóm đài thận giãn nở.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RETROPERITONIAL LAPAROSCOPIC NEPHRO-URETEROLITHOTOMY:<br />
INITIAL EXPERIENCE IN 12 PATIENTS<br />
Nguyen Dao Thuan, Nguyen Van An, Vinh Tuan, Do Anh Toan, Van Thanh Trung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 221 - 226<br />
Purposes: We analysed method of the retroperitonial laparoscopic nephro-ureterolithotomy, so that can<br />
spreadly use in clinics of urology.<br />
Materials and methods: Patients with the calix and upper ureter calculi that caused serious<br />
hydronephrosis. No evidences for former surgery of the isolateral kidney and upper ureter.<br />
Results: We had 12 patients for the indication. The mean calix stones was 2.54 (1-5). Highest number<br />
of calix with stones was 3. Highest number of calix incisions was 3. No evidence of UTI. No complications.<br />
Mean operatively time was 68.7 mins (50 – 82). There were 10 patients with uerteral stent. Mean<br />
postoperatively time was 4.3 days (2 – 7). The ureteral stent was removed at 4th week postoperatively. Follow<br />
up postoperatively 1 month, all the patients were less hydronephrosis on ultrasound, free stone rate gained<br />
10/12 (83.4%) the patients on postoperatively KUB.<br />
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: The retroperitonial laparoscopic nephro-ureterolithotomy had good results with safeness.<br />
In our opinion, if there is serious hydronephrosis and located nephrolithiasis, the procedure will can take<br />
place for the open surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Sự ra đời của những kỹ thuật ít xâm hại trong<br />
Niệu Khoa như nội soi niệu quản ngược dòng,<br />
tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da đã mang<br />
lại những lợi điểm lớn lao trong việc điều trị sỏi<br />
đường niệu trên. Tuy nhiên, cho đến nay, những<br />
kỹ thuật này vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn<br />
được kỹ thuật mổ mở ở những bệnh nhân có sỏi<br />
niệu quản lớn, cứng và dính chặt vào niêm mạc(2).<br />
<br />
- Những bệnh nhân có vết mổ cũ vùng hông<br />
lưng bên bị bệnh.<br />
<br />
Từ khi báo cáo đầu tiên của Clayman và cộng<br />
(1)<br />
sự , phẫu thuật nội soi trong niệu khoa đã được<br />
ứng dụng điều trị khá rộng rãi trong nhiều bệnh<br />
lý, trong đó có phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu<br />
quản đoạn lưng xuyên phúc mạc. Đặc biệt, sau<br />
khi Gaur(3) giới thiệu và phát triển khuynh hướng<br />
phẫu thuật lấy sỏi niệu quản qua nội soi sau phúc<br />
mạc, ngày nay ở một số trung tâm niệu khoa trên<br />
thế giới đã chọn làm phương pháp phẫu thuật<br />
thường qui cho sỏi niệu quản đoạn lưng.<br />
Hiện nay, tại bệnh viện Bình Dân thành phố<br />
Hồ Chí Minh, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc<br />
lấy sỏi niệu quản đoạn lưng đã rất phổ biến, khi<br />
không thể chỉ định bằng các kỹ thuật ít xâm hại<br />
như trên được. Tuy nhiên, tình huống sỏi niệu<br />
quản đoạn lưng gây thận ứ nước độ 3, kèm sỏi<br />
đài thận cùng bên, chúng tôi vẫn còn phẫu thuật<br />
mổ mở để phẫu thuật dứt điểm một lần cho<br />
bệnh nhân. Qua những trường hợp này, chúng<br />
tôi nhận thấy có thể thực hiện được phẫu thuật<br />
này bằng kỹ thuật nội soi sau phúc mạc. Chính<br />
vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phẫu<br />
thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi đài thận và<br />
niệu quản đoạn lưng cho những bệnh nhân này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn lựa<br />
Những bệnh nhân có sỏi lớn niệu quản đoạn<br />
lưng, gây thận ứ nước độ 3, kèm sỏi đài thận<br />
cùng bên. Thận bên bệnh còn phân tiết trên<br />
phim chụp UIV.<br />
<br />
Chuyên<br />
Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
2<br />
<br />
- Những bệnh nhân chống chỉ định phẫu<br />
thuật nội soi.<br />
- Những bệnh nhân có thận ứ nước không<br />
phân tiết trên UIV hoặc có bằng chứng mất chức<br />
năng trên kết quả xạ hình thận.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại khoa<br />
Niệu A, bệnh viện Bình Dân từ tháng 04 năm<br />
2007 đến tháng 11 năm 2007, sau đó theo dõi<br />
bệnh nhân tái khám sau 01 tháng.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
- Bệnh nhân nằm tư thế nghiêng 90 độ, đối<br />
bên với thận – niệu quản bị sỏi.<br />
- Mê nội khí quản<br />
- Rạnh da 1cm tại điểm giao của đường nách<br />
sau và đường song song ngay hoặc dưới xương<br />
sường 12 cùng bên thận – niệu quản bị sỏi. Dùng<br />
kèm kelly tách cơ thẳng góc mặt phẳng hông<br />
lưng cho đến khi vào khoang sau phúc mạc.<br />
nong khoang sau phúc mạc bằng bong bóng tự<br />
tạo. Đưa trocart 10mm vào khoang.<br />
- Bơm khí CO2 vào khoang sau phúc mạc với<br />
áp lực khoảng 14 cmH2O.<br />
- Đưa thêm 1 trocart 10mm và 1 trocart 5mm<br />
lần lượt vào khoang sau phúc mạc tại điểm trên<br />
mào chậu ngay đường nách giữa, và tại điểm giao<br />
giữa xương sườn 12 kéo dài và đường nách trước.<br />
- Dưới sự hướng dẫn của camera nội soi,<br />
dùng kềm kelly và kéo nội soi tìm và bóc tách<br />
niệu quản lên vị trí sỏi. Bóc tách bao mỡ quanh<br />
thận để bộc lộ vùng thận nghi ngờ có sỏi.<br />
- Tìm vị trí chủ mô thận mỏng trong vùng<br />
nghi ngờ có sỏi đài thận. Dùng kéo xẻ chủ mô<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
thận đủ rộng thấy sỏi đài thận, hút hết nước tiểu,<br />
tìm thấy và gắp sỏi đài thận ra, kiểm tra kỹ các<br />
đài thận, đối chiếu số lượng sỏi lấy ra và số<br />
lượng sỏi trên phim chụp KUB để đảm bảo hết<br />
sỏi, nếu chưa lấy đủ sỏi, tìm và xẻ chủ mô đài<br />
khác để lấy hết sỏi đài thận.<br />
- Xẻ niệu quản lấy sỏi niệu quản. Có thể đặt<br />
ống thông lưu niệu quản.<br />
- Khâu lại chủ mô thận mũi chủ U bằng chỉ<br />
chromic 1.0, khâu lại niệu quản bằng chỉ vicryl<br />
4.0. Lau khô khoang sau phúc mạc và đặt dẫn<br />
lưu quanh thận qua đường vào trocart. Khâu lại<br />
vết rạch da lỗ trocart bằng chỉ soi 3.0, cố định<br />
ống dẫn lưu.<br />
<br />
Các thông số trước phẫu thuật<br />
- Tuổi và giới của bệnh nhân<br />
- Số lượng sỏi đài thận<br />
- Vị trí các nhóm đài chứa sỏi<br />
<br />
Các thông số trong phẫu thuật<br />
- Số trocart đưa vào khoang sau phúc mạc<br />
- Tai biến thủng phúc mạc và thương tổn cơ<br />
quan trong ổ bụng<br />
- Tình trạng dày dính lúc bóc tách thận và<br />
niệu quản<br />
- Tình chất nước tiểu<br />
- Tình trạng chủ mô thận, số vị trí mở chủ mô<br />
- Số lượng sỏi đài thận<br />
- Tai biến chảy máu khi mở chủ mô thận<br />
- Tình trạng bám dính của sỏi niệu quản<br />
- Đặt ống thông lưu niệu quản<br />
- Thời gian phẫu thuật<br />
<br />
Các thông số trong thời gian hậu phẫu<br />
- Tai biến nhiễm khuẩn<br />
- Chảy máu sau phẫu thuật<br />
- Thời gian nằm viện hậu phẫu<br />
- Thời gian dò nước tiểu và rút bỏ thông dẫn<br />
lưu vết mổ<br />
<br />
Theo dõi 1 tháng sau phẫu thuật<br />
- Siêu âm hệ niệu.<br />
- Chụp phim KUB.<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong khoảng thời gian 08 tháng, chúng tôi<br />
đã chọn lựa, thực hiện và theo dõi được 12 bệnh<br />
nhân thoả điều kiện nghiên cứu. Tuổi trung bình<br />
của bệnh nhân là 54,6 (43 – 66). trong đó có 7<br />
bệnh nhân nam (58,33%) và 5 bệnh nhân nữ<br />
(41,66%).<br />
Tất cả 12 bệnh nhân đều có sỏi lớn niệu quản<br />
đoạn lưng gây thận ứ nước độ 3, kèm theo sỏi<br />
nhóm đài thận dưới. Số lượng sỏi đài thận trung<br />
bình là 2,54 (1- 5). Số đài thận chứa sỏi nhiều<br />
nhất là 3.<br />
Số vị trí đài thận được mở nhiều nhất là 3, tất<br />
cả các trường hợp đều có nước tiểu vàng trong,<br />
thận và niệu quản không viêm dính. 10 bệnh<br />
nhân có số lượng sỏi lấy ra bằng với số lượng sỏi<br />
trên phim chụp KUB trước mổ, 02 bệnh nhân<br />
còn sót 01 viên sỏi đài thận. Không có tai biến<br />
thủng phúc mạc hay chảy máu chủ mô thận.<br />
Không có trường hợp nào cần thêm trocart thứ 4<br />
hay chuyển sang mổ mở. Thời gian phẫu thuật<br />
trung bình là 68,7 phút (50 – 82). Có 10 trong 12<br />
bệnh nhân được đặt ống thông lưu niệu quản.<br />
Sau phẫu thuật không có tai biến - biến<br />
chứng chảy máu hay nhiễm khuẩn niệu. Có 2<br />
bệnh nhân không được đặt ống thông lưu niệu<br />
quản, bị dò nước tiểu vết mổ phải đặt ống thông<br />
JJ niệu quản trong thời gian hậu phẫu. Thời gian<br />
nằm viện trung bình là 4,3 ngày (2 – 7 ngày).<br />
Ống thông niệu quản và ống thông JJ được rút<br />
sau phẫu thuật 4 tuần, lúc bệnh nhân tái khám.<br />
Kết quả siêu âm sau 01 tháng, tất cả 12 bệnh<br />
nhân đều có độ ứ nước giảm từ độ 3 xuống độ 2.<br />
10 bệnh nhân không còn bằng chứng sỏi sót trên<br />
phim chụp KUB sau phẫu thuật, 02 bệnh nhân<br />
còn sót 01 viên sỏi nhỏ đài thận.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Sỏi đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp<br />
trong niệu khoa. Với sự ra đời của các kỹ thuật<br />
can thiệp ít xâm hại như, tán sỏi ngoài cơ thể, tán<br />
sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng, lấy sỏi<br />
thận qua da, điều trị sỏi đường niệu trên có<br />
nhiều chọn lựa hơn. Tuy nhiên, trong trường<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
hợp sỏi niệu quản đoạn lưng có kích thước lớn,<br />
cứng và dính chặt vào niêm mạc niệu quản thì<br />
vai trò của phẫu thuật lấy sỏi qua nội soi xuyên<br />
và sau phúc mạc có những ưu điểm trội bật(2).<br />
Mặt khác, những sỏi lớn niệu quản kèm sỏi các<br />
đài thận thường gây ra những khó khăn trong<br />
việc chọn lựa phương pháp điều trị, bởi sự quan<br />
ngại về tỉ lệ sạch sỏi của phương pháp được<br />
chọn lựa. Do vậy, vai trò của mổ mở trong<br />
những trường hợp này vẫn còn được ưa chuộng<br />
ở một vài trung tâm niệu khoa. Trong quá trình<br />
mổ mở, cùng với sự phát triển của phẫu thuật<br />
nội soi sau phúc mạc, chúng tôi nhận thấy, có<br />
thể tốt hơn cho bệnh nhân khi chọn lựa phẫu<br />
thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi đài thận và<br />
niệu quản đoạn lưng, trong trường hợp thận ứ<br />
nước lớn nhưng còn chức năng. Qua tham khảo<br />
tài liệu hiện thời, chúng tôi chưa tìm được<br />
nghiên cứu nào tương tự trước đây kể cả trong<br />
và ngoài nước. Vì vậy, chúng tôi cũng phân tích<br />
một vài khía cạnh nổi bật của phẫu thuật này.<br />
<br />
Bàn luận về xẻ chủ mô thận lấy sỏi<br />
Với sự hạn chế của phương tiện kỹ thuật có<br />
được, chúng tôi lựa chọn phẫu thuật mở chủ mô<br />
thận tại vị trí đài thận giãn nở và chứa sỏi. Dưới<br />
sự quan sát trực tiếp của camera nội soi, chúng<br />
tôi tìm và lấy sỏi đài thận qua đối chiếu với số<br />
lượng và vị trí sỏi đài thận trên phim chụp KUB<br />
và UIV trước mổ, để xác định đã lấy hết sỏi đài<br />
thận hay chưa. Khi chúng tôi bộc lộ chủ mô thận<br />
qua việc bóc tách mô mỡ quanh thận và vị trí<br />
thận được xẻ là vùng chủ mô mỏng, thường là<br />
mặt sau cực dưới thận nên hầu như không gây<br />
chảy máu. Đã có những nghiên cứu báo cáo<br />
thành công trong thực nghiệm trên lợn, lấy sỏi<br />
thận qua nội soi xẻ chủ mô thận theo đường vô<br />
mạch(4). Trong lô nghiên cứu của chúng tôi việc<br />
xẻ chủ mô có vài đặc điểm khác biệt, không dựa<br />
trên đường vô mạch của chủ mô thận mà vẫn<br />
không gây chảy máu chủ mô, do chủ mô thận<br />
mỏng, vị trí chủ mô được xẻ thường là mặt sau<br />
cực dưới thận. Vấn đền này cũng được F. J. B.<br />
Sampaio(5) khẳng định khi báo cáo tỉ lệ tổn<br />
thương mạch máu lúc chọc dò lấy sỏi thận qua<br />
<br />
Chuyên<br />
Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
4<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
da giảm dần theo vị trí chọc dò vào chủ mô thận.<br />
Tỉ lệ này tương ứng nhóm đài thận trên là 26%,<br />
nhóm đài thận giữa là 23% và nhóm đài thận<br />
dưới là 13%.<br />
<br />
Bàn luận về chỉ định phẫu thuật<br />
Phẫu thuật này có thể được chỉ định cho tất<br />
cả các bệnh nhân có sỏi niệu quản đoạn lưng gây<br />
thận ứ nước độ 3 kèm sỏi đài thận hay không?<br />
Tất cả bệnh nhân của chúng tôi đều có thận ứ<br />
nước độ 3 nhưng còn phân tiết trên phim UIV<br />
trước mổ. Hơn nữa, trong lô nghiên cứu này, số<br />
lượng sỏi đài thận nhiều nhất là 05 viên và số<br />
lượng đài thận chứa sỏi riêng biệt nhiều nhất là<br />
03 đài, nên khá dễ dàng để lấy hết sỏi qua đường<br />
rạch xẻ chủ mô thận. 02 trường hợp còn sót lại<br />
sỏi là do 01 trường hợp sỏi nằm vào một đài<br />
thận khác và 01 trường hợp còn lại có sỏi chạy<br />
lên đài thận trên, mặc dù đã mở rông nhóm đài<br />
rhận dưới và cố gắng tìm, chỉ kiểm tra lại được<br />
viên sỏi qua phim chụp KUB sau phẫu thuật<br />
.Tuy nhiên, những trường hợp có sỏi lớn đài<br />
thận, bám dính hoặc nằm rãi rác nhiều nhóm đài<br />
thận thì quá trình phẫu thuật sẽ khó khăn hơn<br />
nhiều. Những trường hợp này, sẽ tốt hơn khi có<br />
ống nội soi mềm để tìm và lấy hết sỏi đài thận.<br />
Như vậy, chỉ định cho kỹ thuật này nên dựa vào<br />
số lượng sỏi đài thận (dễ dàng xác định trên<br />
phim chụp KUB), và số lượng đài thận riêng biệt<br />
chứa sỏi (xác định trên phim chụp UIV và siêu<br />
âm thận) không quá nhiều.<br />
<br />
Bàn luận về thứ tự lấy sỏi thận – niệu quản<br />
Nên lấy sỏi niệu quản hay sỏi đài thận trước?<br />
Chúng tôi nhận thấy, khi xẻ chủ mô thận để lấy<br />
sỏi đài thận trước khi lấy sỏi niệu quản, chúng<br />
tôi đã gặp được nhiều thuận lợi hơn. khi đó,<br />
thận đang chướng nước, qua nội soi trực tiếp<br />
bên ngoài thận sẽ thấy được vùng chủ mô thận<br />
mỏng, vị trí sỏi tương ứng với vị trí trên phim<br />
chụp UIV. Đặc biệt, khi xẻ chủ mô thận đang còn<br />
chướng nước, thì chúng ta chủ động nhìn thấy<br />
và lấy sỏi đài thận dễ dàng hơn vì sỏi chưa di<br />
chuyển qua các nhóm đài thận khác. Những lợi<br />
điểm này khó có được khi chúng ta thực hiện lấy<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
sỏi niệu quản trước, quá trình này sẽ làm thoát<br />
nước tiểu quá sớm khi chưa lấy được sỏi đài<br />
thận. Trong 12 bệnh nhân của chúng tôi với<br />
bước tiến hành này, chúng tôi không quá khó<br />
khăn khi tìm và lấy đủ sỏi đài thận. Đồng thời,<br />
kết quả KUB sau mổ 01 tháng cũng chứng minh<br />
không còn sỏi đài thận. Tuy nhiên, có 01 trường<br />
hợp chúng tôi lấy sỏi đài thận trước khi bóc tách<br />
niệu quản, và đã gặp phải khó khăn nhỏ trong<br />
việc tìm thấy niệu quản, do phẫu trường không<br />
được rõ ràng để tìm niệu quản vì có tẩm nhuận<br />
nước tiểu từ thận. Chính vì vậy, chúng tôi có<br />
nhận xét, trước tiên nên tìm và bóc tách niệu quản<br />
đến vị trí sỏi, tiếp theo là tìm và lấy sỏi đài thận<br />
rồi trở lại lấy sỏi niệu quản sau cùng, thứ tự này<br />
giúp phẫu thuật của chúng ta có những thuận lợi<br />
hơn nhiều.<br />
<br />
Bàn luận về số lượng trocart phẫu thuật<br />
Nên sử dụng bao nhiêu trocart? Trong tất cả<br />
các trường hợp của nghiên cứu này, chúng tôi<br />
chỉ sử dụng 3 trocart để thực hiện. Việc quan<br />
ngại là phải dùng trocart thứ tư khi quá trình<br />
phẫu thuật bị thủng phúc mạc gây khó khăn<br />
trong việc giữ phẫu trường đủ rộng để thao tác,<br />
hoặc cần thiết để giữ mối chỉ trong lúc khâu chủ<br />
mô thận. Tuy nhiên, trong 12 bệnh nhân của<br />
chúng tôi, không có trường hợp nào bị thủng<br />
phúc mạc, bên cạnh đó chúng tôi sử dụng chỉ<br />
chromic 1.0 để khâu chủ mô thận. Do vậy,<br />
không cần thiết để dùng thêm trocart thứ tư.<br />
<br />
Bàn luận về kỹ thuật khâu chủ mô thận qua<br />
nội soi<br />
Khâu chủ mô thận như thế nào? Vết xẻ chủ<br />
mô thận được khâu lại tốt nhất bằng mũi chỉ<br />
hình chữ U, vừa kín và vừa ít thương tổn thêm<br />
chủ mô thận. Chúng tôi thực hiện mũi khâu<br />
hình chữ U một cách khá dễ dàng qua nội soi mà<br />
không gặp trở ngại nào. Hơn nữa, chúng tôi<br />
chọn chỉ chromic 1.0 để khâu mà không cần<br />
thêm trocart để giữ mối chỉ khâu, vì chỉ chromic<br />
có độ bám dính rất tốt, và có lẽ thích hợp cho<br />
chủ mô thận mỏng do ứ nước. Những lợi điểm<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
này khó có được, nếu chúng ta sử dụng chỉ<br />
vicryl để khâu chủ mô thận.<br />
<br />
Bàn luận về ống thông lưu niệu quản<br />
Đặt ống thông lưu niệu quản trong lúc mổ<br />
hay không? Trong 12 bệnh nhân của chúng tôi,<br />
có 02 trường hợp không được đặt thông niệu<br />
quản lưu, 01 bệnh nhân đầu tiên và sau đó thêm<br />
01 bệnh nhân nam do thông niệu quản quá dài<br />
sau khi đặt xong phát hiện ống thông ra bên<br />
ngoài qua niệu đạo nên được rút bỏ. Trong thời<br />
gian hậu phẫu, đến ngày thứ 05 vẫn còn dò rỉ<br />
nước tiểu qua dẫn lưu sau phúc mạc và phải đặt<br />
thêm thông JJ lưu niệu quản. Có lẽ do vị trí xẻ<br />
chủ mô thận không được khâu kín gây ra dò<br />
nước tiểu kéo dài qua vết mổ. Như vậy, chúng<br />
tôi quyết định nên đặt ống thông niệu quản lưu<br />
trong mổ sẽ giúp thời gian nằm viện ngắn hơn<br />
nhiều, lúc tái khám sẽ rút bỏ ống thông niệu<br />
quản mà không gặp khó khăn nào.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này, tuy số liệu còn ít, chỉ<br />
định còn hẹp nhưng cũng rút ra được một số kết<br />
luận như sau. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc<br />
lấy sỏi đài thận và niệu quản đoạn lưng là một<br />
phẫu thuật có tính an toàn, hiệu quả chấp nhận<br />
được nếu được chỉ định chặt chẽ, thao tác kỹ<br />
thuật của phẫu thuật viên khá tốt. Phẫu thuật<br />
này có thể thay thế cho mổ mở trong trường hợp<br />
thận ứ nước độ 3, không quá viêm dính, sỏi khu<br />
trú trong các nhóm đài thận giãn nở. Chúng tôi<br />
sẽ tiếp tục đề tài với chỉ định dần dần rộng rãi và<br />
phong phú hơn để góp phần khẳng định thêm<br />
vai trò của phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều<br />
trị các bệnh lý niệu khoa nói chung và sỏi đường<br />
niệu trên nói riêng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Clayman R.V., Kavoussi L.R., Soper N.J., Dierks S.M.,<br />
Meretyk S., Darcy M.D., Roemer F.D., Pingleton E.D.,<br />
Thomson P.G., Long S.R.: “Laparoscopic nephrectomy: initial<br />
case report”. J Urol 1991; 146, pp 278-82.<br />
Jeong B.C., Park H.K., Byeon S.S., Kim H.H.:<br />
“Retroperitoneal Laparoscopic Ureterolithotomy for Upper<br />
Ureter Stones”, J Korean Med Sci 2006; 21, pp 441-4.<br />
Gaur D.D.: “Laparoscopic operative retroperitoneoscopy:<br />
use of a new device”. J Urol 1992; 148, pp 1137-93.<br />
<br />
5<br />
<br />