Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP DẪN КДУ ỨNG DỤNG CHO TỔ HỢP TÊN LỬA<br />
PHÒNG KHÔNG C125-2TM<br />
Nguyễn Văn Sơn*, Nguyễn Xuân Thiện, Chu Văn Hiệp,<br />
Phạm Công Tư, Chu Văn Thu<br />
Tóm tắt: Tổ hợp tên lửa phòng không cải tiến C125-2TM đã ứng dụng phương<br />
pháp dẫn КДУ (điều khiển vi phân động học bay) để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Đây<br />
là phương pháp dẫn có nhiều ưu điểm so với các phương pháp dẫn truyền thống.<br />
Bài báo phân tích các vấn đề về phương pháp dẫn КДУ, để làm rõ hơn các ưu<br />
điểm và khả năng ứng dụng trong thực tế đối với phương pháp dẫn này.<br />
Từ khóa: Phương pháp dẫn; КДУ.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Như chúng ta đã biết để điều khiển tên lửa gặp mục tiêu cần phải áp đặt một<br />
mối liên hệ nào đó đối với chuyển động tương đối giữa tên lửa và mục tiêu, mối<br />
liên hệ này được thể hiện bằng biểu thức [3]:<br />
.<br />
. .<br />
0 0 <br />
F D, D, V , V , X 1 , X 1 , t 0;<br />
(a)<br />
<br />
<br />
ở đây: F(.) - hàm vô hướng.<br />
D , D - véc tơ cự ly giữa tên lửa - mục tiêu và đạo hàm của nó.<br />
V , V - véc tơ tốc độ tên lửa và đạo hàm của nó.<br />
X 0 , X 0 - véc tơ đơn vị trục dọc tên lửa và đạo hàm của nó.<br />
1 1<br />
<br />
Mối liên hệ này được cụ thể hóa bằng phương pháp dẫn, đó là cách tổ chức<br />
điều khiển tên lửa, sao cho biểu thức (a) được thực hiện đúng thì tên lửa sẽ gặp mục<br />
tiêu. Như vậy về mặt nguyên tắc thì số lượng các phương pháp dẫn sẽ không bị hạn<br />
chế mà vấn đề đáp ứng về kỹ thuật và công nghệ sẽ hạn chế số lượng các phương<br />
pháp dẫn. Thực tế hiện nay có 3 phương pháp dẫn được nghiên cứu, ứng dụng, đó là:<br />
dẫn ba điểm; dẫn tiếp cận tỷ lệ; dẫn song song. Trong đó phương pháp dẫn ba điểm<br />
và phương pháp dẫn tiếp cận tỷ lệ được ứng dụng rộng rãi do điều kiện đáp ứng về kỹ<br />
thuật và công nghệ cho phép.<br />
Với điều kiện kỹ thuật và công nghệ đáp ứng hiện nay, tổ hợp tên lửa phòng<br />
không cải tiến C125-2TM đã ứng dụng phương pháp dẫn КДУ (điều khiển vi<br />
phân động học bay) để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Bài báo phân tích các vấn đề về<br />
phương pháp dẫn КДУ, để làm rõ hơn các ưu điểm và khả năng ứng dụng trong<br />
thực tế đối với phương pháp dẫn này.<br />
2. PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP DẪN КДУ ỨNG DỤNG CHO TỔ HỢP<br />
TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG C125-2TM<br />
Trong tổ hợp tên lửa phòng không C125-2TM ứng dụng hai phương pháp<br />
dẫn: phương pháp dẫn 3 điểm (MTT) và phương pháp dẫn phương pháp dẫn<br />
<br />
<br />
<br />
136 N. V. Sơn, …, C. V. Thu, “Phương pháp dẫn … tên lửa phòng không C125-2TM.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
КДУ. Để thấy được sự khác biệt giữa 2 phương pháp này, chúng ta phân tích bản<br />
chất quá trình ứng dụng các phương pháp dẫn khi điều khiển tên lửa gặp mục tiêu.<br />
Đối với phương pháp dẫn 3 điểm (MTT) phương trình động học của phương<br />
pháp này là phương trình đại số, thể hiện mối liên hệ giữa tọa độ tên lửa và tọa độ<br />
mục tiêu. Các tọa độ này được xác định tương đối so với điểm thứ 3, đó là đài<br />
điều khiển. Như vậy với phương pháp dẫn này quá trình điều khiển tên lửa gặp<br />
mục tiêu được thực hiện theo vị trí (tọa độ tên lửa - mục tiêu) trong hệ tọa độ của<br />
đài điều khiển [3].<br />
Khác với phương pháp dẫn MTT, phương pháp dẫn КДУ được thiết lập trên<br />
cơ sở phương pháp dẫn 2 điểm, ở đây phương trình động học điều khiển được<br />
thiết lập trong mối liên hệ không chỉ giữa các tọa độ tương đối tên lửa-mục tiêu<br />
mà còn giữa các đạo hàm của chúng. Như vậy phương trình động học của phương<br />
pháp dẫn КДУ là phương trình vi phân, phương trình này sẽ không thể ứng dụng<br />
để điều khiển tên lửa theo vị trí. Bởi vì mục tiêu luôn cơ động không biết trước<br />
nên về nguyên tắc nó sẽ không đưa ra được các vị trí tương đối tên lửa - mục tiêu<br />
mong muốn trong quá trình dẫn. Các vị trí tương đối tên lửa - mục tiêu tại mọi<br />
thời điểm thỏa mãn phương trình này nếu chúng nằm ở các vị trí cho trước tương<br />
ứng với các đạo hàm của nó (bậc của đạo hàm thường không lớn hơn 2). Bởi vậy<br />
nguyên tắc điều khiển tên lửa theo phương pháp dẫn КДУ được thiết lập theo<br />
phương pháp dẫn 2 điểm cần phải xác định thêm trạng thái của véc tơ tốc độ<br />
tương đối tên lửa - mục tiêu theo vị trí tức thời của tên lửa. Để đảm bảo độ chính<br />
xác trong quá trình dẫn tên lửa theo phương pháp này, phải liên tục tính toán các<br />
tham số trạng thái véc tơ tốc độ tương đối của tên lửa tại mọi thời điểm có tính<br />
đến mối liên hệ với đài điều khiển và đo được các tham số thực của véc tơ này, từ<br />
đó xác định sai số dẫn để lập lệnh điều khiển tên lửa bám theo mục tiêu.<br />
Trong tổ hợp điều khiển tên lửa S125-2TM, phương trình động học của<br />
phương pháp dẫn КДУ được xác định bằng việc giải bài toán tối ưu quá trình dẫn<br />
tên lửa đến mục tiêu, đồng thời với nó là xác định luật điều khiển gia tốc pháp<br />
tuyến của tên lửa. Tiêu chuẩn tối ưu ở đây được xác định là tối thiểu độ cong quỹ<br />
đạo bám mục tiêu và gia tốc điều khiển. Với phương pháp dẫn này, tên lửa được<br />
điều khiển đến mục tiêu sẽ có gia tốc điều khiển và độ cong quỹ đạo nhỏ hơn.<br />
Thực chất vấn đề đặt ra ở đây là xác định các dữ liệu đầu vào và luật thay<br />
đổi các góc trạng thái của véc tơ tốc độ tương đối của tên lửa tại mọi thời điểm<br />
trên quỹ đạo bay của tên lửa đến mục tiêu để đảm bảo độ cong quỹ đạo và gia tốc<br />
pháp tuyến điều khiển tên lửa là nhỏ nhất. Xét chuyển động tương đối giữa tên lửa<br />
và mục tiêu xét trong mặt phẳng đứng được mô tả trên hình 1.<br />
Vmt<br />
θmt<br />
Dm MT<br />
x1<br />
Vp <br />
qp<br />
<br />
p<br />
p<br />
TL X1<br />
Hình 1. Chuyển động tương đối giữa tên lửa và mục tiêu.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 137<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Ở đây: MT – Mục tiêu; TL – Tên lửa; - Góc giữa trục dọc tên lửa với<br />
đường ngắm TL-MT; p - Góc nghiêng trục dọc tên lửa; - Góc tấn; Dm – Cự ly<br />
TL – MT, quy ước là đường nối trọng tâm hai đối tượng; σ – Góc nghiêng đường<br />
ngắm TL – MT so với mặt phẳng ngang; θp – Góc nghiêng quỹ đạo tên lửa; qp –<br />
Góc đón (góc hợp bởi vector tốc độ TL với đường ngắm TL-MT).<br />
Các dữ liệu cần phải xác định đó là: cự ly (Dm) và ( D m ); góc nghiêng đường<br />
); góc nghiêng quỹ<br />
), góc trạng thái của tên lửa ( p ) và ( <br />
ngắm TL-MT () và ( p<br />
<br />
, ); góc tấn α, góc trượt của tên lửa;<br />
đạo tên lửa, mục tiêu ( p ,mt ) và ( p mt<br />
tốc độ tên lửa, mục tiêu ( Vp ,Vmt ).<br />
Để phân tích làm rõ phương pháp dẫn КДУ như đã trình bày ở trên, chúng<br />
ta đi sâu phân tích phương pháp dẫn 2 điểm. Bản chất của phương pháp dẫn 2<br />
điểm là tại mọi thời điểm của quá trình dẫn, vec tơ tốc độ của tên lửa luôn tạo với<br />
đường ngắm TL-MT một góc xác định k q pk , k là chỉ số mong muốn [1], ở<br />
đây qpk là góc đón.<br />
Trường hợp ( k ) xác định phương pháp dẫn đuổi không đón.<br />
Trường hợp ( k q pk ) xác định phương pháp dẫn đuổi có đón.<br />
Phạm vi ứng dụng đối với phương pháp dẫn đuổi với góc đón bằng không<br />
là rất hạn chế, phương pháp này không thể ứng dụng được để dẫn tên lửa “đất đối<br />
không” khi tấn công mục tiêu từ bán cầu trước.<br />
Phương pháp dẫn đuổi có đón mềm dẻo hơn, sẽ cải thiện được quỹ đạo của<br />
tên lửa khi dẫn đến mục tiêu (quỹ đạo sẽ được nắn thẳng hơn), đặc biệt khi góc<br />
đón được tính toán thay đổi theo một quy luật nào đó phụ thuộc vào các biến số là<br />
các tham số chuyển động tương đối giữa tên lửa và mục tiêu. Tức là góc đón là<br />
một hàm mà các biến là các tham số chuyển động tương đối tên lửa - mục tiêu.<br />
Khi này theo hình 1, ta có phương trình toán thể hiện phương pháp dẫn như sau:<br />
k q(t ) (1)<br />
Ở đây q(t) là hàm thay đổi theo thời gian, hàm này là nghiệm của bài toán<br />
tối ưu về nắn thẳng quỹ đạo bay cũng như cực tiểu gia tốc pháp tuyến điều khiển<br />
tên lửa, đây chính là bản chất của phương pháp dẫn КДУ. Xét về bài toán tổng thể<br />
điều khiển tên lửa theo phương pháp dẫn КДУ thì hàm q(t) chính là nghiệm của<br />
hệ phương trình động học điều khiển tên lửa kết hợp với các phương trình sai<br />
phân về trạng thái của véc tơ tốc độ tương đối tên lửa-mục tiêu trong không gian.<br />
Hàm q(t) tối ưu được hệ thống máy tính số trên đài điều khiển tính toán xác định<br />
trong suốt quá trình dẫn tên lửa đến mục tiêu. Có thể xác định hàm q(t) như sau:<br />
q (t ) f ( D, V p , V mt , , t...) (2)<br />
Phương trình đặc trưng của luật điều khiển khi này có dạng [1]:<br />
( p k ) p ( q (t )) (3)<br />
<br />
<br />
138 N. V. Sơn, …, C. V. Thu, “Phương pháp dẫn … tên lửa phòng không C125-2TM.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
– Luật điều khiển; θp – Góc nghiêng quỹ đạo tên lửa; k – Góc hợp bởi<br />
vector tốc độ TL với đường ngắm TL-MT; σ – Góc nghiêng đường ngắm TL –<br />
MT so với mặt phẳng ngang.<br />
Chuyển động tương đối của tên lửa và mục tiêu trong mặt phẳng đứng, theo<br />
phương pháp dẫn 2 điểm được biểu diễn bằng các phương trình động hình học [1]:<br />
D m Vmt cos(mt ) Vp cos( p )<br />
<br />
Dm Vmt sin(mt ) Vp sin( p ) (4)<br />
Từ các biểu thức (3), (4) ta nhận được:<br />
1<br />
(Vmt sin (t ) V p sin q (t )) ; (5)<br />
Dm<br />
Vp Vmt<br />
Đặt m , ta có: (sin (t ) m sin q (t )) ; (6)<br />
Vmt Dm<br />
Ở đây: Vmt – tốc độ mục tiêu [m/s]; Vp – tốc độ tên lửa [m/s];<br />
Chúng ta thấy phương trình (6) xác định luật thay đổi góc quỹ đạo động học<br />
dẫn tên lửa đến mục tiêu, ở đây ngoài thành phần sai lệch góc bám tên lửa – mục<br />
tiêu còn có thành phần góc đón q(t) là một hàm thay đổi phụ thuộc vào các<br />
tham số của véc tơ tốc độ chuyển động tương đối tên lửa- mục tiêu. Phương trình<br />
này đặc trưng cho phương pháp dẫn КДУ.<br />
Để đánh giá ưu điểm của phương pháp này cần phải xác định độ cong quỹ<br />
đạo và gia tốc điều khiển tên lửa.<br />
Độ cong quỹ đạo động được xác định bởi biểu thức [1], [2]:<br />
1 R <br />
C ;<br />
(7)<br />
R Vp Vp<br />
Trong đó: C - độ cong quỹ đạo [1/m]; R – bán kính từ tâm quay tới quỹ đạo<br />
[m]; R - tốc độ góc quay đường ngắm [rad/s];<br />
Từ biểu thức (5), (7), ta nhận được biểu thức xác định đường cong quỹ đạo:<br />
1<br />
C (Vmt sin (t ) V p sin q (t )) ; (8)<br />
DmV p<br />
Gia tốc pháp tuyến điều khiển tên lửa được xác định bằng biểu thức [2, 3]:<br />
W p V p ; (9)<br />
Kết hợp các biểu thức (7), (8), (9), ta có biểu thức xác định gia tốc pháp<br />
tuyến điều khiển tên lửa:<br />
Vp<br />
W p V p2C (Vmt sin (t ) V p sin q (t )) (10)<br />
Dm<br />
V pVmt<br />
Hay: Wp (sin (t ) m sin q (t )) (11)<br />
Dm<br />
Từ (11) ta có biểu thức xác định góc đón q(t) để gia tốc pháp tuyến Wp luôn<br />
nhỏ nhất:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 139<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
sin (t ) (12)<br />
q (t ) arcsin <br />
m <br />
Biểu thức (12) có ý nghĩa về lý thuyết tính toán xác định góc đón trước<br />
điểm gặp tên lửa - mục tiêu trong quá trình dẫn để gia tốc điều khiển tên lửa là<br />
nhỏ nhất. Trong thực tế, cần phải đưa vào hệ số lệnh điều khiển k phù hợp để nhận<br />
được góc đón tối ưu, như biểu thức (13):<br />
sin (t ) (13)<br />
q (t ) K .arcsin <br />
m <br />
Việc xác định hệ số k phải được thực hiện thông qua mô phỏng, thử nghiệm<br />
thực tế. Trên cơ sở các biểu thức (4), (6), (11), (13), lập mô hình khảo sát, đánh<br />
giá gia tốc pháp tuyến và độ cong quỹ đạo trong quá trình điều khiển tên lửa đến<br />
mục tiêu.<br />
3. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP DẪN КДУ ỨNG DỤNG CHO<br />
TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG C125-2TM<br />
Để khảo sát đánh giá phương pháp dẫn КДУ nhóm tác giả đã xây dựng hệ<br />
phương trình động học điều khiển tên lửa đến mục tiêu theo phương pháp 2 điểm,<br />
kết hợp với các phương trình (4), (6), (11), (13) như đã dẫn biện ở trên, từ đó lập<br />
mô hình khảo sát đánh giá quỹ đạo chuyển động và gia tốc pháp tuyến điều khiển<br />
tên lửa. Vì đây là một vấn đề rất lớn, trong khuôn khổ bài báo không cho phép<br />
trình bày đầy đủ các phương trình toán cũng như các mô hình khảo sát. Bằng công<br />
cụ mô phỏng chuyên dụng Labview, khảo sát trên mô hình với các trường hợp cụ<br />
thể. Chúng ta nhận được các đường quỹ đạo và quá tải của tên lửa khi chưa tối ưu<br />
bài toán dẫn và khi tối ưu bài toán dẫn tên lửa đến mục tiêu (phương pháp dẫn<br />
КДУ) như sau:<br />
a) Khảo sát với trường hợp khi bắn mục tiêu: tốc độ: 700m/giây; độ cao<br />
10km; cự ly 22,4km; tốc độ tên lửa 1000m/giây.<br />
b) Khảo sát với trường hợp khi bắn mục tiêu: tốc độ: 500m/giây; độ cao<br />
20km; cự ly 28,3km; tốc độ tên lửa 1000m/giây.<br />
Nhận xét: Từ các kết quả khảo sát nhận được khi bắn mục tiêu ở các tốc<br />
độ, cự ly và độ cao khác nhau, chúng ta thấy:<br />
- Với phương pháp điều khiển khi chưa được tối ưu thì độ cong quỹ đạo, độ<br />
lớn của gia tốc pháp tuyến điều khiển tên lửa và thời gian tiêu diệt mục tiêu<br />
đều lớn hơn rất nhiều so với phương pháp điều khiển khi đã được tối ưu<br />
trong quá trình dẫn (phương pháp dẫn КДУ), (hình 2, a, b).<br />
- Gia tốc pháp tuyến điều khiển tên lửa khi chưa tối ưu phương pháp dẫn có<br />
giá trị tăng dần và rất lớn (hàng trăm m/s2) khi cận mục tiêu. Khi tối ưu<br />
bằng phương pháp dẫn КДУ gia tốc pháp tuyến điều khiển tên lửa nhỏ hơn<br />
rất nhiều và hầu như không thay đổi (