intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường trí nhớ cho trẻ nhỏ

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt với những hàm lượng dinh dưỡng đúng đắn, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành khả năng ghi nhớ thông qua hoạt động nuôi dạy hàng ngày. Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt với những hàm lượng dinh dưỡng đúng đắn, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành khả năng ghi nhớ thông qua hoạt động nuôi dạy hàng ngày. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao trẻ luôn nín khóc rất nhanh khi được mẹ dỗ dành không? Bên cạnh những lý giải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường trí nhớ cho trẻ nhỏ

  1. Tăng cường trí nhớ cho trẻ nhỏ Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt với những hàm lượng dinh dưỡng đúng đắn, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành khả năng ghi nhớ thông qua hoạt động nuôi dạy hàng ngày. Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt với những hàm lượng dinh dưỡng đúng đắn, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành khả năng ghi nhớ thông qua hoạt động nuôi dạy hàng ngày. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao trẻ luôn nín khóc rất nhanh khi được mẹ dỗ dành không? Bên cạnh những lý giải về sự gần gũi và tình mẫu tử, khoa học đã chỉ ra rằng từ khoảng thời gian thai kỳ 22 đến 29 tuần tuổi, trẻ đã phát triển trí nhớ của mình. Lúc này, trẻ sẽ vui mừng khi lần đầu tiên được nghe nhịp tim hay giọng nói của mẹ. Về sau, trẻ sẽ ghi nhớ những âm thanh này và cảm thấy thân thuộc. Vì thế, khi trẻ quấy khóc, giọng nói của mẹ lúc dỗ dành sẽ kích thích trí nhớ của trẻ từ lúc còn nằm trong bào thai, mang lại cảm giác yên tâm trong tiềm thức trẻ. Hệ thần kinh của trẻ đã bắt đầu phát triển để phục vụ cho ghi nhớ ngay từ lúc chưa được sinh ra và sẽ liên tục được bồi đắp về sau. Được đề cập trong nghiên cứu “Nguồn gốc của sự suy nghĩ, nhận thức và khả năng truyền đạt” của Tiến sĩ tâm lý học Andrew N. Meltzoff từ trường đại học Washington (Hoa Kỳ), trẻ 12 tháng tuổi không những đã có khả năng xử lý
  2. thông tin mà còn có khả năng ghi nhớ thông tin đó trong khoảng thời gian ít nhất là 1 tháng. Những thông tin này sẽ được trẻ sử dụng để so sánh, khám phá và tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Vì thế việc tăng cường khả năng ghi nhớ cho trẻ cần được tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời. Ghi nhớ là một trong ba bước phát triển khả năng học hỏi của trẻ. Để quy trình học hỏi nói chung và quy trình ghi nhớ nói riêng diễn ra một cách thuận lợi, trước tiên trẻ cần phải được phát triển trí não và nhận thức. Trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng, não trẻ phát triển rất nhanh, đạt đến 75% khối lượng não người lớn. Đây là lúc não rất cần các yếu tố dinh dưỡng để phát triển tối ưu. Đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc và chức năng của não trẻ chính là DHA, ARA, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine và Vitamin nhóm B. Đặc biệt hơn cả chính là DHA. Theo tổ chức y tế thế giới FAO/WHO, nếu được bổ sung DHA hàng ngày với hàm lượng đúng là 17mg DHA/100 kcal cho trẻ nhỏ và từ 75mg DHA/ngày cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, trí não sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất, giúp trẻ luôn sẵn sàng cho 3 bước quan trọng nhất của quy trình học hỏi, đó là: Tập trung - Ghi nhớ - Xử lý tình huống. Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt với những hàm lượng dinh dưỡng đúng đắn, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành khả năng ghi nhớ thông qua hoạt động nuôi dạy hàng ngày. Mời các bạn tham khảo những bí quyết sau của chuyên gia: Cho trẻ ngủ đủ giấc Ngủ đủ giấc và ngủ sâu luôn là một liều thuốc bổ dưỡng cho trí nhớ của trẻ,
  3. theo công bố của Giáo sư Y khoa Dennis Rosen trên Psychology Today. Ngoài việc giúp trẻ có sức khỏe tốt và lanh lợi, một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cho bộ não tập hợp và tiếp thu những hiện tượng trẻ được học trong ngày. Vì thế, cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ. Đối với trẻ 12 tháng tuổi, giấc ngủ ban đêm nên kéo dài khoảng 11 tiếng rưỡi và trẻ cần thêm khoảng 2 tiếng rưỡi nữa cho giấc ngủ trưa. Số giờ ngủ và số giấc ngủ được khuyến khích tăng lên đối với trẻ nhỏ tháng hơn. Sinh hoạt theo thời gian biểu Trong cuộc sống hàng ngày, việc tạo nên nề nếp sinh hoạt nhất định cũng sẽ giúp trẻ hình thành khả năng ghi nhớ một cách tự nhiên. Cha mẹ có thể nói một số câu hoặc làm một vài hành động quen thuộc trước khi cho trẻ làm gì đó, ví dụ vỗ tay trước khi cho trẻ ăn, hoặc bóp con vịt đồ chơi để báo hiệu giờ tắm. Lâu dần, trẻ sẽ nhớ được các hành động này là dấu hiệu cho hoạt động sắp diễn ra. Làm quen với sắc màu Trong chuyên mục “10 bí quyết cải thiện trí nhớ trẻ”, giáo sư Y Khoa Judy Willis thuộc Đại học California nhấn mạnh: Màu sắc là một trong những yếu tố mà não trẻ có thể lưu giữ nhanh chóng và dễ dàng nhất. Cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với những không gian và sự vật nhiều màu sắc thông qua những vật dụng trang trí trong phòng, sơn tường, đồ chơi hay những bức tranh có màu sắc tương phản. Màu sắc xung quanh sẽ kích thích thị giác và
  4. trí não của trẻ, giúp trẻ ghi nhớ và nhận ra các màu sắc tương tự ở thế giới bên ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2