intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh hoạt cuối khóa - Chuyên đề: Pháp luật lao động

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh hoạt cuối khóa - Chuyên đề: Pháp luật lao động" có nội dung trình bày về các khái niệm cơ bản; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; kỷ luật lao động; tranh chấp lao động; bảo hiểm xã hội; tuổi nghỉ hưu;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh hoạt cuối khóa - Chuyên đề: Pháp luật lao động

  1. KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT SINH HOẠT CUỐI KHÓA CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 12/2021
  2. KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT SINH HOẠT CUỐI KHÓA CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 12/2021
  3. KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT NỘI DUNG 1. Các khái niệm cơ bản 2. Hợp đồng lao động 3. Thỏa ước lao động tập thể 4. Kỷ luật lao động 5. Tranh chấp lao động 6. Bảo hiểm xã hội 7. Tuổi nghỉ hưu Giảng viên trình bày vấn đề dưới dạng hỏi - đáp
  4. Hỏi: Pháp luật lao động gồm những văn bản nào? Có dễ học, dễ nhớ không? Đáp: Pháp luật lao động bao gồm Bộ luật Lao động năm 2019, nghị định 145/2020 và 10 thông tư hướng dẫn. Do có rất nhiều qui định nên SV cần nghiên cứu một cách nghiêm túc thì mới nắm bắt được hết các qui định cụ thể
  5. Hỏi: Quan hệ lao động là gì? Đáp: Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động - người sử dụng lao động - công đoàn - CQNN. Quan hệ lao động bao gồm: quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. Điều 3 BLLĐ-2019
  6. Hỏi: Cưỡng bức lao động là gì? Đáp: Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ. Điều 3 BLLĐ-2019
  7. Hỏi: Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Đáp: Là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do hoạt động công đoàn. Chú ý: Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử (Điều 3 BLLĐ-2019)
  8. Hỏi: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc gì? Đáp: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. * Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà NLĐ thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của NSDLĐ. (Điều 3 BLLĐ-2019)
  9. Hỏi: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được thể hiện dưới hình thức nào? Đáp: Gồm hành vi, lời nói, phi lời nói, thể hiện dưới các hình thức sau đây:  Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;  Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
  10. Hỏi: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được thể hiện dưới hình thức nào? Đáp: Các hình thức thể hiện của quấy rối tình dục:  Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.  (Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ)
  11. Hỏi: “Nơi làm việc” trong khái niệm về quấy rối tình dục được hiểu như thế nào? Đáp: Nơi làm việc là bất cứ địa điểm nào mà NLĐ thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của NSDLĐ, gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như: các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do NSDLĐ bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do NSDLĐ cung cấp và địa điểm khác do NSDLĐ quy định (K3,Đ84,NĐ145/2020)
  12. Hỏi: Trách nhiệm của NLĐ trong việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào? Đáp: Người lao động có nghĩa vụ trong việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:  Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;  Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;  Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. khác do NSDLĐ quy định (K2,Đ86,NĐ145/2020)
  13. Hỏi: Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực lao động? Đáp: Có 7 nhóm hành vi bị cấm: (Đ.8 BLLĐ2019) 1/. Phân biệt đối xử trong lao động. 2/. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động. 3/. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc. 4/. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
  14. Hỏi: Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực lao động? Đáp: Những hành vi bị cấm: (Đ.8 BLLĐ2019) 5/. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề QG đối với nghề, công việc phải qua đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề QG. 6/. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối để lừa gạt hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động 7/. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
  15. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
  16. Hỏi: Hợp đồng lao động là gì? Đáp: HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là HĐLĐ. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ. (Điều 13 BLLĐ2019)
  17. Hỏi: Có mấy loại hợp đồng lao động? Đáp: Có 2 loại hợp đồng lao động (Đ.20 BLLĐ2019) 1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng 2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn: hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
  18. Hỏi: Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ như thế nào? Đáp: Sẽ thực hiện theo 1 trong 3 trường hợp sau: (Đ.20 BLLĐ2019) (1) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết
  19. Hỏi: Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ thực hiện như thế nào? Đáp: Sẽ thực hiện theo 1 trong 3 trường hợp như sau: (Đ.20 BLLĐ2019) (2) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ không xác định thời hạn đã giao kết trước đó trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn
  20. Hỏi: Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ thực hiện như thế nào? Đáp: Sẽ thực hiện theo 1 trong 3 trường hợp như sau: (Đ.20 BLLĐ2019) (3) Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2