Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài Sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài Sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) ở Việt Nam" nhằm đánh giá một số hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được để tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo để tạo ra sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và góp phần giải thích tác dụng chữa bệnh từ các loài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài Sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA HAI LOÀI SÂM VŨ DIỆP (PANAX BIPINNATIFIDUS SEEM.) VÀ SÂM VIỆT NAM (PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV.) Ở VIỆT NAM Ngành: Hóa học Mã số: 9440112 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2023 1
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Đình Hoàng 2. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tùng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi ……giờ ….phút, ngày ….tháng …năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1. Nguyen Thi Hoang Anh, Nguyen Huu Tung, Pham Trung Hieu, Pham Quang Dương, Le Dang Quang, Vu Dinh Hoang (2020). Bioactive saponins from Panax bipinnatifidus Seem. growing in Viet Nam. Vietnam Journal of Science and Technology, 58 (6A), 228-235. 2. Phan Van Kiem, Vu Dinh Hoang, Nguyen Thi Hoang Anh, Dinh Thi Phuong Anh, Dinh Thi Phuong Anh, Do Thi Trang, Bui Huu Tai (2021). Panabipinoside A and Panabipinoside B, two new oleananeane triterpenoid saponins from the roots of Panax bipinnatifidus with nitric oxide inhibitory activity. Journal of Chemical Research (ISI: Q4), 45, 850- 855.
- GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các loại thảo mộc để làm thuốc chữa bệnh cứu người. Công dụng của các loài thảo dược đó được lưu truyền qua nhiều thế hệ và đến tận ngày nay, người dân vẫn có thói quen sử dụng cây cỏ phổ biến để điều trị một số bệnh thông thường. Do có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên, nên các sản phẩm dược liệu có độc tính thấp, phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể. Ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các loài thuộc chi Panax được sử dụng rất phổ biến làm thuốc bổ và là thành phần trong một số bài thuốc truyền thống của dân tộc. Sâm vũ diệp có tác dụng giảm stress, tăng cường tính đề kháng, chống ung thư, chống thổ huyết [5,6,7]. Sâm Việt Nam dùng làm thuốc để tăng cường sức khỏe, chống ung thư, bảo vệ gan [3,8,9]. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về với các đối tượng này tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Sâm việt nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) ở Việt Nam”. Mục tiêu của luận án: 1. Nghiên cứu thành phần hóa học của củ Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và lá Sâm việt nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) thu hái tại Việt Nam. 2. Đánh giá một số hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được để tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo để tạo ra sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và góp phần giải thích tác dụng chữa bệnh từ các loài này. Nội dung luận án bao gồm: 1. Nghiên cứu phân lập các hợp chất từ củ Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và lá Sâm việt nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký kết hợp. 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được. 1
- 3. Đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập được. Những đóng góp mới của luận án: Đây là nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài thực vật là Panax bipinnatifidus Seem. và Panax vietnamensis Ha et Grushv. ở Việt Nam. Nghiên cứu này đã thu được các kết quả mới như sau: Từ Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus): đã phân lập và xác định cấu trúc của 10 hợp chất saponin (SVD-1 đến SVD-10) bao gồm 08 saponin thuộc khung oleanane (SVD-1 đến SVD-8) và 02 saponin thuộc khung dammarane (SVD-9 và SVD-10). Trong đó: 02 hợp chất mới: được đặt tên là panabipinoside A (SVD-1) và panabipinoside B (SVD-2). 04 hợp chất lần đầu được phân lập từ Sâm Vũ Diệp (P. bipinnatifidus): kalopanax-saponins E (SVD-4), spinasaponin A 28-O- glucoside (SVD-5), 20(S)-ginsenoside Rg3 (SVD-9), chikusetsusaponin VI (SVD-10). 04 hợp chất đã biết: ginsenoside Ro (SVD-3), stipuleanoside R1 (SVD-6), stipuleanoside R2 (SVD-7), araloside A (SVD-8). Từ Sâm việt nam (P. vietnamensis): đã phân lập và xác định cấu trúc của 05 hợp chất saponin (SVN-1 đến SVN-5), cả 05 hợp chất này đều là saponin thuộc khung dammarane. 01 hợp chất lần đầu được phân lập từ Sâm Việt Nam (P. vietnamensis) : notoginsenoside E (SVN-1). 04 hợp chất đã biết: ginsenoside Rd (SVN-2), pseudoginsenoside- RS1 (SVN-3), ginsenoside Rg1 (SVN-4) và ginsenoside Rb1 (SVN-5). Về hoạt tính sinh học: Trong số các hợp chất phân lập được, có một số hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào, ức chế sản sinh NO và ức chế enzym α- glucosidase. Bố cục của luận án: Luận án gồm 147 trang với 43 bảng biểu, 35 hình vẽ, 160 tài liệu 2
- tham khảo cập nhật đến năm 2021. Bố cục luận án gồm: mở đầu (02 trang), chương 1 - tổng quan (35 trang), chương 2 - đối tượng và phương pháp nghiên cứu (09 trang), chương 3 - thực nghiệm (07 trang), chương 4 - kết quả và thảo luận (71 trang), kết luận và kiến nghị (02 trang), danh mục các công trình đã công bố của luận án (01 trang), tài liệu tham khảo (20 trang). NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN LỜI MỞ ĐẦU Trình bày ý nghĩa thực tiễn, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trình bày về các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loài thực vật Panax bipinnatifidus Seem. và Panax vietnamensis Ha et Grushv. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Củ Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) được thu hái ở Sa Pa, Lào Cai vào tháng 5/2019 và được giám định tên khoa học bởi nhà khoa học uy tín. Lá Sâm việt nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) được thu hái ở Kon Tum vào tháng 10/2020 và được giám định tên khoa học bởi khoa học uy tín. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân lập chất Sử dụng các phương pháp sắc ký bao gồm: sắc ký cột (CC), sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các chất Cấu trúc các hợp chất phân lập được xác định dựa vào các thông số vật lý như đo góc quay cực riêng kết hợp với các phương pháp phổ hiện đại như phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS, phổ cộng hưởng từ hạt 3
- nhân 1D, 2D. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sinh học Hoạt tính gây độc tế bào ung thư được thực hiện theo phương pháp MTT, hoạt tính ức chế sản sinh NO và hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM 3.1. Phân lập các hợp chất từ Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus) 3.1.1. Quy trình phân lập các chất Quy trình ngâm chiết và phân lập chất từ củ của Sâm vũ diệp được tiến hành theo hình 3.1.1 Hình 3.1. 1: Sơ đồ chiết và phân lập các hợp chất sạch từ Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus) 4
- 3.1.2. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập từ loài Sâm vũ diệp Phần này trình bày thông số vật lý và dữ liệu phổ của 10 hợp chất (SVD-1 đến SVD-10) phân lập được, trong đó có 2 hợp chất mới là SVD- 1 và SVD-2. 3.2. Phân lập các chất từ loài Sâm việt nam 3.2.1. Quy trình phân lập chất Các chất được phân lập từ lá Sâm việt nam theo hình 3.1.2 Hình 3.1.2. Sơ đồ chiết và phân lập các hợp chất sạch từ Sâm việt nam (P. vietnamensis) 5
- 3.3.2. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập từ Sâm việt nam Phần này trình bày thông số vật lý và dữ liệu phổ của 05 hợp chất (SVN-1 đến SVN-5) phân lập được trong đó có 1 hợp chất mới lần đầu phân lập được từ Sâm việt nam. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các hợp chất phân lập từ Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus) Từ củ Sâm vũ diệp đã phân lập được 10 hợp chất. Trong đó có 2 hợp chất mới là panabipinoside A (SVD-1) và panabipinoside B (SVD-2). Các hợp chất có cấu trúc như sau: 4.1.1. Hợp chất SVD-1: Panabipinoside A (hợp chất mới) Hình 4.1.1.1. Cấu trúc của hợp chất SVD-1 Hợp chất SVD-1 thu được dưới dạng bột màu trắng. Góc quay cực riêng là [α]D25 = +12,2 (c = 0,1; MeOH). Phổ khối lượng HR-ESI-MS xuất 6
- hiện pic ion giả phân tử tại m/z 941,51031 [M – H]–, tính toán cho công thức C48H77O18 là 941,51099. Như vậy hợp chất SVD-1 có công thức phân tử là C48H78O18. Phổ IR cho thấy sự có mặt của các nhóm hydroxyl (3401 cm− 1), C=O carboxylic (1732 cm− 1) và C-O-C (1028 cm− 1). 942 #87 RT: 0.39 AV: 1 NL: 3.92E5 T: FTMS - p ESI Full ms [400.0000-1500.0000] 759.52338 100 95 90 85 80 75 70 65 60 Relative Abundance 55 708.52606 50 45 941.51031 40 35 30 712.50507 729.17609 25 803.19604 20 877.21497 951.23267 15 739.46204 827.26526 840.90094 987.78992 10 968.22235 997.70642 745.13428 818.92035 894.20361 5 773.44421 793.16797 902.13434 868.18390 0 700 720 740 760 780 800 820 840 860 880 900 920 940 960 980 1000 m/z Hình 4.1.1.1: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất SVD-1 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C-NMR của SVD-1 mang các đặc điểm của một saponin có phần aglycone là một triterpene khung oleanane đặc trưng của các saponin chính đã được công bố từ Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus). Phổ 1H-NMR cho thấy tín hiệu của 7 nhóm methyl singlet bậc 3, cộng hưởng trong vùng trường mạnh ở δH 0,88; 0,91; 0,92; 1,00; 1,03; 1,09 và 1,21 ppm, một nhóm oxymethylene ở 3,50 (2H , s, H-28). Proton olefin tại δ 5,21 (1H, br s, H-12) gợi ý sự có mặt của 1 liên kết đôi trong khung oleanane. Tín hiệu proton anomeric ở δ 4,17 (1H, d, J = 8,0 Hz); 4,42 (1H, d, J = 7,5 Hz) và 4,64 (1H, d, J = 8,0 Hz) khẳng định sự có mặt của ba đơn vị đường. Các tín hiệu còn lại của ba đơn vị đường cũng xuất hiện trong khoảng δH 3,23–3,71. 7
- 101 100 95 90 891.89 85 754.05 80 1200.00 590.68cm-1 1302.70 640.88cm-1 1731.72cm-1 1235.14 75 %T 70 1431.96cm-1 1367.57 1459.46 1262.90cm-1 65 1612.02cm-1 1388.90cm-1 1160.14cm-1 60 2944.18cm-1 55 1028.22cm-1 3400.85cm-1 1076.38cm-1 50 49 4000 3500 3000 2500 2000 1750 1500 1250 1000 750 500 400 cm-1 Hình 4.1.1.2: Phổ IR của hợp chất SVD-1 Phân tích phổ 13C-NMR kết hợp với phổ HSQC, HMBC cũng như phổ ESI-MS của SVD-1 gợi ý cho thấy hợp chất này có 48 nguyên tử carbon, trong đó có 30 nguyên tử carbon thuộc khung oleanane và 18 nguyên tử carbon thuộc ba đơn vị đường. Sự có mặt của nối đôi đặc trưng C-12/C-13 của khung oleanane thể hiện qua tín hiệu tại δ 123,6 (CH) và 145,8 (C) ppm. Các nhóm oxymethylene, oxymethine xuất hiện tại tín hiệu δC 77,8 và 91,1 ppm. Ba anomeric carbon được xác định ở δC 105,3; 105,0 và 106,3. Phổ HSQC cho phép xác định các proton tương tác trực tiếp với carbon như proton H-1′ (δH 4,17), H-2′ (δH 3,20), H-3′ (δH 3,35), H-4′ (δH 3,32), H-5′ (δH 3,32), và H-6′ (δH 3,68/3,78) có tương tác với các nguyên tử carbon ở δC 105,3; 75,1; 77,8; 71,5; 78,2 và 62,8 tương ứng. Ngoài ra, trong phổ COSY cũng quan sát được sự tương tác giữa H-1′, H-2′, H-3′, H-4′, H-5′, H-6′. Tương tác HMBC từ H-1′ (δH 4,17) đến C-28 (δC 77,8) và từ H-28 (δH 3,50) đến C-1′ (δC 105,3) cho phép xác định có liên kết C-O tại C-28. Bên cạnh đó, tương tác HMBC từ H-28 (δH 3,50) đến C-16 (δC 22,7)/C-17 (δC 37,8)/ C-18 (δC 44,2)/C-22 (δC 33,0) khẳng định lại chính xác vị trí của nhóm 28-CH2O. Đơn vị đường glucuronopyranosyl của SVD-1 được gắn vào C-3, vị trí này được khẳng định dựa trên độ chuyển dịch hóa học của C-3 và tương tác HMBC từ proton anomeric δH 4,42 (d, J = 7,5 Hz) đến C-3 (δC 91,1). 8
- Hằng số tương tác lớn của H-3 tại δ 3,21 (JH-3/H-2= 12,0 Hz) cho phép xác định H-3 có cấu hình axial/α. Nhóm methyl bậc 3: 0,88-1,21 Hình 4.1.1.3: Phổ 1H-NMR của hợp chất SVD-1 Trong phổ COSY, quan sát được tương tác giữa H-1′′ (δH 4,42)/H-2′′ (δH 3,47)/H-3′′ (δH 3,62)/H-4′′ (δH 3,63)/H-5′′ (δH, 3,71). Trong HSQC, cũng quan sát được sự tương tác giữa carbon C-1′′ (δC 106,3); C-2′′ (δC 74,8); C-3′′ (δC 87,0); C-4′′ (δC 71,9) và C-5′′ (δC 76,7) tương ứng với H-1′′ (δH 4,42); H-2′′ (δH 3,47); H-3′′ (δH 3,62); H-4′′ (δH 3,63); H-5′′ (δH, 3,71). Tương tác HMBC từ H-1′′′(δH 4,64) đến C-3′′(δC 87,0) cho phép xác định được đơn vị đường glucopyranosyl còn lại được liên kết với đơn vị glucuronopyranosyl qua C-3′′. Điều này được khẳng định thêm bởi độ dịch chuyển hóa học của C-3′′(δC 87,0), độ dịch hóa học của C-3′′ được chuyển dịch sang vùng trường yếu hơn so với trường hợp không có gắn nhóm đường vào cùng vị trí C-3′′ [69]. Khi đo phổ NMR trong CD3OD thì tín hiệu carbon C-6′′ (carbon carboxylic trong glucuronic acid) không xuất hiện, tuy nhiên, sự có mặt của nhóm carboxylic này được khẳng định trên phổ IR (νC = O: 1732 cm-1) 9
- và điều này được xác nhận một lần nữa bởi dữ liệu phổ HR-ESI-MS và bằng cách so sánh NMR của C-1″, C-2″, C-3″, C-4″, C-5″ giữa hợp chất SVD-1 và hợp chất SVD-4 và SVD-5. Đường glucuronopyranosyl là một đường phổ biến được xác định trong saponin triterpene từ thực vật thuộc họ Araliaceae [17,70,71,72]. Căn cứ vào hằng số tương tác của proton anomeric ở δH 4,17; 4,42 và 4,64 (J = 7,5–8,0 Hz) ta có thể khẳng định tất cả các đơn vị đường trong hợp chất SVD-1 đều ở dạng β. Carbon anomeric C28(77,8) (105,0 – 106,3) C13(145,8) C12(123,6) C3(91,1) Hình 4.1.1.4: Phổ 13C-NMR giãn rộng của hợp chất SVD-1 Cấu hình của các đơn vị đường trong hợp chất SVD-1 tương tự với cấu hình của các đơn vị đường trong các saponin đã được phân lập từ chi Panax [17,70,71,72,73,74]. Và điều này được khẳng định thêm bởi quá trình thủy phân bằng acid hợp chất SVD-1. Sự có mặt của D-glucose và D- glucuronic acid trong các sản phẩm thủy phân bằng acid của hợp chất SVD-1 đã được xác nhận bằng phân tích sắc ký lớp mỏng (TLC) và bằng cách so sánh góc quay cực riêng của chúng với góc quay cực riêng của D- glucose và D-glucuronic acid [66]. 10
- So sánh với hợp chất erythrodiol [75] đã được phân lập từ loài Cylicodiscus gabunensis cho thấy SVD-1 có phần aglycone giống erythrodiol. Do vậy, với tất cả dự liệu trên, cấu trúc hóa học của SVD-1 được xác định là 3β, 28-dihydroxyoleanan-12-ene 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)- β-D-glucuronopyranoside]-28-O-β-D-glucopyranoside, đây là một hợp chất mới và được đặt tên là panabipinoside A (Hình 4.1.1.1). Hình 4.1.1.5: Phổ HMBC của hợp chất SVD-1 Bảng 4.1.1: Dữ liệu phổ NMR của hợp chất SVD-1 và hợp chất tham khảo SVD-1 Erythrodiol [73] (CD3OD) (DMSO- d6) C δc δH δc 125 MHz, ppm 500 MHz, ppm 75 MHz 1 40,0 0,99 (m)/1,62 (m) 38,2 11
- SVD-1 Erythrodiol [73] (CD3OD) (DMSO- d6) C δc δH δc 125 MHz, ppm 500 MHz, ppm 75 MHz 2 26,9 1,72 (m)/1,91 (m) 23,5 3 91,1 3,21 (dd, 12,0, 4,5) 82,9 4 40,2 - 38,4 5 57,0 0,80 (d, 12,5) 55,7 6 19,3 1,47 (m)/1,59 (m) 18,5 7 33,8 1,40 (m)/1,57 (m) 32,7 8 41,2 - 39,8 9 49,0 1,60 (m) 47,7 10 37,8 - 36,9 11 24,7 1,90 (m)/1,92 (m) 23,8 12 123,6 5,21 (br s) 122,1 13 145,8 - 144,0 14 42,9 - 41,8 15 26,9 1,00 (m)/1,70 (m) 25,7 16 22,7 1,41 (m)/1,89 (m) 22,4 17 37,8 - 35,6 18 44,2 2,03 (dd, 13,0, 3,5) 42,1 19 47,7 1,07 (m)/1,81 (m) 46,4 20 31,8 - 31,3 21 35,3 1,16 (m)/1,33 (m) 35,7 22 33,0 1,52 (m)/1,60 (m) 31,5 23 28,5 1,09 (s) 28,7 24 16,7 0,88 (s) 15,5 25 16,2 1,00 (s) 16,1 26 17,6 1,03 (s) 16,8 27 26,6 1,21 (s) 26,0 28 77,8 3,50 (s) 73,6 12
- SVD-1 Erythrodiol [73] (CD3OD) (DMSO- d6) C δc δH δc 125 MHz, ppm 500 MHz, ppm 75 MHz 29 33,8 0,91 (s) 33,1 30 24,2 0,92 (s) 22,5 28-O-Glc 1’ 105,3 4,17 (d, 8,0) 2’ 75,1 3,20 (dd, 9,0, 8,0) 3’ 77,8 3,35 (m)* 4’ 71,5 3,32 (m)* 5’ 78,2 3,32 (m)* 3,68 (m)* 6’ 62,8 3,87 (m)* 3-O-GluA 1′′ 106,3 4,42 (d, 7,5) 2′′ 74,8 3,47 (dd, 9,0, 7,5) 3′′ 87,0 3,62 (m)* 4′′ 71,9 3,63 (m)* 5′′ 76,7 3,71 (d, 9,0) 6′′ nd - 3′′-O-Glc 1′′′ 105,0 4,64 (d, 8,0) 2′′′ 75,1 3,32 (dd, 9,0, 7,5) 3′′′ 77,8 3,43 (m)* 4′′′ 71,7 3,31 (m)* 5′′′ 78,3 3,23 (m)* 6′′′ 62,8 3,68 (m)*/3,87 (m)* *tín hiệu chồng chập 13
- 4.1.2 Hợp chất SVD-2: Panabipinoside B (hợp chất mới) Hình 4.1.2.1: Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC, COSY chính của hợp chất SVD-2 Hợp chất SVD-2 thu được dưới dạng bột màu trắng. Phổ khối lượng HR-ESI-MS xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 1073,54980 [M – H]–, tính toán cho công thức C53H85O22 là 1073,55325. Như vậy hợp chất SVD- 2 có công thức phân tử là C53H86O22. Phổ IR cho thấy sự có mặt của các nhóm hydroxyl (3406 cm− 1), carboxylic (1732 cm− 1) và C-O-C (1029 cm− 1). Hình 4.1.2.2: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất SVD-2 Phổ NMR của hợp chất SVD-2 (đo trong CD3OD) tương tự như phổ 14
- của hợp chất SVD-1, gợi ý hợp chất SVD-2 là dẫn xuất của hợp chất SVD- 1. Phổ 1H-NMR cho thấy tín hiệu của 7 nhóm methyl singlet bậc 3 cộng hưởng trong vùng trường mạnh tại các giá trị δH 0,87; 0,91; 0,92; 0,99; 1,02; 1,08 và 1,20 (3H, s). Proton olefin tại δ 5,20 (1H, br s, H-12) gợi ý sự có mặt của 1 liên kết đôi trong khung oleanane. Nhóm 28-CH2-O- oxymethylene và là liên kết đôi C-12/C-13 được xác định ở δH 3,50 (2H, s)/ δC 77,9; δH 5,20 (br s)/δC 123,6 và δC 145,8 tương ứng. Bốn đơn vị đường được xác định thông qua bốn tín hiệu anomeric tại δH 4,16 (d, J = 8,0 Hz)/δC 105,3; δH 4,39 (d, J = 8,0 Hz)/δC 106,4; δH 4,88 (d, J = 8,0 Hz)/δC 104,5 và δH 5,24 (br s)/δC 107,9. Phổ NMR chất SVD-2 so với chất SVD-1 có thêm các tín hiệu tại δH 5,24 (br s)/ δC 107,9; δH 4,03 (br s)/δC 82,0: δH 3,82/δC 79,5; δH 4,40/δC 87,3; δH 3,66 và 3,71/δC 63,3, điều này khẳng định SVD-2 có thêm một đơn vị α-arabinofuranosyl so với SVD-1, SVD-2 là dẫn xuất của SVD-1 [29]. Việc gán các tín hiệu 1H và 13C-NMR cho tất cả bốn đơn vị đường được xác định bằng cách phân tích chi tiết phổ HSQC, HMBC và COSY. Tương tác HMBC từ H-1′ (δH 4,16) đến C-28 (δC 77,9), từ H-1′′ (δH 4,39) đến C-3 (δC 91,0), từ H-1′′′ (δH 4,88) đến C-3′′ (δC 82,2) và từ H-1′′′′ (δH 5,24) đến C-4′′ (δC 77,8) khẳng định có một đơn vị glucose được liên kết tại C-28, một đơn vị đường glucuronopyranosyl được liên kết tại C-3, một đơn vị glucose khác được gắn tại C-3′′ của đường glucuronopyranosyl và đường arabinofuranosyl được gắn tại vị trí C-4′′ của đường glucuronopyranosyl. Độ dịch chuyển hóa học của C-4′′ (δC 77,8) ở SVD-2 được chuyển dịch sang vùng trường yếu hơn so với trường hợp gốc đường arabinofuranosyl không gắn vào vị trí C-4′′ của đường glucuronopyranosyl, điều này khẳng định thêm rằng đường arabinofuranosyl trong SVD-2 được gắn tại vị trí C-4′′ của đường glucuronopyranosyl [69]. Hằng số tương tác lớn (J = 8,0 Hz) của các proton anomeric H-1′ (δH 4,16), H-1′′ (δH 4,39) và H-1′′′(4,88), chứng tỏ hằng số tương tác diaxial 15
- cho phép xác định các đơn vị đường có liên kết β-glucoside. Nhóm methyl bậc 3 (0,88 – 1,21) Hình 4.1.2.3: Phổ 1H-NMR của hợp chất SVD-2 Hình 4.1.2.3: Phổ 13H-NMR của hợp chất SVD-2 Hình 4.1.2.4: Phổ 13C-NMR của hợp chất SVD-2 Các đơn vị đường trong chất SVD-2 được cho là giống với các loại 16
- đường điển hình hay xuất hiện trong saponin từ rễ của chi Panax và được khẳng định một lần nữa bằng cách thủy phân SVD-2 trong môi trường acid [17,29,42,70,71,72,73,74]. Sự có mặt của D-glucose, D-glucuronic acid và L-arabinose trong sản phẩm thủy phân acid của hợp chất SVD-2 được xác nhận bằng phân tích sắc ký lớp mỏng (TLC) và bằng cách so sánh góc quay cực riêng của chúng với góc quay cực riêng của D-glucose, D-glucuronic acid và L- arabinose [66]. Do đó, cấu trúc hóa học của hợp chất SVD-2 được xác định là 3β, 28-dihydroxyoleanan-12-ene 3-O-{β-D-glucopyranosyl-(1→ 3)-[α-L- arabinofuranosyl-(1→ 4)]- β-D-glucuronopyranoside}-28-O-β-D- glucopyranoside. Đây là một hợp chất mới và được đặt tên là panabipinoside B. Bảng 4.1.2: Dữ liệu phổ NMR của hợp chất SVD-1, SVD-2 SVD-1 SVD-2 CD3OD CD3OD C δc δH δc δH 125 MHz, ppm 500 MHz, ppm 125 MHz, ppm 500 MHz, ppm 0,99 (m) 0,96 (m) 1 40,0 40,0 1,62 (m) 1,61 (m) 1,72 (m) 1,70 (m) 2 26,9 26,9 1,91 (m) 1,87 (m) 3,21 (dd, 12,0, 3,21 (dd, 12,0, 3 91,1 91,0 4,5) 4,5) 4 40,2 - 40,2 - 5 57,0 0,80 (d, 12,5) 57,0 0,81 (d, 12,5) 1,47 (m) 1,45 (m) 6 19,3 19,2 1,59 (m) 1,58 (m) 7 33,8 1,40 (m) 33,8 1,40 (m) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn