intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Địa lí dân cư (bài 16 - bài 19)

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

478
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để ôn tập tốt môn Địa lí chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kỳ 2 mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập Địa lí dân cư (bài 16 - bài 19)”. Đề cương bao gồm lý thuyết và các bài tập tự luận về Địa lí dân cư sẽ giúp các bạn nhớ nhanh lý thuyết giải nhanh các bài tập phần này một cách chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Địa lí dân cư (bài 16 - bài 19)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ DÂN CƯ (BÀI 16 - BÀI 19) A. KIẾN THỨC: 1.Phân tích đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 2.Nguyên nhân, hậu quả của dân số đông, gia tăng nhanh và phân bố chưa hợp lí 3.Một số chính sách dân số của nước ta 4.Đặc điểm nguồn lao động nước ta (mặt mạnh và hạn chế) 5.Việc sử dụng nguồn lao động ở nước ta (theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn) 6.Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay và hướng giải quyết việc làm 7.Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta 8.Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội (tích cực và tiêu cực) 9.Sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta B. KĨ NĂNG 1.Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư ở nước ta. 2.Sử dụng bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và A1tlat địa lí Việt Namđể nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư. 3.Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm. 4.Sử dụng bản đồ phân bố dân cư và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét sự phân bố mạng lưới các đô thị lớn. 5.Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về số dân và tỉ lệ dân đô thị ở Việt Nam 6.Phân tích bảng số liệu về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước. 7.Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về sự phân hóa thu nhập bình quân/ đầu người giữa các vùng. C. BÀI TẬP VẬN DỤNG: 1. Cho bảng số liệu về :Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005(đơn vị : %) Độ tuổi 1999 2005
  2. Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0 Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta năm 1999 và 2005. b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta qua năm 1999 và 2005 2.Cho bảng số liệu về : Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước 1990 – 2005. Năm Số dân thành thị (triệu Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả người) nước (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2003 20,9 25,8 2005 22,3 26,9 a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường thể hiện xét sự thay đổi về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước 1990 – 2005. b.Nhận xét sự thay đổi về số dân thành thị và tỉ lệ số dân thành thị nước ta giai đọan 1990 – 2005.. 3. Cho bảng số liệu về : Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006 Vùng Mật độ dân số (người/km2 ) Đồng bằng sông Hồng 1225 Đông Bắc 148 Tây Bắc 69 Bắc Trung Bộ 207 Duyên hải Nam Trung 215 Bộ Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 396 Đồng bằng sông Cửu 429
  3. Long a.Hãy so sánh và nhận xét về sự phân bố dân cư giữa các vùng. b.Nêu nguyên nhân, hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng. Nêu biện pháp giải quyết vấn đề phân bố dân cư ở trên. 4. Cho bảng : Cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005. (%) Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Nông – lâm – ngư 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 nghiệp Công nghiệp – xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta từ 2000 đến 2005. b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 – 2005. ******************************** CHƯƠNG ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ (BÀI 20 → BÀI 31) A. KIẾN THỨC 1.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ nước ta hiện nay. 2.Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta. 3.Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và TNTN đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta (ĐKTN và TNTN cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới) 4.Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. 5.So sánh đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.(đặc điểm, phân bố) 6.Cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt , chăn nuôi) 7.Tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chủ yếu.
  4. 8.Điều kiện thuận lợi- khó khăn, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và một số phương hướng phát triển ngành thủy sản nước ta 9. Vai trò tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp nước ta. 10. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta: tự nhiên, kinh tế- xã hội, kĩ thuật, lịch sử 11. Đặc điểm cơ bản của 7 vùng nông nghiệp. 12. Xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta. 13. Trình bày được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế. 14. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp 15. Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta: công nghiệp năng lượng, CN chế biến lương thực- thực phẩm. 16. Khái niệm, các nhân tố ảnh hướng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 17. Phân biệt một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta. 18. Đặc điểm ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc của nước ta. 19.Tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương 20. Phân tích các tài nguyên du lịch ở nước ta. Tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. 21.Vùng trung du và miền núi Bắc bộ : - Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Trình bày được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng. - Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng ; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục. 22.Vùng Đồng bằng sông Hồng - Phân tích tác động của các thế mạnh và hạn chế của Vị trí Địa Lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất – kỹ thuật tới sự phát triển kinh tế. Những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính B. KĨ NĂNG
  5. 1.Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu theo thành phàn kinh tế. 2.Sử dụng bản đồ nông nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét về sự phân bố các cây trồng, vật nuôi 3.Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp 4.Vẽ biểu đồ, phân tích các bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tình hình tăng trưởng của một số sản phẩm nông nghiệp. 5.Phân tích bản đồ Lâm, ngư nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để xác định các khu vực sản xuất, khai thác lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng. 6.Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm nghiệp, ngư nghiệp. 7.Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của 7 vùng nông nghiệp, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 8.Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp. 9.Dựa vào Atlat trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp, tình hình phát triển và phân bố ngành Cn năng lượng, CN chế biến lương thực- thực phẩm. 10. Sử dụng bản đồ , Atlat địa lí Việt Nam để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm CN và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm. 11. Xác định vị trí 1 số điểm CN, trung tâm CN, vùng CN của nước ta. 12. Phân tích sơ đồ các nhân tố ảnh hước tới tổ chức lãnh thổ CN. 13.Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của giao thông vận tải. 14. Dựa vào Atlat địa lí Việt nam xác định một số tuyến đường giao thông, đầu mối giao thông và trung tâm thông tin liên lạc quan trọng. 15.Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch. 16. Sử dụng Atlat Địa lí Việt nam để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch. C.BÀI TẬP VẬN DỤNG: 1. Cho bảng số liệu về : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2005 (%) Ngành kinh tế 1990 1991 1995 1997 1998 2002 2005
  6. Nông lâm nghiệp và thủy sản 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 Công nghiệp và xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 Qua bảng số liệu, hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005 2. Cho bảng số liệu : Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2002 – 2005 (%) Năm 2002 2005 Nông- lâm - thủy sản 23,0 21,0 Công nghiệp - xây dựng 38,5 41,0 Dịch vụ 38,5 38,0 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta từ 2002 đến 2005. b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2002 – 2005. 3. Cho bảng số liệu về : Sản lượng cà phê và khối lượng cà phê xuất khẩu nước ta qua một số năm Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn) 8,4 12,3 92 218 802,5 752,1 Khối lượng cà phê xuất khẩu 4,0 9,2 89,6 248,1 733,9 912,7 (nghìn tân) - Hãy phân tích sự phát triển sản lựong cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1980 đến năm 2005. 4. Cho bảng số liệu về : Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta ( đơn vị : tỉ đồng) Ngành 2000 2005 Tổng số 163313,3 256387,8 Nông nghiệp 129140,5 183342,4 Lâm nghiệp 7673,9 9496,2 Thủy sản 26498,9 63549,2
  7. a. Tính tỉ trọng của các ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản nước ta năm 2000 và 2005. b. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản nước ta qua năm 2000 và 2005. c. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm – thủy sản nước ta qua năm 2000 và 2005. 5.Cho bảng số liệu : Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2005 (%) Năm 1990 1991 1995 1997 1998 2002 2005 Nông- lâm - thủy sản 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 Công nghiệp - xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta từ 1995đến 2005. b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 – 2005. 6. Cho bảng số liệu : Sản lượng than và dầu mỏ của nước ta từ 1990 – 2005 ( Đơn vị : triệu tấn) Năm 1990 1995 2000 2005 Sản lượng than 4,6 8,4 11,6 34,1 Sản lượng dầu 2,7 7,6 16,3 18,5 a. Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ biểu đồ cột thể hiện sản lượng than và dầu mỏ của nước ta 1990 đến 2005. b. Qua biểu đồ nhận xét về diễn biến sản lượng than và dầu mỏ của nước ta thời kì 1990 – 2005. 7. Cho bảng số liệu : Sản lượng than và điện của nước ta từ 1990 – 2005 Năm 1990 1995 2000 2005
  8. Sản lượng than (triệu tấn ) 4,6 8,4 11,6 34,1 Sản lượng điện (tỉ KWh) 8,8 14,7 26,7 52,1 a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sản lượng than và điện của nước ta từ 1990 đến 2005. b. Qua biểu đồ nhận xét về diễn biến sản lượng than và điện của nước ta thời kì 1990 – 2005. 8. Cho bảng số liệu về : Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (tỉ USD) Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 Xuất khẩu 2,4 2,6 4,1 7,3 9,4 14,5 32,4 Nhập khẩu 2,8 2,5 5,8 11,1 11,5 15,6 36,8 a. Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ 2 đường biểu diễn thể hiện diễn biến về giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 – 2005. b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét về sự thay đổi về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta từ 1990 đến 2005. -------Hết----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2