Sử dụng nhanh phần mềm Microsoft Office Power Point trong giảng dạy địa lý
lượt xem 8
download
.I. Đặt Vấn Đề Công nghệ thông tin, đặc biệt là các hệ thông máy tính cùng với những ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày, đã trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho các hoạt động của con người. Tin học là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục ở nước ta hiện nay. Do sự phát triển nhanh chóng của ngành Tin học và yêu cầu đổi mới trong chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Microsoft Office Power Point (thường được gọi tắt là Power Point)...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng nhanh phần mềm Microsoft Office Power Point trong giảng dạy địa lý
- sở giáo dục và đào tạo cao bằng trung tâm gdtx thị xã bản sáng kiến kinh nghiệm sử dụng nhanh phần mềm Microsoft Office Power Point trong giảng dạy địa lý họ tên: nguyễn mạnh đường đơn vị: trung tâm gdtx thị xã cao bằng cao bằng 03.2010 1
- I. Đặt Vấn Đề Công nghệ thông tin, đặc biệt là các hệ thông máy tính cùng với những ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày, đã trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho các hoạt động của con người. Tin học là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục ở nước ta hiện nay. Do sự phát triển nhanh chóng của ngành Tin học và yêu cầu đổi mới trong chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Microsoft Office Power Point (thường được gọi tắt là Power Point) là phần mềm trình diễn (presentation) chuyên nghiệp có nhiều tiện ích để trình bày vấn đề có hình thức đẹp và sinh động, dễ sử dụng và đầy hiệu quả. Bạn có thể sử dụng Power Point để tạo các trình diễn phục vụ đông đảo khán, thính giả với nhiều mục đích khác nhau. Trình diễn là phương tiện để truyền đạt thông tin, thuyết phục khán giả. Power Point cung cấp cho chúng ta công cụ để tạo các minh hoạ cho phần thuyết trình trong hội thảo, hội nghị, báo cáo luận văn...Ngoài ra, nó cũng được sử dụng phổ biến trong công tác giảng dạy trong các trường học phổ thông. Mỗi trang thể hiện nội dung, hình ảnh, âm thanh...được gọi là Slide (Slideshow page). Microsoft Office Power Point là một phần mềm trong bộ Microsoft Office nổi tiếng do hãng phần mềm Microsoft sản xuất. Có thể sử dụng Microsoft Office Power Point để tạo trình diễn cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học, bởi Power Point cho phép thể hiện hầu hết các minh hoạ trong giảng dạy rất sinh động (kênh chữ, hình ảnh, âm thanh...), rất thuận lợi và có hiệu quả cao đối với môn Địa lý. Hưởng ứng cuộc vận động ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi viết bài này cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo. Bài viết này không có tham vọng đi sâu khai thác phần mềm Microsoft Office Power Point một cách chuyên nghiệp, mà chỉ là những kinh nghiệm sử dụng nhanh Power Point trong giảng dạy môn Địa lý của bản thân mà 2
- thôi. Hy vọng bài viết giúp các bạn sử dụng được nhanh chóng Power Point, không cần phải nghiên cứu giáo trình Power Point một cách tỷ mỷ, nhất là các bạn mới bắt đầu tiếp cận máy vi tính có thể soạn bài giảng điện tử một cách nhanh nhất. II. giải quyết vấn đề 1. Cơ sở a) Cơ sở lý luận: Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ luân chuyển thông tin cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của công nghệ thông tin và truyền thông đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục. Chúng ta biết rằng, có ba tác nhân trong một hệ thống giáo dục là người học, người dạy và môi trường dạy và học. Trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến tác nhân thứ ba đó là môi trường của người dạy và người học, mà trọng tâm cũng chỉ giới hạn là công nghệ thông tin và truyền thông là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến người dạy và học trong thời đại ngày nay. Trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin và truyền thông là giải pháp quan trọng cần triệt để khai thác khi dạy và học, môi trường ở đây chính là nơi chứa thông tin. Công nghệ thông tin và truyền thông giúp cho con người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức. 3
- Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chúng ta đang thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá khuyến khích giáo viên, học sinh và sử dụng CNTT-TT để nâng cao kỹ năng dạy, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT-TT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tao ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Với tác động của CNTT-TT, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT-TT và các phần mềm ứng dụng đi kèm. Việc ứng dụng CNTT-TT vào phương pháp giảng dạy đã làm thay đổi cả vai trò của học sinh và giáo viên. Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập. “thầy đọc, trò chép” và học sinh phải đến trường học. Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và internet để tìm nội dung, hình thức và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy. Internet đã nối mạng toàn cầu với vố lượng thông tin đã được số hoá, con người có thể tìn kiếm, trích lọc, tổng hợp thông tin trong những “kho kiến thức khổng lồ” được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng. Internet đã hỗ trợ điều kiện để học sinh chủ động tìm kiến thức, sắp xếp hợp lý quá trình học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Kết quả là học sinh có thể tìm đề tài yêu thích của họ qua mạng, trường học có thể mở rộng các dịch vụ dạy và học đến cả những học sinh ở xa trường. b) Cơ sở thực tiễn: 4
- Trong quá trình nhận thức của con người, nếu được thông qua bằng nhiều giác quan thì hiệu quả đạt được càng cao. Power Point là phần mềm trình chiếu không những thuận lợi cho quá trình tiếp thu kiến thức, mà còn là điều kiện tổ chức lớp học lấy học sinh làm trung tâm theo hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực, làm thay đổi cách tư duy khoa học trong quá trình nhận thức của học sinh. Có thể nói Microsoft Office Power Point đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường nói riêng. Tuy nhiên không thể phủ nhận các phương pháp truyền thống xưa nay mà vẫn có thể sử dụng, phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp đó. Thực tế những tiết dạy bằng bài giảng điện tử (trình chiếu bằng phần mềm Power Point) cho thấy: + Thu hút rất cao sự chú ý theo dõi bài của học sinh. + Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong việc trình chiếu nội dung bài giảng học sinh làm việc một cách chủ động và tham gia xây dựng bài rất tích cực. + Học sinh chủ động ghi bài rất đầy đủ (giáo viên quy định những nội dung cần ghi có chung một màu). + Chất lượng tiết dạy được nâng cao rõ rệt, cả người dạy và người học đều thấy thoải mái, tránh được tâm lý nặng nề, gây được hứng thú cho người học. + Một bài dạy sử dung phần mềm Power Point có tính sư phạm rất cao... 2. Nội dung triển khai: a) Khái niệm bài giảng điện tử: Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử. Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động kế hoạch dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia (đa phương tiện) do máy tính tạo ra. 5
- Bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học. Tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giảng điện tử càng không phải là công cụ để thay thế “bảng đen, phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. b) Quy trình thiết kế bài giảng điện tử. Gồm các bước sau: + Xác định mục tiêu bài học. + Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định những nội dung trọng tâm. + Multimedia từng đơn vị kiến thức. + Xây dựng thư viện tư liệu. + Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể. + Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. Cụ thể: b.1) Xác định mục tiêu bài học Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc sách giáo khoa, kết hợp với tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới trong mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đó là mục tiêu của bài. b.2) Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm 6
- Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng kiến thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa của bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kến thức cơ bản nhằm đảm bảo của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được quy định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiên thức cơ bản là chọn kến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Tuy nhiên, để xác định được kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần đọc thêm tài liệu, sách tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành dễ dàng. Cũng cần chú ý cấu trúc lại nội của bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng. b.3) Multimedia hoá kiến thức. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông, một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều dạng truyền thông tin. Trong môi trường Multimedia, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau: Văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio), đoạn phim ngắn (video clip) , bảng biểu (table), biểu đồ (chart)… Đây là bước quan trọng cho thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc 7
- các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc Multimedia hoá kiến thức được thể hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh, phim, âm thanh... - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet hoặc xây dựng mới bằng đồ hoạ, ảnh quét, ảnh chụp, phim... - Lựa chọn các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng trong bài để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. b.4) Xây dựng các thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. b.5) Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử Trước hết cần chia quá trình dạy trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trang trình chiếu). Sau đó xây dựng nội dung cho các slide. Tuỳ vào nội dung cụ thể mà thông tin trên các slide có thể là văn bản, sơ đồ, lược đồ, video... 8
- Văn bản cần trình bày co đọng ngắn gọn, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một font chữ phổ biến, đơn giản mầu chữ cần hài hoà thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau có màu khác nhau như câu gợi mở, dẫn dắt, giải thích, ghi nhớ, trả lời... Trong mỗi bài nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các slide, hạn chế dùng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là máy tính hỗ trợ một cách có hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò. Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, lôgic lên các đối tương trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu. b.6) Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. c) Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên Power Point 1. Khởi động PowerPoint: Start\Programs\Miccrosotf Office\Power Point hoặc kích đúp vào biểu tượng Power Point trên màn hình. 9
- 2. Mặc định font tiếng Việt : Fromat\Replace Fonts\chọn cửa sổ With\ chọn font tiếng Việt tuỳ ý\Replace\OK. thường là các font chữ phổ biến (Vntime, VNTIMEH, VnAvant, ...) 3. Chọn nền chiếu cho slide : Vào Format\Slide Design\Chọn nền tuỳ thích (nháy chuột vào nền tuỳ chọn ở cửa sổ bên phải) 4. Chọn Fronts nền phù hợp với nội dung cần thiết của slide : Fromat\ Slide Layout\Chọn fron thích hợp ở cửa sổ bên phải (văn bản, cột, bảng, sơ đồ...). 5. Mở rộng, thu nhỏ khung tác vụ: - Xoá: Đưa trỏ vào khung (trỏ có dấu +)\Delete. - Mở rộng khung: Đưa trỏ vào chấm giữa cạnh của khung (trỏ có mũi tên hai chiều)\ giữ chuột trái kéo về phía cần mở (có thể cả 4 phía) 6. Nhập nội dung cần trình chiếu: A, B, C...I, II, III...1,2,3..., a, b, c...trong một slide 7. Tạo hiệu ứng cho slide (chữ, hình ảnh bay nhảy...): Slide Show\Animation Schemes\Chọn hiệu ứng tuỳ thích ở cửa sổ bên phải, rồi chạy thử nhấn vào Slide Show ở phía dưới cửa sổ đó. 8. Tô màu cho các thành phần trình chiếu: Bôi đen nội dung cần tô màu: Cách 1: Fromat\Fronts\ vào cửa sổ Color\ chọn màu tuỳ thích\OK. Nếu chưa thấy màu cần tô thì vào Fromat\Fronts\ vào cửa sổ Color\More Colors\chọn màu tuỳ thích trong ô lục giác màu (màu bóng)\ OK\OK. Cách 2: Chọn màu chữ (Chữ A có gạch màu ở dưới trong thanh Draw)\ chọn màu tuỳ thích\OK. Nếu chưa thấy màu cần tô thì vào More Colors\ chọn màu tuỳ thích trong ô lục giác màu (màu bóng)\ OK. Những nội dung cần cho học sinh ghi nên chọn màu sáng, dễ quan sát, dễ đọc nhất, còn nhưng nội dung không cần ghi nên chọn khác màu . 9. Chèn hình ảnh: Insert\Picture\From File\chọn đường dẫn tới file hình ảnh cần chèn\OK hoặc copy ở tài liệu khác dán vào, sau dó chỉnh sửa kích cỡ cho phù hợp. 10
- 10. Chèn biểu đồ: Insert\Chart...\Chart chọn biểu đồ thích hợp\ Nhập dữ liệu vào bảng ... hoặc copy biểu đồ có sẵn trong các tài liệu vào slide, sau dó chỉnh sửa kích thước cho phù hợp. 11. Chèn âm thanh (Nếu khi trình chiếu có sử dụng loa-tăng âm): Insert\Movies and sounds\Movie from file\ chọn đường dẫn tới file âm thanh cần chèn\OK. 12. Lưu slide đã xây dựng: Nếu lưu lần đầu: File\ save As\cần đặt tên cho bài soạn và chọn ổ đĩa để lưu trong cửa sổ save As. Những lần sau chỉ cần nhấn vào biểu tượng Save trên thanh công cụ hoặc nhấn đồng thời Ctrl+S. 13. Trình chiếu: - Nhấn F5 để trình chiếu slide hoặc Slide Show\Wiew Show. - Chiếu tiếp một nội dung nhấn Enter hay chuột trái. - Để quay về slide đầu tiên nhấn 1 + Enter - Để nhảy tới slide nào đó: Nhấn số slide cần nhảy tới + Enter - Chiếu slide hiện tại: Nhấn vào biểu tượng hình cái cốc ở phía dưới góc trái màn hình (Slide show from current slide), từ đây có thể chiếu các slide tiếp theo. - Thôi chiếu nhấn Esc. Tuỳ thuộc vào nội dung bài giảng điện tử có thể có ± 15 25 slide, khi xây dựng xong một slide ta nhấn New Slide để mở và xây dựng slide tiếp theo. - Thoát Power Point nhấn nhấn thoát ở góc trên bên phải màn hình. Ví dụ: Bài soạn điện tử Địa lý lớp 11 Khu vực Đông Nam á -tiết 1 (Bài giảng được in theo khổ ngang như khi trình chiếu để tránh sai lệch về bản đồ và hình ảnh. Rất mong được sự thông cảm của các bạn!.) 11
- 3. Kiểm chứng (so sánh): Qua thời gian ứng dụng Công nghệ thông tin, sử dụng bài giảng điện tử bằng phần mềm Power Point trong giảng dạy địa lý, tôi rút ra được bảng so sánh dưới đây: Phương pháp Phương pháp dạy Pháp pháp dạy học Lớp học học truyền thống ứng dụng CNTT Thu hút học sinh theo dõi bài Thấp hơn Cao hơn Học sinh ghi bài Đôi khi bị thụ động Chủ động hoàn toàn Tư duy tìm kiến thức Hạn chế hơn Phát huy tích cực hơn Tiếp thu kiến thức qua giác quan ít hơn Nhiều hơn Không khí lớp học ít sôi nổi Sôi nổi, hứng thú Quan hệ thầy - trò Nhiều hơn ít hơn Quan hệ trò - trò ít hơn Nhiều hơn Kiến thức được Multimedia hóa ít hơn Nhiều hơn Tham gia xây dựng bài ít hơn Nhiều hơn Nắm kiến thức và ghi nhớ Thấp hơn Cao hơn Các mức độ nhận thức: - Nhận biết - Thông hiểu Thấp hơn Cao hơn rất nhiều - Vận dụng - Phân tích - Tổng hợp ..... ..... .... 4. Hiệu quả đạt được: Mặc dù không thể phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống, song những giờ học được áp dụng CNTT hiệu quả đạt được cao hơn hẳn giờ học dạy 12
- theo phương pháp truyền thống. Tuy sự chuẩn bị một bài giảng điện tử mất nhiều thời gian, nhưng khi thực hiện trên lớp lại có được tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, học sinh hứng thú tích cực. Thực tế kiểm tra cho thấy các mức độ nhận thức của học sinh được nâng cao hơn hẳn. III. Kết luận Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và của khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nếu muốn dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết này chắc chắn chưa thể đầy đủ còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, tôi chân thành cám ơn!. Cao Bằng ngày 05 tháng 03 năm 2010 Người viết Nhận xét của Thủ trưởng đơn vị : Nguyễn Mạnh Đường (Ký và đóng dấu) 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm activinspire trong thiết kế bài giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học - Đỗ Huy Kỳ
13 p | 335 | 66
-
Giáo án Tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều kiện
30 p | 535 | 55
-
Những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ mới trong giáo dục
3 p | 1501 | 43
-
SKKN: Xây dựng hệ thống tự động phục hồi Windows trong việc quản lý máy tính trường THCS Ngũ Hiệp
11 p | 161 | 36
-
Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType
2 p | 144 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint
25 p | 95 | 17
-
Giáo án tin học lớp 1 - THỰC HÀNH: BÀI 1: EM TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG CƠ SỞ
11 p | 175 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế, xây dựng một số video thí nghiệm Vật lí lớp 10 và sử dụng phần mềm Coach 7 phân tích để xử lý nhanh kết quả
67 p | 37 | 12
-
Tiết 23:SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN-CHIỀU DÒNG ĐIỆN
5 p | 199 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phần mềm Teach2000 nhằm tăng hiệu quả kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến
20 p | 125 | 9
-
Giáo án Tin học 7 bài 11 sách Cánh diều: Luyện tập sử dụng phần mềm bảng tính
14 p | 23 | 7
-
PHẦN MỀM PHÂN CÔNG COI THI CHẤM THI TỐT NGHIỆP THCS, PTTH
7 p | 79 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hoàng Hoa Thám, Thăng Bình
6 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn