intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tin về gây mê dành cho bệnh nhân (Kỳ 1)

Chia sẻ: Doremon Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

200
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bác sĩ gây mê hồi sức A. Bác sĩ gây mê: Bác sĩ chuyên khoa gây mê có nhiệm vụ: • Đánh giá sức khoẻ của bệnh nhân, thảo luận với bệnh nhân về phương thức gây mê giảm đau cho từng trường hợp phẫu thuật cụ thể. • Thảo luận về những nguy cơ của phương thức gây mê đã được chọn lựa. • Đồng thuận với bệnh nhân về một phương án gây mê và kiểm soát đau. • Chịu trách nhiệm gây mê kiểm soát đau cho bệnh nhân, theo dõi chăm sóc bệnh nhân trong phẫu thuật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tin về gây mê dành cho bệnh nhân (Kỳ 1)

  1. Thông tin về gây mê dành cho bệnh nhân (Kỳ 1) Bác sĩ gây mê hồi sức A. Bác sĩ gây mê: Bác sĩ chuyên khoa gây mê có nhiệm vụ: • Đánh giá sức khoẻ của bệnh nhân, thảo luận với bệnh nhân về phương thức gây mê giảm đau cho từng trường hợp phẫu thuật cụ thể. • Thảo luận về những nguy cơ của phương thức gây mê đã được chọn lựa. • Đồng thuận với bệnh nhân về một phương án gây mê và kiểm soát đau.
  2. • Chịu trách nhiệm gây mê kiểm soát đau cho bệnh nhân, theo dõi chăm sóc bệnh nhân trong phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật. Bác sĩ gây mê phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên khoa gây mê hồi sức hợp lệ. B. Các thể loại gây tê, gây mê 1- Tiền mê Tiền mê (khởi mê) là thuốc dùng cho bệnh nhân trước khi gây mê để giải lo âu. Chúng không thường xuyên được sử dụng. Bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân, gây tê tại chỗ, gây tê từng vùng hoặc gây tê, mê phối hợp. a- Gây mê toàn thân Chuyên viên gây mê hồi sức
  3. Gây mê toàn thân là phối hợp nhiều loại thuốc giúp bệnh nhân ngủ mê và không đau đớn trong suốt thời gian phẫu thuật. Các thuốc được tiêm vào tĩnh mạch hoặc hít vào phổi dưới dạng khí. Một ống thở (nội khí quản) được đặt vào khí quản để giúp bệnh nhân thở trong khi mê. Ống này sẽ được rút ra khi bệnh nhân hồi tỉnh sau cuộc phẫu thuật. Ống nội khí quản
  4. Bác sĩ gây mê đang đặt ống nội khí quản
  5. Máy gây mê toàn thân b- Gây tê tại chỗ
  6. Gây tê tại chỗ Gây tê tại chỗ được dùng để gây tê một phần nhỏ trên cơ thể bệnh nhân. Nó được dùng khi các dây thần kinh được tiếp cận dễ dàng bằng thuốc nhỏ giọt, thuốc xịt, thuốc gel thoa hoặc thuốc tiêm. c- Gây tê vùng Khi gây tê một vùng rộng lớn của cơ thể, ví dụ: gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tuỷ sống. Các kỹ thuật này được dùng để chặn đứng cơn đau trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể tỉnh hoặc ngủ (do dùng thêm thuốc an thần hoặc thuốc mê toàn thân) trong suốt cuộc phẫu thuật khi gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.
  7. Phong bế đám rối thần kinh cổ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0