TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 122 - 129<br />
<br />
TÌNH HÌNH GÂY HẠI<br />
CỦA MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ (Stephanoderes hampei Ferrari)<br />
TẠI TỈNH SƠN LA<br />
Bùi Thị Sửu, Vũ Quang Giảng15<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferrari là sâu hại chính trên cà phê. Sự gây hại của<br />
chúng dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê, nhưng chưa có báo cáo chi tiết về tỷ lệ quả bị hại và đặc<br />
điểm gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mọt đục quả tấn công<br />
vào quả cà phê phụ thuộc vào thời gian ra hoa của cây cà phê. Mọt đục quả bắt đầu tấn công vào quả cà phê<br />
trong khoảng thời gian 77 ngày đến 127 ngày sau ra hoa. Tại các vùng trồng cà phê tập trung như Mai Sơn và<br />
Thuận Châu, tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại tương ứng là 20,1 % và 26,5%. Mặt khác, tỷ lệ quả cà phê<br />
bị mọt gây hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên. Tỷ lệ hại tại các kho bảo quản cà phê nhân của hộ<br />
gia đình từ 6% đến 8%.<br />
Từ khóa: Mọt đục quả cà phê, nhân cà phê; Sơn La, tỷ lệ quả bị hại.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferr.) là đối tượng gây hại nguy hiểm trên<br />
cà phê chè. Ngay từ những năm 1990 - 1994, khi cà phê chè được bắt đầu phát triển ở các tỉnh<br />
miền núi phía Bắc, mọt đục quả đã xuất hiện và gây hại trên cà phê [3]. Tại Sơn La, mọt đục<br />
quả xuất hiện gây hại trên khắp các huyện trồng cà phê. Chúng thường xuất hiện và gây hại<br />
nặng trên cà phê thời kỳ kinh doanh, đặc biệt giai đoạn quả chín trên những vườn rậm rạp<br />
không được đốn tạo, sửa tán. Nếu không được phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ làm giảm<br />
đáng kể năng suất và chất lượng cà phê [4]. Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) xuất<br />
hiện và gây hại tại một số vùng trồng cà phê của tỉnh Sơn La, là một trong đối tượng gây hại<br />
nặng nhất về sản lượng và chất lượng cà phê nhân. Năng suất cà phê nhân ở các vùng trồng cà<br />
phê chè thuộc các xã Hua La, Chiềng Sinh giảm tới 10% [5]. Như vậy, mọt đục quả cà phê<br />
(Stephanoderes hampei Ferr.) đã trở thành loài dịch hại quan trọng trên cà phê tại Sơn La. Để<br />
có thêm dẫn liệu về mức độ phát sinh, gây hại của loài dịch hại này, làm cơ sở nghiên cứu các<br />
giải pháp phòng trừ chúng tại tỉnh Sơn La, bài viết tập trung đánh giá mức độ gây hại của mọt<br />
đục quả cà phê trên đồng ruộng và trong kho bảo quản cà phê tại nông hộ ở tỉnh Sơn La.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 4 năm 2016.<br />
Địa điểm điều tra gồm 2 xã: Chiềng Ban, huyện Mai Sơn và Phỏng Lái, huyện Thuận Châu.<br />
Phương pháp điều tra mọt đục quả ngoài đồng ruộng được áp dụng theo quy chuẩn của Bộ<br />
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2010) [1]. Điều tra định kì 7 ngày một lần, trên mỗi<br />
ruộng điều tra 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 1 cây. Điểm điều tra cách bờ tối thiểu 1<br />
hàng cây. Mỗi cây điều tra trên 3 tầng tán, mỗi tầng tán điều tra 4 cành chính, đại diện 4<br />
15<br />
<br />
Ngày nhận bài: 01/8/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 12/9/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017<br />
Liên lạc: Bùi Thị Sửu, e - mail: buithisuutbu@gmail.com<br />
<br />
122<br />
<br />
hướng. Mỗi cành điều tra ngẫu nhiên 30 - 50 quả. Xác định tỷ lệ quả bị hại trung bình và tỷ lệ<br />
quả bị hại ở các tầng tán khác nhau.<br />
Điều tra tỷ lệ quả bị hại trên từng đợt quả khác nhau được tiến hành theo phương pháp<br />
lựa chọn 10 cây cà phê đại diện ở 3 vườn cà phê kinh doanh, mỗi vườn có diện tích 1ha, mỗi<br />
cây lấy mẫu 100 quả ở các đợt hình thành quả khác nhau phân bố đều các hướng và các tầng<br />
tán; tổng số mẫu điều tra từng đợt quả n=1000; 7 ngày điều tra một lần; xác định tỉ lệ quả bị<br />
đục trong từng đợt quả.<br />
Tỷ lệ quả bị hại (%) =<br />
<br />
Tổng số quả bị hại<br />
Tổng số quả điều tra<br />
<br />
× 100<br />
<br />
Diễn biễn tỷ lệ nhân cà phê bị mọt gây hại trong kho được điều tra 7 ngày một lần trong<br />
khoảng thời gian từ 22/10/2015 đến 21/4/2016. Phương pháp lấy mẫu theo quy chuẩn của Bộ<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013) [2]. Sử dụng xiên ngắn để lấy mẫu (phân bố đều)<br />
trong các bao cà phê nhân tại các nông hộ trồng cà phê. Trộn đều tất cả các mẫu ban đầu,<br />
phân tách mẫu theo nguyên tắc đường chéo để lấy mẫu trung bình. Mẫu trung bình chiếm 5%<br />
lượng mẫu chung. Xác định tổng số nhân cà phê và số nhân cà phê bị hại. Từ đó tính tỷ lệ<br />
nhân cà phê bị mọt theo công thức:<br />
Tỷ lệ nhân bị hại (%) =<br />
<br />
Tổng số nhân bị hại<br />
Tổng số nhân điều tra<br />
<br />
×100<br />
<br />
Kết quả điều tra là một phần nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc<br />
trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp<br />
mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) hại cà phê tại Sơn La”, mã số: B2015-25-39<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Diễn biến tỷ lệ hại của mọt đục quả trên cà phê chè Catimor tại Sơn La năm 2015<br />
Giống cà phê Catimor được trồng hầu hết diện tích ở tỉnh Sơn La. Hai xã có diện tích và<br />
sản lượng cà phê nhiều là Chiềng Ban, huyện Mai Sơn và Phỏng Lái, huyện Thuận Châu. Kết<br />
quả điều tra diễn biến gây hại của mọt đục quả cà phê trong năm 2015 cho thấy chúng gây hại<br />
với tỷ lệ khá cao và là loài dịch hại chủ yếu trên cà phê chè tại vùng nghiên cứu. Trên đồng<br />
ruộng, mức độ gây hại của mọt đục quả cà phê thay đổi theo tháng trong năm. Biến động về<br />
tỷ lệ quả bị hại do mọt đục quả gây nên có sự thay đổi theo các các yếu tố ngoại cảnh như<br />
nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn.... Giai đoạn mùa đông khô và lạnh, mọt đục quả chủ yếu khu trú và<br />
tồn tại trên những quả cà phê rơi rụng trên đồng ruộng hoặc còn sót lại trên cành sau mùa thu<br />
hoạch. Chính cá thể mọt tồn tại trên những quả này là nguồn mọt đầu tiên cho các vụ cà phê<br />
năm sau.<br />
Kết quả điều tra tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn cho thấy quả cà phê bị mọt đục quả<br />
bắt đầu gây hại từ đầu tháng 6 với tỉ lệ hại thấp (ngày 3/6/2015 tỷ lệ hại là 0,67%) và có xu<br />
hướng tăng dần từ tháng 6 đến tháng 10. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại đạt cao nhất (20,40%) tại<br />
thời điểm 28/10. Trong tháng 10, cà phê lứa quả thứ 1 và lứa quả thứ 2 chín rộ, đây là những<br />
123<br />
<br />
lứa quả đầu vụ, số lượng ít nhưng lại là lứa quả phù hợp với mọt lựa chọn gây hại. Từ tháng<br />
11 đến tháng 1 năm sau tỉ lệ hại giảm dần do người dân thu hoạch lứa 1, lứa 2 đã hạn chế bớt<br />
nguồn mọt, đồng thời mùa đông khô, lạnh là yếu tố hạn chế sự phát triển của mọt đục quả cà<br />
phê (Hình 1).<br />
<br />
Hình 1. Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại cà phê<br />
tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (năm 2015)<br />
<br />
Kết quả điều tra sự phát sinh gây hại của mọt đục quả cà phê tại huyện Thuận Châu cho<br />
thấy, quả cà phê bị mọt đục quả bắt đầu gây hại từ đầu giữa tháng 4 với tỉ lệ hại tỷ lệ hại là<br />
3,43%. Tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại tăng dần từ tháng 4 đến tháng 9, đạt đỉnh cao 26,45%<br />
tại thời điểm 7/9. Khoảng thời gian này cà phê lứa quả thứ 1 và lứa quả thứ 2 chín rộ, nguồn<br />
thức ăn phù hợp cho mọt đục quả tập trung gây hại. Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau tỉ lệ quả<br />
cà phê bị mọt giảm dần qua từng kỳ điều tra (Hình 2).<br />
<br />
Hình 2. Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại cà phê<br />
tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (năm 2015)<br />
<br />
Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại trong năm 2015 tại hai khu vực điều tra cho<br />
thấy trên vườn cà phê, mọt bắt đầu xuất hiện và gây hại từ khi quả cà phê bắt đầu hình thành<br />
124<br />
<br />
nhân cho đến khi kết thúc thu hoạch. Thời điểm quả cà phê chín rộ trong năm cũng là thời<br />
điểm mọt gây hại mạnh nhất trong năm. Các nghiên cứu về mọt đục quả tại Sơn La xác định<br />
chúng có mặt ở khắp các vùng trồng cà phê nhưng chưa điều tra chi tiết diễn biến tỷ lệ quả bị<br />
hại [3, 4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại tại các vườn cà phê<br />
Sơn La cao hơn so với các trang trại trồng cà phê tại đảo Hawaii. Theo tác giả Steve Hicks tỷ<br />
lệ quả cà phê bị hại tại các trang trại cà phê đang thực hiện kiểm soát mọt đục quả tại Hawaii<br />
từ 18% trong năm 2012 - 2013 giảm xuống 11,6% trong năm 2014 - 2015 [6].<br />
3.2. Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại trên mỗi tầng tán<br />
Kết quả điều tra tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại trên mỗi tầng tán khác nhau<br />
(tầng dưới. tầng giữa và tầng trên) trên cây cà phê trồng tại Mai Sơn, Sơn La (Hình 03) cho<br />
thấy tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả ở cả 3 tầng tán đều có xu hướng tăng dần từ tháng 6 và<br />
đạt đỉnh trong tháng 10, sau đó giảm dần cho đến khi kết thúc thu hoạch. Mặt khác, tỷ lệ quả<br />
bị hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên. Ngay thời điểm mọt đục quả bắt đầu tấn<br />
công vào quả thì tỷ lệ quả bị hại ở tầng dưới đã cao hơn hai tầng còn lại (ngày 3/6/2015 tỷ lệ<br />
quả bị hại ở tầng dưới 1,21%; tầng giữa 0,64% và tầng trên 0,14%). Khi đạt đỉnh trong tháng<br />
10 tỷ lệ quả bị hại ở tầng dưới là 23%, tầng giữa là 22,50% và tầng trên là 15,71%. Sở dĩ tỷ lệ<br />
quả bị mọt gây hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên là do khi gây hại tầng dưới mọt<br />
ít chịu tác động trực xạ của ánh nắng mặt trời, ẩm độ thuận lợi cho mọt phát triển.<br />
<br />
Hình 3. Diễn biến mọt đục quả gây hại trên mỗi tầng tán cà phê (năm 2015)<br />
<br />
3.3. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại trên các lứa quả cà phê<br />
Cà phê tại Sơn La thường có 4 lứa hoa chính trong một năm. Kết quả theo dõi thời gian<br />
nở hoa của các lứa hoa chính trên cà phê tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho<br />
thấy hoa lứa 1 nở ngày 24/3/2015; hoa lứa 2 nở ngày 3/4/2015, hoa lứa 3 nở ngày 17/4/2015;<br />
hoa lứa 4 nở ngày 29/5/2015. Thời gian nở hoa của các lứa hoa chính trên cà phê tại xã Phỏng<br />
Lái , huyện Thuận Châu sớm hơn, bao gồm hoa lứa 1 nở ngày 26/1/2015; hoa lứa 2 nở ngày<br />
19/2/2015, hoa lứa 3 nở ngày 22/3/2015; Hoa lứa 4 nở ngày 16/4/2015. Nhằm tìm hiểu thời<br />
gian mọt đục quả bắt đầu gây hại các lứa quả khác nhau từ đó làm cơ sở đề ra biện pháp<br />
125<br />
<br />
phòng trừ mọt đục quả đạt hiệu quả cao, nghiên cứu tiến hành theo dõi diễn biến tỉ lệ quả cà<br />
phê bị mọt đục quả trên từng lứa quả khác nhau tại Chiềng Ban, Mai Sơn (Hình 4); Phỏng<br />
Lái, Thuận Châu (Hình 05)<br />
<br />
Hình 4. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại trên các lứa quả cà phê<br />
tại huyện Mai Sơn. tỉnh Sơn La (năm 2015)<br />
<br />
Kết quả điều tra tại huyện Mai Sơn cho thấy mọt đục quả gây hại trên các lứa quả hình<br />
thành từ các lứa hoa chính là khác nhau. Tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại trên lứa quả thứ 1 và<br />
lứa quả thứ 4 cao hơn tỷ lệ quả bị hại ở các lứa hoa còn lại. Tỷ lệ hại cao nhất ở lứa quả thứ 1<br />
là 19,7 %, tỷ lệ hại ở các lứa quả thứ 2, thứ 3, thứ 4 lần lượt là 9,21%; 12,43% và 17,14%.<br />
Mặt khác, kết quả điều tra chỉ ra rằng mọt bắt đầu đục vào quả ngay giai đoạn quả xanh, sau<br />
khi nở hoa 77 ngày với lứa quả thứ 1; 88 ngày với lứa quả thứ 2; 89 ngày với lứa quả thứ 3;<br />
91 ngày với lứa quả thứ 4. Hơn nữa, khi quả cà phê đang ở giai đoạn quả xanh, tỉ lệ bị mọt<br />
đục thấp hơn so với khi chuyển sang giai đoạn quả chín vàng (quả ương) - chín đỏ.<br />
<br />
Hình 5. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại trên các lứa quả cà phê tại Thuận Châu, Sơn La (năm 2015)<br />
<br />
Tại Thuận Châu, thời gian mọt đục quả xuất hiện và gây hại quả sớm hơn tại Mai Sơn.<br />
Lứa quả thứ nhất bị mọt đục quả bắt đầu gây hại vào tháng 4 (sau khi nở hoa 86 ngày), tỉ lệ<br />
126<br />
<br />