TẬP LỆNH MSP430
lượt xem 51
download
X.1.1. Lệnh di chuyển MOV Cấu trúc: MOV Nguồn , Đích ; đích = nguồn Ví dụ: MOV #21h, R10 ; đưa giá trị 2byte (21h) vào thanh ghi R10. MOV.W R3,R4 ; đưa giá trị 2byte của thanh ghi R3 vào thanh ghi R4. MOV.B 21h, 33h; đưa giá trị một byte tại địa chỉ 21h vào địa chỉ 33h. X.1.2.Lệnh POP(.B) Cấu trúc: POP Đích; lấy dữ liệu từ con trỏ ngăn xếp đến đích Ví dụ: POP R5; trả về giá trị ban đầu của R5 POP SR; trả về trạng thái ban đầu của thanh ghi POP.B R5; đưa giá trị của ngăn xếp vào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TẬP LỆNH MSP430
- TẬP LỆNH MSP430 X. TẬP LỆNH MSP430 X.1. Nhóm lệnh dữ liệu X.1.1. Lệnh di chuyển MOV Cấu trúc: MOV Nguồn , Đích ; đích = nguồn Ví dụ: MOV #21h, R10 ; đưa giá trị 2byte (21h) vào thanh ghi R10. MOV.W R3,R4 ; đưa giá trị 2byte của thanh ghi R3 vào thanh ghi R4. MOV.B 21h, 33h; đưa giá trị một byte tại địa chỉ 21h vào địa chỉ 33h. X.1.2.Lệnh POP(.B) Cấu trúc: POP Đích; lấy dữ liệu từ con trỏ ngăn xếp đến đích Ví dụ: POP R5; trả về giá trị ban đầu của R5 POP SR; trả về trạng thái ban đầu của thanh ghi POP.B R5; đưa giá trị của ngăn xếp vào byte thấp của R5, byte cao =0 X.1.3. Lệnh PUSH(.B) Cấu trúc: PUSH Nguốn; cất giá trị nguồn vào ngăn xếp Ví dụ: PUSH R8; cất giá trị thanh ghi vào ngăn xếp PUSH SR; lưu trạng thái thanh ghi X.1.4. Lệnh NOP Cấu trúc: NOP ; không thi hành gì cả và đi dến lệnh tiếp theo. X.2. Các lệnh số học X.2.1. Lệnh ADD Cấu trúc : ADD nguồn , đích ; đích = đích +nguồn Ví dụ 1: ADD R0,R1 ; cộng giá trị thanh ghi R0 với R1 đồng thời giá trị được lưu giá trị trong R1. Ví dụ 2: ADD.B 24h,30h ; cộng giá trị một byte ở địa chỉ 24h với giá trị ô nhớ 30h. Ví dụ 3: ADD.W 30h,31h ; cộng giá trị 2 byte ở ô nhớ 30h với ô nhớ 31h. X.2.2. Lệnh ADDC Cấu trúc: ADDC nguồn ,đích ; đích = nguồn +đích + c
- Ví dụ: cộng giá trị 2byte của thanh ghi R0 với ô nhớ 40h và kết quả được lưu trong thanh ghi R0. ADDC 40h,R0 ⇔ ADDC.W 40h,R0 X.2.3. Lệnh SUB Cấu trúc : SUB nguồn, đích ; đích = đích – nguồn+1. Ví dụ: SUB.B R0,R1; ⇔ R1= R1R0 +1 SUB.W R0,R1 ⇔ SUB R0,R1 ; trừ giá trị 2 byte giữa 2 thanh ghi. Ví dụ 2: Đưa giá trị 50h vào thanh ghi R10, và giá trị 40h vào thanh ghi R11, đồng thời thực hiện phép trừ R10 với R11. Sau đó cho thanh ghi R10 giảm dần về đên 0 thì ngừng thự hiện. Giải MOV #50H,R10 ; đưa giá trị 50h vào thanh ghi R10 MOV #40H,R11 ; đưa giá trị 40h vào thanh ghi R11 SUB R11,R10 ; R10= R10 – R11 +1 Lap1: DEC R10; giảm R10 đi 1h JNZ Lap1 ; chờ đến khi nào R10 bằng 0 thì thôi. X.2.4. Lệnh SUBC Cấu trúc : SUBC nguồn,đích ; đích = đích + nguồn +C X.2.5. Lệnh DADD ( cộng 2 giá trị số thập phân ) Cấu trúc : DADD Nguồn, Đích ; đích = đích + nguồn + C. Ví dụ: cộng giá trị 40 vào thanh ghi R10 khi biết giá trị thanh ghi R10 là 10h và cho biết kết quả sau khi tín toán. GIẢI DADD #40, R10; trừ giá trị 40 cho R10 Sau khi thực hiện lệnh thì R10 có giá trị là 56. X.2.6. Lệnh DADC.B ( add C to decimally destination ) Cấu trúc: DADC Đích; Đích = Đích + C X.2.7. Lệnh CMP( .B) ( trừ dùng để so sánh ) Cấu trúc: CMP Nguồn,Đích; đích – nguồn. Ví dụ: Hãy so sánh giá trị của 2 thanh ghi R10 và R11. Nếu thanh ghi R10 lớn hơn Thanh ghi R11 thì nhảy đến Lonhon, ngược lại thì nhảy đến Nhohon. GIẢI
- Lap1:CMP R11,R10 ; trừ R11 cho R10. JC Nhohon Lonhon: JMP Lap1 Nhohon: JMP lap1 End. X.2.8. Lệnh INC(.B) ( increment destination ) Cấu trúc: INC Đích; Đích = Đích + 1 Ví dụ: INC R15 ; R15= R15+1 INC.B R15 ; R15= R15 +1 Lúc đầu giả sử R15 có giá trị là 30h thì sau khi thực hiện lệch trên thì R15 có giá trị là 31h X.2.9. Lệnh INCD(.B) (double_increment destination) Cấu trúc: INCD Đích ; Đích = Đích +2 Ví dụ: MOV &P1IN, R15; lấy giá trị nhập vào từ port 1 lưu vào R15 INCD.B R15 ; tăng giá trị thanh ghi lên 2 đơn vị. X.2.10. Lệnh DEC(.B) (Decrement destination ) Cấu trúc: DEC Đích ; Đích = Đích – 1 Ví dụ: Viết đoạn chương trình để cho Led chớp tắt 10 lần rồi dừng. Main: BIS.B #01h,& P1DIR MOV #10, R15; số lần chốp tắt của led Lap: XOR #01h,&P1OUT; cho led thay đổi trạng thái sao mỗi vòng lặp Call Delay DEC.B R15; giảm R15 đi một đơn vị JZ Lap JMP $ Delay: RET END
- X.2.11. Lệnh DECD(.B) (Double_ Decrement destination) Cấu trúc: DECD Đích; Đích = Đích 2 Ví dụ: DECD.B R15; giảm R15 di 2 đơn vị Giả sử lúc đàu R15 có gí trị là 32h thì sau khi thực hiện lệnh R15 có giá trị là 30h. X.2.12. Lệnh SBC(.B) Cấu trúc: SBC Đích; Đích = đích + 0ffffh + C Ví dụ: Giả sử lúc đầu thanh ghi R15 có giá trị là 40h, C = 0 thì sau khi thực hiện lệnh sau thì R15 có kết quả là 3Fh. SBC R15; R15= R15+ 0FFFFh+C X.3. Các lệnh logic X.3.1. Lệnh AND( .B)(2chu kỳ máy). Cấu trúc: AND nguồn, đích ; đích = đích and nguồn. Ví dụ: Hãy kiểm tra thanh ghi R10 có phải là số chẵn không.Nếu là số chẵn thì xuất giá trị đó ra Port 1 còn nếu là số lẽ thì kết thúc chương trình. GIẢI: #include "msp430.h" ; gọi thư viện msp430. NAME main ; module tên. PUBLIC main ; đặt tên nhãn chuơng trình chính. ORG 0FFFEh DC16 init ; đặt địa chỉ vectơ ban đầu cho ngăn xếp. RSEG CSTACK ; đặt đoạn ngăn xếp. RSEG CODE ; đoạn chương trình init: MOV #SFE(CSTACK), SP ; đưa ngăn xếp vào con trỏ. main: NOP ; chương trình chính. MOV.W #WDTPW+WDTHOLD,&WDTCTL ; dừng whatchdog time. AND #01,R10 ; kiểm tra xem R10 có phải là chẵn hay lẽ. JNZ Xuat; nếu số chẳn thì xuất giá trị R10 ra port 1 . JMP Thoat Xuat: MOV.B R10,P1OUT ; xuất giá trị số chẵn ra . Thoat: JMP $ ; nhảy tại chổ END X.3.2. Lệnh BIS(.B) (2 chu kỳ máy)
- Cấu trúc:BIS Nguồn, Đích ; Đích = đích or nguồn. Ví dụ: Kiểm tra giá trị thanh ghi R10 sau đoan chương trình sau; MOV #20H, R11; đưa giá trị 20h vào thanh ghi R11 AND #01, R11; And thanh ghi R11 với 1 MOV #30H,R10; đưa giá trị 30h vào thanh ghi R10 BIS R11,R10; thực hiện OR thanh ghi R10 với R11. JMP $; lặp tại chổ. Dựa vào đoạn code trên thì giá trị của R10 sau khi kết thúc chương trình là 31h. X.3.3. Lệnh XOR( .B ) (2 chu kỳ máy) Cấu trúc: XOR Nguồn, Đích ; đích = đích XOR nguồn. Ví dụ: Thanh ghi R10 có giá trị 20h, tìm giá trị thanh ghi sau câu lệnh sau: XOR #22h,R10 ; R10=22h XOR R10 = 2h X.3.4. Lệnh BIT(.B) (2 chu kỳ máy) Cấu trúc : BIT Nguồn, Đích ; Đích AND nguồn. Ví dụ: So sánh 2 giá trị xem giống hai khác nhau BIT.B # 01h,&P1IN ; 0ffh and P1IN JC nhay; nhảy nếu Cờ Cary =1 X.3.5. Lệnh BIC(.B) (2 chu kỳ máy ) Cấu trúc : BIC Nguồn ,Đích ; Đich = Not nguồn AND đích. Ví dụ: Đảo giá trị thanh ghi R10 và đồng thời xuất dữ liệu ra Port 1. BIC.B R10,&P1OUT; X.3.6. Lệnh dịch phải RRA(.B) (một chu kỳ) Cấu trúc: RRA Đích ;MSB⇒ MSB⇒ LSB ⇒C Ví dụ: Viết chương trình thực hiện cho led chạy từ phải sang trái 8 bit. Giải #include "msp430.h" ; ORG 0FC00h ; bat dau chuong trinh ; RESET: mov.w #0280h,SP ; khoi tao dia chi con tro StopWDT: mov.w #WDTPW+WDTHOLD,&WDTCTL ; dung whatdog time Mainloop: bis.b #0ffh,&P1DIR Mov.b #80h,R11; cho mot led sang Mov.b #8,R10; dich 7 bit
- Lap: mov.b R11,&P1OUT RRA.b R11; dich sang phai khong su dung co cary. Wait: mov.w #050000,R15 ; delay l1: mov #2,R14 L2: dec.w R14 ; giam R15 de tao delay jnz L2 dec R15 ; jnz l1 dec.w R10 jnz Lap jmp Mainloop ;lap lai chuong trinh ; ; ; Interrupt Vectors ; ORG 0FFFEh ; MSP430 RESET Vector DW RESET END X.3.7. Dịch phải có dùng cờ Cary RRC(.B) (một chu kỳ) Cấu trúc: RRC Đích; C⇒ MSB ⇒....LSB ⇒C Ví dụ: Thực hiện phép tính cộng hai thanh ghi và kiểm tra xem có tràn không, nếu có tràn thì thực hiện ghi dịch 8 bit liên tục, nếu không thì thoát khỏi chương trình. GIẢI Main: BIS.B #0FFH,&P1DIR ; khởi tạo cho phép xuất 8 bit dữ liệu ra port 1 ADD.B R10,R11 ; cộng 2 thanh ghi JC Dich ; nhảy đến chương trình con để thực hiện dịch cờ JMP Thoat Dich: CLR.B R11 ; xóa thanh ghi R11 MOV #8,R13 ; dịch 8 bit Lap: MOV.B R11,&P1OUT; xuất dữ liệu ra port 1 RRC.B R11 ; lấy cờ Cary dể dịch vào thanh ghi R11 CALL DELAY ; gọi chương trình con để tạo thời gian trể DEC.B R13 ; giảm dần thanh ghi JNZ Lap ; nhảy nếu khac 0 JMP Dich ; quay lai chương trình vô điều kiện DELAY:
- RETI ; trở lại chương trình chính Thoat: END ; kết thúc chương trình X.3.8. Lệnh dịch trái RLA(.B) ( một chu kỳ ) Cấu trúc: RLA Đích ; LSB⇒MSB⇒C Ví dụ : Giống như ví dụ lệnh dịch phải nhưng thay lệnh RRA thành lệnh RLA. X.3.9. Lệnh dịch trái có sử dụng cờ Carry RLC( .B) ( Một chu kỳ) Cấu trúc: RLC Đích; C ⇒ LSB ⇒ MSB⇒C ; Ví dụ: Cũng giống như ví dụ lệnh dịch phải có dùng cờ Carry. X.3.10. Lệnh đổi byte SWPB (một chu kỳ) Cấu trúc: SWPB Đích ; bit 15 đến bít 8 đổi vị trí với bít 7 tới bit 0 Có thể được minh họa như hình sau: Ví dụ: Đảo thanh ghi R15 với giá trị 0FF00h. MOV #0FF00H,R15 ; đưa giá trị 0ff00h vào thanh ghi R15 SWPB R15 ; đảo byte thấp với byte cao. + Ta thấy lúc đầu thanh ghi R15 có giá trị nhị phân là 1111111100000000. Sau khi thực hiện lệnh SWPB thì thanh ghi R15 lại có giá trị là 11111111. * Chú ý: Lệnh này chỉ sử dụng được với với thanh ghi và ô nhớ 2 byte. X.3.11. Lệnh mở rộng và sao chép bit 7 SXT ( Exten sign) Cấu trúc: SXT Đích; chép Trạng thái của bit 7 ra thành giá trị của bit 8 tới bit 15. Chúng ta có thể mô tả lệnh này như hình sau: Ví dụ: Lấy dữ liệu từ Port 1 đựoc tác động từ bênh ngoài đồng thời lưu dữ liệu vào R10 và coppy trạng thái bit 7 ra byte cao của R10. MOV &P1IN, R10; P1IN =080H ⇔10000000b = R10 SXT R10 ; R10 = 1111111110000000b X.3.12. Lệnh kiểm tra thanh ghi TST(.B) Cấu trúc: TST Đích ; Kiểm tra xem thanh ghi bằng hay khác 0. Ví dụ: Kiểm tra xem giá trị lấy vào từ Port 1 có bằng giá trị 80h không nếu bằng thì xuất dữ liệu ra port còn khác thi không xuất. Giải:
- Main: MOV.B &P1IN, R15; lấy giá trị nhập vào từ port 1 SUB.B #80H,R15; trừ giá trị 80h cho R15 TST.B R15 ; kiểm tra thanh ghi R15 JN KHAC ; nhảy nếu R15 khác 0 JZ GIONG; nhảy nếu bằng không GIONG: BIS.B #0FFH,&P1DIR; cho phép port 1 làm ngõ ra MOV #80H,P1OUT; xuất giá trị 80h ra hiện thị JMP $ ; lặp tại chổ KHAC: JMP Main ; quay về chương trình chính để kiểm tra tiếp End X.3.13. Lệnh đảo Bít INV(.B) Cấu trúc: INV Đích; Đích = not Đích Ví dụ: Nhận giá trị được lấy từ port 1 sao đó đảo giá trị và xuất giá trị đó ra port 1. Main: Mov.B &P1IN,R10; lấy giá trị từ port 1 đưa vào thanh ghi R10 INV.B R10; thực hiện đảo các bít trong 8 bit thấp của thanh ghi R10 BIS.B #0FFH,& P1DIR ; cho phép Port 1 làm ngõ ra dữ liệu Mov.B R10,&P1OUT; xuất dữ liệu ra port 1 JMP Main; trở về chương trình chính để tiếp tục kiểm lấy dữ liệu. End. Giả sử lúc đầu giá trị nhập vào từ Port 1 có giá trị nhị phân là 10101010B thì sao khi dữ liệu được xuất ra là 01010101B. X.3.14. Lệnh CLR(.B) ( Clear destination) Cấu trúc: CLR Đích; Đích = 0 Ví dụ: Lúc đầu thanh ghi R15 có giá trị là 0ffh thì sau khi thực hiện lệnh CLR thì R15 có giá trị là 0 CLR R15; R15 = 0 X.4. Các lệnh xử lý Bit + Lệnh CLRC ( clear carry bit) + Lệnh CLRN ( clear negative bit ) + Lệnh CLRZ ( clear zero bit )
- X.5. Các lệnh nhảy X.5.1. Lệnh JNZ ( jum if not zero) Cấu trúc: JNZ Nhãn ; nhảy nếu không bằng không Ví dụ: Giảm dần thanh ghi R10, nếu thanh ghi R10 khác không thì nhảy đến nhãn Nhay Còn bằng không thì thoát ra khỏi chương trình. Main: Mov.B #20,R10; đưa giá trị 20 vào thanh ghi R10 Nhay: DEC.B R10 ; giảm R10 đi một đơn vị JNZ Nhay ; kiểm tra R10 xem nếu khác 0 thì nhảy End X.5.2. Lệnh JZ ( Jum if Zero) Cấu Trúc: JZ Nhãn ; Nhảy nếu bằng không Ví dụ: TST R7; kiểm tra R7 JZ Nhay; nhảy đến nhãn Nhay khi R7 = 0, ngươc lại thì tiếp lệnh sau. X.5.3. Lệnh JEQ ( jum if equal) Cấu trúc: JEQ Nhãn; nhảy nếu bằng Ví dụ: CMP R10, Table(R6) ; JEQ Lap; nhảy đến Lap nếu bằng * Giải thích : Lệnh CMP R10, Table(R6) so sánh nội dung của thanh ghi R6 với nội dung của bảng Table tại địa chỉ với giá trị R10 X.5.4. Lệnh JGE ( Jum if greater or equal) Cấu trúc: JGE Nhãn; nhảy đến nhãn nếu lớn hơn hoặc bằng Ví dụ: CMP @ R10,R11; so sánh có dấu hai thanh ghi JGE nhay; nhảy nếu R11 ≥ (R10)
- X.5.5. Lệnh JC (jum if carry set ) Cấu Trúc: JC Nhãn ; nhảy nếu cờ carry = 1 Ví dụ: ADD.B R10,R11; cộng 8 bit 2 thanh ghi JC Nhay; nhảy đến nhãn Nhay nếu có tràn Nhay: X.5.6. Lệnh JHS ( jum if higher or same) Cấu Trúc: JHS Nhãn; nhảy nếu lớn hơn hoặc bằng giá trị nào đó Ví dụ: CMP #10,R15 JHS Nhay; nhảy đến nhãn nếu R15 ≥ 10 X.5.7. Lệnh JN (jum if negative) Cấu trúc: JN Nhãn ; nhảy đến nhãn nếu kết quả nhỏ hơn 0 Ví dụ: SUB R5,Count ; Count= count R5 JN Nhan; nhảy đến Nhan nếu phép tính nhỏ hơn 0 X.5.8. Lệnh JMP ( Jum uncontionally) Cấu trúc: JMP Nhãn; nhảy không đều kiện Ví dụ: JMP Main; nhảy đến nhãn Main mà không cần đều kiện. X.5.9. Lệnh JL (jum if less) Cấu trúc: JL Nhãn; nhảy đến nhãn nếu nhỏ hơn Ví dụ: CMP @R10,R11; JL Nhan; nhảy nếu R11≤ (R10) X.5.10. Lệnh JNC ( jum if not carry) Cấu trúc: JNC Nhan; nhảy đến nhan nếu cờ carry không bật Ví dụ: Viết chương trình cộng giá trị nhận từ P1 với thanh ghi R10 đồng thời kiểm tra xem khi nào tràng thanh ghi thì nhảy đến chương trình con.
- Main: ADD &P1,R10 JNC Main; nhảy đến Main nếu thanh ghi chưa tràn Con: X.5.11. Lệnh JLO ( jum if lower ) Cấu trúc: JLO Nhan; nhảy đến nhản nếu thấp hơn một giá trị nào đó Ví dụ: CMP.B #2, &P1IN JLO Nhan; nhảy đến Nhan nếu P1 nhò hơn 2 X.6. Các lệnh phục vụ chương trình con và ngắt X.6.1. Lệnh Call (call destination) Cấu Trúc: Call Nhan; Ví dụ: Call Return; gọi chương trình con tại địa chỉ của nhãn Return Return RET X.6.2. Lệnh RET ( Return from subroutine ) Cấu Trúc: RET Ví dụ: giống ví dụ trên X.6.3. Lệnh RETI ( return from interrupt) Cấu trúc: RETI Ví dụ: Sau đây là hình ảnh minh họa của một đoạn chương trình ngắt X.6.4. Lệnh DINT ( Disable interrupts) Cấu trúc: DINT ; cấm ngắt
- X.6.5. Lệnh EINT (Enable interrupts) Cấu trúc: EINT ; cho phép ngắt Ví dụ:PUSH.B &P1INT BIS.B @SP,&P1IFG; cho phép chỉ bật một cơ duy nhất EINT ; ngắt port 1 đựơc lưu giữ trong ngăn xếp BIT #mask,@SP IQE maskok Maskok: BIC #mask,@SP INCD SP RETI X.7. Bảng thông số chu kỳ và chiều dài lệnh X.7.1. Các lệnh phục vụ ngắt X.7.2. Các lệnh một toán hạng * Chú ý: Không được sử dụng các lệnh RRA,RRC, SWPB, SXT trong trường hợp định địa chỉ trực tiếp.
- X.7.3. Các lệnh nhảy Các lệnh này tùy thuộc vào độ dài đoạn code . X.7.4. Các lệnh 2 toán hạng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn