Tài liệu Mô hình Tổng Cung, Tổng Cầu
lượt xem 45
download
Hệ Cân bằng Tổng hợp Điều này xảy ra khi tổng cung bằng tổng cầu. ● Sự cân bằng xảy ra khi cầu GDP thực tế bằng với cung GDP thực tế - khi AD = SAS. AS được chỉ ra trong Hình 7 dưới đây, mức giá chung thực hiện sự điều chỉnh để chúng ta có một hệ cân bằng: ● Nếu AD SAS ở mức giá hiện tại (P0), thì doanh nghiệp sẽ thấy dư cầu đối với hàng hoá của họ, và giá cả bị đẩy lên, để giảm sự dư cầu, đẩy nền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Mô hình Tổng Cung, Tổng Cầu
- Mô hình Tổng Cung, Tổng Cầu 3) Hệ Cân bằng Tổng hợp Điều này xảy ra khi tổng cung bằng tổng cầu. ● Sự cân bằng xảy ra khi cầu GDP thực tế bằng với cung GDP thực tế - khi AD = SAS. AS được chỉ ra trong Hình 7 dưới đây, mức giá chung thực hiện sự điều chỉnh để chúng ta có một hệ cân bằng: ● Nếu AD > SAS ở mức giá hiện tại (P0), thì doanh nghiệp sẽ thấy dư cầu đối với hàng hoá của họ, và giá cả bị đẩy lên, để giảm sự dư cầu, đẩy nền kinh tế đến điểm cân bằng tại PE, YE. ● Nếu AD < SAS ở mức giá hiện tại (P1), thì doanh nghiệp thấy rằng họ không thể bán tất cả hàng hoá - dư cung - và họ bắt đầu
- giảm giá, để giảm bớt sự dư cung, đẩy nền kinh tế đến điểm cân bằng tại PE, YE. Hình 7 Sự cân bằng ngắn hạn xảy ra khi AD = SAS, trong khi đó sự cân bằng dài hạn chỉ xảy ra khi AD = LAS = SAS. ● Để biết được điều này xảy ra như thế nào, hãy xem xét va khả năng cân bằng ngắn hạn của một nền kinh tế, lưu ý rằng cân bằng vĩ mô xảy ra khi AD = SAS, nhưng điều này không tự động tạo nên sự cân bằng dài hạn ở LAS.
- Cân bằng vĩ mô việc làm đầy đủ Nếu SAS = AD trên LAS, như chỉ ra trong Hình 8 dưới đây, thì chúng ta có sản lượng bằng với tỷ lệ tự nhiên, thất nghiệp bằng với tỷ lệ tự nhiên, và chúng ta có sự cân bằng việc làm đầy đủ. ● Nền kinh tế đang ở trong cân bằng dài hạn, và chúng ta đang ở điểm này, không có một cú sốc nào nữa xảy đến. Sự cân bằng thất nghiệp
- Nếu SAS = AD ở phía bên trái của LAS, thì chúng ta có một sự cân bằng thất nghiệp, như chỉ ra trong Hình 9 dưới đây. ● Sản lượng ở dưới mức tự nhiên, bởi một lượng được gọi là khoảng trống suy thoái, và thất nghiệp ở cao hơn mức tự nhiên. ● Một ví dụ cổ điển của trường hợp này là cuộc khủng hoảng 1990-91 và những gì xảy ra sau đó. ● Điều gì xảy ra tiếp theo với nền kinh tế là vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. Một sự cân bằng trên mức việc làm đầy đủ
- Nếu SAS = AD tại điểm bên phải của LAS, thì chúng ta có một sự cân bằng trên mức việc làm đầy đủ. ● Sản lượng trên mức tự nhiên, để lộ ra một khoảng trống lạm phát. ● Thất nghiệp ở dưới mức tự nhiên, có sự thiếu hụt về lao động. ● Một ví dụ cho trường hợp này là tình hình Kinh tế ở Canada trong những năm cuối 1980, và là tình huống mà Ngân hàng Canada lo ngại sẽ xảy ra trong những năm tới khi nền kinh tế Canada bùng nổ.
- ● Một lần nữa, chúng ta sẽ giải thích về điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta có thêm một vài khái niệm mới nữa. 4) Điều gì Quyết định đối với GDP Thực tế và Mức giá. Sự cân bằng ngắn hạn được quyết định bởi vị trí của các đườngAD và SAS. ● Sự cân bằng dài hạn được quyết định bởi các đường AD, SAS và LAS. ● Đây chẳng qua là một cách nói khác rằng sự cân bằng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố có tác động đến các đường này, hay nói cách khác bởi các yếu tố có tác động đến thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, v.v. ● Do đó, để hiểu được hệ cân bằng vĩ mô mà chúng ta sẽ thảo luận, chúng ta cần quay lại với những yếu tố có tác động đến đường AD và AS - đây là những gì mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong các Phần II và III của khoá học.
- ● Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem những cú sốc đối với AD và SAS ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Một cú sốc tiêu cực đối với tổng cầu Hình 11 thể hiện một nền kinh tế bắt đầu trong sự cân bằng vĩ mô tại P0, Y* - nền kinh tế đang ở tại điểm có việc làm đầy đủ. ● Tiếp theo, giả sử rằng có một cú sốc tiêu cực đối với AD. ● Một cú sốc như vậy có thể xảy ra khi có sự mất lòng tin của các nhà đầu tư, chi tiêu của nhà đầu tư (có thể là do tỷ lệ lãi suất cao), hoặc do sự giảm sút niềm tin của người tiêu dùng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, hoặc từ sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ đối với cán cân ngân sách, hoặc như là năm 1991, từ sự suy thoái của Hoa Kỳ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. ● Tại mức giá ban đầu P0, hiện tại có sự dư cung hàng hoá và dịch vụ.
- ● Sự dư cung này có nghĩa là doanh nghiệp không thể bán tất cả các hàng hoá của họ, nên họ giảm giá, điều này làm giảm mức giá bình quân, dẫn đến một sự cân bằng mới, ở đó AD1 = SAS0. ● Bởi vì SAS0 = AD1 tại bên trái của LAS, nên chúng ta có một sự cân bằng thất nghiệp - sản lượng thấp hơn mức tự nhiên, và thất nghiệp ở cao hơn mức tự nhiên. Điều gì xảy ra tiếp theo đối với nền kinh tế? Có hai khả năng xảy ra: ● Nhà nước tham gia vào và tác động đến tổng cầu bằng chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khoá. Hành động này làm tằng
- AD trở lại với AD0, làm cho nền kinh tế trở lại với điểm cân bằng đầy đủ việc làm tại P0 và Y*. Chúng ta sẽ tìm hiểu hành động này về chi tiết ở phần II của khoá học. ● Nhà nước không làm gì cả, nhưng nền kinh tế bắt đầu tự điều chỉnh. Trong hệ cân bằng thiếu việc làm, những lao động không có việc làm sẽ bắt đầu chấp nhận làm việc với mức tiền công thấp, và các doanh nghiệp sẽ có yêu cầu về giảm lương từ những công nhân của họ. Mức thù lao thấp hơn này có nghĩa là chi phí nhân công của doanh nghiệp sẽ giảm đi, do đó họ sẽ thuê thêm lao động, và sử dụng lao động này để sản xuất một lượng hàng hoá lớn hơn - đường SAS dịch chuyển sang phải đến SAS1, đẩy nền kinh tế đến một sự cân bằng mới với mức việc làm đầy đủ tại P2 và Y*. Điều chủ yếu là sự điều chỉnh này của khối tư nhân diễn ra nhanh chậm như thế nào?
- ● Nếu nó nhanh hơn chính sách của nhà nước, thì nhà nước không cần phải làm gì cả, nền kinh tế tự nó điều chỉnh. ● Nếu quá trình tự điều chỉnh này diễn ra chậm do sự trì trệ của thị trường như là các hợp đồng dài hạn, thì ở đây cần sự xuất hiện và can thiệp của nhà nước để thúc đẩy sự điều chỉnh này. ● Tốc độ của sự điều chỉnh tương đối này là điểm chủ chốt mà chúng ta sẽ nói đến trong suốt khoá học. Một cú sốc tích cực đối với SAS Trong Hình 12 dưới đây, một lần nữa nền kinh tế bắt đầu tại mức tự nhiên, P0 và Y*. ● Giả sử là có một cú sốc tích cực đối với SAS. ● Ví dụ như trong năm 1997 và 1998, giá dầu mỏ thế giới và những hàng hoá khác (khoáng chất, gỗ, v.v..) giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng châu Á.
- ● Ở Canada đã ảnh hưởng làm giảm AD, cũng như ảnh hưởng đến SAS, bởi vì nước ta xuất khẩu chính những hàng hoá đó. ● Tuy nhiên ở những nước khác, như là Hoa Kỳ, sự thay đổi này có nghĩa là một sự giảm mạnh về giá của các tài nguyên thiên nhiên - một sự dịch chuyển sang bên trái của SAS sang SAS1. ● Sự tăng lên về số lượng cung này sẽ tạo ra một sự dư cung, làm giảm giá cả xuống một mức mới P1, làm tăng lượng cầu, và tăng mức sản lượng đến Y1. ● Trong ví dụ này sản lượng ở trên mức tự nhiên, nhưng điều này có vẻ như không thực tế lắm trong những năm gần đây.
- Ở đây có hai phương pháp để điều chỉnh nền kinh tế: ● Một lần nữa, không có gì thay đổi trong chính sách của nhà nước, và nền kinh tế tự nó điều chỉnh. Ở đây, có sự thiếu hụt về lao động (sản lượng ở trên mức tự nhiên), mức lương quá thấp, và mức lương sẽ tăng lên. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, và sản xuất giảm. Do đó, SAS dịch lùi lại đến SAS0, và chúng ta trở về với mức tự nhiên, với một chút lạm phát. (Vấn đề then chốt là sự điều chỉnh này diễn ra nhanh chậm như thế nào?) ● Nhà nước có thể làm gì đó để đối phó với lạm phát, bằng cách giảm AD, bằng cách thắt chặt chính sách tài khoá và tiền tệ. Một lần nữa chúng ta lại trở về với mức tự nhiên, nhưng với một mức giá thấp hơn. Tổng quát Rõ ràng rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm phía trước, để hiểu được một cách chính xác về những cú sốc này có ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế như thế nào, và nền kinh tế điều
- chỉnh với tốc độ nào, và chúng ta có thể thực hiện các chính sách tiền tệ và tài chính ngược chu kỳ. Chúng ta cũng có thể thấy được rằng điều chỉnh tiền lương đóng vai trò chính trong nền kinh tế ● Mức lương xác lập như thế nào? ● Rõ ràng đó là kết quả mặc cả của người lao động và doanh nghiệp, bị ảnh hưởng bởi sự kỳ vọng về mức giá. ● Các doanh nghiệp quan tâm đến mức giá trong tương lai, vì điều đó quyết định đến doanh thu. ● Người lao động quan tâm đến, vì giá cả quyết định chi phí sinh hoạt. Sau khi cú sốc đẩy nền kinh tế ra khỏi sự cân bằng dài hạn, dường như cuối cùng nền kinh tế cũng điều chỉnh hệ cân bằng dài hạn, đầy đủ việc làm, nhưng sự quy hồi này diễn ra với tốc độ nào?
- ● Chúng ta có hai dòng lý thuyết về sự quy hồi này. ● Trong lý thuyết Keynes mới, chúng ta có sự quy hồi chậm, và trong lý thuyết Tân Cổ điển chúng ta có sự quy hồi nhanh. ● Thực tế, lý thuyết Tân Cổ điển chủ yếu lập luận rằng nền kinh tế tự điều chỉnh một cách nhanh chóng, không cần có sự can thiệp của chính phủ bằng chính sách ngược chu kỳ. Chúng ta cần mở rộng luận điểm này một chút, mặc dù những luận điểm đầy đủ sẽ được đề cập đến ở phần sau của khoá học, và chủ yếu là trong Kinh tế học 302. 5) Quan điểm của lý thuyết Keynes mới trái với Tân cổ điển về Chính sách Ngược chu kỳ. Nhà nước có thể thực hiện chính sách ngược chu kỳ hay không? Để nhà nước cải thiện được mọi thứ, thì nhà nước phải phản ứng nhanh hơn sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, hoặc tốt nhất là không làm gì và xấu nhất là làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
- Điều gì làm cho nhà nước phản ứng nhanh hoặc chậm? Điều đó phụ thuộc vào sự trì trệ trong việc thực hiện chính sách nhà nước. ● Sự chậm trễ trong việc nhận thức vấn đề, do sự chậm trễ trong việc thống kê. ● Chậm trễ trong việc quyết định chính sách đúng đắn và thực hiện nó. ● Thời gian trễ giữa việc thay đổi các công cụ chính sách và ảnh hưởng cuối cùng của chúng đối với tổng cầu - ví dụ như, các quyết định đầu tư không thay đổi sau một đêm. ● Những ước đoán là chính sách tiền tệ cần 12-18 tháng để thực hiện cho đến khi chúng tác động được tổng cầu, mặc dù chính sách này tác động đến tỷ giá hối đoái ngay lập tức. Điều gì ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế? Điều quan trọng là giá cả yếu tố đầu vào tăng nhanh như thế nào, đặc
- biệt là tiền lương, điều chỉnh đối với những thay đổi trong giá cả và những kỳ vọng. Trước hết hãy xem xét: Lý thuyết Tân Cổ điển Người lao động quan tâm đến lương thực tế của họ W/P và mong muốn nhận được sự tăng lên chi phí sinh hoạt mỗi khi mức giá tăng lên (họ muốn %Δ W = %Δ P). ● Họ sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng những hợp đồng của họ trong tình huống này, và mức lương sẽ rất linh hoạt. ● Điều này có nghĩa là nếu có suy thoái, sẽ có một sự điều chỉnh nhanh về cầu lương theo hướng giảm xuống, và nếu có lạm phát sự điều chỉnh sẽ theo hướng tăng mức lương. ● Nền kinh tế điều chỉnh nhanh chóng bởi vì có một sự khuyến khích chắc chắn để tránh một mức lương thực tế quá thấp (làm việc quá ít) hoặc quá cao (thất nghiệp tăng lên).
- Kết hợp lập luận này với quan điểm nhà nước phản ứng chậm chạp, thì sẽ thấy rằng không nhất thiết phải có hành động của nhà nước để đối phó với suy thoái. Nhà nước chỉ cần đối phó với hiện tượng lạm phát. Lý thuyết Keynes mới Lý thuyết này lập luận rằng trong khi những sự kỳ vọng là cực đoan, có một sự tri trệ trong nền kinh tế ngăn cản sự điều chỉnh sớm của mức lương, đặc biệt là sự giảm xuống trong thời kỳ suy thoái - có sự thất bại trong cơ chế điều phối của nền kinh tế thị trường. ● Rất linh hoạt, các doanh nghiệp và người lao động có hợp đồng dài hạn sẽ xác lập mức lương tăng lên trong những năm tới, dựa trên những kỳ vọng tốt của họ về điều gì sẽ xảy ra. ● Nếu sự kiện không nhận thấy trước xảy ra, thì sẽ rất khó khăn để thay đổi mức lương, đặc biệt là để đẩy lùi tăng giá.
- ● Mức lương chỉ thay đổi khi có nhiều hợp đồng được ký kết hoặc ký lại, nghĩa là có sự điều chỉnh chậm chạp và một phần của SAS để đối phó với cú sốc của tổng cầu. Đối chiếu lập luận này với niềm tin rằng nhà nước có thể phản ứng nhanh nhạy, và điều này dẫn đến lập luận rằng chính sách của nhà nước có thể cải thiện nền kinh tế, bằng cách làm cân bằng những thay đổi của AD. 6) Kết luận Cuối cùng, chúng ta có thể nhìn thấy mô hình AD-AS để giải thích ban đầu của các sự kiện trong thực tế Canada trong những năm vừa qua. Năm 1996 1998 %Δ1996-1998 Mức giá 105.8 108.6 +2.6% GDP thực tế 782 tỷ Đô la 838 tỷ Đô la +7.2% Thất nghiệp 9.7% 8.3%
- Như Hình 13 dưới đây cho thấy, rõ ràng có một sự dịch chuyển sang phải trong tổng cầu và có thể là tổng cung để đạt được sự thay đổi nói đến. ● Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu có sự thay đổi trong LAS, trong trường hợp nào tình huống được cải thiện đó có khả năng là sự tạm thời tương đối. ● Nếu có một sự thay đổi trong SAS, và không có ở LAS, thì chúng ta sẽ sớm thấy được sự lạm phát tăng lên. Bây giờ chúng ta đã có một sự nhận thức về mô hình AD-AS cơ sở, đây là lúc để quay lại với một số chi tiết của mô hình này.
- ● Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu chính xác là mô hình AD xuất phát từ đâu, và chi tiết của phần hàng hoá và dịch vụ và thị trường tài chính có tác động đến AD. ● Tiếp đó, chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình AS đến từ đâu, với sự chi tiết của thị trường lao động và sản xuất. ● Cuối cùng, chúng ta sẽ đến với chính sách ổn định, và sẽ thảo luận về hai lý thuyết, Tân Cổ điển và Keynes Mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
12 p | 3669 | 1220
-
Kinh tế vi mô - Bài số 11a
8 p | 157 | 61
-
Mô hình tổng cung, tổng cầu và kinh tế vĩ mô
8 p | 417 | 58
-
Kinh tế vi mô - Bài số 11b
8 p | 130 | 48
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 2 Mô hình IS – LM và tổng cầu trong nền kinh tế đóng
69 p | 358 | 35
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 7 Tổng cầu và tổng cung
44 p | 247 | 26
-
Đề tài: Cải cách cơ chế kinh tế và thay đổi mô hình kinh tế
58 p | 116 | 19
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô ( Trần Thị Minh Ngọc) - Chương 5 Tổng cung - Tổng cầu
44 p | 163 | 14
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô (ĐH Ngoại thương) - Bài 6 Tổng cầu, tổng cung cầu
40 p | 206 | 13
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Mô hình cân bằng chung tổng quát
12 p | 153 | 11
-
KINH TẾ VĨ MÔ_CHƯƠNG 9: GIỚI THIỆU VỀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
6 p | 108 | 10
-
Nguyên lý Kinh tế học - Chương 14: Tổng cầu và tổng cung
24 p | 86 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - Trần Thị Thanh Hương
37 p | 106 | 8
-
Bài giảng Tổng cung - Tổng cầu
74 p | 82 | 8
-
Bài giảng Tổng cầu tổng cung
18 p | 93 | 5
-
Bài giảng Kinh tế lượng cơ bản: Chương 1 - Học viện Tài chính
25 p | 10 | 2
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 1 - Học viện Tài chính
34 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn