intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Công nghệ sinh thái: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

82
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận tìm hiểu hiện trạng chất thải chăn nuôi ở Việt Nam; ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Công nghệ sinh thái: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN *** TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SINH THÁI Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI  TRONG CHĂN NUÔI * Nhóm thực hiện: 1. Huỳnh Minh Tuấn­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­14163305 2. Nguyễn Thị Minh Anh­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­14163020 3. Lê Nguyễn Đăng Khoa­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­14163116 4. Nguyễn Quốc Phú­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­14163204 5. Dương Thị Mỹ Duyên­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­14163003 6. Phạm Thị Kim Ngân­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­14163161 7. Cai Thị Thương Tính­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­14163287 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Lê Quốc Tuấn
  2. Tháng 5. 2016 2
  3. MỤC LỤC 3
  4. MỤC LỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU Trang Các hình ảnh Hình 1: Một số loại chế phẩm sinh học bán trên thị trường 12 Hình 2: Hoạt động nuôi trồng thủy sản 14 Hình 3: Chăn nuôi heo 15 Hình 4: Nước thải chăn nuôi và rác sinh hoạt 16 Hình 5:Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học 18 Hình 6: Phân gia súc trộn cùng phế phẩm chăn nuôi là nguyên liệu  19 chủ yếu để ủ compost Hình 7: Biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ hiếu khí 21 Hình 8: Sơ đồ lắp đặt bồn biogas composite 23 Hình 9: Hầm biogas nắp cố định kiểu KT.2 27 Hình 10: Lắp đặt thực tế hầm biogas KT.2 27 Hình 11: Hầm biogas nắp nổi 28 Hình 12: Túi biogas nhựa PE 29 Hình 13: Hầm biogas phủ nhựa HDPE 30 Hình 14: Mô hình VAC 31 Hình 15: Nông trại nuôi tôm trên cát của người dân Quảng Bình 33 Hình 16: Mô hình trang trại kết hợp với sinh thái ở Đà Lạt 34 Các bảng biểu Bảng 1: Tổng lượng phân gia súc, gia cầm thải ra môi trường trong  8 giai đoạn 2009­2011 Bảng 2: Tổng lượng nước thải chăn nuôi gia súc giai đoạn 2009 – 9 2011 Bảng 3: Một số loại chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi  16 Bảng 4: Số lượng gia súc Việt Nam năm 2016 24 Bảng 5: Lượng phân của các gia súc lớn 24 4
  5. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con người, ngành chăn nuôi đã phát  triển rất nhanh và đạt những thành tựu quan trọng. Trên thế  giới, đất phục  vụ cho chăn nuôi chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% diện tích đát tự  nhiên (không kể  phần diện tích đất bị  băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp  khoảng 40% GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên bên cạnh việc sản xuất   và cung cấp nột số lượng sản phẩm quan trọng cho nhu cầu con người ngành   chăn nuôi cũng đã gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực cho môi trường, ngoài  chất thải rắn và chất thải lỏng, ngành chăn nuôi đóng góp 18% vào việc tạo   hiệu ứng nóng lên của Trái Đất do thải ra các khí nhà kính cụ thể là: 9% tổng  số  CO2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH4), 65% N2O. Những chất thải này theo dự  báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo dự báo nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi trên thế  giới sẽ  tăng  gấp đôi vào nửa đầu thế  kỷ  này, nhưng cũng đồng thời trong khoảng thời   gian trên chúng ta sẽ  chứng kiến nhiều sự  biến đổi môi trường và khí hậu  theo chiều hướng không mong đợi và môi trường sống này càng bị đe dọa bởi   chính các hoạt đọng chăn nuôi. Do vậy chúng ta cần phải hướng tới một   ngành chăn nuôi chất lượng cao không chỉ có thể giúp đáp ứng được nhu cầu   ngày càng cao của con người về các sản phẩm có nguôn gốc từ động vật mà  đồng thời phải chịu trách nhiệm với chính con người về  mặt môi trường và  xã hội khi sản xuất ra những sản phẩm đó. Ở  nước ta, chất thải chăn nuôi cũng trở  thành vấn nạn. Theo báo cáo  của Cục chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất  thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Do  vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm hơn bởi các  cơ  quan quản lý nhà nước, của cộng đồng và chính những người chăn nuôi.  5
  6. Chúng ta đã có một số chương trình, dự án hợp tác quốc tế về xử lý chất thải  chăn nuôi (với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ...). Nhiều doanh nghiệp   cũng đã được cung cấp các dịch vụ  xử  lý chất thải chăn nuôi. Tuy vậy cho   đến nay, các chất thải chăn nuôi nước ta chưa được xử lý nhiều, hoặc có xử  lý nhưng công nghệ chưa triệt để. quản lý nhà nước về  bảo vệ  môi trường   trong chăn nuôi còn nhiều bất cập trong việc phân phối nguồn lực, sự  phối  hợp các Bộ, ngành liên quan và các cấp quản lý địa phương để  triển khai  công tác bảo vệ  môi trường trong chăn nuôi chưa đạt nhiều hiệu quả, các  chương trình, dự  án quốc tế  chưa phát huy rộng rãi và chưa đạt hiệu quả,  chúng ta chưa thu hút được sự  đầu tư  của các thành phần kinh tế  vào việc  bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, thậm chí nhận thức của người chăn nuôi  về mặt này còn rất hạn chế. Do nhận thức được tầm quan trọng của ngành chăn nuôi và việc xử lý  chất thải trong chăn nuôi trong công tác bảo vệ  môi trường, nhóm sinh viên  khoa Môi trường & Tài nguyên trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ  Chí Minh  thực hiện tiểu luận với đề  tài “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ  SINH THÁI  TRONG CHĂN NUÔI” với sự  hướng dẫn của TS. Lê Quốc Tuấn nhằm   phục vụ cho mục đích nghiên cứu môn học Công nghệ sinh thái. Mặc dù có nhiều cố  gắng song do khối kiến thức chuyên ngành chưa  vững chải, cộng thêm thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, bài làm sẽ  khó  tránh khỏi những sai sót, mong thầy và các bạn góp ý để  xây dựng bài thêm  hoàn thiện. Xin cảm ơn! 6
  7. II. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM 2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi Hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra  ở  nước ta đang   ngày một tăng ở mức báo động vì: - Ngành chăn nuôi luôn tăng trưởng nhanh và mạnh liên tục trong những  năm gần đây nên tạo ra lượng chất thải rất lớn, hàng triệu tấn mỗi   năm. - Trong khi đó, công tác quản lý môi trường chăn nuôi còn nhiều bất cập,   tiêu biểu là ở các mặt sau: Ě Việc xử lý chất thải chăn nuôi không triệt để. Ě Quản lý từ  đầu nguồn đến hết quy trình chăn nuôi chưa kiểm   soát triệt để  vấn đề  phát thải: Từ khâu quy hoạch, kỹ  thuật xây  dựng, nuôi dưỡng, thu hoạch, giết mổ, chế biến, vận chuyển lưu  thông, bảo quản còn chưa tập trung đúng mức đến quản lý môi  trường. Ě Hệ thống thể chế, chính sách chưa đủ, thiếu đồng bộ, ứng dụng   trực tiếp vào chăn nuôi còn nhiều khó khăn. Ě Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác chưa phát huy được thế  mạnh .2.1.1. Các loại chất thải chăn nuôi Loại chất thải Mô tả Chất thải rắn - Phân từ gia súc, gia cầm - Chất độn chuồng - Phế phẩm nông nghiệp: các sản phẩm nông nghiệp dư  thừa như lá cây, cành cây, vỏ, hột, … làm thức ăn, chất  7
  8. đốt sưởi ấm, thắp sáng, ủ phân,… - Các nguyên liệu chăn nuôi dư  thừa: thức ăn thừa, thức  ăn mất phẩm chất. - Xác súc vật chết. - Rác thú y. - Nước tiểu của vật nuôi - Nước tắm vật nuôi Chất thải lỏng - Nước rửa chuồng trại, dụng cụ vệ sinh,… - Nước chảy từ các silo ủ thức ăn gia súc. - Khí CO2, CH4, H2S,… từ  các hoạt động sinh lý cơ  bản  của vật nuôi như ợ hơi, hô hấp, thải phân,… Chất thải khí - Khí ô nhiễm bởi bụi thức ăn chăn nuôi, bụi hóa chất sát  trùng,… - Mùi hôi tanh của phân, nước tiểu vật nuôi. - Đa số  các loài vật nuôi đều có tập tính sinh hoạt gây   nhiều tiếng  ồn mạnh như  khi  đói đòi  ăn, tranh nhau  thức ăn, tập tính bầy đàn với các âm thanh hú, hộc, gáy, Tiếng ồn … khác nhau tùy hiện trạng và môi trường sinh thái. - Tiếng ồn bởi động cơ máy phát điện, máy thái cỏ, máy  bơm nước,… 2.1.2. Tình hình phát thải chất thải chăn nuôi Với tốc độ  phát triển của ngành chăn nuôi như  trên, theo tính toán dựa   trên cơ  sở  khoa học sinh lý vật nuôi và số  liệu thống kê có thể  thấy lượng   phát thải chất thải rắn của chăn nuôi cũng được tăng tỷ  lệ  thuận với tốc độ  tăng trưởng của ngành này. Ví dụ: Tổng  lượng  Tổng cộng Năm phân  thải Lợn Gia cầm Trâu Bò Dê 2009 15,12 20,45 15,82 33,39 0,25 85,03 2010 14,98 21,62 15,93 32,35 0,23 85,11 2011 15,22 23,72 16,04 30,49 0,25 85,72 8
  9. Bảng 1: Tổng lượng phân gia súc, gia cầm thải ra môi trường trong giai đoạn  2009­2011 (đơn vị: triệu tấn) (nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT) Như   vậy   tính   ước   lượng   với   mức   thải   trung   bình   1,5   kg   phân  lợn/con/ngày; 15kg phân trâu, bò/con/ngày; 0,5 kg phân dê/con/ngày và 0,2 kg  phân gia cầm/con/ngày thì hàng năm với tổng đàn vật nuôi trong cả  nước thì  riêng lượng phân phát thải trung bình đã hơn 85 triệu tấn mỗi năm. Lượng   phân này phân hủy tự  nhiên nếu không được xử  lý sẽ  gây ô nhiễm nặng nề  đất, nước và không khí do phát thải nhiều khí độc như CO2 (còn gây hiệu ứng  nhà kính), CH4, ... đặc biệt H2S có mùi trứng thối có thể gây choáng, nôn mửa   cho người hít phải. Ngoài ra còn nhiều kim loại nặng, tồn dư hóa chất trong  phân gây ô nhiễm đất và nước. Đối với chất thải lỏng, tạm tính với nước tiểu của gia súc, gia cầm  trong giai đoạn 2009 – 2011 dựa trên số liệu thống kê và kỹ thuật nuôi dưỡng   chăm sóc cơ bản thì thu được kết quả như sau: Tổng lượng  Tổng cộng Năm nước thải Lợn Trâu Bò 2009 8,06 9,49 20,03 37,58 2010 7,99 9,55 19,41 36,95 2011 8,11 9,62 18,29 36,02 Bảng 2: Tổng lượng nước thải chăn nuôi gia súc giai đoạn 2009 – 2011 (đơn vị: triệu tấn) (nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT) Như vậy, chỉ ước tính với lượng nước tiểu bài tiết trung bình ở  lợn là  0,8 lít/con/ngày,  ở  trâu bò là 9 lít/con/ngày thì hàng năm đã có tới khoảng 36  9
  10. triệu tấn nước tiểu vật nuôi, chưa kể hàng chục triệu tấn nước thải sau tắm   chải và rửa chuồng trại nữa. Có thể  nói chăn nuôi không chỉ  có nhu cầu rất  lớn về  sử  dụng nguồn tài nguyên nước mà còn loại thải ra một khối lượng   lớn chất thải lỏng với nhiều chất gây ô nhiễm như  hàm lượng vi sinh vật,  hàm lượng chất lơ lửng, hóa chất hòa tan,... Đối với ô nhiễm khí và tiếng ồn thì ngành chăn nuôi đóng góp khá tích   cực do đặc thù đối tượng sản xuất là các loài sinh vật có khả năng gây ồn ào,  kêu rống rất to và phát thải chất thải hữu cơ là chính nên dễ bị phân hủy thối   rữa gây mùi hôi tanh rất khó chịu. 2.1.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi Nhiều báo cáo nghiên cứu đều đã khẳng định là hầu hết các chất thải  trong chăn nuôi đều chưa được xử  lý trước khi thải ra môi trường. Số  phân   không được xử lý và tái sử dụng lại là nguồn cung cấp phần lớn các khí nhà   kính (chủ yếu là CO2, N2O) làm trái đất nóng lên, ngoài ra còn làm rối loạn độ  phì của đất, gây phì dưỡng, ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Chưa kể  nguồn  khí thải CO2 phát tán do hơi thở của vật nuôi. Do không có sự quy hoạch ban đầu, nhiều xí nghiệp chăn nuôi, lò mổ,  xí nghiệp chế biến thực phẩm còn nằm lẫn trong khu dân cư, trong các quận  nội thành, sản xuất chăn nuôi còn nhỏ, manh mún, phân bố  rải rác trong khi   sản xuất nông nghiệp có lợi nhuận thấp, giá cả bấp bênh, thị trường không ít  ổn định. Vì vậy, sức đầu tư  vào khâu xử  lý môi trường trong chăn nuôi còn   thấp. Số  lượng các lò mổ  đạt yêu cầu vệ  sinh chỉ  khoảng trên 30%. Hiện  tượng giết mổ  lậu, giết mổ  gia súc, gia cầm bị  bệnh, không qua kiểm soát  giết mổ, nước sử dụng chất thải từ các lò mổ không được kiểm soát cũng là  nhân tố tác động làm tăng ô nhiễm môi trường. 10
  11. Ô nhiễm do chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn không chỉ làm hôi tanh   không khí mà còn ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư, nguồn nước  và tài nguyên đất ảnh hưởng chính đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt   động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả  nước.   Tình   trạng   chăn   nuôi   thả   rông,   chăn   thả   trên   đất   dốc,   đầu   nguồn  nước,... còn khá phổ  biến góp phần làm tăng diện tích xói mòn, suy giảm  chất lượng đất, nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng  rộng lớn. Khối lượng chất thải rắn trong chăn nuôi ước tính khoảng hơn 85 triệu   tấn mỗi năm nhưng chỉ khoảng 40% số  này được xử  lý, còn lại là xả  thẳng   trực tiếp ra môi trường. Phương pháp xử  lý chất thải rắn còn đơn giản: chủ  yếu được tận dụng làm thức ăn cho cá (phân lợn), ủ  bán phân hoai mục bón  lúa, hoa màu (phân lợn, trâu, bò, gia cầm), nuôi giun song số  lượng không  nhiều. 2.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường chăn nuôi Công   tác   quản   lý,   chỉ   đạo,   hướng   dẫn   của   ngành   nông   nghiệp   nói   chung và ngành chăn nuôi nói riêng trong việc bảo vệ  môi trường chăn nuôi  bước đầu cũng đã có kết quả  đáng ghi nhận. Bộ  Nông nghiệp và PTNT đã   ban hành khoảng gần 30 văn bản có nội dung liên quan chi tiết đến công tác  bảo vệ  môi trường trong chăn nuôi từ  khâu xuất nhập khẩu con giống, chỉ  đạo sản xuất, phòng chống dịch bệnh, ... và nhiều văn bản khác có yêu cầu   chú ý đến môi trường trong sản xuất, kinh doanh vật nuôi thông thường và  vật nuôi quý hiếm. Một số Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản về  quy định hoặc hướng dẫn bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Nhiều mô hình  khuyến nông chăn nuôi (lợn, gà) được xây dựng có tiêu chí an toàn sinh học  và thân thiện với môi trường được áp dụng  ở  hầu hết các tỉnh thành trong  11
  12. toàn quốc. Hiện cũng đã có khoảng vài chục nghiên cứu chuyên sâu về  môi  trường trong chăn nuôi và đề xuất các giải pháp thích ứng. Công tác bảo vệ  môi trường trong chăn nuôi (thụ  động đối phó) và  giảm thiểu rủi ro cho chăn nuôi do ô nhiễm và sự  cố  môi trường (chủ  động   ứng phó) là công tác đã và đang được nhiều bộ, ngành, các cấp chính quyền  và người chăn nuôi quan tâm. Tuy nhiên, các hoạt động thiết thực như  đẩy mạnh công tác nghiên  cứu, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư hướng dẫn xây dựng đánh  giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, ... , công tác thanh   tra, kiểm tra, công tác hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị xử lý chất thải, cải thiện môi  trường cho các quy mô chăn nuôi, ... còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc   lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi với các hoạt động chỉ  đạo sản xuất, quản lý, thanh kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi  cũng chưa cao. Chưa xây dựng được đánh giá môi trường chiến lược trong   chiến lược phát triển ngành chăn nuôi. Số  lượng trang trại chăn nuôi xây  dựng đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và thực hiện nghiêm túc  còn ít. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý môi trường chăn nuôi còn yếu   kém - Trình độ quản lý và kỹ thuật chăn nuôi của người chăn nuôi còn yếu. - Phương thức và tập quán chăn nuôi ở nước ta còn lạc hậu. - Quan tâm và đầu tư chưa đúng mức. III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI 12
  13. Nhiều biện pháp xử  lý kỹ  thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm   giảm thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ  chất thải chăn  nuôi và gia tăng hiệu quả  chăn nuôi.  Trong đó việc áp dụng công nghệ  sinh   thái là một lựa chọn mới và được xem là việc “tiện cả  đôi đường”, vừa làm  tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vừa góp phần vào việc  ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu hoặc ngừng hẳn các ảnh hưởng tiêu cực đến  môi trường từ  hoạt động chăn nuôi. Sau đây là một số  công trình  ứng dụng  công nghệ sinh thái vào chăn nuôi phổ biến: 3.1. Chế phẩm sinh học 3.1.1. Men sinh học a. Chế phẩm sinh học E.M E.M là chế   phẩm   sinh   học tập   hợp   hơn   80   chủng   vi   sinh   vật   khác  nhau. EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu.  Chế  phẩm  này do Giáo sư  Tiến sĩ  Teruo Higa ­ trường Đại học Tổng  hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản  sáng   tạo  và  áp  dụng  thực   tiễn   vào  đầu năm 1980. Trong chế  phẩm này  có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí  và hiếu khí thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men,   nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ  hơn 2000 loài  được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men.   Tiến sĩ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ  Việt­ Nhật, đã chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam. b. Hiệu quả của E.M 13
  14. Ở nước ta, người ta đã sử dụng chế phẩm E.M trong trồng trọt để cải  thiện năng suất và chất lượng cây trồng, sử dụng chế phẩm E.M để xử  lý ô   nhiễm môi trường nuôi thủy sản rất hiệu quả, đặc biệt là xử lý mùi hôi, ruồi   nhặng và hầm cầu vệ  sinh bị  nghẹt. Một số  nơi đã dùng chế  phẩm này để  chế biến phân hữu cơ từ rác thải hoặc phân gia súc, gia cầm do tác dụng thúc  đẩy phân mau hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng. Điều   kỳ diệu  ở đây, E.M có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi bao gồm các loại   gia súc ­ gia cầm và các loài thủy hải sản. ĐBSCL hiện có nhiều trại chăn nuôi heo, gà, bò, ao nuôi tôm cá đã sử  dụng chế phẩm E.M vào các mục đích này đều thấy hiệu quả. Có nhiều cách   sử dụng chế phẩm E.M trong chăn nuôi như: cho vào thức ăn, nước uống của  vật nuôi; phun xịt xung quanh chuồng trại, cho vào bồn chứa phân... Chế  phẩm sinh học E.M được bổ  sung vào ao lắng bùn giúp cho quá  trình xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải diễn ra nhanh hơn và hiệu quả  hơn. Ngoài ra E.M còn được các hộ kinh doanh chế biến thực phẩm (bún, ấp   vịt,…) dùng xử lý chất thải mang lại hiệu quả cao. c. Ứng dụng của E.M 1. Trong nuôi trồng thủy sản: Công dụng: - Phân hủy nhanh các chất hữu cơ  dư  thừa trong nước và nền đáy ao   nuôi. - Góp phần gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định pH. - Hấp thu các chất độc NH3 , NO2, H2S,.. - Tăng tỷ lệ sống của tôm cá. 14
  15. - Giảm được hệ số thức ăn. - Giảm sử dụng các hóa chất, kháng sinh. - Bổ sung các vi sinh vật có lợi vào trong ao nuôi. Cách sử dụng: Ě Xử lý ao: - Định kỳ  7 ­ 10 ngày/lần với lượng 2 lít E.M/1.000 m3  nước ao (pha  loãng khi tạt). - Liều lượng và thời gian định kỳ  có thể  điều chỉnh theo môi trường ao  nuôi. - Sử dụng vào lúc trời nắng (8 ­ 9 giờ sáng), sau đó chạy quạt. Ě Cho ăn - Trộn 1 lít E.M/50 ­ 60 kg thức ăn, luân phiên sử  dụng 5 ngày sau đó   ngưng 5 ngày. Hình 2: Hoạt động nuôi trồng thủy sản (ảnh minh họa) (Nguồn: http://sta.soctrang.gov.vn/) 2. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: Công dụng: 15
  16. - Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu   đối với các điều kiện ngoại cảnh. - Tăng cường khả  năng tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn. Tăng khả  năng sinh sản. - Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi. - Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, khử  mùi hôi chuồng trại, giảm ruồi   nhặng. Cách sử dụng: - Trộn vào thức ăn: pha 5 ml E.M cho 1 kg thức ăn (hòa 5 ml E.M vào 0,5   lít nước phun đều lên thức ăn.) - Trộn vào nước uống: pha 3 ml E.M với 1 lít nước cho vật nuôi uống. - Khử mùi chuồng nuôi và môi trường xung quanh. - Pha 1 lít E.M với 20 lít nước sạch rồi cho vào bình phun, phun như  thuốc khử  trùng thông thường (vào cả  không khí, chuồng trại, động  vật, môi trường xung quanh). - Hoặc pha 1 lít E.M với 100 lít nước phun cho 100 – 200 m 2  chuồng  nuôi; cách 3 ngày sau phun lần 2, sau đó cứ khoảng 7 ­ 10 ngày lại phun  một lần; chuồng trại càng bẩn thì phun lượng E.M càng nhiều với  nồng độ càng cao. 16
  17. Hình 3: Chăn nuôi heo (ảnh minh họa) (nguồn: http://sta.soctrang.gov.vn/) 3. Trong xử lý rác thải, nước thải: Công dụng: - Xử lý ô nhiễm môi trường, khử mùi hôi, khử trùng, giảm các chất độc   hại và ruồi muỗi trong môi trường. Cách sử dụng: - Xử lý bãi rác: 1 lít E.M pha với 100 lít nước lã phun vào bãi rác. Phun 20  lít dung dịch/1 m3 rác giúp giảm mùi hôi thối, phân hủy rác hữu cơ. - Xử lý nước ao tù: đổ E.M xuống ao tù thành nhiều chỗ (1 lít E.M cho 5  m3 nước ao tù), nước ao sẽ giảm mùi hôi, cải thiện môi trường nước. - Xử  lý hầm cầu: dùng 1 lít E.M đổ  vào hầm cầu, sau 10 ­15 ngày sử  dụng lại một lần. Hình 4: Nước thải chăn nuôi và rác sinh hoạt (ảnh minh họa) (nguồn: http://sta.soctrang.gov.vn/) Ngoài E.M, còn có một số chế phẩm sinh học khác được sử sụng rộng   rãi trong chăn nuôi như: TT Tên sản phẩm Bản chất sản phẩm Tác dụng Xuất xứ 17
  18. 1 Deodorase Chất tách từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Thái   Lan,  Đ ức 2 EM Tổ hợp nhiều loại vi sinhTăng h   ấp thụ  thức ăn, giảm bàiNh   ật Bản vật tiết chất dinh dưỡng qua phân 3 EMC Thảo   mộc,   khoáng   chấtGi   ảm   sinh   NH3,   H2S,   SO2,   giảiVi   ệt Nam thiên nhiên độc đường têu hóa. 4 Kemzym Enzym tiêu hóa Tăng hấp thụ  thức ăn. giảm bàiThái     Lan,  tiết chất dinh dưỡng qua phân Đ ức 5 Pyrogreen Hóa sinh thiên nhiên Giảm khả năng sinh NH3 Hàn Quốc 6 Yeasac Tế   bào  menTăng h   ấp thụ  thức ăn. giảm bàiĐ   ức,   Thái  Sacharomyces tiết chất dinh dưỡng qua phân Lan 7 Lavedae Hóa chất Diệt dòi phân Thái   Lan,  Đ ức 8 DK,   Sarsapomin Chất chiết từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Hoa Kỳ 30 Bảng 3: Một số loại chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi  (http://marphavet.com/) 3.1.2. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học  Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử  dụng các phế  thải từ  chế  biến   lâm sản (phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô,  đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ  cà phê… ) cắt nhỏ  để  làm đệm lót có bổ  sung chế  phẩm sinh học. Sử  dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử  dụng “bộ  vi  sinh vật hữu hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi   Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus…với mong  muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng nhằm  tạo vi sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra chất  ức chế  nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất   hữu cơ  từ phân gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường.  Trên cơ  sở  nghiên cứu gốc chế  phẩm E.M của Nhật Bản, tiến sĩ Lê Khắc   Quảng đã nghiên cứu, chọn tạo cho ra các sản phẩm E.M chứa nhiều chủng  loại vi sinh vật đã có mặt trên thị trường. Ngoài ra nhiều cơ sở khác cũng đã  nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá   18
  19. thể khác nhau và được thị  trường chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa   No1 của cơ  sở  Minh Tuấn; EMIC (Công ty CP Công nghệ  vi sinh và môi   trường); EMC (Công ty TNHH Hóa sinh Việt Nam); GEM, GEM­K, GEM­P1   (Trung tâm Tư  vấn CTA)…Thực chất của quá trình này cũng là xử  lý chất   thải chăn nuôi bảo vệ môi trường bằng men sinh học. Công nghệ  đệm lót sinh học đầu tiên được  ứng dụng vào sản xuất  nông nghiệp ở Nhật Bản từ đầu những năm 1980.Ngày nay đã có nhiều nước   ứng   dụng   như:   Trung   Quốc,   Hồng   Kông,   Hoa   Kỳ,   Anh,   Thái   Lan,   Hàn  Quốc…  Ở  nước ta từ  năm 2010 công nghệ  này đã bắt đầu du nhập vào và  phát triển. Ngày 22 tháng 5 năm 2014 tại thành phố Phủ Lý, Bộ Nông nghiệp   và PTNT đã tổng kết 3 năm ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi 2011­   2013và đã có Thông báo số  2560/TB­BNN­VP ngày 30 tháng 5 năm 2014 ý  kiến kết luận của Thứ  trưởng Vũ Văn Tám: “…Công nghệ  chăn nuôi trên  đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả  bước đầu đã   được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh  tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người  ưa chuộng, giá bán  cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông   hộ”. Theo kết  luận trên thì  chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô  nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy  nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ  nước, sinh nhiệt nên địa hình  cao ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm. 19
  20. Hình 5:Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học (nguồn: http://marphavet.com/) 3.2. Ủ compost 3.2.1. Định nghĩa Lịch sử quá trình ủ phân compost đã có từ  rất lâu, nhưng mãi đến năm   1943, quá trình ủ phân compost mới được đưa vào nghiên cứu một cách khoa   học. Hiện nay có nhiều định nghĩa về  quá trình  ủ  phân compost, một định  nghĩa thường được sử  dụng là định nghĩa của Haug 1993. Theo Haug, quy  trình ủ phân compost được định nghĩa như  sau: “Quy trình chế  biến compost   là quá trình phân hủy sinh học và  ổn định chất hữu cơ  dưới điều kiện  ưa   nhiệt (thermophilic). Kết quả của quá trình phân hủy sinh học  tạo ra nhiệt,   sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích trong việc ứng   dụng cho cây trồng”. Việc  ủ  compost từ  ác loại chất thải rắn trong chăn nuôi như  phân gia   súc, thức ăn (cỏ) rơi vãi rất phổ biến ở các vùng thuần nông nước ta. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2