intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ EU VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI ASEAN

Chia sẻ: Phạm Đức Linh003 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

287
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu - EU đã trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. Quá trình phát triển EU đồng thời là quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế chính trị, hướng tới xây dựng EU thành một nhà nước “Liên bang”. Mục đích của bài nghiên cứu này là phân tích một

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ EU VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI ASEAN

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ EU VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI ASEAN THE PROCESS OF FORMATION AND DEVELOPMENT OF EU POLITICAL INSTITUTIONS SYSTEM AND EXPERIENCE FOR ASEAN SVTH: Trương Thị Ngọc Hà Lớp 06CNQT01, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại Ngữ GVHD: PGS.TS Phạm Quang Minh Khoa Quốc tế học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội TÓM TẮT Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu - EU đã trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. Quá trình phát triển EU đồng thời là quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế chính trị, hướng tới xây dựng EU thành một nhà nước “Liên bang”. Mục đích của bài nghiên cứu này là phân tích một cách hệ thống và đầy đủ sáu thể chế cơ bản của hệ thống chính trị EU là Hội đồng Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu, Tòa án Châu Âu và Tòa án Kiểm toán, trong đó chú trọng đến những sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở đó, có thể rút ra một số kinh nghiệm phù hợp với quá trình xây dựng ASEAN. ABSTRACT For over 50 years of formation and development, the European Union - EU has become the most successful regional organization in the world. The EU development process is also the process of completing the political institutions system, for building th e EU into “a federal state”. Objective of this study is to analyze systematically and fully six basic institutions of the EU political system: European Council, European Commission, European Parliament, European Council of Ministers, Court of Justice and Court of Auditors, especially focuses on the amendments and supplements. On that basis, we can draw some relevant experience with the process of building ASEAN. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Liên minh châu Âu EU là hình mẫu thành công về tổ chức liên kết khu vực trên thế giới. Việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thể chế chính trị EU là việc làm vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, góp phần rút ra những bài học kinh nghiệm cho các tổ chức khu vực khác, trong đó có ASEAN. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Phần lớn các bài viết về hệ thống thể chế chính trị EU chỉ nêu các thông tin cơ bản hoặc cụ thể về một cơ quan nhất định. Các sửa đổi gần đây của Hiệp ước Lisbon chỉ được đề cập trong các bài báo mà chưa được chính thức đưa vào các bài nghiên cứu tổng thể. 3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: các thể chế chính trị EU – quá trình hình thành và phát triển  Khách thể nghiên cứu: Liên minh châu Âu EU 381
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống quá trình hình thành và các bước phát triển của hệ thống thể chế chính trị EU từ khi thành lập đến thời điểm Hiệp ước Lisbon được ký kết. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm đối với quá trình xây dựng ASEAN. 5. Phạm vi nghiên cứu Chú trọng đến những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện thể chể chính trị EU, đặc biệt là sự ra đời của Hiệp ước Lisbon, tiến tới xây dựng EU thành một nhà nước “Liên bang”. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp kế thừa  Phương pháp so sánh 7. Tài liệu tham khảo  Tạp chí và báo cáo khoa học chuyên ngành, các ngành liên quan  Phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, chương trình phát thanh, các website… 8. Đóng góp của bài nghiên cứu  Nội dung: Cung cấp cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thể chế chính trị EU; thấy được các thành công và hạn chế và qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho ASEAN  Lý luận: Gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo 9. Cấu trúc của bài nghiên cứu Bao gồm Mở đầu, Nội dung (3 chương), Kết luận và Tài liệu tham khảo. CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU 1.1. Bối cảnh Châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc đã để lại một châu Âu hoang tàn, rời rã về chính trị và khập khiễng về kinh tế, phải phụ thuộc vào bên ngoài. Hoàn cảnh đó đặt châu Âu đứng trước một thách thức lớn: tìm giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn trước mắt và tìm lại vị thế là một trung tâm quyền lực như trước đây. Kết quả là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), sau là Liên minh châu Âu (EU). 1.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của Liên minh châu Âu Quá trình kết nạp các thành viên, mở rộng EU theo chiều rộng:  1958: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Italia.  1973: Đan Mạch, Ireland, Anh  1981: Hi lạp 382
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010  1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha  1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển  2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp  2007: Rumani, Bungary Quá trình đẩy mạnh liên kết giữa các nước thành viên EU theo chiều sâu: 1951 1957 1967 1987 1990 1992 1997 1999 2001 2009 Hiệp Hiệp Hiệp Thị trường Hiệp Hiệp Hiệp Đồng Hiệp Hiệp ước ước ước nội địa ước ước ước ước ước EURO Merger thống nhất Schengen Maastricht Amsterdam Paris Lisbon Rome Nice châu Âu 1.3. Khái quát về hệ thống thể chế chính trị của EU Quá trình ra quyết định của EU bao gồm 3 thể chế chính: Nghị viện châu Âu; Hội đồng Bộ trưởng châu Âu và Ủy ban châu Âu. Các thể chế đóng vai trò quan trọng khác là Tòa án Tư pháp, Tòa án Kiểm toán và Hội đồng châu Âu. Bên cạnh các thể chế cơ bản trên, EU còn có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các lĩnh vực cụ thể. CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ EU 2.1. Sự phát triển của Hội đồng châu Âu (European Council)  Trụ sở: Brussels (Bỉ), nơi đưa ra quyết định chính của EU.  Vai trò: Giải quyết các vấn đề còn tồn tại từ các cuộc thảo luận ở cấp thấp hơn; Hướng dẫn chính sách đối ngoại; Chính thức phê chuẩn các tài liệu quan trọng; Tham gia các cuộc đàm phán về việc thay đổi các hiệp ước của EU.  Từ năm 1974, Hội đồng châu Âu được hợp thức hóa và mỗi năm họp từ 2 – 3 lần.  Chủ tịch Hội đồng châu Âu có nhiệm kỳ 2 năm rưỡi và có thể tái đắc cử. 2.2. Sự phát triển của Ủy ban châu Âu (European Commission)  Thành lập năm 1951, trụ sở đặt tại Brussels, là cơ quan điều hành liên minh.  Độc lập với chính quyền các quốc gia, đại diện và bảo vệ lợi ích của toàn EU.  Chức năng: Đề xuất dự thảo luật; Giám sát, thực hiện các chính sách và ngân sách của EU; Thi hành pháp luật châu Âu; 383
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Đại diện cho EU trên trường quốc tế.  Gồm 27 ủy viên, có nhiệm kỳ công tác 5 năm và chịu trách nhiệm trước Nghị viện. 2.3. Sự phát triển của Nghị viện châu Âu (European Parliament-EP)  Ra đời năm 1951.  Từ 1979 được công dân các nước thành viên bầu trực tiếp và đại diện cho lợi ích của họ.  3 chức năng chính: Thông qua luật pháp châu Âu; Giám sát tính dân chủ của các thể chế khác của EU, đặc biệt là Uỷ ban; Phê duyệt ngân sách EU.  Không ngừng được tăng cường quyền lực. 2.4. Sự phát triển của các cơ quan khác trong hệ thống thể chế chính trị EU 2.4.1. Hội đồng Bộ trưởng châu Âu (European Council of Miniters)  Gồm các đại diện ở hàm bộ trưởng của mỗi quốc gia.  Thiết chế duy nhất của EU mà ở đó mỗi thành viên là người đại diện cho lợi ích quốc gia của mình khi tham gia những quyết định cuối cùng.  Cơ quan lập pháp tối cao, có quyền thông qua những quyết định cuối cùng.  Vị trí Chủ tịch được luân phiên giữa các nước thành viên 6 tháng một lần. 2.4.2. Tòa án Tư pháp châu Âu (Court of Justice)  Được thành lập từ Hiệp ước Roma ngày 25/3/1957, có trụ sở đặt tại Luxembourg.  Một thể chế siêu quốc gia rất đặc thù và quan trọng.  Nhiệm vụ: Xem xét tính pháp lý của luật pháp EC Đảm bảo tính tương thích của luật pháp quốc gia với luật EC Giải quyết các tranh chấp pháp lý  Không có thẩm quyền áp đặt trực tiếp các phán quyết của mình 2.4.3. Tòa án Kiểm toán (Court of Auditors)  Được thiết lập vào năm 1975, có trụ sở tại Luxembourg.  Kiểm tra việc thu và chi tiêu các quỹ của EU.  Có quyền kiểm tra bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào quản lý các quỹ của EU.  Các thành viên có nhiệm kỳ sáu năm, có thể tái đắc cử. CHƢƠNG 3. TRIỂN VỌNG CỦA HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ EU 3.1. Một số thành công của hệ thống thể chế chính trị EU Hệ thống thể chế chính trị EU được xây dựng theo mô hình liên bang.  Thực hiện nguyên tắc phân chia thẩm quyền và giám sát lẫn nhau trong hệ thống.  384
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Thủ tục ra quyết định được mở rộng, thúc đẩy sự liên kết theo chiều sâu của EU.  Những thay đổi nhằm tăng hiệu quả hoạt động và tính dân chủ của các thể chế.  Hai vị trí lãnh đạo mới, góp phần đưa ra hình ảnh một EU thống nhất.  3.2. Một số hạn chế của hệ thống thể chế chính trị EU Quyền hạn của Nghị viện châu Âu vẫn còn một số hạn chế nhất định.  Sự phân định thẩm quyền ở cấp độ Liên minh chưa thực sự rõ ràng.  Tranh cãi xung quanh hai vị trí lãnh đạo Liên minh.  3.3. Kinh nghiệm xây dựng thể chế chính trị EU đối với ASEAN 3.3.1. Giới thiệu về ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được thành lập ngày 8/8/1967. Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến 10 thành viên như hiện nay, ASEAN đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Hiến chương ASEAN ra đời là kết quả nỗ lực của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc xây dựng một bản hiến pháp chung cho toàn khối, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. 3.3.2. Vài nét so sánh EU và ASEAN  Mức độ liên kết khu vực của EU đạt trình độ cao hơn nhiều so với ASEAN.  Quá trình liên kết của EU bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế còn ASEAN là từ chính trị.  EU xây dựng liên minh theo nguyên tắc liên bang trong khi các nước ASEAN đề ra nguyên tắc liên kết kiểu hợp bang, lỏng lẻo về xây dựng thể chế.  Mô hình tổ chức quản lý và hoạch định chính sách của EU chặt chẽ hơn ASEAN.  Những điểm khác nhau cơ bản về hệ thống các thể chế chính trị. 3.3.3. Bài học kinh nghiệm của EU đối với ASEAN Muốn lên kết chặt chẽ về kinh tế phải gắn cùng chính trị.  Sử dụng nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số trong những lĩnh vực quan trọng.  Khắc phục tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.  KẾT LUẬN Sau hơn 50 hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu EU được đánh giá là tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay với quá trình liên kết kinh tế và dần chuyển sang liên kết chính trị - xã hội giữa các thành viên. Hệ thống thể chế chính trị EU không ngừng được hoàn thiện thông qua những lần sửa đổi, bổ sung các hiệp ước. Những bậc thang liên kết khu vực của EU và những cải cách thể chế chính trị cấp độ EU qua từng giai đoạn liên kết khu vực là những kinh nghiệm quan trọng nhằm tạo cho các nước thành viên ASEAN có thể cùng nhau xây dựng mô hình thể chế phù hợp với sự đa dạng văn hóa và dân tộc của các nước thành viên. 385
  6. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Đức Thọ (2003), “Bản chất và cơ chế hoạt động của Hệ thống chính trị Liên minh châu Âu (EU)”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (5/2003), tr. 14-21. [2] Đinh Công Tuấn (2001), “Những thể chế (tổ chức) cơ bản trong Liên minh châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (3/2001), tr. 69-75. [3] Đinh Công Tuấn (2007), “Mô hình liên kết và hội nhập của EU và ASEAN – Những so sánh và đánh giá bước đầu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (8/2007), tr. 38-48. [4] Đặng Thế Truyền (2006), Hệ thống thể chế chính trị và cải cách thể chế chính trị EU trong bối cảnh Liên minh châu Âu mở rộng, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Viện nghiên cứu châu Âu, Hà Nội. [5] http://vi.wikipedia.org [6] http://www.tgvn.com.vn [7] http://en.wikipedia.org [8] http://www.delvnm.e.europa.eu [9] http://www.europa.eu 386
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2