intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Địa Lý Việt Nam phần tự nhiên

Chia sẻ: Nguyễn Trường Đại | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

108
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này được tổng hợp đầy đủ các câu hỏi lý thuyết về địa lý kinh tế Việt Nam, một số câu hỏi có kèm theo đáp án, giúp các bạn dễ dàng ôn tập và hệ thống kiến thức về môn học này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Địa Lý Việt Nam phần tự nhiên

  1.  Câu 1: Vị trí địa lý, phạm vi và hình dạng lãnh thổ Việt Nam ? Ý nghĩa đối  với đặc điểm tự nhiên Việt Nam.  Vị trí địa lý:  ­ Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm  khu vực Đông Nam Á. Tiếp giáp: + Phía bắc giáp với Trung Quốc. + Phía tây giáp với Lào và Campuchia + Phía đông và phía nam giáp với biển Đông. ­ Hệ tọa độ: + Điểm cực Bắc: 23˚23’B tại xã Lũng Cú, nằm trên cao nguyên Đồng  Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam: 8˚34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà  Mau. + Điểm cực Tây: 102˚08’Đ thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé,  tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông: 109˚28’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh  Khánh Hòa. ­ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan  trọng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, nối liền châu Á với  châu Đại Dương, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. ­ Việt Nam vừa gắn với lục địa châu Á rộng lớn, vừa có bộ phận trên  Biển Đông để tiếp nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.  Việt Nam là quốc gia có vị thế địa chính trị lớn trong khu vực,  thuận lợi trong phát triển kinh tế biển.
  2.       Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến của  Bán Cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu Á  và gió tín phong.  Phạm vi, hình dạng lãnh thổ Việt Nam:  ­ Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng  đất, vùng trời và vùng biển. o Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi  đường biên giới nước ta với các nước kế bên và phần đất nổi: đảo,  quần đảo. +  Phần đất liền có diện tích 331.212,8 . + Các đảo và quần đảo: khoảng trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ và 2  quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. +  Việt Nam có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, trong  đó:  Biên giới VN – TQ: dài hơn 1400km.  Biên giới VN – Lào dài gần 2100km.  Biên giới VN – Campuchia dài hơn 1100km. Phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực miền núi +  Đường bờ biển nước ta cong hình chữ S, dài 3260km, chạy từ  Móng Cái(Quảng Ninh) đến Hà Tiên(Kiên Giang). + Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo  ven bờ và 2 quần đảo ngoài khơi xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. o Vùng biển: bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,  vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo công ước 1982, Việt Nam có các vùng biển sau:
  3. + 2 vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy và lãnh hải),  là lãnh thổ quốc gia trên biển.   Nội thủy:  là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm        phía trong đường cơ sở, được xem như là bộ phận lãnh thổ trên đất  liền  => bất khả xâm phạm.   Lãnh hải : là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên  biển, có chiều rộng 12 hải lí(1 hải lí=1852m), ranh giới của lãnh hải  chính là đường biên giới quốc gia trên biển => đây là vùng được đi  qua nhưng không gây hại, không khai thác kinh tế, không được dừng  lại và phải đi theo tuyến đường quốc gia quy định. + 3 vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia:  vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.   Tiếp giáp lãnh hải:  là vùng tiếp liền với lãnh hải, có  chiều rộng 12 hải lí, là vùng tàu thuyền được phép đi qua nhưng  không được khai thác kinh tế.   Vùng đặc quyền kinh tế : là vùng tiếp liền với lãnh hải,  hợp với lãnh hải thành 1 vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ  sở. Vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các  nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy  bay được tự do hoạt động.   Thềm lục địa :là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới  đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho  đến bờ ngoài của rìa lục địa. Có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. 
  4. Vùng này, nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác,  bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên. o Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên  đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh  giới phía ngoài của lãnh hải và không gian của các hải đảo. ­ Lãnh thổ Việt Nam kéo dài, hẹp ngang, nơi cách xa biển nhất 600km. =>Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với đặc điểm tự nhiên Việt  Nam: ­ Vị trí địa lí trở thành nơi tiếp xúc của nhiều hệ thống tự nhiên => diện  mạo tự nhiên có nhiều nét tương đồng với các quốc gia và vùng lãnh  thổ lân cận. o Địa chất địa hình: + Lịch sử phát triển của tự nhiên VN là một bộ phận của tự  nhiên ĐNA cho nên có nhiều nét tương đồng về mặt cấu trúc địa  hình của các quốc gia và vùng phụ cận. + VN có cấu trúc trung sinh Indoxini với các quốc gia trên bán  đảo Trung Ấn. + Khu vực ĐNA trong đó có VN là vùng có vận kiến tạo mạnh  so với các khu vực khác trên mảng thạch quyển Âu – Á. + Cùng chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya tạo nên  các núi trẻ ở Mianma, Indonexia, Philippin và các núi tái sinh của  VN. + Tính chất nhiều đồi núi của nước ta cũng là đặc điểm chung  của các quốc gia trong khu vực ĐNA. + Sự tương đồng về địa hình: nước ta có 2 hướng địa hình là  hướng vòng cung và hướng TB – ĐN.
  5.  ĐBSH là sự tiếp nối của đồi núi Hoa Nam (TQ) với hướng  vòng cung.  TN: sự tiếp nối của các vùng núi TB – ĐN từ thượng nguồn  sông Mê Công, kết thúc ở khu vực Nam Trung Bộ nước ta. + Sự gắn liền của thềm lục địa của VN với các quốc gia trong  khu vực ĐNA và TQ mà trong lịch sử vùng thềm lục địa đã  trở thành đất nổi trong thời kì băng hà đệ tứ => tạo điều kiện  cho sinh vật mở rộng địa bàn sinh sống và trở nên đa dạng. o Khí hậu: + VTĐL đã để nước ta tạo thành nơi giao thoa của nhiều khối  khí và hoàn lưu trong khu vực  NPc: khối khí cực đới lục địa biến tính.  Tp: khối khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa.  Tm: khối khí chí tuyến Tây Thái Bình Dương.  Em:khối khí tín phong Nam Bán Cầu.  TBg: khối khí chí tuyến vịnh Bengan. o Thủy văn: + Các sông lớn trong khu vực thường đổ ra biển trong phạm vi  nước ta. + Sông lớn đều có một phần lưu vực nằm ngoài biên giới  Khó khăn lớn trong quản lý khai thác tài nguyên nước => Buộc các  quốc gia phải có sự phối hợp những cam kết để bao vệ tài nguyên  nước. o Sinh vật:
  6. + VTĐL => SV: là nơi giao thoa, gặp gỡ của các luồng sinh vật  ở các khu vực lân cận. + Từ ĐB xuống: sinh vật Hoa Nam (TQ) phân bố ở khu vực phí  Bắc Bắc Bộ => khung hệ thực vật Việt Bắc – Hoa Nam chiếm 51%  sinh vật.  VTĐL ảnh hưởng quan trọng đến tất cả đặc điểm tự nhiên của  VN.  Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của Bắc Bán Cầu  trong khu vực GMCA nên tự nhiên VN về cơ bản mang tính  chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao và phân mùa  rõ rệt.  VN nằm ở rìa phía đông của bán đảo Trung Ấn. Tiếp giáp  giữa vùng núi và biển đảo + địa hình chia cắt mạnh => sự  phân hóa đa dạng của tự nhiên.  Nằm ở nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng TBD và  ĐTH nên tài nguyên khoáng sản rất đa dạng, nhiều loài có giá  trị.  Gần vùng biển nhiệt đới Tây TBD.  VTĐL nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, hẹp ngang, nơi dài  nhất là 600km, tiếp giáp đồi núi phía Tây, biển và đại dương  phía Đông. Địa hình nhiều đồi núi và chia cắt mạnh và là nơi  giao thoa của 2 vành đai sinh hóa lớn trên thế giới => đa dạng  về sinh vật.  VTĐL nước ta tiếp giáp với vùng biển đại dương nhiệt đới.   Khó khăn:   Đường biên giới dài, tiếp giáp với nhiều nước => khó khăn  trong việc quản lí, bảo vệ biên giới lãnh thổ.
  7.  Vùng biển rộng lớn, tiếp giáp với biển nhiều nước => biên  giới quốc gia trên biển ngày càng trở nên nhạy cảm và nguy  cơ bùng nổ lớn.  Cùng khai thác, sử dụng chung nguồn tài nguyên thiên nhiên  trên cả đất liền và trên biển với nhiều quốc gia, đặc biệt là  khu vực biển Đông => đòi hỏi các quốc gia phải phối hợp với  nhau. Câu 2: Nguyên nhân và biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên  nhiên Việt Nam. a. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu: Tính chất nhiệt đới: ­ Nguyên nhân: do VTĐL nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu  Bắc. ­ Biểu hiện: o Bức xạ nhiệt cao:  Tổng bức xạ mặt trời lớn: 110 – 140 kcal//năm.  Cán cân bức xạ dương quanh năm: 75 – 85 kcal//năm.  Tổng số giờ nắng: 1400 – 3000h (phổ biến từ 1600 – 2500h).  Nhiệt độ trung bình năm: 21 ­ 26˚C.  Tổng nhiệt độ năm: 8000 ­ 9000˚C (từ Quy Nhơn trở vào  >9000˚C)  Tạo điều kiện cho cây cối phát triển quanh năm, sinh vật nhiệt đới  có điều kiện phát triển. o Hoạt động của gió tín phong trên phạm vi cả nước. o Thời gian chiếu sang ổn định (dao động mùa trung bình:1h­2,5h)
  8. Tính chất ẩm: ­ Nguyên nhân: do tiếp giáp với vùng biển và đại dương nhiệt đới =>  mức độ ảnh hưởng trực tiếp của biển, đai dương nhiệt đới và các khối  khí nóng ẩm có nguồn gốc tín phong hoặc gió mùa xuất phát từ tây  Thái Bình Dương và xích đạo thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình  Dương. ­ Biểu hiện: o Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 80 – 85%. o Lượng mưa lớn trung bình từ 1500 – 2000mm/năm. o Cân bằng ẩm luôn dương ( lương mưa lớn hơn lượng bốc hơi). Tính chất gió mùa: ­ Nguyên nhân: do VTĐL của VN nằm ở trung tâm của khu vực gió mùa  ĐNA (1 trong 3 khu vực của gió mùa châu Á). ­ Biểu hiện: o Sự tương phản giữa mùa khô và mùa mưa trên phạm vi cả nước  9 đặc biệt ở miền Nam). o Sự tương phản giữa mùa lạnh và mùa nóng ở phía Bắc vĩ tuyến  16˚B. b. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác: Địa hình: ­ Thể hiện ở các quá trình địa mạo ngoại sinh( phong hóa, bóc mòn, bồi  tụ…) diễn ra mạnh mẽ => xâm thực mạnh ở đồi núi, bồi tụ nhanh ở  đồng bằng hạ lưu song. ­ Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống dòng chảy có mặt độ lớn =>  rất hiểm trở.
  9. Thổ nhưỡng: ­ Tính chất nóng ẩm => quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh =>  lớp phủ thổ nhưỡng và phong hóa dày. ­ Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta. Thủy văn: ­ Thể hiện trong lưu lượng và chế độ dòng chảy của sông ngòi. ­ Thể hiện trong hình thái trắc diện dọc của sông, khó đạt đến trạng thái  cân bằng trong điều kiện nhệt ẩm. Thực vật: ­ Trong điều kiện nóng ẩm, thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm thường  xanh và phát triển mạnh nhất trong phạm vi cả nước. ­ Bên cạnh thảm thực vật ưa ẩm và ưa nhiệt, còn có nhóm sinh vật cận  nhiệt và ôn đới => sự đa dạng về thành phần loài sinh vật.  Tiểu kết: o Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là nguồn gố và động lực của  mọi quá trình tự nhiên, là nền tảng có tính ổn định, phổ biến của  thiên nhiên VN. o Cơ chế gió mùa không chỉ ảnh hưởng đến nhịp điệu mùa của tự  nhiên mà còn có tác động sâu sắc đến sinh hoạt và sản xuất. o Tính chất nhiệt đới ẩm đem lại cho nước ta những nguồn tài  nguyên thiên nhiên cần thiết( khí hậu, nước, sinh vật). Câu 3: Nguyên nhân và hệ quả tính chất bán đảo ( tính chất biển) của  thiên nhiên Việt Nam. Nguyên nhân: do một số đặc trưng về biển đảo của VN  là cơ sở để xác  định tính biển của thiên nhiên VN:
  10. ­ Diện tích biển : khoảng 1 triệu ( chiếm 1/3 diện tích biển Đông). ­ Chiều dài đường bờ biển nước ta là 3260km, từ Móng Cái ( Quảng  Ninh) đến Kiên Giang ( đứng thứ 27 quốc gia có biển trên thế giới) ­ Tỉ lệ giữa độ dài bờ biển trên diện tích đất liền trung bình là 9,9m/ =>  gấp 2 lần trung bình thế giới. ­ Số lượng đảo và quần đảo: có 2 quần đảo xa bờ ( Hoàng Sa và Trường  Sa), hơn 3000 đảo gần bờ, có 66 đảo có người sinh song và đa số là  đảo không tên. Hệ quả: ảnh hưởng của biển, đại dương đến thiên nhiên Việt Nam: ­ Vùng biển và đại dương rộng lớn ( biển Đông các đại dương liền kề)  là nguồn dự trữ nhiệt ẩm lớn, có tác dụng điều hòa khí hậu. o Mùa đông: các khối khí qua biển ấm hơn, ẩm hơn. o Mùa hạ: các khối khí có nguồn gốc từ biển mát và ẩm => giảm  đi tính lục địa. ­ Biển đã tạo nên những dạng địa hình ven biển và các hệ sinh thái ven  biển độc đáo. o Các đồng bằng cửa song ven biển và đồng bằng chân núi ven  biển. o Hệ thống các đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, bãi cát… ­ Biển và đại dương đem đến nhiều thiên tai cho thiên nhiên nước ta:  bão, lũ … ­ Vùng biển VN chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú o Sinh vật biển:  Có 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1300 loài sinh vật trên  đảo VN.
  11.  Có 2500 loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế.  83 loài sinh vật biển được ghi và sách đỏ VN.  110/2000 loài cá có giá trị kinh tế. Câu 4: Nguyên nhân và hệ quả tính chất nhiều đồi núi của thiên nhiên Việt  Nam. Biểu hiện tính chất nhiều đồi núi của TNVN: ­ ¾ diện tích nước ta là đồi núi, có mặt ở mọi nơi: đất liền, đồng bằng,  đảo nổi. ­ Diện tích đồng bằng rất nhỏ nhưng chịu sự chi phối mạnh mẽ của  vùng đồi núi và mối quan hệ mật thiết với vùng đồi núi (các vùng đồng  bằng đều là những núi cổ bị san bằng, sau đó được bao phủ bởi phù sa  song). Nguyên nhân: ­ Do sự kết hợp của cả quá trình nội sinh và ngoại sinh. ­ Hoạt động Tân kiến tạo nâng lên mạnh. ­ Mức độ chia cắt mạnh mẽ của yếu tố ngoại sinh (dòng nước) trong  điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm: ­ Nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và có tính phân bậc. o 70% diện dưới 500m. o 85% diện tích dưới 1000m. o 99% diện tích dưới 2000m. o 1% diện tích từ 2000m trở lên.
  12. ­ Đại nội chí tuyến chân núi chiếm diện tích lớn nhất, càng lên cao càng  nhỏ đi. ­ Đồi núi bị chia cắt rất hiểm trở do bị chia cắt bởi mạng lưới có dòng  chảy có mật độ lớn. ­ Mật độ chia cắt dầy: 1 có 1km sông suối.  ­ Mức độ chia cắt lớn: có nhiều nơi độ chênh cao lên đến 1000m (VD:  đỉnh Faxipang và thung lũng Mường hoa). ­ Nhiều nơi độ cao tương đối = độ cao tuyệt đối (những nhánh núi đâm  ngang qua biển). Hệ quả: ­ Phân hóa đa dạng theo đông tây và độ cao. ­ Địa hình chia cắt hiểm trở => độ dốc lớn => gây khó khan cho khai  thác tài nguyên và sử dụng đất đai vùng đồi núi. ­ Chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên: o Nhiều khoáng sản: tập trung hầu hết ở vùng đồi núi. o Địa hình nhiều đồi núi + mưa nhiều => tài nguyên nước dồi dào  =>  tiềm năng thủy điện lớn. o Các vùng đồi núi nước ta đồng thời cũng là nơi tập trung tài  nguyên rừng lớn nhất. o Tiềm năng du lịch tự nhiên: cảnh quan đa dạng của vùng đồi núi  kết hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số. o Nhiều đồi núi + mưa nhiều => phổ biến các hệ sinh thái nhạy  cảm, dễ suy thoái, chi phối đầu tư cho khai thác, cải tạo lớn. Câu 5: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam ( phân hóa bắc  – nam; phân hóa đông – tây; phân hóa theo độ cao).
  13. Phân hóa theo Bắc – Nam: ­ Biểu hiện ở tất cả các thành phần tự nhiên nhưng rõ rệt nhất là khí  hậu, sinh vật và thủy văn. o Khí hậu:  Nhiệt độ trung bình và tổng nhiêt độ trung bình năm tang  dần từ Bắc vào Nam.  Nhiệt độ trung bình mùa hạ: Hà Nội: 28,8˚C;       Tp HCM: 28,9 ˚C.  Nhiệt độ trung bình mùa đông: Hà Nội: 16,5˚C;       Tp HCM: 28,9˚C.  Trung bình từ Bắc vào Nam tăng 1˚C/1 vĩ tuyến.  Nhiệt độ trung bình năm: 0,36˚C/1 vĩ tuyến.  Tổng nhiệt độ: MB: 7500 ­ 9000˚C                    MN: 9000 ­  MB 2 cực  đại, 2 cực tiểu.67 o Sinh vật:  Phía Bắc vĩ tuyến 16: chủ yếu là các loại cây nhiệt đới,  cận nhiệt đới, ôn đới.
  14.  Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: chủ yếu là các loài cây nhiệt  đới, cận xích đạo (cây dầu).  Sự phân hóa của các thể tổng hợp tự nhiên theo B – N:   MB: đới rừng gió mùa chí tuyến.  MN: đới rừng gió mùa hạ xích đạo   Nguyên nhân:   VTĐL + hình thể kéo dài trên nhiều vĩ độ => bức xạ, nhiệt  độ tăng, biên độ nhiệt độ giảm dần theo hướng B – N.  Hoạt động của gió mùa Đông Bắc từ vĩ tuyến 16˚B = >  những biểu hiện sự phân hóa B – N do yếu tố vĩ độ rõ rệt  hơn.  Sự ưu thế hơn về độ cao và tác động chắn của địa hình  => tạo ra những ranh giới rõ rang cho sự phân hóa B – N ,  do tác động của 1 số dãy núi đâm ngang. Phân hóa theo Đông – Tây: ­ Địa chất, địa hình: từ đồi núi đến đồng bằng, từ ven biển đến thềm lục  địa: o Nguyên nhân: do các vận động kiến tạo( Tân kiến tạo) với xu  hướng nâng cao mạnh ở phía Tây và giảm dần ở phía Đông (phía  Tây là vị trí của các mảng nền cổ) đóng vai trò là hạt nhân của  địa hình nước ta. ­ Khí hậu: o Nguyên nhân:  Do mức độ gần hoặc xa biển  quy định sự phân hóa  Đ – T ở nước ta.
  15.  Do tác dụng chắn của địa hình + mức độ gần hoặc xa biển  kết hợp với hoạt động của GMĐB. o Biểu hiện:  Vào mùa đông, khu vực đón GMĐB cụ thể là phía Đông có  nhiệt độ thấp và ẩm hơn(do mưa front và mưa địa hình) so  với phía Tây.  Vào mùa hạ, khu vực đón gió mùa Tây Nam (phía Tây) mát  hơn và ẩm hơn so với khu vực chịu hiệu ứng phơn ở phía  Đông.  Biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ ĐB sang TB và giảm  xuống BT, ở phía Nam, sự phân hóa Đ – T không đáng kể. Phân hóa theo độ cao: ­ Nguyên nhân: o Do sự thay đổi theo điều kiện tự nhiên. o Do địa hình nhiều đồi núi => những điều kiện nhiệt, ẩm thay đổi  theo độ cao. ­ Biều hiện: o Nhiệt độ giảm dần: 0,6˚C/100m do càng lên cao càng cách xa  nguồn nhiệt căn bản bề mặt Trái Đất và do sự gia tăng của bức  xạ sóng dài của bề mặt đất khi lên cao Eđ tăng, càng lên cao  không khí càng giảm => nhiệt độ giảm o Độ ẩm tương đối tăng dần theo chiều cao do nhiệt độ giảm theo  r% =   Ở nước ta, lượng mưa có xu hướng theo độ cao địa hình o Lớp phủ thổ nhưỡng: Càng lên cao, đất càng nhiều mùn vì nhiệt  độ thấp, tốc độ phân hủy chất hữu cơ chậm.
  16. o Thực vật:   Thay đổi về sự ưu thế hơn của thành phần loài thực vật.  Thay đổ về kích thước và sự tăng trưởng của cây, càng lên  cao kích thước và độ cao cây càng giảm do tầng đất mỏng,  nhiệt độ thấp  => thực vật chậm phát triển. o Hình thành các đai cao:  Nội chí tuyến chân núi:   600 – 700m ở phía Bắc   900 – 1000m ở phía Nam  Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:   Phía Bắc: từ 600­700m lên đến 2600m  Phía Nam: từ 900­1000m lên đến 2600m.   Đai ôn đới gió mùa trên núi: trên 2600m. Câu 6: Tính chất cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại của địa hình Việt Nam. ­ Nguyên nhân: o Vỏ lục địa nước ta được củng cố vững chắc trong cuối đại  Trung sinh. Sau đó được bán bình nguyên hóa trong 40 – 50  triueeju năm tạo nên các bán bình nguyên cổ. o Tân kiến tại đã khôi phục và có sự kế thừa các cấu trúc địa hình  cổ => tạo ra sự trẻ hóa của địa hình => các mảng nền, đứt gãy,  uốn nếp, cấu trúc cổ được khôi phục tạo ra sự trẻ hóa của địa  hình. o Tính kế thừa quy định vị trí khối núi, hướng núi, đặc điểm của  các thung lũng và dòng chảy, hướng dốc và hướng dòng chảy  của địa hình, hình thái địa hình.
  17.  Vị trí của các dãy núi, hướng núi: các dãy núi cao nhất của  nước ta hiện nay đều trùng với vị trí những mảng nền cổ  đã qua san bằng.  Hướng núi: 2 hướng chính  TB – ĐN: phù hợp với những nếp uốn trong vận  động Hecxini, Indoxini trong Cổ kiến tạo.  Vòng cung: lien quan đến hình khối của mảng nền  cổ trong suốt quá trình phát triển từ tiền Cambri đến  Cổ kiến tạo.  Đặc điểm thung lung và dòng chảy: hướng của chúng đa  số phù hợp với các nếp lõm và các đứt gãy cổ.  Hướng dốc địa hình và hướng dòng chảy: TB ­ ĐN, từ  Đông sang Tây  Cấu trúc địa chất địa hình cổ được khôi phục (phía  Tây và Tây Bắc) được nâng cao với cường độ lớn  chi phối xu hướng thấp dần về phía Đông và ĐN  Hầu hết các sông lớn đều đổ ra biển ở phía Đông.  Tạo điều kiện cho việc hình thành các đồng bằng cửa sông  ven biển.  Mức độ ảnh hưởng của biển đối với vùng đất liền nước ta  rất lớn: xâm nhập do thủy triều, ngập mặn, các khối khí.  Hình thái địa hình: thể hiện ở các dạng địa hình cụ thể.  Nhìn vào các dạng địa hình ta có thể suy ra nó được cấu  tạo từ loại đá nào.  Ví dụ:   Những đỉnh núi cao, sườn dốc trên 35 được cấu tạo  bởi các đá rất cứng, các khối xâm nhập.
  18.  Đồi thoải thấp: cấu tạ bởi cát kết, bột kết mềm…  Địa hình caxto: cấu tạo từ đá vôi. Câu 7: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam. Tính chất nhiệt đới: o Nguyên nhân: VTĐL nước ta nằm ở vành đai nội chí tuyến Bán Cầu  Bắc. o Biểu hiện: là một trong những đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu  Việt Nam:  Độ cao mặt trời lớn: thấp nhất vào mùa đôngvẫn >40 (dao  động từ >40 ­ >80).  Các đặc trưng về bức xạ và nhiệt độ đều cao: đạt tiêu chuẩn  khí hậu chí tuyến và á xích đạo, tăng dần từ Bắc vào Nam.  Tổng lượng bức xạ lí tưởng: Qo lớn: 230 –  250kcal//năm.  Tổng lượng bức xạ trung bình cả nước (Q): 110 – 140  kcal//năm.  Cân bằng bức xạ (B) dương quanh năm: 75 –  85kcal//năm.  Số giờ nắng năm từ 1400 – 3000h.  Nhiệt độ trung bình năm cao, trung bình 21 ­ 26  Tổng nhiệt độ năm đạt 8000 ­ 9000  Trên phạm vi cả nước có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh  trong năm.  Tổng số giờ chiếu sáng lớn : 4300 – 4500h/năm và thời  gian chiếu sáng ổn định.
  19. Tính chất gió mùa ẩm là sự biến đổi theo mùa của khí hậu Việt Nam, mà  nguyên nhân chính là do sự luân phiên hoạt động của gió mùa Đông Bắc  và gió mùa Tây Nam, khiến cho nước ta có những nét khác với những nơi  có khí hậu nhiệt đới nhưng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa. a. Tính chất gió mùa: ­ Khái quát: dòng không khí thổi ổn định trên phạm vi châu lục với  hướng thịnh hành thay đổi mạnh từ mùa đông sang mùa hè và có tính  chất gần như đối lập nhau ở độ cao không lớn của tầng đối lưu. ­ Tiêu chí:  o Góc lệch của hướng gió thịnh hành trong tháng 1 và tháng 7  o Tần suất trung bình của hướng gió trong tháng 1 và tháng 7 >  40%. o Tốc độ gió trung bình của ít nhất 1 trong các tháng 1 và 7 là  ­ Nguyên nhân: o Sự phân bố liền kề của lục địa và đại dương => quá trình tiếp  nhận bức xạ mặt trời khác nhau:  Nhiệt dung: đại dương lớn hơn lục địa.  Khả năng đâm xuyên của bức xạ mặt trời: lục địa sâu hơn  đại dương 200m.  Khả năng dẫn nhiệt của đại dương tốt hơn.  Lượng nhiệt chi trong bốc hơi: đại dương nhiều hơn lục  địa. o Sự dịch chuyển theo mùa của đai áp thấp xích đạo kết hợp sự  phân bố lục địa và đại dương. ­ Phạm vi:
  20. o GM nhiệt đới o GM ôn đới : Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. o GM châu Á:  GM Đông Bắc Á: áp cao Xibia, Aleut, áp cao cận nhiệt  TBD, áp thấp lục địa châu Á.  GM Nam Á: áp cao Xibia, áp thấp xích đạo, áp thấp lục địa  châu Á, áp cao cận nhiệt NBC.  GM Đông Nam Á: áp cao Xibia, áp thấp lục địa châu As, áp  thấp xích đạo, áp cao cận nhiệt NBC, áp cao chí tuyến  vịnh Bengan. ­ Hoàn lưu mùa đông ở VN: o GMMĐ cực đới:  Nguồn gốc: từ áp cao Xibia, hình thành do lục địa Á – Âu  bị mất nhiệt vào mùa đông (­40đến ­15, trị số khí áp trung  bình 1040mb.  Thời gian hoạt động: từ tháng 10, 11 đến tháng 3 năm  sau(cực đại vào tháng 1).  Khối khí: NPc đất (khối khí cực đới lục địa biến tính khô)  và NPc biển ( khối khí cực đới lục địa biến tính ẩm).  Phạm vi hoạt động: phía Bắc vĩ tuyến 16.  Đặc điểm thời tiết, khí hậu: lạnh khô vào đầu mùa và  lạnh ẩm vào cuối mùa. o GMMĐ nhiệt đới:  Nguồn gốc: từ áp cao nhiệt đới biển đông Trung Hoa.  Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở phía Bắc vĩ tuyến 16.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2