intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thổ tả hay “tiêu chảy cấp”?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

110
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thổ tả (cholera) tức bệnh ói (thổ) và tiêu chảy (tả) là một bệnh nghe đến tên là đã sợ. Có lẽ vì thế mà loạt dịch tả ở Việt Nam hiện nay được gọi trại ra là “tiêu chảy cấp” mặc dù nhà cầm quyền xác nhận là bệnh này gây ra do vi trùng dịch tả. Thổ tả hay dịch tả là một bệnh đáng sợ thật vì nếu không cứu chữa kịp thời, nó sẽ gây ra cái chết nhanh chóng, chỉ trong vòng vài ba giờ đồng hồ vì cơ thể bị mất nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thổ tả hay “tiêu chảy cấp”?

  1. Thổ tả hay “tiêu chảy cấp”? Bệnh thổ tả (cholera) tức bệnh ói (thổ) và tiêu chảy (tả) là một bệnh nghe đến tên là đã sợ. Có lẽ vì thế mà loạt dịch tả ở Việt Nam hiện nay được gọi trại ra là “tiêu chảy cấp” mặc dù nhà cầm quyền xác nhận là bệnh này gây ra do vi trùng dịch tả. Thổ tả hay dịch tả là một bệnh đáng sợ thật vì nếu không cứu chữa kịp thời, nó sẽ gây ra cái chết nhanh chóng, chỉ trong vòng vài ba giờ đồng hồ vì cơ thể bị mất nước quá nhiều. Bệnh thổ tả hay dịch tả lan truyền do nguồn nước và thức ăn bẩn, nhiễm vi trùng tả. Ở các nước tiền tiến, nhờ nguồn nước uống và nước phế thải được coi sóc kỹ lưỡng nên dịch tả đã là chuyện quá khứ từ lâu. Cơn dịch tả cuối cùng ở nước Mỹ là vào năm 1911, gần 1 thế kỷ trước. Tiếc thay, ở những nước nghèo đói như Việt Nam, nhiều nước châu Á, Trung Đông, châu Mỹ La tinh, Ấn Độ, châu Phi Sahara..., bệnh này vẫn là một thực tại đáng gờm. Ở những nước này, nghèo đói, chiến tranh, loạn lạc, thiên tai khiến con người phải sống chung đông đúc trong tình trạng không có vệ
  2. sinh, nước uống và thức ăn không được chăm sóc, khiến dịch tả có cơ hội lan tràn. Tuy vậy, dịch tả là một bệnh dễ chữa nếu người ta hiểu biết về nó. Chỉ cần uống đủ nước có chứa chất đường và muối để thay thế lượng nước và chất điện giải bị mất đi trong phân, người ta có thể ngăn ngừa được cái chết gây ra do mất nước và chất điện giải. Triệu chứng Không phải cứ ăn vi trùng dịch tả vào là mắc bệnh. Đa số nạn nhân ăn phải vi trùng tả nhưng không hề bị bệnh và không hề biết mình bị nhiễm vi trùng. Tuy vậy, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác vì trong phân của họ có chứa vi trùng tả. Đa số bệnh nhân dịch tả cũng chỉ bị tiêu chảy nhẹ hay trung bình khiến khó phân biệt là họ bị tả hay tiêu chảy do nguyên nhân khác. Chỉ 1 trong 10 người nhiễm vi trùng tả có triệu chứng bệnh như sau: -Tiêu chảy nặng. Thời gian ủ bệnh từ lúc ăn phải vi trùng tới lúc bệnh rất ngắn, từ 1 tới 5 ngày. Nạn nhân thình lình bị tiêu chảy nặng, ra như nước. Phân có chất nhầy, mầu trắng lờ lợ như nước vo gạo. Nạn nhân mất rất nhiều nước trong một thời gian rất ngắn, có thể lên tới 1 lít nước mỗi giờ. -Buồn nôn và ói mửa, có thể rất nặng, kéo dài hằng giờ.
  3. -Bắp thịt co thắt do bị mất chất điện giải như sodium, chloride, potassium. -Mất nước xẩy ra nhanh chóng, có thể chỉ trong vòng vài giờ. Khi mất đến 10% trọng lượng cơ thể, nạn nhân đã bị mất nước trầm trọng. Triệu chứng mất nước gồm có: cảm thấy bứt rứt khó chịu, mệt, lờ đờ, mắt thụt sâu, miệng khô, khát nước dữ dội, da khô nhăn lại, không có nước tiểu trong nhiều giờ, huyết áp giảm, tim đập thất nhịp... -Shock xẩy ra do bị mất nước quá nhiều. Huyết áp giảm xuống khiến oxygen không tới các mô tế bào được. Shock có thể gây ra cái chết trong vòng vài phút. Triệu chứng dịch tả nơi trẻ em Ngoài những triệu chứng giống như ở người lớn, trẻ em còn dễ bị những triệu chứng nặng như: lờ đờ, không tỉnh táo hoặc có thể mê man, sốt, giật kinh. Nguyên nhân Vi trùng gây ra bệnh dịch tả là con Vibrio cholerae. Nguồn nước nhiễm vi trùng này thường là nguyên nhân chính đưa tới dịch tả. Tuy nhiên, ăn nghêu sò sống, trái cây và rau sống hoặc những thức ăn chưa nấu chín khác đều có thể gây ra bệnh.
  4. Vi trùng dịch tả có thể có ở những dòng nước gần bờ, chúng bám theo những sinh vật li ti. Những vật này lại kiếm ăn từ rong rêu, thường có ở chỗ nước cống chảy ra. Vì thế dịch tả thường xẩy ra vào mùa xuân và mùa thu khi rong rêu sinh sản nhiều nhất. Như trên đã nói, người nhiễm vi trùng tả có thể không mắc bệnh nhưng vẫn có vi trùng này trong phân và lây cho người khác khi phân của họ nhiễm vào nước hay thức ăn. Cần nhiễm tới 1 triệu con vi trùng mới bị bệnh, vì thế, đụng chạm thường nhật từ người chung quanh ít khi gây ra bệnh. Người ta dễ bị nhiễm vi trùng tả từ những nguồn sau: -Nước uống từ giếng, sông, nước máy không được coi sóc kỹ -Đồ biển, nhất là nghêu sò, từ những vùng nhiễm vi trùng -Rau sống và trái cây. Ở những nước đang phát triển, phân thú vật chưa oải và nước cống dùng tưới cây có thể là nguồn nhiễm bệnh. -Gạo nấu chín và để ngoài trời dễ là môi trường cho vi trùng sinh sôi. Thực ra, nguyên nhân gây ra triệu chứng ói mửa và tiêu chảy nặng của dịch tả là chất độc tố CTX mà vi trùng Vibrio cholerae tiết ra trong ruột non. CTX bám vào thành ruột, phá hủy sự vận chuyển của các chất điện giải sodium và chloride qua màng tế bào, đưa đến việc cơ thể bệnh nhân tiết ra
  5. số lượng nước khổng lồ gây ra tiêu chảy và mất nước cũng như sodium và chloride một cách nhanh chóng. Những ai dễ bị mắc bệnh Những thành phần sau đây dễ bị mắc bệnh: -Suy dinh dưỡng -Những người có ít hay không có chất acid trong bao tử, thí dụ như trẻ em, người già, người đã mổ bao tử, người đang uống thuốc bao tử. -Có thân nhân trong nhà đang bị bệnh dịch tả. -Người có hệ miễn nhiễm kém. -Người có máu loại O -Người hay ăn nghêu sò chưa nấu chín Định bệnh và chữa trị Ngay khi nghi ngờ mình bị dịch tả, bệnh nhân cần tới bệnh viện để được chữa trị ngay. Mất nước là một triệu chứng trầm trọng, có thể đưa đến cái chết nhanh chóng, nhất là ở trẻ em. Muốn định bệnh cần thử nghiệm cấy vi trùng tả trong phân. Tuy nhiên vì quá nguy hiểm nên bác sĩ thường chữa bệnh ngay chứ không cần đợi kết
  6. quả. Hiện nay đã có loại thử nghiệm cho kết quả nhanh giúp định bệnh và chữa trị hầu ngăn ngừa sự bộc phát của cơn dịch. Cơ quan Sức Khỏe Toàn Cầu (World Health Organization) đã cho ra bản hướng dẫn chữa bệnh dịch tả. Cần phải thay thế lượng nước và chất điện giải mất đi bằng một dung dịch giản dị gồm nước, muối và đường. Gói bột “Oral Rehydration Salts” này có thể được pha vào nước đã đun sôi thành dung dịch cho bệnh nhân uống. Tuy nhiên, người bị bệnh nặng cần được cho nước vào người qua đường tĩnh mạch hay gọi nôm na là “vô nước biển”. Dù dùng phương pháp nào c ũng cần chữa ngay lập tức vì nạn nhân cần nước cấp tốc. Thiếu nước nhiều, người ta có thể chết trong vòng vài giờ. Nạn nhân cũng có thể được cho uống thuốc trụ sinh. Nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc Zithromax có công hiệu trị bệnh tả, làm giảm thời gian bị tiêu chảy và giảm ói mửa. Phòng ngừa Theo đúng những lời khuyên sau đây sẽ làm giảm cơ hội bị bệnh: -Rửa tay: cách tốt nhất để ngừa bệnh. Rửa tay kỹ bằng nước nóng và xà bông trước khi ăn hay nấu ăn, sau khi đi vệ sinh hay đi chơi những chỗ công cộng. Nếu ở chỗ không có nước, có thể mang theo loại chất cồn tẩy trùng (hand sanitizers).
  7. -Không uống nước sống: nước bẩn là nguồn gây bệnh tả thông thường nhất. Chỉ uống nước chai (cũng cần cẩn thận coi nước chai loại nào), hay nước đã đun sôi hoặc tẩy trùng. Các loại nước nóng như cà phê, trà và nước ngọt trong hộp khá an toàn. Nên chùi rửa nắp hộp cẩn thận và uống không có nước đá. Dùng nước chai để đánh răng súc miệng. -Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín kỹ và còn nóng. Nếu ăn ngoài đường, thức ăn phải được nấu chín trước mặt mình và còn nóng khi ăn. -Không ăn sushi hoặc đồ biển chưa nấu chín -Cẩn thận khi ăn rau hay trái cây. Chỉ ăn trái cây có vỏ dầy và mình tự bóc vỏ sau khi đã rửa kỹ. Không ăn rau sống vì có thể đã rửa trong nước bẩn. -Không ăn cà rem hay uống sữa tươi -Thuốc ngừa dịch tả: Thuốc chích ngừa dịch tả thường không công hiệu lắm. Một vài nước có thuốc uống ngừa công hiệu hơn. Nên hỏi về thuốc này ở các ty y tế. Tuy nhiên, cách ngừa bệnh hữu hiệu nhất vẫn là những cách kể trên. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2