intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chất liệu dân gian trong Âm nhạc đại chúng

Chia sẻ: Do Manh An | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:40

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Chất liệu dân gian trong Âm nhạc đại chúng với mục tiêu làm rõ thực trạng về việc sử dụng chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng; Đánh giá chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng; Từ những kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chất liệu dân gian trong Âm nhạc đại chúng

  1. MỤC LỤC
  2. MỞ ĐẦU Có thể nói, âm nhạc là linh hồn của cuộc sống, là sức mạnh tinh thần làm xoa diu mọi nỗi đau tâm hồn và nâng đỡ con người đứng dậy. Âm nhạc với những giai điệu mang nhiều cung bậc nên dù với ai, tính cách nào thì nó cũng đáp ứng được nhu cầu của họ. Âm nhạc dân tộc là "quốc hồn, quốc túy" của mỗi quốc gia. Nền âm nhạc cổ truyền mà chúng ta đang có là sự kết tinh đáng tự hào của những sáng tạo nghệ thuật vô giá được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ, là minh chứng sống động cho một nền văn hóa dân tộc đa dạng, giàu bản sắc và có lịch sử lâu đời. Ðó là những làn điệu hát ru mềm mại, những câu hát giao duyên tình tứ, là các điệu hò, vè, ví, lý đặc sắc, là giai điệu đặc trưng của tuồng, chèo, cải lương, ca huế, chầu văn, quan họ... Tuy nhiên, không thể không nói đến rằng "vốn quý tiên tổ" này lại đang phải đối mặt với những khó khăn, khi mà giới trẻ ngày nay - thế hệ tương lai của đất nước chưa tiếp cận âm nhạc cội nguồn, âm nhạc cộng đồng một cách đúng đắn. Vấn đề ở đây là việc sử dụng các chất liệu dân gian vào âm nhạc đại chúng hiện nay như thế nào, và một trong những nhiệm vụ quan trọng là chúng ta cần phải có những quyết sách đúng đắn để bảo tồn và phát huy nền âm nhạc Việt Nam.
  3. 1. Lý do chọn đề tài Quá trình hội nhập, tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế cho thấy, các xu hướng, trường phái, phong cách âm nhạc của nhiều nước trên thế giới đã du nhập và có tác động không nhỏ vào âm nhạc ở nước ta. Âm nhạc đại chúng ngày một phát triển, hấp dẫn người nghe, nhất là giới trẻ bởi tính sôi động, phù hợp với xã hội hiện đại. Nó chi phối nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng và chiếm lĩnh thị trường âm nhạc lớn nhất cả nước. Thời gian gần đây, những sản phẩm âm nhạc đại chúng lấy chất liệu từ nghệ thuật dân gian đang dần trở thành xu thế trong các sáng tác của những nghệ sĩ trẻ. Có thể là ý tưởng bắt nguồn từ những câu chuyện cổ tích, những tích truyện, hoặc những nhân vật đã nổi tiếng trong các tác phẩm văn học. Đây cũng chính là một cách bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa âm nhạc truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một theo thời gian. Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật đang chứa đựng trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóa nói chung và âm nhạc cổ truyền dân tộc nói riêng là khẳng định sự tồn tại một cách ý nghĩa nhất của quốc gia, dân tộc đó. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng về việc sử dụng chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng. Đánh giá chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng. Từ những kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng hiện đại. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến những vấn đề thực tiễn của việc sử dụng chất liệu dân gian trong âm
  4. nhạc đại chúng hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để bảo tồn và giữ gìn các giá trị âm nhạc Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời kỳ hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp phân tích và tổng hợp 6. Kết cầu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất liệu dân gian và âm nhạc đại chúng Chương 2: Thực trạng về chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng
  5. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU DÂN GIAN VÀ ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG 1.1. Khái quát về chất liệu dân gian Theo từ điển Tiếng Việt thì chất liệu là cái dùng làm nội dung, tư liệu để tạo nên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hóa; những chất liệu này không chỉ tạo nên bề ngoài của các tác phẩm đó mà còn để lại ấn tượng sâu sắc với nội dung được đề ra. Đối với một tác phẩm âm nhạc thì các chất liệu góp phần làm phong phú cho tác phẩm truyền tải tới khán giả, bởi lẽ các chất liệu này chính là những nguyên liệu làm nên giá trị của tác phẩm đó. Vậy nên một tác phẩm có đặc sắc, hay độc đáo hay không là bởi việc sử dụng thành công các chất liệu đó hay không! Chất liệu dân gian là sử dụng những sản phẩm văn hóa dân gian không chỉ trong sinh hoạt mà còn trong đời sống dân gian, các chất liệu này rất đa dạng và phong phú mà cũng quen thuộc và gần gũi nữa. việc đưa những chất liệu dân gian vào âm nhạc đại chúng là việc rất khéo léo, và cần thiết đối với xã hội hiện nay. Ngày nay, có rất nhiều ca sĩ đã vận dụng thành công chất liệu dân gian như sử dụng tập quán sinh hoạt, lỗi sống người dân, ca dao tục ngữ nhưng dẫn dắt rất khéo léo và tuyệt vời, tạo nhiều thành công không chỉ cho công việc mà cũng góp phần vào sự phát triển của âm nhạc đại chúng. 1.2. Một số quan niệm về âm nhạc 1.2.1. Khái niệm âm nhạc Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan của nó: nhịp độ, tốc độ), âm điệu, và những
  6. phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Là âm thanh thanh nhạc hoặc công cụ âm thanh (hoặc cả hai) kết hợp theo cách như vậy để tạo ra vẻ đẹp của hình thức, sự hài hòa và biểu hiện cảm xúc. Đối với nhiều người ở nhiều nền văn hóa, âm nhạc là một phần quan trọng trong cách sống của họ. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ xác định âm nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm theo chiều dọc. Câu nói phổ biến như "sự hài hòa của vũ trụ" và "đó là âm nhạc rót vào tai tôi" đều cho thấy rằng âm nhạc thường có tổ chức và dễ nghe. Tuy nhiên, nhà soạn nhạc thế kỷ XX John Cage nghĩ rằng bất kỳ âm thanh có thể là âm nhạc. Ông nói rằng "Không có tiếng ồn, chỉ có âm thanh". Nhà âm nhạc học Jean-Jacques Nattiez tóm tắt quan điểm hậu hiện đại về âm nhạc: "Các biên giới giữa âm nhạc và tiếng ồn luôn luôn xác định văn hóa-điều đó có nghĩa rằng, ngay cả trong một xã hội đơn giản thì khoảng cách giữa nhạc và tiếng ồn này không phải lúc nào cũng giống nhau, rất hiếm khi có một sự đồng thuận về định nghĩa âm nhạc... bởi không có khái niệm đơn giản và phổ quát về âm nhạc của bất kỳ nền văn hóa nào". Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, nó đi thẳng trực tiếp vào trái tim con người và không thể diễn tả bằng lời. Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác động đến vần đề giáo dục tình cảm. Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Nó góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển. 1.2.2. Nguồn gốc của âm nhạc So với các môn nghệ thuật khác việc tìm ra nguồn gốc của âm nhạc gặp phải nhiều khó khăn hơn. Điêu khắc có thể căn cứ vào di tích khảo cổ để chứng minh sự tồn tại của một trung tâm văn hóa. Nhiều họa sĩ tìm những bức tranh trong hang đá để phát hiện về các bậc tiền bối của mình. Nhờ chữ viết mà ta được thưởng thức những
  7. áng văn chương, những kiệt tác của các nhà văn nhà thơ hàng ngàn năm trước đây. Còn lối viết nhạc thì chỉ mới đặt ra khoảng 1000 năm và chiếc máy ghi âm thì mới được hoàn thiện trong thế kỷ XX. Song không phải vì vậy mà con người không thể tìm ra nguồn gốc của âm nhạc và những sinh hoạt âm nhạc thời xa xưa của tổ tiên. Nhờ những di vật khảo cổ về điêu khắc, hội họa… ta biết được hình dáng các loại nhạc cụ thô sơ và phỏng đoán được cách diễn tấu của chúng (họa tiết trang trí trên trống đồng có những hình người nhảy múa cùng với một số loại nhạc cụ thô sơ), căn cứ vào các bài hát dân gian mà ta có thể xét được ngọn nguồn của chúng. Khi bàn về nguồn gốc âm nhạc có nhiều ý kiến khác nhau: Có ý kiến cho rằng âm nhạc sẵn có trong thiên nhiên như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng gió reo và con người bắt chước những âm thanh đó mà tạo ra âm nhạc. Có ý kiến cho rằng âm nhạc là do thần thánh tạo ra. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Apolong là vị thần ánh sáng và cũng là vị thần âm nhạc. Trên các tranh vẽ cổ thường vẽ thần Apolong với cây đàn Lia bằng vàng. Ở Trung Quốc thời cổ có truyền thuyết cho rằng có một ông vua tên Phục Hy một hôm nằm mơ thấy 5 vị tinh tú ở trên trời xuống cây ngô đồng mà lập ra thang 5 âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ. Quan niệm âm nhạc chỉ là sự bắt chước thiên nhiên là quan niệm phiến diện, đơn giản hóa âm nhạc và phủ nhận vai trò sáng tạo của con người. Quan niệm âm nhạc do thần thánh tạo ra là quan niệm duy tâm do chưa đủ cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc của âm nhạc. Thực ra âm nhạc ra đời từ rất sớm khi con người còn đang ở thời kỳ nguyên thủy. Có ý kiến cho rằng cùng với sự xuất hiện của tiếng nói thì âm nhạc cũng xuất hiện. Đã từ lâu người ta nhận thấy có sự giống nhau giữa âm nhạc và tiếng nói. Giai điệu âm nhạc không giống tiếng nói nhưng vẫn “nói” được. Sở dĩ như vậy là vì có một vài nguyên tắc
  8. biểu hiện tình cảm chung cho giọng điệu trong tiếng nói và trong âm nhạc. Trong giai điệu cũng như tiếng nói, nét đi lên thường biểu hiện sự tăng tiến của tình cảm, còn nét đi xuống biểu hiện sự dịu lắng, trong khi nét chuyển động bằng phẳng biểu hiện sự tiến triển điềm đạm của những xúc động, còn quãng nhảy rộng biểu hiện một đà bay bổng của những xúc động ấy. Tiếng nói chính là cơ sở để hình thành giai điệu (tuyến độ cao) trong âm nhạc. Ta có thể so sánh tiếng nói của người Việt Nam và tiếng nói của người châu Âu thì sẽ thấy rõ tiếng nói có ảnh hưởng đến cấu trúc giai điệu như thế nào. Tiếng nói của người Việt Nam là ngôn ngữ đa thanh có dấu giọng, do đó trong các bài hát giai điệu phải có cấu trúc quãng phù hợp với dấu giọng của lời ca. Còn người châu Âu trong giọng nói không có dấu giọng nên các bài hát không cần tuân theo quy luật trên. Trong một quốc gia nhiều các dân tộc khác nhau thì cũng có những làn điệu dân ca khác nhau phù hợp với phương ngữ của địa phương mình, tiếng nói của dân tộc mình. Ở khía cạnh nhịp điệu của âm nhạc với nhịp điệu của những động tác, cử chỉ của con người cũng có mối tương quan như thế. Nhịp điệu dồn dập trong nhiều trường hợp biểu hiện sự lo lắng, kích động, nhịp điệu ngắt quãng và đảo ngược biểu hiện sự xao xuyến, bối rối, nhịp điệu đều đặn và khoan thaibiểu hiện sự vững vàng và điềm tĩnh. Cùng với âm điệu tiếng nói âm nhạc còn bắt nguồn từ nhịp điệu lao động, là cơ sở để tạo ra tiết tấu trong âm nhạc. Ban đầu chỉ là những tiếng hò dô để thống nhất động tác làm việc của nhiều người, sau dần trở thành nhịp điệu tiết tấu của một làn điệu âm nhạc. Nhịp sinh lý của con người như hơi thở, nhịp tim đập, bước đi cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành tiết tấu trong âm nhạc, nhất là khi được thể hiện vào các động tác nhảy múa (thể loại hành khúc là một thể loại
  9. có tiết tấu hình thành trên cơ sở bước đi của con người). Cấu trúc tiết nhạc, câu nhạc cũng phải dựa vào quy luật hơi thở của con người. Chỗ giống nhau giữa âm nhạc với ngữ điệu của tiếng nói và với các cử chỉ giúp ta hiểu được nội dung ẩn náu trong những âm thanh của nó. Âm nhạc đã lấy từ ngữ điệu của tiếng nói và từ nhịp điệu của các động táccái khả năng biểu hiện cảm xúc của chúng, đã phát triển vô hạn khả năng đó làm cho nó phong phú thêm. Biểu hiện các tình cảm, các tâm trạng, niềm say mê, đó là điểm mạnh nhất của âm nhạc. Tựu chung, âm nhạc xuất hiện từ thời sơ khai của con người. Các nhân tố như: âm điệu, tiếng nói, nhịp điệu lao động, nhịp sinh lý… tạo nên hai chất liệu quan trọng nhất của âm nhạc đó là tuyến độ cao (cao độ) và tuyến độ ngân (tiết tấu). 1.2.3. Tác dụng của âm nhạc Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng. Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh tinh thần cho đồng đội: "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong giây lát, âm nhạc có thể làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ví dụ như vui, buồn, phấn chấn... Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tinh thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tâm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ. Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sĩ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên.
  10. 1.3. Khái niệm âm nhạc đại chúng Nhạc đại chúng hay nhạc bình dân, nhạc quần chúng, hay ở Việt Nam và một số nước đồng nhất với nhạc nhẹ, là bất kỳ thể loại nhạc nào "có sức hút rộng khắp" và thường được phân phối đến lượng khán giả lớn thông qua ngành công nghiệp âm nhạc. Nó trái ngược với cả nhạc nghệ thuật và nhạc dân gian, những thể loại nhạc mà thường được phổ biến thông qua học tập, hay hình thức truyền miệng hướng tới lượng khán giả nhỏ hơn, mang tính địa phương. Mặc dù nhạc đại chúng hay nhạc nhẹ đôi khi được hiểu như là "nhạc pop" nhưng hai thuật ngữ này không thể hoán đổi cho nhau được. Nhạc đại chúng là một thuật ngữ chung về âm nhạc của mọi lứa tuổi hướng tới những thị hiếu phổ thông, đại chúng, trong khi nhạc pop thường chỉ đến một thể loại âm nhạc cụ thể. Nhạc pop là một phần của nhạc đại chúng, nhạc đương đại. Nhạc đại chúng là một trong 3 dòng nhạc phổ biến trên thế giới, nó nằm giữa nhạc dân gian (thường có tính giới hạn địa phương và bình dân nhất) và nhạc cổ điển (có tính hàn lâm) nhưng có tính phổ quát nhất trên toàn cầu. Thường các tác phẩm nhạc đại chúng được hiểu là nhạc sáng tác theo các trào lưu sau nhạc cổ điển, nhưng có thể có sự pha tạp với nhạc cổ điển và nhạc dân gian - cổ truyền. Tóm lại, âm nhạc đại chúng là một thuật ngữ chung được dùng để chỉ các loại nhạc dễ nghe, dễ tiếp thu, phù hợp với thị hiếu âm nhạc của đông đảo công chúng trong một thời kỳ, giai đoạn nào đó, được biểu hiện cụ thể bằng các sản phẩm âm nhạc được nhiều người biết đến và yêu thích. 1.4. Thị hiếu khán giả hiện đại 1.4.1 Khái niệm thị hiếu Thị hiếu là một khái niệm bao hàm những nội dung hết sức đa dạng và phong phú. Người Trung Quốc coi thị hiếu là sự thích thú.
  11. Người phương Tây gọi là cảm giác, khẩu vị. Còn chúng ta thường hiểu thị hiếu là sự lựa chọn, sở thích của cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Có thể gọi thị hiếu là sở thích. Người ta có thể thích món ăn này không thích món ăn kia, thích hoặc không thích kiểu nhà này hay kiểu nhà khác; thích hay không thích cách thức giao tiếp này hoặc cách giao tiếp kia. Cho nên, sở thích được biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, lối sống, đạo đức, tính thần và nghệ thuật. Thị hiếu là một khái niệm chỉ sự thích thú của con người khi tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan. Tuy nhiên chung quanh vấn đề thị hiếu có rất nhiều cách phát biểu khác nhau: Tác giả Đỗ Huy cho rằng: “Thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể". Theo ông, thị hiểu là sự yêu thích của đa số công chúng chứ không phải của một cá nhân. Tác giả Trần Độ trong cuốn “Thỏa mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật" lại bày tỏ rằng: “Thị hiếu là kiểu ưa thích nào đó, kiểu ưa thích này thường bộc lộ ngay lập tức, nó biểu thị toàn bộ khả năng đánh giá, cảm xúc của chủ thể". Với định nghĩa này ông đã phủ nhận thị hiếu cá nhân bởi cách lựa chọn, cách ưa thích của mỗi cá nhân không thể xác lập thành một kiểu. Kiểu là do nhiều sự vật có thuộc tính giống nhau tạo nên. Do đó nhiều cá nhân cùng thích một tác phẩm nào đó mới có ý nghĩa kiểu ưa thích. Còn nếu mỗi cá nhân có thị hiếu của riêng mình thì chúng ta có thể gọi là sở thích cá nhân mà thôi. Thị hiếu được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội. Thị hiếu được hình thành trong một thời gian dài, tồn tại như một phẩm chất văn hoá của chủ thể trong hoạt động thoả mãn nhu cầu. Trong thành phần của thị hiếu có trình độ văn hoá, trình độ học vấn truyền thống cùng nhiều
  12. yếu tố khác. Thị hiếu trở thành đối tượng nghiên cứu như một khái niệm căn bản gắn liền với sự tiêu dùng cá nhân, xã hội và làm thoả nhu cầu của chủ thể. 1.4.2. Thị hiếu âm nhạc Thị hiếu âm nhạc là biểu hiện mức độ yêu thích âm nhạc của chủ thể. Nó còn là khuynh hướng, kết quả lựa chọn nhu cầu âm nhạc và cũng là biểu hiện năng lực thưởng thức âm nhạc của chủ thể. Thông thường tính hấp dẫn của âm nhạc tỷ lệ thuận với tác động gây hứng thú của nó với chủ thể. Có hai mâu thuẫn như sau: thứ nhất là tác phẩm hay nhưng chủ thể lại không thích, thứ hai là tác phẩm không hay nhưng chủ thể lại thích. Có thể giải thích sự tồn tại của các trạng thái này bởi sự tham gia của thị hiếu vào việc thưởng thức các tác phẩm của chủ thể. Thị hiếu góp phần vào việc định hướng cho hoạt động của chủ thể, tạo cho chủ thể những trạng thái, tình cảm yêu thích hay ngược lại. Trong nghệ thuật cũng như trong âm nhạc, thị hiếu hiện diện như một thành phần không thể thiếu để quyết định xu hướng hoạt động thoả mãn nhu cầu âm nhạc của người sáng tác cũng như công chúng. Trong khi thưởng thức, đánh giá một tác phẩm âm nhạc, khán giả nảy sinh sở thích hay không thích một yếu tố nào đó trong tác phẩm. Và họ có nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm đó hay tác phẩm khác. Ở đây chúng ta cần phân biệt hai khái niệm nhu cầu âm nhạc và thị hiếu âm nhạc. “Nếu nhu cầu âm nhạc là động cơ thúc đẩy con người hành động để lĩnh hội, thưởng thức và sáng tạo ra các giá trị âm nhạc thì thị hiểu âm nhạc lại là khả năng thẩm thấu, đánh giá của con người với các giá trị đó". Nhu cầu âm nhạc thôi thúc sự tìm kiếm, kích thích tính tích cực của con người vượt qua trở ngại, khắc phục điều kiện và hoàn cảnh đến với tác phẩm âm nhạc thì thị hiếu là cánh cửa đón con người vào với thế giới âm nhạc. Nhu cầu âm nhạc là
  13. những thuộc tính tiềm ẩn bên trong vốn có của con người, còn thị hiếu âm nhạc được dần dần hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của họ. Tuy có sự phân biệt nhưng nhu cầu âm nhạc và thị hiếu âm nhạc lại có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nhu cầu âm nhạc là cơ sở để nảy sinh thị hiếu âm nhạc thì thị hiếu âm nhạc lại là một dạng động cơ của nhu cầu âm nhạc. Sở thích cá nhân là biểu hiện cụ thể của thị hiếu âm nhạc. Ở trình độ nào đó nó đơn thuần là “thích" hay “không thích". Sở thích cá nhân nhưng diễn ra liên tục và lâu dài đến một mức độ nhất định là biểu hiện ổn định của nhu cầu âm nhạc. Sự ưa thích đó là cơ sở cho sự lựa chọn tích cực hoạt động âm nhạc của công chúng. Thị hiếu âm nhạc là khuynh hướng và cũng là kết quả lựa chọn nhu cầu âm nhạc, không những thế nó còn biểu hiện năng lực thưởng thức âm nhạc của cá nhân. 1.4.3. Thị hiếu âm nhạc của khán giả trẻ Thị hiếu của khán giả trẻ (thanh niên) với các thể loại âm nhạc hay còn gọi là thị hiếu âm nhạc của khán giả trẻ. Thị hiếu âm nhạc của khán giả trẻ là những yêu thích, là sự lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực âm nhạc của những người trẻ tuổi (15- 30 tuổi). Thanh niên (khán giả trẻ) là những người có nhu cầu rất cao về âm nhạc bởi thông qua các tác phẩm âm nhạc họ tìm thấy trong đó những thông tin về cuộc sống, tình cảm, về lao động, học tập. Nhu cầu cao thì cũng kèm theo đòi hỏi cao về nội dung, chất lượng của âm nhạc. Bởi thế đến với âm nhạc họ luôn có niềm đam mê được thưởng thức, đánh giá và sáng tạo âm nhạc. Trong quá trình ấy, họ luôn luôn thể hiện quan điểm của mình yêu thích cái này, lựa chọn cái này, bác bỏ cái khác vì cho là không hay không phù hợp. Họ có những đánh giá khác quan nhiều khi là chủ quan đối với 24 những khía cạnh, những lĩnh vực của âm nhạc. Thị hiểu âm nhạc của khán giả trẻ đã thể hiện quan điểm của chính họ về cuộc sống, tình bạn, tình yêu hay cao
  14. hơn là "cách sống" của họ. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập này, thị hiếu âm nhạc của khán giả trẻ lại càng được thể hiện một cách phong phú hơn. 1.5. Âm nhạc đại chúng trong đời sống hiện đại Âm nhạc đại chúng là một thuật ngữ chung về âm nhạc của mọi lứa tuổi hướng tới những thị hiếu phổ thông, đại chúng, trong khi nhạc pop thường chỉ đến một thể loại âm nhạc cụ thể. Nhạc pop là một phần của nhạc đại chúng, nhạc đương đại. Âm nhạc đại chúng là một trong 3 dòng nhạc phổ biến trên thế giới, nó nằm giữa nhạc dân gian (thường có tính giới hạn địa phương và bình dân nhất) và nhạc cổ điển (có tính hàn lâm) nhưng có tính phổ quát nhất trên toàn cầu. Thường các tác phẩm nhạc đại chúng được hiểu là nhạc sáng tác theo các trào lưu sau nhạc cổ điển, nhưng có thể có sự pha tạp với nhạc cổ điển và nhạc dân gian - cổ truyền. Trong thời kỳ hiện đại, người ta tiếp cận âm nhạc theo nhiều cách khác nhau, nhưng suy cho cùng âm nhạc luôn được ưa chuộng theo phong cách kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, hay là những sản phẩm mang âm hưởng dân gian cùng dòng nhạc hiện đại, tạo ra sự mới mẻ trong phong cách âm nhạc hiện nay. Cũng chính nhờ những bản phối hiện đại như vậy mà âm nhạc truyền thống có thể được biết đến rộng rãi, vừa mang đến sự kết hợp mới mẻ thú vị nhưng không làm mất đi giá trị của những âm hưởng dân gian đáng quý mà cha ông ta đã để lại. Với sự trợ giúp của công nghệ cộng với sự rộng mở về văn hóa đã khiến những tác phẩm này trở lên đặc sắc và dễ phổ biến trong giới trẻ. Đứng trước thực tế trong nhịp sống hiện nay, những sản phẩm âm nhạc mang tính dân tộc, dân gian truyền thống đang ngày càng ít được các bạn trẻ quan tâm thì đây là “luồng gió mới” giúp âm nhạc Việt lưu giữ bản sắc và khẳng định được tầm quan trọng của những nét đẹp dân tộc.
  15. Hiện nay, có khá nhiều thể loại nhạc mới ra đời, dựa theo nhu cầu của thị hiếu người nghe nhạc, những bản nhạc cũ được làm mới lại, bắt tai hơn, độc đáo hơn. Tuy nhiên, có một thực tế rằng ý tưởng khai thác các mặt nội dung, thể loại và chất lượng đã dần ít đi. Thị trường âm nhạc 2021, không chỉ các ca sĩ dân gian mà còn cả những ca sĩ hiện đại cũng đang tìm cho mình những phong cách âm nhạc có xu hướng mới như sử dụng chất liệu dân gian nhưng lại mang phong cách hiện đại, mới mẻ. Những tác phẩm ấy đã mang luồng gió mới, dễ dàng tiếp cận thị hiếu của giới trẻ.
  16. Tiếu kết chương 1 Âm nhạc luôn mang lại những giá trị và sự thoải mái cho tâm hồn mỗi người, việc đưa các sản phẩm âm nhạc vào đời sống là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm. Với xu hướng sử dụng các chất liệu dân gian trong âm nhạc đại chúng đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho toàn xã hội. Chương 1 đã khái quát về âm nhạc đại chúng và cho thấy những thị hiếu đối với việc sử dụng chất liệu dân gian để đưa các sản phẩm âm nhạc đến với công chúng.
  17. Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG 2.1. Diễn xướng dân gian trong sản phẩm âm nhạc đại chúng 2.1.1 Hát xẩm 2.1.1.1. Khái niệm hát xẩm Hát xẩm là một loại hình âm nhạc đặc sắc với lối diễn xướng dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, là món ăn tinh thần của những người lao động. Cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu xẩm là lối hát của người khiếm thị, ăn xin nhưng đúng ra là người khiếm thị đã dùng nghệ thuật hát xẩm làm phương tiện kiếm sống. Trên thực tế, hát xẩm là thể loại âm nhạc dân gian chuyên nghiệp, chỉ khác ở chỗ, sân khấu của họ chính là đường phố, là gốc đa, bến nước, sân đình... hoặc đơn giản chỉ là một góc chợ quê nghèo. Có thể nói, hát xẩm là món ăn tinh thần của quần chúng lao động. Hát xẩm là loại hình âm nhạc vô cùng đặc sắc bởi ở đó là cả một thế giới nội tâm, chứa đựng tâm tư, tình cảm của con người đối với quê hương, đất nước, ca ngợi công cha nghĩa mẹ, ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình anh em, bạn bè... Các bài hát xẩm thường đề cập đến nhiều vấn đề ở mọi khía cạnh, trong mọi tình huống của cuộc sống. Đặc biệt, các nghệ nhân hát xẩm thường chọn thơ văn có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm để thể hiện trong các làn điệu xẩm. Thời phong kiến, hát xẩm là tiếng nói phản kháng lên án những bất công cường quyền, áp bức, bênh vực thân phận bất hạnh nghèo khổ bị chà đạp. Các nghệ nhân hát xẩm còn thường xuyên cập nhật những vấn đề mang tính thời sự, đả kích và phê phán những thói hư tật xấu của xã hội đương thời… Bên cạnh giá trị nghệ thuật, hát xẩm còn là loại hình âm nhạc dân gian mang đậm tính nhân văn, thẩm mỹ và giáo dục về đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Với lối kể sâu sắc, khéo léo và
  18. hấp dẫn, hát xẩm là một loại hình âm nhạc có một lối diễn xướng dân gian độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc ta. Không chỉ phục vụ cho đám đông ngoài xã hội, người nghệ sỹ xẩm còn sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu như trong những dịp hội hè, cưới xin, ma chay, giỗ kỵ. Thậm chí, nhiều khi chỉ đơn giản là “nhờ bác xẩm đánh tiếng giùm” với cô nàng thôn nữ đang đứng bên đàng... Có một điều đặc biệt là, dù nội dung là nói về tình yêu hay đề tài mang tính đấu tranh, dân vận... các bài xẩm đều được các nghệ nhân "kể" bằng âm nhạc một cách hóm hỉnh, dễ nghe, dễ nhớ. Là sản phẩm của người lao động nên tính chất âm nhạc, lời ca trong xẩm hết sức mộc mạc chân thành, song nó cũng chứa đựng những nội dung tư tưởng sâu sắc. Lời ca trong hát xẩm không chỉ phong phú về thể loại như ca dao, tục ngữ, thơ của các tác giả nổi tiếng, mà còn rất đa dạng về mặt nội dung. Những ca từ của xẩm hàm chứa những triết lý, những lời răn dạy đạo lý ở đời. 2.1.1.2. Hát xẩm trong sản phẩm âm nhạc đại chúng Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long luôn yêu và gắn bó với nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật hát Xẩm nói riêng trong gần 20 năm qua. Anh cùng các cộng sự nỗ lực phục hồi và đưa nghệ thuật hát Xẩm trở lại và quen thuộc với công chúng. Năm 2016, anh ra mắt album đầu tay “Xẩm Hà Nội” được NXB Âm nhạc phát hành. Sau đó, anh cùng với nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, Khương Cường, Phạm Đình Dũng, Nguyễn Quang Long thành lập nhóm Xẩm Hà Thành với mong muốn góp phần tái hiện lại một nét đẹp của Hà Thành 36 phố phường xưa kia và thổi thêm sức sống mới, bắt kịp xu hướng theo dòng chảy của thời đại như “Xẩm Trà đá”, “Xẩm Cá chết” hay những bài xẩm trữ tình tôn vinh hét đẹp của Hà Nội và tình yêu gồm “Bốn mùa hoa Hà Nội”, “Tứ vị Hà thành”…
  19. Cuối năm 2019, nhạc sĩ Quang Long tiếp tục cho ra mắt album “Trách ông Nguyệt Lão” chủ yếu nói về đề tài tình yêu khá dí dỏm. Đặc biệt, trong đó, bài “Xẩm Phố thu” Nguyễn Quang Long sáng tác dành riêng cho ca sĩ Thu Phương, chị đã thể hiện ca khúc này đầy ấn tượng trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát vào tháng 11 tại Hà Nội. Sau đó “Xẩm Phố thu” được khai thác vào các gameshow âm nhạc truyền hình. Trong buổi ra mắt album "Trách ông nguyệt lão", nhạc sĩ Quang Long dành nhiều thời gian tâm sự về ca khúc "Xẩm phố Thu" từng được anh sáng tác dành riêng cho Thu Phương: "Cách đây 3 năm, Thu Phương chủ động đặt hàng tôi một bài hát xẩm với mong muốn đóng góp sức mình phát triển môn nghệ thuật truyền thống này. Sau khi nhận lời, tôi đã phải nghĩ và viết một tác phẩm vừa có chất xẩm, vừa có chất nhạc nhẹ cho Thu Phương thể hiện. Bài "Xẩm phố thu" dựa trên điệu "Xẩm tàu điện" có chất trữ tình với lời bài hát là những gì mà tôi cảm nhận về cuộc đời của Phương.” 2.1.2. Đưa văn hóa tín ngưỡng vào sản phẩm âm nhạc đại chúng 2.1.2.1. Hệ thống thần linh Tứ phủ "Tứ Phủ" chính là quan niệm và nhận thức của người Việt xưa về vũ trụ và thế giới. "Tứ Phủ" gồm Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ và Nhạc Phủ lần lượt tương ứng với 4 miền: Trời, Đất, Nước và Rừng, mỗi miền, mỗi phủ sẽ do nhiều vị Thánh cai quản, thứ bậc các vị cũng được phân chia sau trước rõ ràng. Phía dưới (hạ ban) bao giờ cũng có Ngũ Hổ (năm ông Hổ) và thượng xà có hai Ông Lốt (hai ông rắn). Ngoài ra còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng hiện. Đại diện hàng chư Phật có Phật bà Quan Âm ở hàng cao nhất, rồi sau đó đến Ngọc hoàng Thượng đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0