intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

86
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiêu Chuẩn Cá Bố Mẹ : - Cá cái: Chọn những con khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng, từ 3 năm tuổi trở lên, ngoại hình hoàn chỉnh không bị dị hình, dị tật, trọng lượng cá từ 2,5-3kg trở lên đưa vào nuôi vỗ. - Cá đực: Chọn những con từ 2 năm tuổi trở lên, khoẻ mạnh, ngoại hình hoàn chỉnh, không bị dị hình, dị tật, lỗ sinh dục hơi lồi, vuốt nhẹ vùng lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đục như sữa chảy ra. Số lượng cá đực chọn cho tham gia sinh sản gấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra

  1. Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra Tiêu Chuẩn Cá Bố Mẹ : - Cá cái: Chọn những con khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng, từ 3 năm tuổi trở lên, ngoại hình hoàn chỉnh không bị dị hình, dị tật, trọng lượng cá từ 2,5-3kg trở lên đưa vào nuôi vỗ. - Cá đực: Chọn những con từ 2 năm tuổi trở lên, khoẻ mạnh, ngoại hình hoàn chỉnh, không bị dị hình, dị tật, lỗ sinh dục hơi lồi, vuốt nhẹ vùng lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đục như sữa chảy ra. Số lượng cá đực chọn cho tham gia sinh sản gấp 2 lần số cá cái (tỷ lệ đực:cái là 2:1) II . Sản Xuất Giống : * Chuẩn bị ao nuôi vỗ - Ao nuôi cá bố mẹ có diện tích từ 1.000-2.000m2, hình vuông hoặc hình chữ nhật, độ sâu từ 2-3m. Nguồn cung cấp nước cho ao phải hệ thống cấp nước và thoát nước chủ động. - Trước khi thả cá: + Ao phải được tát cạn. + Dọn cỏ, mé cây xung quanh bờ ao. + Sên vét sình bùn cho đến khi đáy ao còn lớp bùn loãng 10-15cm. + Đắp lại những chỗ sạt lở và hang hốc.
  2. - Dùng vôi bột rải đều khắp ao (khoảng 7-15kg/100m2) tùy đất ao phèn nhiều hay ít, phơi nền đáy ao khoảng 3-5 ngày, lúc này mặt đáy ao vừa nứt chân chim thì tiến hành cấp nước vào ao nuôi qua túi lọc cho đến khi đạt độ sâu từ 2-3m. * Thời gian nuôi vỗ - Thời điểm nuôi vỗ phát dục cá bố mẹ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Cho cá đẻ từ tháng 2-3 trở đi. Tiếp tục nuôi vỗ để cho đẻ tái phát 1 lần nữa trong năm, có thể kéo dài tới tháng 10. * Mật độ nuôi vỗ - Mật độ: 1-1,2kg cá/m2. - Cá đực và cá cái được nuôi chung. Tỉ lệ đực/cái: 1/1. * Thức ăn: - Là loại thức ăn viên công nghiệp dạng nổi hàm lượng đạm (Protein) phải đảm bảo từ 30% trở lên. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại vitamin A, C, D, E, nhóm B, Premix khoáng để cá nhanh phát dục và tăng sức đề kháng cơ thể phòng chống được bệnh. - Khẩu phần ăn: 2-3% trọng lượng cá/ngày. * Cách cho ăn - Hàng ngày cho cá ăn: 2 lần/ngày. Sáng từ 7-8h, chiều từ 16-17h. - Thức ăn được rải đều khắp mặt ao
  3. - Thường xuyên quan sát hoạt động và khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. - Vào thời gian đầu mới nuôi vỗ, cá ăn mạnh nên khẩu phần ăn cao hơn những giai đoạn khác. Giai đoạn tuyến sinh dục cá bước vào thành thục và chuẩn bị đẻ trứng thì cá ăn kém đi, khẩu phần ăn giảm xuống. * Chăm sóc và quản lý ao nuôi - Trong 2 tháng đầu, mỗi tuần thay nước ít nhất một lần với 20%-30% thể tích nước trong ao. Từ tháng thứ 3 trở đi mỗi ngày thay nước từ 10-20% lượng nước trong ao. - Nếu thấy chất lượng nước ao bị xấu phải thay nhiều nước hơn lượng nước thay định kỳ để môi trường ao trở lại bình thường. Vào các ngày nắng nóng, nhiệt độ lên cao, cần cấp nước mới nhiều hơn cho ao. * Kiểm tra cá bố mẹ - Kiểm tra lần đầu sau nuôi vỗ được 2 tháng. - Định kỳ kiểm tra cá bố mẹ và ghi chép đầy đủ số liệu của từng cá thể cá đực, cá cái đã được đánh số. Các chỉ tiêu cần xác định: độ béo (cảm quan ngoại hình), cân trọng lượng, đo kích thước vòng bụng của cá cái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2