
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
383
QUAN NIỆM CỦA ĂNGGHEN VỀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI
TRONG TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN”
Nguyễn Thị Cẩm Tú, Hoàng Trọng Vinh
Trường Đại học Thủy lợi, email: Tuntc@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Ph.Ăngghen - một trong những nhà triết
học vĩ đại của thế kỷ XIX, là người cộng sự
thân thiết của C.Mác. Ông đã để lại một kho
tang lý luận tri thức kiệt suất cho nhân loại.
Trong đó phải kể đến tác phẩm “Biện chứng
của tự nhiên” được ông trình bày nhiều quan
điểm sâu sắc về sự tiến hóa và phát triển của
loài người. Một trong những chủ đề nổi bật
của tác phẩm đó là vấn đề “Vai trò của lao
động trong quá trình chuyển biến vượn thành
người”. Với sự luận giải trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của khoa học tự nhiên,
Ăngghen đã góp phần đem lại cái nhìn mới,
cái nhìn khoa học về quá trình tiến hóa từ
vượn thành người thông qua vai trò của lao
động, được coi là mảnh ghép hoàn chỉnh lý
luận của chủ nghĩa Mác về sự hình thành và
phát triển con người, xã hội loài người.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với
một số phương pháp khác như phân tích-tổng
hợp, phương pháp logic-lịch sử... để làm sáng
tỏ “vai trò của lao động trong quá trình
chuyển biến vượn thành người” trong tác
phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ăngghen
về mặt lý luận và thực tiễn.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái lược về sự ra đời của tác phẩm
biện chứng của tự nhiên
Tác phẩm được Ăngghen bắt tay viết từ
tháng 2-1870, nhưng đến năm 1876 thì bị gián
đoạn. Sau đó Ăngghen đã dành hai năm để viết
những bài báo phê phán chủ nghĩa Đuyrinh.
Sau đó, ông lại tiếp tục nghiên cứu những vấn
đề phép biện chứng của tự nhiên. Cho đến năm
1883, khi C.Mác mất, ông lại một lần nữa tạm
dừng việc viết tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên” để dành thời gian vào việc hoàn thành
xuất bản bộ Tư bản và việc lãnh đạo phong
trào công nhân quốc tế. Tập sách này đến năm
1895 khi ông mất vẫn chưa được hoàn thiện.
Đến năm 1925, tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên mới được xuất bản ở Mátxcơva. Sự ra
đời của tác phẩm này mang lại một giá trị khoa
học, là bước tiến xa hơn, hoàn thiện hơn, đầy
đủ và khoa học hơn so với kinh Cựu ước về
nguồn gốc của loài người, đồng thời nó mang
lại giá trị to lớn trong lý luận của chủ nghĩa
Mác: “nó vẽ nên một bức tranh biện chứng về
thế giới mà khâu quan trọng là trình bày sự quá
độ từ giới tự nhiên lên xã hội loài người” [1].
Chính vì thế, cho đến nay, sức sống của tác
phẩm này vẫn còn mãi với thời gian như một
kho báu lấp lánh tràn đầy trí tuệ của một bậc
thiên tài thế kỉ XIX.
3.2. Nội dung chủ yếu trong quan niệm
của Ăngghen về vai trò của lao động đối với
quá trình chuyển biến từ vượn thành người
trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”
3.2.1. Quan niệm về lao động
Khi bàn về lao động, Ăngghen đã đồng
tình quan niệm lao động với các nhà kinh tế
chính trị “Lao động là nguồn gốc của mọi của
cải. …khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung
cấp những vật liệu cho lao động biến thành
của cải” [2; tr.299]. Với cái nhìn biện chứng
sâu sắc của Ăngghen, ông đã bổ sung quan
niệm về lao động một cách đầy đủ: “Lao
động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ
đời sống loài người, và như thế đến một mức