intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp chăm sóc và sử dụng giọng nói hiệu quả

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

127
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có rất nhiều người nghĩ rằng giọng nói vốn là một điều “cố hữu” và không thể làm gì để thay đổi được. Tuy nhiên, với ba lý do sau đây, bạn nên suy nghĩ lại về giọng nói của mình cũng như sử dụng giọng nói làm sao để đạt được hiệu quả khi nói chuyện trước đám đông: 1. Người nghe phải nghiêng mình để có thể lắng nghe bài thuyết trình của bạn hoặc họ phải nhờ người bên cạnh “thuyết minh” để hiểu được những gì bạn đang nói. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp chăm sóc và sử dụng giọng nói hiệu quả

  1. Phương pháp chăm sóc và sử dụng giọng nói hiệu quả Có rất nhiều người nghĩ rằng giọng nói vốn là một điều “cố hữu” và không thể làm gì để thay đổi được. Tuy nhiên, với ba lý do sau đây, bạn nên suy nghĩ lại về giọng nói của mình cũng như sử dụng giọng nói làm sao để đạt được hiệu quả khi nói chuyện trước đám đông: 1. Người nghe phải nghiêng mình để có thể lắng nghe bài thuyết trình của bạn hoặc họ phải nhờ người bên cạnh “thuyết minh” để hiểu được những gì bạn đang nói. 2. Tương tự như thị giác, sự kích thích về thính giác cũng
  2. ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phản hồi cũng như tác động của bài thuyết trình tới công chúng. 3. Hãy coi diễn thuyết trước đám đông là một hoạt động thể chất giống như các môn thể thao. Bạn hãy làm nó bằng tất cả sự cố gắng của mình. Không nên nghĩ rằng giọng nói là điều không thể thay đổi, hãy tập luyện khả năng phát âm hàng ngày và bạn sẽ nhận được kết quả mà mình mong muốn. “Huấn luyện” cho giọng nói của bạn • Hát dưới vòi hoa sen: Hãy để phổi và thanh quản của bạn có cơ hội được “luyện tâp” và điều đó sẽ tăng thêm sức mạnh cho giọng nói của bạn. • Luyện tập thang âm: Tập luyện giọng nói của mình ở tất cả các cung bậc từ cao nhất tới thấp nhất. Bạn không cần phải phát âm ra một cách rõ ràng mà chỉ cần “Hừm” để luyện tập thang âm. • Đọc ra miệng: Việc đọc ra miệng các câu truyện thiếu nhi là cách tốt nhất để bạn luyện tập ngữ điệu của mình một cách đơn giản và thoải mái nhất.
  3. Điều chỉnh tư thế đứng • Một tư thế đứng chuẩn sẽ giúp bạn điều hòa được hơi thở và cường độ âm lượng một cách tốt hơn. • Đứng thẳng lưng, hai vai đẩy ra phía sau và cằm hơi nâng về phía trước. • Đứng cân bằng cơ thể và hông hơi nghiêng nhẹ 45% về bên trái hoặc phải. • Thực hành nâng và thả lỏng vai để thư giãn nhẹ nhàng. • Hãy tưởng tượng bạn đang đứng cân bằng với một cuốn sách đặt trên đỉnh đầu • Thi thoảng hơi nghiêng đầu về các bên để giúp thư giãn các cơ hàm. • Nới lỏng cơ hàm để thư giãn cổ họng, thả lỏng cơ vai và cổ để làm tăng tính cộng hưởng của âm thanh. Điều phối hơi thở • Hơi thở tốt sẽ giúp tăng tính cộng hưởng cho giọng nói của bạn. Những cố gắng “gằn giọng” để tạo tiếng vang âm
  4. vực sẽ khiến cho giọng nói của bạn mang tính căng thẳng. • Luyện tập thở đều từ cơ hoành. Điều này sẽ giúp ngực của bạn được giải phóng và tạo sự cộng hưởng cho, tăng sức mạnh cho giọng nói. • Tập thở hàng ngày theo cách: Hít một hơi vào rồi đếm từ 1 đến 5, sau đó thở ra, tiếp tục đếm từ 1 đến 5 rồi lại hít vào. Dần dần bạn có thể nâng cao mức độ luyện tập bắng cách đếm đến 10 hoặc có thể cao hơn nữa. “Nuôi dưỡng” giọng nói • Việc ăn quá muộn và ăn những thức ăn giàu năng lượng sẽ gây ra tình trạng niêm mạc tiêu hóa và điều này sẽ ảnh hưởng tới giọng nói của bạn. • Không nên dùng café hoặc socola, chúng sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mất nước. • Nước chanh ấm sẽ giúp bạn “bôi trơn” cổ họng một cách hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2