intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phép dưỡng sinh của một số cổ nhân Trung Hoa

Chia sẻ: Do Minh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

162
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo Phép dưỡng sinh của một số cổ nhân Trung Hoa

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phép dưỡng sinh của một số cổ nhân Trung Hoa

  1. PHÉP DƯỠNG SINH CỦA MỘT SỐ CỔ NHÂN TRUNG HOA  Cập nhật ngày: 09/04/2008 09:42 PM Khổng  Tử Hoa   Đà Tô  Đông  Pha Vua  Càn  Long.  1) Phép dưỡng sinh của Khổng Tử Vào thời Khổng Tử, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 30, riêng vị tổ của Nho gia thọ đến 73 tuổi. Trong tác phẩm Luận ngữ, Khổng Tử nói rằng ở mỗi độ tuổi, con người ta có những yêu cầu khác nhau về dưỡng sinh. Sách Luận ngữ viết: “Quân tử có ba chặng đời. Niên thiếu huyết khí chưa định, tránh ''sắc''. Tráng niên huyết khí sung mãn, tránh ''đấu''. Có tuổi huyết khí suy nhược, tránh ''đắc''. Theo cách giải thích của Khổng Tử và vận dụng kinh nghiệm lâm sàng ngày nay, có thể diễn giải là: Tuổi thiếu niên cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nên tránh sắc dục. Quan hệ tình dục quá sớm sẽ làm tổn hại sinh lực, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng bình thường. Tráng niên tránh “đấu”, theo giải thích của Khổng Tử là “đấu khí”, “đấu dũng”, “đấu thắng”, tóm lại là tránh cương cường hiếu thắng. Y học ngày nay xếp tính khí này vào nhóm hành vi hình A. Trong lâm sàng, người có hành vi hình A có tỷ lệ cao huyết áp rất lớn do thường xuyên sống trong tâm trạng căng thẳng. Người tráng niên cần chú ý điều tiết khí độ, nên nhớ câu “tri túc thường lạc” (biết đủ thì thường xuyên vui vẻ) để tránh bệnh tật và tăng tuổi thọ.
  2. Còn ở người có tuổi, các chức năng cơ thể đã suy yếu, cả thể lực lẫn tinh lực đều suy giảm. Cần cảnh giác trước lòng tham muốn được thêm thứ mà mình đã được; vì điều đó dẫn đến tiếp tục lao tâm, lao lực, rất hại cho sức khỏe và tuổi thọ. 2) Phép dưỡng sinh của Hoa Đà - Trường kì tập luyện - Hoa Đà sống ở thời Tam Quốc (Trung Quốc), là thầy thuốc trứ danh, cũng là một chuyên gia về dưỡng sinh. Tương truyền, lúc lâm chung, tai ông vẫn thính, mắt vẫn tinh, tóc không một sợi bạc! Học trò của ông là Ngô Phổ thọ cũng đến trăm tuổi. Hoa Đà chính là người nghiên cứu và sáng lập ra phép tập luyện phỏng theo tư thế của năm loài muông thú là hổ, hươu, gấu, khỉ, hạc, gọi là “Ngũ cầm hý” (trò chơi của năm loại cầm thú). Vận động thân thể theo các động tác khác nhau của năm loài vật trên sẽ tác động tốt đến phủ tạng, giúp khí huyết toàn thân lưu thông, sống lâu vô bệnh, vì đã vận động được tất cả các bộ phận, các tổ chức trong cơ thể cùng một lúc. Y học Trung Quốc cho rằng “Ngũ cầm hý” có tác dụng dưỡng sinh rất hiệu quả. Y học hiện đại cũng đã chứng minh “Ngũ cầm hý” là bài thể dục dưỡng sinh cùng lúc làm vận động tất cả hệ thống gân, cơ cũng như tác động đến các tuyến nội tiết. Do đó, nó vừa nâng cao công năng của hệ gân cơ, vừa tăng công năng phủ tạng, làm tăng sự lưu thông của khí huyết, kích thích sự hoạt động của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, các tuyến nội tiết... “Ngũ cầm hý” không đơn thuần là bài tập dưỡng sinh hay thể dục, mà là một bài luyện khí công cao cấp. Trong bài luyện khí công này, Hoa Đà kết hợp nhịp nhàng giữa vận động gân cơ với luyện thở, lấy khí công dẫn dắt các cơ quan nội tạng, điều hòa trạng thái hoạt động cho cân bằng, khiến cơ thể tráng kiện, như trẻ lại, kìm chế quá trình lão hóa. Các thuật dưỡng sinh đời sau dựa trên nguyên tắc “Thái cực”, “Hình ý”, “Bát quái”, xét về nguyên lý đều phù hợp với thuật “Ngũ cầm hý” của Hoa Đà. 3) Phép dưỡng sinh của Tô Đông Pha  Tô Đông Pha (đại văn hào của Trung Quốc đời Tống) là tác giả các sách “Quyết luận về phép dưỡng sinh sống lâu, thanh thản”, “Vấn dưỡng sinh”... Đó không chỉ là những phép dưỡng sinh hợp với tuổi tráng niên mà còn hợp với tuổi già để giữ cho cơ thể tráng kiện, đầu óc sáng suốt. Trong sách
  3. “Luận trà”, ông cho rằng trà trừ bệnh về răng lợi. Sau mỗi bữa ăn nên nhấp trà đặc, sẽ trừ được chứng viêm lợi, làm chắc răng. Tô Đông Pha có thói quen dùng lược chải trên da thịt để tăng sức khỏe và xoa chân (được ông coi là bảo bối quan trọng nhất). Mỗi ngày trước khi ngủ và sáng dậy, ông đều ngồi trên giường, nhắm mắt, co từng bàn chân đặt lên đầu gối chân kia, dùng lòng bàn tay xoa mạnh gan bàn chân mỗi bên chừng 200 lượt. Y học ngày nay chứng minh việc xoa gan bàn chân có thể góp phần trị được nhiều bệnh như thiếu máu, tiểu đường, yếu sinh lý, đau lưng... Ông tự giữ nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt điều độ, tiết chế ẩm thực, “mỗi bữa không dùng quá một chén rượu, một miếng thịt”; coi trọng phương châm sống lạc quan, ham vận động. Cuộc đời Tô ba chìm bảy nổi, mấy lần bị hạ ngục, vậy mà trong ngục ông vẫn tập luyện đều đặn, giữ tâm trí thảnh thơi, tinh thần sáng suốt. Lúc gặp cảnh đời bất đắc chí nhất, Tô vẫn không hề buồn chán, sa đà rượu chè. Trái lại, ông ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn danh thắng cổ tích, giữ được cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần 4) Phép dưỡng sinh của vua Càn Long Vua Càn Long nhà Thanh ( Thanh Cao Tôn, Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, ở ngôi 1736-1796 ) làm vua 60 năm, thêm vào ba năm làm Thái Thượng Hoàng tham gia triều chính, thực tế cầm quyền 63 năm lẻ 4 tháng. Vua Càn Long thọ gần 90 tuổi, là nhà vua cầm quyền lâu nhất trong các triều đại phong kiến Trung Quốc. Làm sao ông sống lâu để trị vì đất nước lâu đến như vậy? Gần đây con cháu các vị ngự y triều Thanh dựa vào di bút ông cha để lại đã giải đáp được nghi vấn trên. Tất cả chỉ gói gọn trong mật quyết vỏn vẹn 16 từ đơn giản: " Thổ nạp phế phủ, Hoạt động gân cốt, Thập đường tứ vật, Thích thời tiến bổ " ( Hít thở phế ( phổi, phủ, tạng), Hoạt động gân cốt, mười thường bốn cấm, Tùy thời thêm bớt ). Thổ nạp phế phủ: Hàng ngày dậy sớm lúc rạng sáng, ra chỗ không khí thoáng đãng trong lành, hít không khí trong sạch sâu vào tận phế phủ và thở hết kông khí bẩn ở trong người ra ngoài để thúc đẩy cho thân, tâm đều được mạnh mẽ. Hoạt động gân cốt: Chú trọng rèn luyện thân thể để tăng cường năng lực chống chọi bệnh tật. Quanh năm ngày tháng phải kiên trì vận động cơ thể đề đặn. Cho đến tận cuối đời vua Càn Long vẫn còn đi săn bắn tiêu khiển. Mười thường, bốn cấm: Mười thường là mười bộ phận của cơ thể phải thường xuyên hoạt động hàng ngày. Đó là: răng thường gõ, dãi thường nuốt, tai thường bật, mũi thường thóp, mắt thường liếc, mặt thường xoa, chân thường sát, bụng thường xoay, chân tay thường duỗi, hậu môn thường nâng. Bốn cấm là bốn việc phải thường xuyên cấm kỵ hoặc hạn chế: ăn cấm nói, nằm không mở lời, uống cấm say, sắc cấm mê mệt.
  4. Tuỳ thời thêm bớt: Người ta khi tuổi càng cao việc chuyển hóa thay đổi chất của các cơ năng ngày càng suy giảm, phải tuỳ thời điểm mà tăng mà bớt các thức ăn, uống thích hợp với tuổi tác để luôn mạnh khoẻ kéo dài tuổi thọ. Là một vị vua quyền uy ngang trời, xung quanh đầy thứ ăn ngon mặc đẹp, tửu sắc đầy dẫy, nhưng vua Càn Long đã biết coi trọng đạo dưỡng sinh, biết tuỳ ngộ nhi an ( tuỳ theo hoàn cảnh, giữ cho yên lành ) nên suốt đời nhà vua luôn khoẻ mạnh, sống gần 90 tuổi vẫn xử lý việc triều chính bình thường. Đạo dưỡng sinh của vua Càn Long cũng đáng để người đời sau tham khảo và nghiên cứu ứng dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2