intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

Chia sẻ: Phạm Đức Linh003 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

173
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xu hướng liên kết thành các tổ chức khu vực và toàn cầu của các quốc gia trên thế giới hiện nay diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong đó, Liên minh Châu Âu là một mô hình liên kết khu vực thành công tiêu biểu nhất. Trong khi thế giới hiện nay xảy ra nhiều vấn đề mà không một quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết được thì sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Âu dường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ THE POLITICAL POWER OF EUROPEAN UNION ON THE WORLD STAGE SVTH: Nguyễn Thị Hậu Lớp 07CNQT01, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại Ngữ GVHD: PGS, TS. Phạm Quang Minh Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội TÓM TẮT Xu hướng liên kết thành các tổ chức khu vực và toàn cầu của các quốc gia trên thế giới hiện nay diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong đó, Liên minh Châu Âu là một mô hình liên kết khu vực thành công tiêu biểu nhất. Trong khi thế giới hiện nay xảy ra nhiều vấn đề mà không một quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết được thì sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Âu dường như là lựa chọn đúng đắn và sẽ giúp cho các quốc gia này trở thành một siêu cường trên thế giới. Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá sức mạnh hiện nay của Liên minh Châu Âu trên trường quốc tế là như thế nào thông qua sự tương tác của nó đối với phần còn lại của thế giới ABSTRACT Nowadays, cooperation and linking between nations in the world is becoming a trend which is taking place strongly than ever. European Union is looked at as a world’s most successful regional integration by the rest of the world. Todays, in the world, many international problems are occuring and each country can’t solve unilaterally by onerself. Therefore, cooperation between the European countries seem to be the right choice and that will help these countries become a world superpower. The aim of this research is to assess the current political role of the Eu ropean Union on the world stage via its interaction with the rest of the world. 1. Đặt vấn đề Vào năm 1991, cựu ngoại trưởng Bỉ Mark Eyskens đã có một nhận xét Liên minh Châu Âu như một tên khổng lồ về kinh tế nhưng là một thằng lùn về chính trị. Từ đó đến nay, nhiều người vẫn còn nhìn nhận là liên minh chỉ thành công trên lĩnh vực kinh tế mà thôi. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, định nghĩa sức mạnh của chủ thể trong quan hệ quốc tế đã thay đổi. Sức mạnh cứng (vũ khí, lực lượng quân sự) dường như khô ng có nhiều vai trò trong một thế giới với các vấn đề mới như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thiên tai…Liên minh Châu Âu có những công cụ (không phải là quân sự, vũ khí) có thể góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu nói trên. Cách nhìn nhận về sức mạnh củ a Liên minh Châu Âu trên trường quốc tế đã có sự thay đổi nhất là khi thể chế của nó đang dần được hoàn thiện theo lộ trình của Hiệp ước Lisbon (có hiệu lực vào tháng 12 năm 2009) 2. Nội dung 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Chính trị “Chính trị là chính trị là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người , xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn với quyền lực, đấu tranh giai cấp và đấu tranh 407
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 dân tộc.”1 Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực, trong đó cần vận dụng các thế mạnh của mình để giành được quyền lực (đối với các chủ thể là các quốc gia thì các thế mạnh là quân sự, kinh tế, các giá trị khác...). Chính trị trong nghiên cứu về quan hệ quốc tế tuy có một vài điểm khác trong nghiên cứu về quốc gia nhưng nhìn chung vẫn có những đặc điểm là bản chất của chính trị. Đó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc dùng sức mạnh tổng hợp của mình để tạo ảnh hưởng đối với chủ thể khác 2.1.2. Sức mạnh chính trị Sức mạnh chính trị Sức mạnh chính trị (Imperium trong tiếng Latin) là m ột loại sức mạnh do một nhóm người có tổ chức trong xã hội thực hiện nhằm quản lý hay chi phối, tác động đến tất cả các nguồn lực trong xã hội như tài nguyên, lao động hay các vấn đề khác . Sức mạnh chính trị của Liên minh Châu Âu trên trường quốc tế được thể hiện trong việc chi phối, tác động của cả Liên minh đến các vấn đề trong đời sống quốc tế, ảnh hưởng của nó đến các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới, tầm quan trọng của nó trong việc giải quyết các vấn đề mang tính chất quốc tế. Sức mạnh chính trị gồm 3 loại là sức mạnh cứng, sức mạnh mềm và sức mạnh thông minh 2.1.3. Giới thiệu về Liên minh Châu Âu - Liên minh Châu Âu (European Union - EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước Châu Âu, hiện nay gồm 27 quốc gia thành viên. Liên minh được chính thức thành lập năm 1992 theo Hiệp ước về Liên minh Châu Âu (Hiệp ước Maastritch) - Liên minh Châu Âu là một thể chế đa phương, hội đủ các yếu tố để trở thành nhà nước liên bang rộng lớn. Nó là tập hợp của các quốc gia mạnh về kinh tế, khoa học, tài chính, quân sự, chính trị có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế. Hiện nay EU đang là một trung tâm chính trị, thương mại, kinh tế, tài chính lớn trên thế giới. - Liên minh Châu Âu có mục tiêu cơ bản và lâu dài là thống nhất cả châu lục về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh dựa trên các nguyên tắc và quy định chung cho cả khối. EU đã không ngừng phát triển đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của thế giới nói chung và các nước thành viên nói riêng. 3. Nội dung 3.1. Các chính sách đối ngoại cơ bản của Liên minh Châu Âu Các vấn đề chính trị, an ninh, quân sự bên trong và bên ngoài lãnh thổ Liên minh chỉ được đề cập đến bắt đầu từ hiệp ước Maastricht (năm 1992), hiệp ước Amsterdam (năm 1999), hiệp ước Nice (năm 2003) và mới đây là hiệp ước Lisbon (năm 2009). Hiệp ước Maastricht tạo nền tảng cho sự ra đời của chính sách đối ngoại và an ninh chung (CFSP) và được bổ sung và phát triển thông qua các hiệp ước tiếp theo. Sự kiện Hiệp ước Lisbon đã ra đời và có hiệu lực vào tháng 12 năm 2009 đóng vai trò pháp lý gắn kết các quốc gia Châu Âu, là đề quan trọng tạo cơ hội thực hiện những kế hoạch đầy tham vọng của tổ chức châu lục này và giúp nó vươn mình ra thế giới. 1 GS, TS Dương Xuân Ngọc, TS Lưu Văn An - Tìm hiểu môn học Chính trị học - Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2006, trang 16, 17. 408
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 3.2. Thực tiễn tham gia vào quan hệ quốc tế hiện nay của Liên minh Châu Âu 3.2.1. An ninh quân sự EU bị đánh giá thấp bởi nó không có một lực lượng quân sự độc lập cho riêng mình. Phản ứng của Châu Âu tại cuộc chiến tranh vùng vịnh không được như người ta mong đợi. Trong giữa cuộc khủng hoảng Kosovo năm 1999 khả năng đối phó với các vấn đề xung đột sắc tộc ở Nam Tư hạn chế, tiếp theo là cuộc chiến ở Trung Đông. Năm 2003, trong cuộc chiến tranh Irac do Mỹ phát động, nội bộ Liên minh đã nảy sinh những bất đồng và không tìm ra được một tiếng nói chung cho cả khu vực khiến cho người ta lại nghĩ đến vai trò hạn hẹp của Liên minh với các vấn đề thế giới. Liên minh Châu Âu chỉ có Anh và Pháp là có lực lượng hạt nhân và cả EU vẫn phụ thuộc vào ô hạt nhân của Mỹ Tuy nhiên, EU vẫn có những tiến triển trong lĩnh vực an ninh quốc phòng như EU có hai đại diện thường trực trong hội đồng bảo an liên hợp quốc. Liên minh đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối cho Trung Quốc và Hoa Kỳ. Theo đó Châu Âu có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sau hiệp ước Lisbon, liên minh đã có đại diện chung cho nhiều vấn đề trong đó có ngoại giao 3.2.2. Kinh tế Nền kinh tế EU đứng hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài,…Đồng EURO sức mạnh có khả năng thách thức đồng đô la của Mỹ. Ngày càng nhiều công ty vay EURO để giao dịch quốc tế, nhiều ngân hàng trung ương đang chuyển dự trữ ngoại tệ của mình từ Đô la sang EURO, đặc biệt là các nước Đông Âu. EU còn làm tăng vai trò ảnh hưởng của mình trên thế giới bằng các khoản viện trợ, năng lượng, phúc lợi và cả thương mại. EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các khối liên kết kinh tế khu vực và thế giới, đã phát động trong chương trình phát triển DOHA tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư vào tháng 11/2001. EU đã có dấu hiệu khởi động làm việc với các đối tác thương mại của mình nhằm xây dựng lại lòng tin và sự hợp tác với các thành viên WTO sau thất bại tại vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 tổ chức tại Seatle (Hoa Kỳ). EU cũng đang tích cực cải thiện tầm hiểu biết chung trong WTO bằng những biện pháp làm tăng tính minh bạch trong chính sách đối ngoại. 3.2.3. Khoa học công nghệ Nhìn chung nền khoa học Công nghệ của Liên minh Châu Âu chưa được phát triển và đầu tư nhiều và quy mô như các quốc gia khác trên thế giới có chăng là chỉ là sự đầu tư riêng lẽ của từng quốc gia mà thôi 3.2.4. Các lĩnh vực khác Diện tích, dân số và các giá trị tinh thần 3.3. So sánh vai trò của Liên minh Châu Âu với các cường quốc điển hình So sánh với các cường quốc: Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga 3.4. Chiều hướng phát triển trong tương lai Liên minh Châu Âu đang có kế hoạch mở rộng sang phía Đông, thống nhất Châu Âu, đưa ra một định hình nhất định cho các quan hệ quố c tế và tạo ra một mô hình xã hội 409
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 riêng biệt của mình. Liên minh sẽ nâng cao vai trò của chính sách an ninh đối ngoại chung, nâng cao hình ảnh của mình thông qua việc các thành viên thực hiện chính sách đối ngoại của mình trong khung chính sách đối ngoại chung của Liên minh. 4. Kết luận EU có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu mới phát sinh. Cho đến bây giờ có thể coi EU là một “cường quốc” vì từ khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực đến nay, EU đã có chủ tịch và Ngoại trưởng - là những người sẽ đại diện cho Liên minh trong quan hệ ngoại giao với các nước khác trên thế giới. Có lẽ EU đang còn trong quá trình hoàn chỉnh nên chưa thực sự tham gia sâu vào quan hệ quốc tế nhưng ta có thể hy vọng vào tương lai với một quốc gia có khả năng trong việc hợp tác với các quốc gia khác giải quyết các vấn đề toàn cầu. Dĩ nhiên là EU sẽ gặp nhiều khó khăn trên con đường tạo ảnh hưởng trên thế giới và trở thành cường quốc, nhưng, không quốc gia nào không có những khó khăn phải giải quyết. Chính vì thế xu thế hợp tác với nhau để cùng phát triển là tất yếu mà ở đây thấy rõ nhất là mô hình liên kết khu vực của Liên minh Châu Âu TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp, Hỏi đáp quan hệ quốc tế và Chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2006 [2] PGS, TS Hồ Tấn Sáng, Chính trị và phát triển từ thực tiễn thời kỳ đổi mới ở các tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam [3] PGS,TS Trình Mưu chủ biên, Tập bài giảng quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội. [4] Vai trò của EU với kinh tế thế giới, Vụ Châu Âu - Bộ Thương mại [5] Nguyễn Văn Ngừng, Bùi Anh Dũng, Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm ở các nước Châu Âu, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 2/2003 [6] Nguyễn Danh Quỳnh, Chính sách đối ngoại của EU trong những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 5/2003 [7] Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Châu Âu, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu cấp bộ - Hệ thống thể chế chính trị và cải cách thể chế chính trị EU trong bối cảnh EU mở rộng, Hà Nội tháng 4/2006 [8] Fabienne Bosuyt, An economic giant, political dwaft and military worm? Introducing the concept of “transnational power over” in stidies of (the EU’s) power in IR [9] Speech by Jacques Santer, president of the European Commision, at The Bologna Center of the Johns Hopkins University 23 April 1998, The EU in the 21st century: political dwaft or world actor 410
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1