intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sacôm xương ở trẻ em (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán tế bào học bằng kim nhỏ Chỉ hữu ích trong trường hợp sacôm tạo xương điển hình về lâm sàng và hình ảnh điện quang, chẩn đoán tế bào học giúp cho có bằng chứng tế bào để đặt hướng điều trị. Bệnh phẩm tế bào do chọc hút có thể sử dụng làm các xét nghiệm như hoá miễn dịch tế bào, phân tích nhiễm sắc thể. 2.2.3. Chẩn đoán mô bệnh học Sinh thiết là công việc bắt buộc khi chẩn đoán, nhằm đạt kết quả chẩn đoán mô bệnh học trước khi điều trị. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sacôm xương ở trẻ em (Kỳ 2)

  1. Sacôm xương ở trẻ em (Kỳ 2) 2.2.2. Chẩn đoán tế bào học bằng kim nhỏ Chỉ hữu ích trong trường hợp sacôm tạo xương điển hình về lâm sàng và hình ảnh điện quang, chẩn đoán tế bào học giúp cho có bằng chứng tế bào để đặt hướng điều trị. Bệnh phẩm tế bào do chọc hút có thể sử dụng làm các xét nghiệm như hoá miễn dịch tế bào, phân tích nhiễm sắc thể. 2.2.3. Chẩn đoán mô bệnh học Sinh thiết là công việc bắt buộc khi chẩn đoán, nhằm đạt kết quả chẩn đoán mô bệnh học trước khi điều trị. Sinh thiết kim: dùng kim Trocart lấy tổ chức 2-3 cm đường kính sau khi gây tê tại chỗ. Phương pháp này hữu ích khi các dữ liệu lâm sàng, x- quang tương đối điển hình, u ở vị trí khó sinh thiết mở nh ư cột sống, khung chậu, so với sinh thiết mở nó đơn giản hơn và ít reo rắc tế bào UT, thích hợp khi có chỉ định phẫu thuật bảo tồn. Sinh thiết kim có độ chính xác khoảng 85%.
  2. Sinh thiết mở: đường sinh thiết mở được hướng dẫn trước bằng lâm sàng và x quang, dễ thực hiện ở chi, phải theo trục dọc của chi. Đường mổ trực tiếp từ da qua cân cơ vào xương để hạn chế reo rắc tế bào UT. mẩu sinh thiết phải đảm bảo đủ cả vùng hoạt động gồm các tế bào còn sống, nhiều vị trí tránh chỗ xuất huyết hoại tử hoặc mô phản ứng quanh u. Phân loại các thể mô bệnh học: theo cách phân loại của Robert E.Fechne r và Staycey E.Milles dựa vào nguồn gốc tạo mô, hình ảnh điện quang và cấu trúc mô bệnh học của u, các tác giả chia u thành 9 típ nhỏ. Sacôm xương nội tuỷ kinh điển thường gặp nhất chiếm 70-75% các sacôm xương, hình ảnh điện quang thể huỷ xương hoặc tạo xương đơn thuần và có thể phối hợp cả hai. Cấu trúc vi thể biểu hiện độ ác tính cao với các tế b ào đa dạng và sản xuất ra chất dạng xương thuộc dạng hỗn hợp. Tế bào UT tạo ra chất dạng sụn, dạng sợi, dạng mô bào hoặc có nhiều đại thực bào di dạng, nhiều tế bào nhỏ, tăng sinh mạch máu lót bởi tế bào UT. Tế bào sacôm xương có nhiều nhân quái, hạt nhân to và rõ, hình dạng phân bào phong phú với một số không điển hình.
  3. Hình ảnh mô bệnh học Sacôm xương nội tuỷ kinh điển trước hoá trị liệu
  4. Hình ảnh mô bệnh học Sacôm xương nội tuỷ kinh điển sau hoá trị liệu Sacôm xương giãn mao mạch độ ác tính cao tiên lượng xấu, gặp 4% trong các sacôm xương: hình ảnh x quang thể huỷ x ương đơn thuần. Vi thể có loại hoại tử xuất huyết và loại giống phình mạch. Loại hoại tử xuất huyết có các tế bào UT rải rác khắp nơi, chất dạng xương ít. Loại giống phình mạch vách bao gồm các tế
  5. bào ác tính với nhân lớn, đậm màu, nhiều phân bào không điển hình, mặt trong vách bọc lót bởi các tế bào UT cùng với các tế bào khổng lồ nhiều nhân lành tính. Sacôm xương dạng tế bào nhỏ độ ác tính cao, chiếm khoảng 1-4% các sacôm xương. Vi thể gồm các tế bào nhỏ ác tính giống các tế bào của sacôm Ewing hoặc của u lym pho tế bào nhỏ, hình tròn đến hình thoi. Điển hình có chất dạng xương thưa thớt giống “hình ren”. Sacôm xương bề mặt có độ ác tính cao hiếm gặp hình ảnh vi thể giống như sacôm xương nội tuỷ kinh điển. Sacôm xương cận vỏ chiếm 5% các sacôm xương, có độ biệt hoá cao, cấu tạo chủ yếu là mô xương và sợi phát triển từ vùng cận vỏ của xương dài. Các vùng có các tế bào tối thiểu và có ít nhân chia bình thường, không có đa hình thái tế bào cảu sacôm xương. tuy nhiên có thể chứa sacôm xương độ cao “ sacôm xương cận vỏ mất biệt hoá” Sacôm xương trong vỏ hiếm gặp là những nguyên bào xương biệt hoá cao, phát triển từ trong vỏ xương. Tế bào u sản xuất ra chất dạng xương, nhưng có đa hình thái tế bào tối thiểu. Sacôm xương thể màng xương gặp 2% các sacôm xương, thuộc loại biệt hoá vừa. Vi thể chủ yếu tăng sinh mô, sụn dị dạng, chất dạng xương nằm giữa các tế bào hình thoi ác tính.
  6. Sacôm xương biệt hoá rõ trong xương gặp 2% các sacôm xương, hình ảnh chủ yếu là mô xơ và tổ chức xương với tế bào nhỏ không điển hình. Sacôm xương đa ổ thường gặp độ tuổi từ 5-17 tuổi, đỉnh cao là 10 tuổi. Các tổn thương xảy ra gần như đồng thời nguyên phát nhiều nơi, là tổn thương tạo xương có độ ác tính cao, giới hạn ở khoang tuỷ ít lan khỏi xương ở thời điểm chẩn đoán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2