T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
THAY ĐỐI KIẾN THỨC VỀ PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT Ở<br />
TRẺ DƯỚI 6 TUÔI CỦA CÁN BỘ Y TẾ TUYẾN XÃ TẠI<br />
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI SAU 1 NĂM CAN THIỆP<br />
Nguyễn Thị Minh Thủy*; Trần Quý Cát*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT) ở trẻ < 6 tuổi<br />
của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã. Đối tượng và phương pháp: từ 5 - 2015 đến 5 - 2016, hoạt<br />
động can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức PHSKT ở trẻ < 6 tuổi cho CBYT tuyến xã tại<br />
huyện Hoài Đức được tiến hành. 236 CBYT đã từng tham gia đánh giá trước can thiệp được<br />
phỏng vấn về kiến thức PHSKT nhằm đánh giá kết quả của hoạt động can thiệp. Số liệu thu<br />
thập từ phỏng vấn được kết nối với số liệu đánh giá ban đầu thông qua mã số của đối tượng và<br />
phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả: sau 1 năm can thiệp, có sự thay đổi có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05), tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về khuyết tật (từ 91% lên 98,7%) và tỷ lệ CBYT<br />
có kiến thức đạt về dấu hiệu khuyết tật (từ 80,1% lên 98,7%). Tỷ lệ CBYT có kiến thức chung<br />
về PHSKT đạt thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) từ 71,6% lên 93,7%. Kết luận: hoạt động<br />
can thiệp đã góp phần nâng cao kiến thức về PHSKT cho CBYT tuyến xã. Cần nhân rộng hoạt<br />
động can thiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động PHSKT ở trẻ < 6 tuổi.<br />
* Từ khóa: Phát hiện sớm khuyết tật; Can thiệp; Kiến thức; Cán bộ y tế; Huyện Hoài Đức; Hà Nội.<br />
<br />
The Changes in Knowledge of Early Detection of Disabilities of<br />
Commune Health Worker after 1 Year of Intervention in Hoaiduc<br />
District, Hanoi<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the changes in knowledge of early detection of disability (EDD) in<br />
children under 6 years old by commune health workers. Subjects and methods: From 5 - 2015<br />
to 5 - 2016, communication interventions to improve EDD knowledge in children under 6 for<br />
Hoaiduc commune health workers were conducted. There were 236 people, who had<br />
participated in the baseline survey, and were interviewed with EDD knowledges. The data<br />
collected from interviews, was merged to the baseline data through the code of the study<br />
population and analyzed by SPSS. Results: After one year of intervention, there was a<br />
statistically significant change (p < 0.05) in the rate of health workers who has good disability<br />
knowledge (from 91% to 98.7%) and the rate of health workers who has good knowledge about signs<br />
of disabilities (from 80.1% to 98.7%). The rate of health workers who has good EDD knowledge<br />
has a statistically significant change (p < 0.05) (from 71.6% to 93.7%). Conclusion: Interventions<br />
have contributed to improve EDD knowledge for commune health workers. Consequently,<br />
interventions should be replicated to train human resources for EDD in children under 6 years.<br />
* Keywords: Early detection of disabilites; Intervention; Knowledge; Health staffs; Hoaiduc district;<br />
Hanoi.<br />
* Đại học Y tế Công cộng<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Minh Thủy (ntmt@huph.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 27/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/06/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/07/2017<br />
<br />
13<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phát hiện sớm dấu hiệu khuyết tật giúp<br />
trẻ sớm nhận được các dịch vụ can thiệp,<br />
giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội<br />
[1], đây là trách nhiệm của toàn xã hội,<br />
trong đó có CBYT. CBYT tuyến xã là<br />
những người có chuyên môn, thường<br />
xuyên tiếp xúc với người dân và trẻ nhỏ<br />
qua các hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ<br />
em và qua hoạt động tiêm chủng.<br />
Do vậy, họ có nhiều cơ hội để PHSKT<br />
ngay ở giai đoạn đầu của tình trạng<br />
khuyết tật. Tuy nhiên, thực trạng kiến<br />
thức về PHSKT của CBYT tuyến xã còn<br />
rất hạn chế.<br />
Kiến thức của CBYT có ảnh hưởng tới<br />
kỹ năng sàng lọc và phát hiện khuyết tật<br />
của trẻ, nhiều nghiên cứu khẳng định tập<br />
huấn, truyền thông nâng cao kiến thức là<br />
một biện pháp hữu hiệu tăng cường kỹ<br />
năng thực hành cho CBYT [6, 7].<br />
Nhiều hoạt động hoạt động can thiệp<br />
truyền thông như tập huấn, phát tờ rơi…<br />
được tiến hành để nâng cao kiến thức về<br />
PHSKT cho toàn bộ CBYT xã và thôn tại<br />
20 xã/thị trấn tại huyện Hoài Đức. Nội<br />
dung can thiệp cho CBYT bao gồm kiến<br />
thức về khuyết tật, phát hiện sớm khuyết<br />
tật, dấu hiệu dạng khuyết tật cụ thể. Sau<br />
thời gian tiến hành can thiệp, chúng tôi<br />
thực hiện: Đánh giá sự thay đối kiến thức<br />
về PHSKT của CBYT tuyến xã tại huyện<br />
Hoài Đức sau 1 năm can thiệp nhằm tìm<br />
hiểu kết quả của can thiệp đã thực hiện.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu phỏng vấn 236 CBYT (làm<br />
việc tại trạm y tế xã và cán bộ y tế thôn)<br />
14<br />
<br />
trên tổng số 259 CBYT của 20 xã trên địa<br />
bàn huyện Hoài Đức đã từng tham gia<br />
đánh giá trước can thiệp. Tỷ lệ mất đối<br />
tượng là 8,88%.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Đây là nghiên cứu đánh giá trước-sau<br />
can thiệp, trong đó điều tra viên (ĐTV)<br />
phỏng vấn trực tiếp CBYT tuyến xã bằng<br />
bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng. Thông<br />
tin thu được nhập vào máy tính bằng<br />
phần mềm Epi.data, được kết nối với số<br />
liệu của vòng đánh giá qua mã ID của đối<br />
tượng nghiên cứu. Phân tích số liệu bằng<br />
phần mềm SPSS 18.0.<br />
* Tiến hành can thiệp: các hoạt động<br />
can thiệp truyền thông được tiến hành<br />
bao gồm tập huấn, phát tờ rơi, dán<br />
poster, tiến hành nhắc nhở… Thời gian<br />
tiến hành từ 5 - 2015 đến 5 - 2016.<br />
Thời gian tiến hành giá sau can thiệp:<br />
từ 5 - 2016 đến 7 - 2016.<br />
* Tiêu chuẩn đánh giá: CBYT có kiến<br />
thức “đạt” khi điểm kiến thức ở cả 3 nội<br />
dung đánh giá đạt ngưỡng tương ứng:<br />
điểm kiến thức về khuyết tật ≥ 10/19,<br />
điểm kiến thức về hoạt động PHSKT<br />
≥ 14/26, điểm kiến thức về các dấu hiệu<br />
khuyết tật của trẻ ≥ 28/55.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong tổng số 236 CBYT xã tham gia<br />
nghiên cứu, 52,54% cán bộ làm tại trạm y<br />
tế và 47,46% CBYT tế thôn. Tuổi trung<br />
bình của CBYT tham gia vào nghiên cứu<br />
là 42,61 ± 11,11 SD, trong đó 53,81%<br />
CBYT tuyến xã > 40 tuổi. Hơn 70% CBYT<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
tham gia nghiên cứu là nữ, gần 95,76%<br />
đã kết hôn và có con. 37% cán bộ là y sỹ,<br />
26% điều dưỡng, nữ hộ sinh hoặc y tá,<br />
> 25% đối tượng là dược sỹ và y tế thôn<br />
được đào tạo ngắn hạn. Phần lớn các đối<br />
tượng công tác ≥ 5 năm, trong đó 32% đã<br />
công tác trong ngành y từ 5 - 10 năm và<br />
50,8% đã công tác > 10 năm.<br />
<br />
1. Kết quả nhận được can thiệp.<br />
Trên 51% đối tượng nghiên cứu trả lời<br />
đã từng tham gia tập huấn, 31,8% đã<br />
từng nhận tờ rơi về PHSKT, 39,4% đã<br />
từng thấy poster, 63,6% được nhắc nhở<br />
về PHSKT trẻ khuyết tật và > 66% đã<br />
từng nghe thấy nội dung về PHSKT trên<br />
hệ thống loa truyền thanh của xã.<br />
<br />
2. Thay đổi kiến thức về PHSKT ở trẻ < 6 tuổi sau 1 năm can thiệp.<br />
Bảng 1: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về khuyết tật (n = 236).<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Biết định nghĩa người khuyết tật<br />
<br />
159<br />
<br />
67,37<br />
<br />
158<br />
<br />
66,95<br />
<br />
Biết 6 dạng khuyết tật*<br />
<br />
91<br />
<br />
38,56<br />
<br />
125<br />
<br />
52,97<br />
<br />
Nguyên nhân trước sinh*<br />
<br />
205<br />
<br />
86,86<br />
<br />
226<br />
<br />
95,76<br />
<br />
Nguyên nhân trong sinh*<br />
<br />
140<br />
<br />
59,32<br />
<br />
178<br />
<br />
75,42<br />
<br />
Nguyên nhân sau sinh<br />
<br />
171<br />
<br />
72,46<br />
<br />
153<br />
<br />
64,83<br />
<br />
(*: p < 0,05, kiểm định MC neman).<br />
<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về tỷ lệ CBYT biết được 6 dạng<br />
khuyết tật theo luật người khuyết tật, biết nguyên nhân trước sinh và trong sinh. Trong<br />
đó, tỷ lệ CBYT biết nguyên nhân trước sinh và trong sinh của khuyết tật sau 1 năm can<br />
thiệp rất cao. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu về: Kiến thức, thái độ, niềm tin<br />
về khuyết tật: tác động với chuyên gia y tế tại Anh (73%) [3].<br />
Bảng 2: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về hoạt động PHSKT (n = 236).<br />
Nội dung<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Định nghĩa PHSKT<br />
<br />
190<br />
<br />
80,51<br />
<br />
197<br />
<br />
83,47<br />
<br />
Đối tượng của PHSKT*<br />
<br />
58<br />
<br />
24,58<br />
<br />
138<br />
<br />
58,47<br />
<br />
Thời điểm PHSKT<br />
<br />
188<br />
<br />
79,66<br />
<br />
190<br />
<br />
80,51<br />
<br />
Tầm quan trọng của PSHKT<br />
<br />
200<br />
<br />
84,75<br />
<br />
212<br />
<br />
89,83<br />
<br />
Nhân lực tham gia công tác PHSKT*<br />
<br />
181<br />
<br />
76,69<br />
<br />
213<br />
<br />
90,25<br />
<br />
15<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
Các bước PHSKT<br />
<br />
216<br />
<br />
91,53<br />
<br />
217<br />
<br />
91,95<br />
<br />
Nhiệm vụ của CBYT trong PHSKT *<br />
<br />
148<br />
<br />
62,71<br />
<br />
211<br />
<br />
89,41<br />
<br />
Xử lý trẻ khi phát hiện<br />
<br />
204<br />
<br />
86,44<br />
<br />
201<br />
<br />
85,17<br />
<br />
Phối hợp với ban ngành đoàn thể<br />
<br />
141<br />
<br />
59,75<br />
<br />
160<br />
<br />
67,80<br />
<br />
(*: p < 0,05, kiểm định MC neman).<br />
<br />
Có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về đối<br />
tượng PHSKT, nhân lực tham gia công tác phát hiện sớm, nhiệm vụ trong PHSKT<br />
trước và sau can thiệp. Mặc dù có sự thay đổi khá rõ rệt sau 1 năm can thiệp, nhưng<br />
tỷ lệ CBYT biết được đối tượng của PHSKT còn khá thấp. Các nội dung còn lại mặc dù<br />
không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt sau can thiệp,<br />
nguyên nhân do trước can thiệp CBYT đã có kiến thức khá tốt về những nội dung này.<br />
Bảng 3: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về dấu hiệu các dạng khuyết tật (n = 236).<br />
Nội dung<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Khuyết tật vận động<br />
<br />
167<br />
<br />
70,76<br />
<br />
170<br />
<br />
72,03<br />
<br />
Khuyết tật nghe nói*<br />
<br />
160<br />
<br />
67,80<br />
<br />
207<br />
<br />
87,71<br />
<br />
Khuyết tật về nhìn*<br />
<br />
169<br />
<br />
71,61<br />
<br />
209<br />
<br />
88,56<br />
<br />
Khuyết tật thần kinh, tâm thần*<br />
<br />
155<br />
<br />
65,68<br />
<br />
179<br />
<br />
75,85<br />
<br />
Khuyết tật trí tuệ*<br />
<br />
173<br />
<br />
73,31<br />
<br />
196<br />
<br />
83,05<br />
<br />
Khuyết tật khác*<br />
<br />
169<br />
<br />
71,61<br />
<br />
199<br />
<br />
84,32<br />
<br />
(*: p < 0,05, kiểm định MC neman).<br />
<br />
Có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về các<br />
dấu hiệu khuyết tật nghe/nói, khuyết tật về nhìn, khuyết tật về tâm thần, thần kinh,<br />
khuyết tật trí tuệ, khuyết tật khác. Kết quả trên thấp hơn so với nghiên cứu của Anita<br />
Bride về kiến thức, thái độ thực hành của CBYT về bệnh phong tại Gyana (93% CBYT<br />
biết ít nhất 1 biếu hiện của bệnh phong) [5]. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực<br />
hành về tự kỷ ở trẻ em của y tá khoa nhi và khoa tâm lý tiến hành trên 40 y tá nhi khoa<br />
và 40 y tá Khoa Tâm lý tại Ebonyi State, Nigeria cho thấy có sự khác biệt ở điểm kiến<br />
thức về tự kỷ trẻ em của bác sỹ của y tá khoa nhi (1,78 ± 3,64) và khoa tâm lý (13,35 ±<br />
2,58) [4]. Hiểu biết về nội dung này của CBYT cao hơn so với nghiên cứu về cung cấp<br />
dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại vùng Đồng bằng châu thổ sông<br />
Hồng của Trần Trọng Hải với > 60% trạm trưởng trạm y tế được phỏng vấn về tình<br />
hình khuyết tật tại xã, CBYT xã đều biết được các dạng khuyết tật và nhu cầu dịch vụ<br />
của nhóm khuyết tật sau chương trình hỗ trợ [2].<br />
16<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
Bảng 4: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về các nội dung kiến thức PHSKT ở<br />
trẻ < 6 tuổi (n = 236).<br />
Nội dung<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Kiến thức về khuyết tật*<br />
<br />
215<br />
<br />
91,0%<br />
<br />
233<br />
<br />
98,7%<br />
<br />
Kiến thức về chương trình PHSKT<br />
<br />
220<br />
<br />
93,2%<br />
<br />
222<br />
<br />
94,1%<br />
<br />
Kiến thức về dấu hiệu nhận biết<br />
các dạng khuyết tật*<br />
<br />
189<br />
<br />
80,1%<br />
<br />
233<br />
<br />
98,7%<br />
<br />
(* p < 0,05)<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về<br />
khuyết tật và kiến thức về các dấu hiệu khuyết tật sau 1 năm can thiệp. Kết quả phân<br />
tích của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ CBYT<br />
có kiến thức đạt về hoạt động PHSKT trước can thiệp (93,2%) và sau can thiệp<br />
(94,1%). Kết quả này không có nghĩa là CBYT không có sự thay đổi kiến thức về<br />
PHSKT do CBYT đã có kiến thức về nội dung này khá tốt trước can thiệp.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về PHSKT (p < 0,05).<br />
Trước can thiệp, 71,6% CBYT có kiến thức đạt về PHSKT. Sau can thiệp, tỷ này là<br />
93,7%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả trên chứng tỏ kiến thức<br />
của CBYT đã thay đổi đáng kể giữa trước và sau can thiệp. Nghiên cứu: Giải quyết<br />
các vấn đề về phát triển của trẻ tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu: kinh nghiệm từ<br />
các nước thu nhập trung bình chỉ ra kiến thức về phát triển của trẻ ở CBYT tăng từ<br />
25,7% lên 93,3% sau 1 năm tiến hành đào tạo [6]. Khác biệt về kết quả của chúng tôi<br />
với các nghiên cứu trước chủ yếu là do sự khác biệt về chủ đề cũng như phương pháp<br />
nâng cao thái độ thực hành. Trong khi các nghiên cứu khác chủ yếu nâng cao năng<br />
lực của CBYT thông qua đào tạo tập trung, nghiên cứu của chúng tôi bên cạnh việc<br />
đào tạo tập trung còn có những biện pháp khác như phát tài liệu, tờ rơi, dán poster,<br />
tiến hành nhắc nhở.<br />
17<br />
<br />